Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường mầm non “An toàn-Hạnh Phúc” ở trường Mầm non Yên Phụ, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường mầm non “An toàn-Hạnh Phúc” ở trường Mầm non Yên Phụ, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường mầm non “An toàn-Hạnh Phúc” ở trường Mầm non Yên Phụ, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh

Mẫu 02/SK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp xây dựng trường mầm non “An toàn -Hạnh Phúc” ở trường mầm non Yên Phụ, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh. Tác giả/Đồng tác giả: STT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến nếu có (ghi rõ đối với từng đồng tác giả) Nội dung đóng góp (Ghi rõ nội dung đóng góp vào sáng kiến đối với từng đồng tác giả) 1 Vũ Thị Bắc 10/03/1974 Trường mầm non Yên Phụ Hiệu trưởng Đại học 60% - Xây dựng kế hoạch, nghiên cứu thực nghiệm cụ thể. - Nghiên cứu và thực nghiệm các giải pháp: 1, 2, 4 - Tổng hợp và viết sáng kiến. 2 Nguyễn Giang Minh 15/07/1972 Trường mầm non Yên Phụ Phó hiệu trường Đại học 40% - Nghiên cứu và thực nghiệm các giải pháp: 3, 5 - Phát phiếu điều tra và tổng hợp kết quả. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/08/2021. 3. Các thông tin cần bảo mật: Không. 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm. Ban giám hiệu chưa quan tâm nhiều đến cảm xúc cá nhân của giáo viên mỗi ngày; đa phần đánh giá giáo viên trên kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục chưa quan tâm nhiều đến nhu cầu, sở thích của cá nhân trẻ; việc điều chỉnh kế hoạch phù hợp với khả năng của trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Phương pháp tổ chức các hoạt động chưa được linh hoạt, sáng tạo, ít cho trẻ quan sát, trải nghiệm. Công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng chủ yếu quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe trẻ, chưa quan tâm đến việc tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu tâm lý lứa tuổi, tạo cảm giác cho trẻ cảm nhận cha mẹ, cô giáo vừa là thầy, vừa là bạn giúp cho trẻ được sống trong một môi trường đảm bảo “An toàn - Hạnh phúc” 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Như nhà xã hội học người Mỹ E.R.PARK có nói “Người ta sinh ra không phải đã là con người, mà chỉ trở thành con người trong quá trình giáo dục”; Vì vậy giáo dục thế hệ trẻ là một quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của toàn xã hội mà giáo dục nhà trường là nòng cốt. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng thời kỳ công nghiệm hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế thì mỗi nhà trường, mỗi cán bộ quản lý cần đổi mới phương thức quản lý, phát triển tổng thể các yếu tố chi phối quá trình giáo dục thế hệ trẻ; trước tiên là tiếp thu, nắm vững những đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi; đánh giá phân loại, xác định những mặt mạnh, mặt yếu của đa số trẻ, nắm vững điều kiện, hoàn cảnh gia đình của trẻ và mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục của trường, lớp mình phụ trách. Trong thời gian gần đây tình trạng đảm bảo an toàn, bạo lực học đường đang rộ nên và trở thành vấn đề nóng ảnh hưởng đến rất nhiều con trẻ. Tuy nhiên vấn đề đó chỉ mới xuất hiện ở một số cơ sở giáo dục tư thục hoặc cơ sở tư nhân chưa được cấp phép hoạt động nhưng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới ngành giáo dục. Chỉ “Một con sâu mà làm rầu nồi canh” làm cho xã hội có cách nhìn lệch lạc về ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non chịu ảnh hưởng rất nhiều. Trẻ em lứa tuổi mầm non là gia đoạn vàng để trẻ phát triển về tâm, sinh lý. Vì vậy mỗi chúng ta hãy dành sự quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng tích cực để trẻ được phát triển toàn diện. Một môi trường tốt, an toàn, lành mạnh thì ắt đứa trẻ đó sẽ được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần; nhưng nếu đứa trẻ sống trong cảnh luôn bỉ mắng chửi, hành hạ, thiếu sự quan tâm, động viên, chia sẻ thì sẽ hình thành tính hung hăng, hiếu thắng hoặc tự kỷ. Như vậy môi trường sống là yếu tố quyết định sự hình thành nhân cách trẻ; do đó sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần phải có mối quan hệ khăng khít và bổ trợ thật tốt mới có thể hình thành nên một con người phát triển toàn diện. Xuất phát từ những vấn đề trên đã thôi thúc nhóm tác giả chúng tôi đi sâu nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Một số giải pháp xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh Phúc” ở trường mầm non Yên Phụ, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến Đề tài được nghiên cứu với mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng của công tác xây dựng trường mầm non “An toàn- Hạnh Phúc”ở trường mầm non Yên Phụ và đề xuất những giải pháp góp phần cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường được sống trong môi trường an toàn, thân thiên, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ thể của trường, lớp và địa phương. Xây dựng môi trường giáo dục mang tính "mở", kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động, trải nghiệm đa dạng. Giáo viên nắm được mục tiêu của việc xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh Phúc”; từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện, lồng ghép phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp và khả năng nhận thức của trẻ cũng như tâm sinh lý lứa tuổi; Lồng ghép các tiêu chí xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh phúc” thể hiện qua các hoạt động hàng ngày như: giờ đón trả trẻ, thể dục sáng, hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trờiđảm bảo tính phù hợp, hài hoà theo từng độ tuổi; trẻ được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ. Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh Phúc” 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến (Nêu rõ, chi tiết và đầy đủ các bước thực hiện giải pháp mới hoặc cải tiến và có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm, đĩa, bảng biểu, số liệu) Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh. a. Mục đích: Làm cho mọi CBGV-NV trong đơn vị hiểu rõ mục đích của việc xây dựng trường mầm non “An toàn, hạnh phúc”; Từ đó các tập thể, cá nhân đều ra sức chung tay thực hiện có hiệu quả phong trào. b. Nội dung: Bồi dưỡng, tuyên truyền để toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh hiểu rõ thế nào là trường học “An toàn- Hạnh phúc”? Tại sao phải xây dựng trường mầm non “An toàn – Hạnh phúc”? Việc xây dựng trường mầm non “An toàn-Hạnh phúc” phải bắt đầu từ đâu? Từ đó có sự thay đổi về cách nghĩ, cách tư duy cùng nhau hướng tới việc xây dựng ngôi trường “An toàn, hạnh phúc”. - Trường học an toàn là gì? Trường học an toàn là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần. - Trường học hạnh phúc là gì? Cụm từ “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được vui sống trong sự chia sẻ, cảm thông và yêu thương nhau; đồng thời nơi đó cũng là mái nhà chung mà nơi đó những người thầy vừa là cha mẹ, vừa là người bạn đồng hành với trẻ tạo nên một mái nhà chung mà mỗi ngày đến trường sẽ đem lại một ngày vui cho cuộc sống. - Tai sao lại phải xây dựng trường mầm non “An toàn –Hạnh phúc”? + Hiểu được khái niệm thế nào là trường học “ An toàn-Hạnh phúc” tất yếu ta cũng sẽ nhận ra giá trị và tầm quan trọng của nó đối với tương lai và sự phát triển của trẻ nhỏ, rộng hơn là sự vững mạnh của đất nước. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. + Xây dựng một trường học “An toàn - Hạnh phúc” sẽ giúp trẻ có một môi trường học tập, vui chơi tốt nhất, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ và hứng thú với việc đến trường hằng ngày. Niềm đam mê vào tạo hứng thú trong học tập rất quan trọng đến kết quả học tập cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó giúp trẻ có thêm động lực, sự chủ động và tích cực và không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới, tiếp thu được những bài học mới. Đồng thời, việc trẻ có hứng thú với các hoạt động sẽ giúp các cô có thêm động lực giảng dạy và sáng tạo những phương pháp dạy học mới để trẻ hứng thú và tham gia tích cực vào hoạt động. Hình ảnh 1: Hội nghị bồi dưỡng chuyên môn ( Lý thuyết) Hình ảnh 2: Hội nghị bồi dưỡng chuyên môn ( Thực hành) - Việc xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh phúc” phải bắt đầu từ đâu? Để công tác xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh phúc” đạt hiệu quả thì người thầy là nhân tố quyết định; đặc biệt người hiệu trưởng là nhân tố quan trọng, là người truyền cảm hứng và cũng là người cầm lái con con tàu trường học “An toàn - Hạnh phúc”. Như ông Đặng Tự Ân – Giám đốc Quốc gia Quỹ hỗ trợ đổi mới giáo dục đã nhắn nhủ đến đội ngũ cán bộ quản lý trường học rằng “Hãy quản lý mà không quản lý” (Trích Báo Đại đoàn kết ngày 13/11/2020). Đây là trở lực vô cùng khó khăn, nếu hình dung nhà trường là một xã hội thu nhỏ và để xã hội ấy hạnh phúc, thì hiệu trưởng với vai trò cao nhất cần thay đổi cách tư duy, cách nghĩ, quan điểm chỉ đạo, điều hành phải chuyển từ tư duy quản lý, mệnh lệnh hành chính sang tư duy phục vụ, đặt lợi ích, sự hài lòng của “khách hàng” lên hàng đầu. + Bên cạnh lực đẩy về hệ điều hành, không thể thiếu lực kéo đó là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, là hệ giá trị, tầm nhìn chiến lược, khát khao đạt đến; sẽ dẫn dắt người chèo lái con thuyền giáo dục của nhà trường đi đúng hướng và cán đích. Sự thành công của mỗi giờ học, mỗi lớp học cần đến sự lỗ lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên. Vậy để làm điều đó đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên chúng ta cần thay đổi chính bản thân mình, chúng ta phải rèn luyện và có tâm thế của người có hoài bão hạnh phúc và sẵn sàng dấn thân vì ngôi trường “An toàn - Hạnh Phúc”. Bởi các thầy cô không vui vẻ, hạnh phúc thì không thể nào cho các con một giờ học hạnh phúc, lớp học an toàn với tâm thế vui vẻ, niềm đam mê sáng tạo; Song để làm được điều đó nhà trường, đặc biệt đội ngũ ban giám hiệu, ban chấp hành công đoàn phải quan tâm, ở đây không chỉ quan tâm về vật chất mà phải tôn trọng giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn, tìm hiểu thêm những nội dung gắn với xu thế đổi mới giáo dục, được học tập giá trị sống, nâng cao kỹ năng sống và thường xuyên trao đổi những kinh nghiệm lẫn nhau. Để trẻ có được niềm vui, hân hoan, hạnh phúc mỗi khi đến trường thì đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, mỗi thầy giáo, cô giáo phải trao đi những yêu thương bằng hành động cụ thể; quan tâm đến hoàn cảnh của mỗi học sinh, nắm được tâm lý, sở trường của trẻ đề có biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả giúp trẻ cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương lan toản từ cô giáo, bạn bè, niềm vui được nhân lên và nỗi buồn được san sẻ, các con cảm thấy hạnh phúc từ những điều giản dị, một lời nhắn nhủ, động viên, một lời nhận xét chính xác. Hình ảnh 3: Những giây phút vui vẻ sau giờ học của cô và trẻ Hình ảnh 4: Giờ ra chơi của cô và trẻ c. Các bước tiến hành. Bước 1: Nghiên cứu kỹ các văn bản, tài liệu về việc xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc; Tham mưu cho cấp ủy Chi bộ xây dựng nghị quyết nhằm chỉ đạo xuyên suốt, toàn diện; xây dựng kế hoạch thực hiện kế hoạch thực hiện chuyên đề của đơn vị. Bước 3: Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên tại nhà trường giúp giáo viên nắm được nội dung cơ bản của phong trào; trong đó chú trọng đến việc giúp giáo viên hiểu thế nào là trường học “An toàn - Hạnh phúc”? Tại sao phải xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh phúc”? Việc xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh phúc” phải bắt đầu từ đâu? Tổ chức cho giáo viên được thảo luận, trao đổi, đưa ra ý tưởng mới nhằm phát huy tính tích cực ở trẻ; trình bày những đề xuất, kiến nghị và những khó khăn khi thực hiện phong trào của nhóm lớp mình phụ trách. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, thực hiện và tiêu chí xây dựng phong trào xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh phúc” a. Mục đích Nhằm xác định rõ nội dung công việc, thời gian thực hiện và phân công người phụ trách chỉ đạo thực hiện; đưa ra những tiêu chí cụ thể trong phong trào làm tiền đề thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. b. Nôi dung: Để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao người quản lý phải có kế hoạch cụ thể để điều hành công việc một cách khoa học theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời có những điều chỉnh linh hoạt trong quá trình triển khai kế hoạch sát thực tế và tình hình chung của nhà trường; cùng với đó là các tiêu chí cụ thể, chi tiết để đội ngũ cán bộ, giáo viên làm cơ sở để xây dựng kế hoạch cho nhóm, lớp mình phụ trách (Kèm theo kế hoạch và tiêu chí xây dựng trường mầm non “An toàn – Hạnh phúc”). Chỉ đạo giáo viên xây dựng lồng ghép kế hoạch xây dựng kế hoạch xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh phúc” với kế hoạch thực hiện chương trình cụ thể theo năm học, từng tháng, từng chủ đề, kế hoạch hàng ngày và các hoạt động cụ thể. c. Các bước tiến hành: Bước 1: Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác xây dựng trường mầm non “An toàn – Hạnh phúc” và tình hình thực tế của địa phương và của nhà trường. Hiệu trưởng xây dựng dự thảo kế hoạch và đưa ra các tiêu chí cụ thể. Bước 2: Lấy ý kiến đóng góp của BGH, đội ngũ giáo viên cốt cán và toàn thể cán bộ giáo viên để kế hoạch và các tiêu chí được hoàn thiện. Bước 3: Ban hành kế hoạch; Triển khai kế hoạch đến 100% cán bộ quả lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Bước 4: Giáo viên căn cứ kế hoạch và các tiêu chí của nhà trường và tình hình thực tế của nhóm lớp để xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào của nhóm lớp mình phụ trách cụ thể theo năm học, chủ đề và hàng ngày. Bước 5: BGH xem xét phê duyệt kế hoạch của các nhóm lớp. Giải pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn về thể chất và tinh thần. a. Mục đích Giúp giáo viên xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn về thể chất, và tâm lý cho trẻ; môi trường vừa có tác dụng giáo dục, vừa có tính thẩm mỹ và tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống. * Nội dung Từ kết quả thực hiện của chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” chúng ta thấy môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến đến sự thành công trong học tập của trẻ, nội dung học tập và kết quả mong đợi của trẻ có đạt được hay không nó còn ảnh hưởng rất lớn từ môi trường giáo dục. Song để giúp giáo viên xây dựng môi trường giáo dục hiệu quả đòi hỏi mỗi chúng ta cần dựa trên các nguyên tắc cụ thể: Phong phú các góc hoạt động trong lớp và ngoài trời. Có nhiều học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động để trẻ có thể: chủ động, vui chơi. tìm tòi, khám khá, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, hợp tác với bạn bè, trò chuyện và chia sẻ ý kiến. Để giúp giáo viên thực hiện tốt các nội dung trên nhà trường đã tập trung chỉ đạo: * Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường mầm non “An toàn – Hạnh phúc” Hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non là một hoạt động đặc biệt, nó không giống với bất kỳ một cấp học nào. Đối với trẻ mầm non, hoạt động giáo dục không thể tách rời với cơ sở vật chất hay nói cụ thể hơn là trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Chúng ta không thể giáo dục trẻ một cách có hiệu quả nếu như chúng ta không được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị một cách đầy đủ. Vì vậy công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi có vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi nhà trường. Trong năm học 2020 - 2021, Ban giám hiệu đã tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương cải tạo xây dựng hệ thống công trình vệ sinh với tổng kinh phí là 1,6 tỷ đồng, đang hoàn thiện hồ sơ xây dựng 9 phòng học tại khu Đức Lân với tổng kinh phí khoảng 15 tỷ đồng góp phần đáp ứng nhu cầu phòng học của nhà trường. - Tiếp tục tham mưu với lãnh đạo địa phương từng bước thực hiện quy trình để thu hồi đất xây dựng trường. - Bổ sung thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các nhóm lớp phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ như: Ti vi, đầu đĩa, tài liệu, sách báo, các nguyên liệu...để tạo ra đồ dùng, đồ chơi trong các góc chơi của trẻ; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được khám phám được trải nghiệm qua việc trẻ được thực hành tại lớp học của mình. * Xây dựng môi trường trong lớp, thiết kế các góc hoạt động: Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, trẻ không cần phải di chuyển hoặc đóng lại vì vậy cán bộ quản lý cần giúp giáo viên suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc này. + Việc sắp xếp các góc cần linh hoạt để có thể sắp xếp lại. Ví dụ để thay đổi sự tập trung của góc đóng vai từ trò chơi gia đình sang trò chơi bệnh viện, hoặc tạo ra không gian cho giờ ngủ trưa bằng cách di chuyển một số giá để đồ. Vì vậy khi thiết kế các góc hoạt động giáo viên cần lưu ý: sắp xếp những hoạt động tương đồng được bố trí gần nhau (Hoạt động tĩnh xa hoạt động động); mỗi góc chơi cần có giới hạn không gian chơi bằng các vật liệu trong lớp như chiếu, giá, đồ chơi; các góc chơi được bố trí cả trong lớp lẫn ngoài trời song dù góc chơi ở trong lớp hay ngoài trời đều phải hạn chế tối đa sự cản trở, đảm bảo rằng trẻ có thể di chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã; mỗi góc chơi đều có đồ dùng, học liệu, phương tiện đặc trưng của mỗi góc; Đồ dùng, phương tiện ở mỗi góc cần được bày biện hấp dẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, thuận tiện cho trẻ sử dụng. *Xây dựng môi trường thiên nhiên ngoài lớp học. Cảnh quan môi trường ngoài lớp học cũng vô cùng cần thiết đối với quá trình giáo dục trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học song song với việc xây dựng môi trường trong lớp giáo viên phải quan tâm đến việc xây dựng môi trường thiên nhiên ngoài lớp học cho trẻ khám phá khi hoạt động ngoài trời. Sưu tầm trồng các loại rau, các loại hoa, cây cảnh phù hợp theo mùa,. Mỗi một loại cây, rau phải có biển chữ đầy đủ để khi trẻ được quan sát khám phá cây xanh
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_truong_mam_n.doc