Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Đào viên

docx 19 trang Phương Thanh 21/11/2024 490
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Đào viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Đào viên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Đào viên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
Phần I. Đặt vấn đề
2
2
Phần II. Giải quyết vấn đề
3
3
1. Thực trạng việc tổ chức “Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Đào viên”
3
4
Ưu điểm
3
5
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
4
6
2. Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo
5
7
Biện pháp 1: Lựa chọn và sưu tầm 1 số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ
5
8
b) Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi dân gian lời đồng giao và địa điểm trước khi chơi
6
9
c) Biện pháp 3: Tổ chức trò chơi với từng hoạt động
8
10
d) Biện pháp 4: Động viên tất cả trẻ tham gia tham gia trò chơi
10
11
e) Biện pháp 5: Phối kết hợp cha mẹ để hướng dẫn trẻ chơi trò chơi dân gian trong thời gian ở nhà
10
12
3. Kết quả (áp dụng thực tiễn)
11
13
Kết quả đạt được
11
14
b. Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm(sau khi áp dụng thực tiễn)
13
15
Kết luận
13
16
Kiến nghị đề xuất
13
17
Phần III. Minh chứng về hiệu quả của biện pháp
15
18
Phần IV. Cam kết
20

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
“Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi”
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu giáo chính là hoạt động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. 
Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. 
Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết.
Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. (Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc).
Nhắc đến tuổi thơ ai cũng gắn liền với con trâu, cánh đồng và cánh diều thả gió, với những trò chơi dân gian đầy lý thú. Thế nhưng trẻ em ngày nay ít được chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước và giờ đang ngày càng bị mai một và quên lãng, ở cả các vùng quê với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin cùng những trò chơi hiện đại chúng ta không thể phủ nhận những trò chơi hiện đại cũng giúp trẻ phát triển  nhưng nói về mặt trái của nó vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, liệu trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhớ đến những trò chơi cổ truyền dân gian nữa hay không? Câu trả lời vẫn nằm ở chính chúng ta đó là giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn qua những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi, đặc biệt các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa với trẻ. Vậy tổ chức chơi như thế nào và tổ chức chơi ra sao để đạt được hiệu quả tốt nhất, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ chính là một bài toán khó với tất cả các giáo viên.
Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin chia sẻ “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Đào viên”.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
 a. Ưu điểm
- Nhà trường có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ thuận lợi cho việc tổ chức các trò chơi dân gian.
- Là giáo trẻ nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, hiểu tâm sinh lí và nguyện vọng của trẻ trong độ tuổi mẫu giáo lớn khi tham gia vào các trò chơi dân gian. Luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
- Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các trò chơi dân gian.
- Trẻ đi học đều và đa số trẻ đã có nề nếp thói quen học tập.
b. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Năm học 2022 - 2022 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Với tổng số 31 trẻ. Trong quá trình tổ chức hoạt động học cho trẻ bản thân tôi bản thân tôi gặp phải những hạn chế sau:
Về cơ sở vật chất
 Ngày nay khoa học càng phát triển thì hàng loạt các phương tiện nghe nhìn hiện đại ra đời và trẻ rất nhanh tiếp cận như: Điện thoại, đồ chơi, trò chơi điện tử, trò chơi siêu nhân...dần thay thế các trò chơi dân gian như: Đánh gà, ô ăn quan, cơm canh rau muống, chơi chắt, nhảy bao bố, ô thỏ .
 Về phía phụ huynh
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc phối kết hợp với nhà trường để nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, ít quan tâm đến trò chơi dân gian vì họ nghĩ trò chơi dân gian không còn phù hộ với con em mình nên phụ huynh cho trẻ hướng tới trò chơi hiện đại
  Về phía giáo viên
Việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát, chặt chẽ từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều. Một số giáo viên khi tổ chức trò chơi đa số là trò chơi vận động, trò chơi học tập..vì thế trò chơi dân gian đối với trẻ còn xa lạ, mới mẻ.
Về phía học sinh
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.
- Một số trẻ thì còn nhút nhát, thiếu tự tin và khả năng nhận thức còn chưa đồng đều, kỹ năng chơi trò chơi dân gian của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết tạo nhóm chơi, số trẻ trong lớp đông nên ảnh hưởng đến quá trình tổ chức chơi.
- Tất cả những khó khăn trên đều ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức trò chơi dân gian của trẻ và từ những nguyên nhân trên tôi bắt đầu khảo sát chất lượng thông qua tổ chức trò chơi dân gian ở trên trẻ 5-6 tuổi.
- Trước khi tiến hành áp dụng các biện pháp tôi tiến hành khảo sát về kỹ năng chơi, việc trẻ tự tổ chức chơi, tinh thần đoàn kết và hứng thú chơi cụ thể như sau.
BẢNG KHẢO SÁT
Nội dung
Số trẻ
Khảo sát trước khi áp dụng
 các biện pháp
Đạt
%
Chưa đạt
%
Kỹ năng chơi
31
16
52
 15
48
Tự tổ chức chơi với bạn
31
21
67
10
32
Tinh thần đoàn kết
31
28
90
 3
10
Sự hứng thú
31
25
80
 6
19

Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Qua khó khăn và khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều tôi cần phải suy nghĩ làm thế nào để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ một cách có hiệu quả và tạo cho trẻ sự thích thú, phấn khởi. Tôi tiến hành thực hiện các biện biện pháp như sau: 
Biện pháp 1: Lựa chọn và sưu tầm 1 số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ 
 -Trong trường mầm non có sự phân chia trẻ theo các độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Chính vì thế, ngay từ đầu năm học tôi bám sát kế hoạch giáo dục năm học, trên cơ sở nhận thức, khả năng của trẻ trên lớp, lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp đưa vào kế hoạch thực hiện. Cụ thể như sau:
 + Trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé: Khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như: 
“Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, “ Dung dăng dung dẻ”.
+ Trẻ mẫu giáo nhỡ và trẻ mẫu giáo lớn khả năng chú ý cao sức khỏe và nhận thức tốt có thể chơi trò chơi dân gian như: “Kéo co”, “Mèo đuổi chuột”, “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “ Thả đỉa ba ba”, “Lộn cầu vồng”, “Oẳn tù tì”,
 => Kết quả :Tôi đã lựa chọn, sưu tầm được 1 số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ. 
- Khi đã lựa chọn được theo các chủ đề, đã giúp tôi sử dụng các trò chơi dân gian không những dạy trẻ một cách hiệu quả mà còn giúp trẻ phát triển thể chất và nhận ra những điều hợp lý, không hợp lý khi sử dụng nguyên bản các trò chơi dân gian khi dạy trẻ.
- Trẻ nắm được cơ bản cách chơi, luật chơi, hứng thú tham gia các trò chơi.
Biện pháp 2: Chuẩn bị các điều kiện trước khi cho trẻ chơi trò chơi dân gian
*Chuẩn bị đồ dùng
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó tôi cần phải tìm hiểu trước về cách chơi, luật chơi cũng như các đồ dùng trong trò chơi cần đến. Để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho một trò chơi và tổ chức tốt các trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.
Ví dụ như: Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”, nếu thiếu tấm vải bịt mắt thì không thể thực hiện được, hay trò chơi “Kéo co” nếu không có dây thì cũng không thể tổ chức được.
Trò chơi: “Ném lon” chuẩn bị: 1 số quả bóng, lon bia ( lon sữa bò) mà cô đã trang trí đẹp mắt.
 Trò chơi: “ Vây lưới bắt cá ” Chuẩn bị: Nan tre, chậu to, bạt xanh nước biển, xốp màu xanh, cá nhiều màu.
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, tôi tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết, cho việc tổ chức các TCDG cho trẻ.
Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi
Khác với các trò chơi vận động và các trò chơi khác, trò chơi dân gian trong quá trình chơi trẻ phải vừa hát hoặc đọc bài đồng dao nào đó. Mặc dù, không phải bài đồng dao nào cũng mang lại ý nghĩa cho trẻ, song bài nào cũng phù hợp với tư duy trẻ thơ và hồn nhiên của trẻ. 
Ví dụ như: Trò chơi “ Chi chi chành chành” trẻ đọc: “Chi chi chành chành, Cái đanh thổi lửa, Con ngựa đứt cương, Ba vương ngũ đế, Bắt dế đi tìm, Ù à ù ập.”
- Tuy rằng lời của bài đồng dao chẳng có ý nghĩa rõ ràng thế nhưng khi thiếu đi thì trò chơi không thể diễn ra được. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Chơi hoạt động theo ý thích, chơi ngoài trời, trò chuyện sáng. Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi. 
Chuẩn bị địa điểm
- Với loại hình trò chơi dân gian mang tính tập thể cao, thì số lượng trẻ chơi đông nên đòi hỏi địa điểm phải có diện tích rộng, như: “Kéo co, cướp cờ, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, chồng nụ chồng hoa...” Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “kéo cưa lừa xẻ”.Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.
=> Kết quả: Tôi đã xây dựng được kế hoạch trong các buổi hoạt động, tổ chức các trò chơi khác nhau. Các trò chơi diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trẻ rất hứng thú tham gia chơi.
* Biện pháp 3: Tổ chức trò chơi phù hợp với từng hoạt động
 Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định vì thế hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động.
Trong lúc đón và trả trẻ
- Tôi luôn tận dụng mọi lúc, mọi nơi và lựa chọn những trò chơi, mang tính nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ các trò chơi như: Chi chi chành chành, Kéo cưa lừa xẻ hoặc trò chơi bắt nguồn từ những bài đồng dao lặp đi lặp lại một cách thoải mái như: 
“Con gà cục tác cục ta
Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông
Má gà thì đỏ hồng hồng
Cái mỏ thì mịn, cái mồng thì tươi
Cái chân hay đạp hay bơi
Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay”
Chơi ngoài trời
Đối với trò chơi dân gian nhằm phát triển các tố chất vận động, mang tính tập thể đòi hỏi phải có không gian rộng, nên tôi chọn tổ chức vào buổi hoạt động ngoài trời như trò chơi : “Rồng rắn lên mây”, “Nhảy bao bố”, “Bịt mắt bắt dê”.
Đối với hoạt động học và hoạt động chiều: (chủ yếu diễn ra trong phòng nhóm)
 Nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “Kéo cưa lửa xẻ”, “ “Chi chi chành chành”
- Với lĩnh vực phát triển thể chất: Nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh và hoạt bát, trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại.Tôi thay thế trò chơi vận động bằng trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy lò cò, bịt mắt đánh trống.
Ví dụ: Trò chơi “Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải nhanh tay và nhanh miệng để rút tay ra khi câu đồng dao cuối cùng được đọc lên, nếu không nhanh ngón tay sẽ bị giữ lại, và như thế sẽ bị thua cuộc.
 +Với trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “ Xin khúc đuôi, Tha hồ thầy đuổi”, lập tức trẻ làm “đuôi”(đứng sau cùng) phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại phải làm “thầy” để đi đuổi những trẻ khác.
Với môn MTXQ, toán, văn học
 Khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng được các tiêu chí sau
+ Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.
+ Phát triển ngôn ngữ.
+ Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: Kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi
+ Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
Ví dụ: Lời đồng dao của trò chơi chuyền: ” Con ruồi có cánh – Đòn gánh có mấu – Châu chấu có chân” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của một số con vật và đồ vật quen thuộc.
 	Với môn âm nhạc
+ Nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các trò chơi: “Tập tầm vông” hát chuyền sỏi, “nhảy sạp”
+ Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một điều cần đặc biệt lưu ý đó là: Phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ điểm của bài dạy. Chẳng hạn như:
Chủ đề Trường mầm non có thể tổ chức các trò chơi: “Nhảy bao bố ”, “Thả đỉa ba ba, kéo co, bắn bi”
Chủ đề Gia đình có thể cho trẻ chơi các trò chơi: “Nu na nu nống”, “Chi chi chành chành”, “chốn tìm ”, “ô ăn quan ”
Chủ đề Nghề nghiệp: Đi cà kheo, ném còn, kéo cưa lừa xẻ. 
Chủ đề Thế giới động vật: Nặn tò he, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê. 
Chủ đề Tết và mùa xuân: là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như “Ném còn”, “Cướp cờ”, “Bịt mắt đập niêu”, “Chơi đu”, “Múa lân”
=>Kết quả: Trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động có lồng ghép trò chơi dân gian. Nhờ việc tổ chức các hoạt động trẻ không những biết chơi các trò chơi dân gian mà còn nâng cao thể lực cho trẻ. Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động khác.
* Biện pháp 4: Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi
- Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. 
- Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “ Rồng rắn lên mây” thì thêm một người, “ cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “Thả đỉa ba ba”, “Chi chi chành chành”, “Nhảy lò cò”, cũng tương tự như vậy.
=>Kết quả: Tinh thần tập thể của trẻ được nâng lên rất nhiều, trẻ đoàn kết khi chơi biết chia sẻ với bạn bè 
*Biện pháp 5: Phối kết hợp với cha mẹ để hướng dẫn trẻ chơi trò chơi dân gian trong thời gian ở nhà
 - Đối với trường mầm non tỷ lệ trẻ bán trú 100% do đó mà thời gian trẻ ở lớp với cô giáo nhiều hơn là ở nhà với bố mẹ. Để đảm bảo thông tin hai chiều giữa phụ huynh và giáo viên được thường xuyên, có hiệu quả thì việc phối hợp với phụ huynh là điều không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 
- Thông qua góc tuyên truyền, khi phụ huynh đón trả trẻ giáo viên trao đổi với phụ huynh, cho phụ huynh biết tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ. 
Hướng dẫn cho phụ huynh hướng cho con chơi trò chơi và chuẩn bị cho con đồ dùng đồ chơi và dạy trẻ thuộc lời đồng dao, lời thơ của các trò chơi dân gian. Đến chủ đề nào thì giáo viên lại kết hợp với phụ huynh để sưu tầm đồ dùng học liệu: Tranh ảnh, lịch cũ, hoạ báo, các loại hột hạt, chai nhựa, hộp nhựa, thùng catong, xốp, đầu video cũ, vỏ ốc, ngao, hộp sữa, ống chỉ, tre nứa, vải vụn. Tất cả những nguyên liệu đều đảm bảo về an toàn và đảm bảo tính khoa học, không gây độc hại cho trẻ.
=>Kết quả
- Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và c

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan.docx