Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4–5 tuổi B1 ở trường Mầm non Đại Lai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4–5 tuổi B1 ở trường Mầm non Đại Lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4–5 tuổi B1 ở trường Mầm non Đại Lai
MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 - 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 - 23 1. Thực trạng việc tổ chức một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Đại Lai 2 - 4 a. Ưu điểm 2 b. Hạn chế và nguyên nhân 3 - 4 2. Các biện pháp nâng cao chất lượng giúp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Đại Lai 4 - 19 a. Biện pháp 1: Học tập, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 - 6 b. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở giúp trẻ hoạt động tích cực 6 - 8 c. Biện pháp 3: Lựa chọn và tổ chức các nội dung trải nghiệm phù hợp với các hoạt động trong ngày của trẻ 8 - 13 d. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong ngày hội, ngày lễ 13 - 16 e. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ trải nghiệm 16 - 19 3. Kết quả 19 - 21 a. Kết quả đạt được 19 - 21 b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm 21 4. Kết luận 21 - 22 5. Kiến nghị, đề xuất 22 - 23 a. Đối với tổ chuyên môn 22 b. Với lãnh đạo nhà trường 22 c. Với Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo 23 PHẦN III: MINH CHỨNG HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 23 - 24 PHẦN IV: CAM KẾT 24 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Chính vì vậy giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay đã đổi mới cả về nội dung và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Vì thế giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm là quá trình phối hợp hoạt động thống nhất giữa giáo viên và trẻ, trong đó trẻ chủ động, tích cực hoạt động và giáo viên với vai trò là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động giúp trẻ chủ động tiếp nhận kiến thức, hình thành kỹ năng. Thông qua hoạt động trải nghiệm “Học bằng chơi - chơi mà học”, hoạt động này đã tạo cho trẻ niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp trong quá trình dạy học. Hoạt động trải nghiệm cũng là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Do đó, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Như vậy với vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển của trẻ, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ phải thường xuyên hơn, thiết thực hơn để tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ đối với trẻ. Năm học 2022 – 2023, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 4 – 5 tuổi B1, qua quá trình chăm sóc và giảng dạy tôi nhận thấy trẻ có sức khỏe tốt, các con rất hào hứng tham gia vào các hoạt động học và vui chơi. Tuy nhiên khi tham gia các hoạt động trải nghiệm các con vẫn còn nhiều sự bỡ ngỡ, vẫn chưa biết cách hợp tác với nhau. Từ những lí do trên, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ, mong muốn mang lại niềm cảm hứng, sự hứng thú tích cực trong các hoạt động trải nghiệm cho trẻ và mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Đại Lai”. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Đại Lai Ưu điểm - Về phía nhà trường + Trường Mầm non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục đào tạo huyện Gia Bình và từ khi thành lập đến nay trường luôn giữ vững là đơn vị trường tiên tiến xuất sắc, thành tích năm sau luôn cao hơn năm trước. + Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực và năng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để giúp giáo viên phát huy hết năng lực của mình. + Các phòng học được nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng, phương tiện và trang thiết bị, máy tính, ti vi theo đúng thông tư để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò trên lớp. - Về phía giáo viên Giáo viên yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác và có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc được giao. - Về phía trẻ Đa số trẻ ngoan, thích khám phá, tìm tòi nên trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thông qua các hoạt động học tập và vui chơi. - Về phía phụ huynh Phụ huynh quan tâm, nhiệt tình chia sẻ với nhà trường, cô giáo về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Hình ảnh: Trường mầm non Đại Lai. b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế * Hạn chế - Về phía của trẻ + Khả năng nhận thức của trẻ là không đồng đều nên khi cô giới thiệu một hoạt động trải nghiệm mới gặp nhiều khó khăn. + Một số trẻ còn chậm chạp, nhút nhát, thiếu tự tin, chưa tích cực khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. + Trẻ chưa có kỹ năng khi tham gia các hoạt động trải nghiệm. + Một số trẻ chưa biết trao đổi, chia sẻ, hợp tác với bạn khi tham gia các hoạt động trải nghiệm. - Về phía giáo viên + Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ của giáo viên đôi khi chưa để ý, tập trung, giáo viên còn ngại tổ chức và hướng dẫn chưa được bám sát vào hoạt động cho trẻ. + Đồ dùng phục vụ cho hoạt động trải nghiệm cho trẻ chưa phong phú đa dạng, chủ yếu đồ dùng của trẻ là do giáo viên tự làm. - Về phía phụ huynh + Nhiều phụ huynh còn chưa hiểu, chưa quan tâm đến việc cho trẻ trải nghiệm. + Phụ huynh còn nuông chiều con, bao bọc, sợ các con tham gia các các hoạt động quá sức hoặc nghĩ con chưa đủ tuổi để làm những việc như vậy. Thực tế qua khảo sát, đánh giá kết quả của trẻ lớp 4 tuổi B1, qua khảo sát chất lượng đầu năm tháng 9 năm 2022 thu được kết quả như sau: Bảng khảo sát chất lượng khi chưa áp dụng biện pháp TT Nội dung khảo sát Số lượng Mức độ đạt Đạt % Chưa đạt % 1 Trẻ có hiểu biết về các hoạt động trải nghiệm. 28 13 46,4% 15 53,6% 2 Trẻ có kỹ năng khi tham gia các hoạt động thực hành trải nghiệm. 28 12 42,8% 16 57,2% 3 Trẻ biết trao đổi, chia sẻ, hợp tác với bạn khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. 28 12 42,8% 16 57,2% 4 Trẻ hứng thú, mạnh dạn, chủ động và tự tin khi tham gia hoạt động trải nghiệm. 28 15 53,6% 13 46,4% 2. Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Đại Lai Để giúp trẻ lớp 4 - 5 tuổi B1 mạnh dạn, tự tin hơn, có các kỹ năng tốt hơn khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, tôi đã lựa chọn một số biện pháp sau: a. Biện pháp 1: Học tập, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Muốn tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi thiết nghĩ mình phải có nhận thức sâu sắc về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu học hỏi bằng nhiều hình thức khác nhau như: Sưu tầm tài liệu về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, môđun xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Hướng dẫn tổ chức và sử dụng môi trường giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non. Bên cạnh đó tôi còn xem các tư liệu, giáo án mẫu, chia sẻ kinh nghiệm của đồng nghiệp trên mạng internet. Từ đó, tôi thấy bản thân mình cần phải vận dụng sáng tạo các kiến thức lĩnh hội được để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tôi mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho giáo viên đi thăm quan học tập kinh nghiệm thực tế tại các trường mầm non trong huyện, trong tỉnh. Từ những chuyến đi đó, tôi không chỉ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về kiến thức chuyên môn mà còn bồi đắp thêm nhiệt huyết để chăm sóc giáo dục trẻ. Khi có kiến thức, kỹ năng vững vàng, tôi đã mạnh dạn tự tin chia sẻ với đồng nghiệp thông qua các buổi hội nghị, sinh hoạt chuyên môn của tổ, của nhà trường. Khi sinh hoạt cùng nhau, chúng tôi dễ dàng tìm ra những khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tôi học hỏi, đúc rút thêm được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp về cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Tôi và giáo viên cùng lớp phối kết hợp, tuyên truyền với cha mẹ học sinh hiểu và cùng hỗ trợ tạo điều kiện cho giáo viên phát huy sáng tạo trong việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Hình ảnh: Giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn ở trường. Ngoài ra, tôi còn dành thời gian nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có những hiểu biết sâu sắc về trẻ (sở thích, nhu cầu, mong muốn, khả năng của trẻ) từ đó tạo ra những hoạt động trải nghiệm mới mẻ, thúc đẩy sự tìm tòi ham hiểu biết của trẻ. b. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở giúp trẻ hoạt động tích cực. Xây dựng môi trường lớp học cho trẻ hoạt động là một khâu quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đây là một biện pháp không thể thiếu để tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm tích cực, việc xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở, cung cấp đồ dùng dùng đồ chơi theo chủ đề phong phú và có đầy đủ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hoạt động tích cực. Việc tạo các góc hoạt động trong lớp học theo hướng mở là cách để mỗi giáo viên tạo cho trẻ một không gian hoạt động vui chơi một cách thoải mái, hồn nhiên và chủ động, gợi mở cho trẻ sự tò mò và thích khám phá của trẻ trong các góc chơi, qua đó cho trẻ khám phá và trải nghiệm qua đồ chơi để phát huy tối đa tính tích cực và hứng thú của trẻ trong hoạt động trải nghiệm. Khi thiết kế các góc, góc chơi động tôi sẽ bố trí tránh xa góc chơi tĩnh để trong quá trình trẻ trải nghiệm sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng vai chơi của trẻ. Hình ảnh: Đồ dùng đồ chơi giáo viên tự làm. Góc học tập: Tôi sưu tầm các loại hộp bánh, bìa cát tông làm thành các hình khối với các kích thước khác nhau với các hình con vật ngộ nghĩnh, về số lượng thì tôi cắt bằng xốp, gắn que kem để trẻ tự gắn lên tường, các loại hột hạt, que gỗ, đá cuội có viết chữ cái và chữ số, các đồ chơi này được bố trí và sắp xếp gọn gàng để trẻ dễ lấy khi tham gia vào các hoạt động. Góc phân vai: Tôi bố trí các đồ chơi cho trẻ từ các nguyên vật liệu mở, các loại rau củ quả may bằng nỉ, các đồ dùng gia đình làm bằng bìa cát tông (tủ lạnh, bếp nấu ăn, bồn rửa bát, máy sấy tóc), tận dụng những vỏ sữa bột tôi cũng làm thành những bộ bàn ghế rất xinh xắn, bộ giường nằm gội đầu, để trẻ trải nghiệm chơi nấu ăn, bán hàng, chơi mẹ con, cô giáo, bác sĩ,tất cả đều là những đồ chơi tự tạo mà trẻ cũng có thể làm cùng cô giáo. Hình ảnh: Trẻ chơi tại góc phân vai (video kèm theo). Góc xây dựng: Sắp xếp góc chơi phù hợp không gian, chuẩn bị các loại khối gỗ, khối hộp, đồ chơi lắp ghép, cây xanh, hoa, cỏ được các cô tự làm các loại bìa làm thành hình khối, những que kem gỗ bỏ đi để tạo thành hàng rào, những vỏ sữa học đường tận dụng xếp tạo thành cổng những ngôi nhà bằng bìa cát tông, hàng rào làm bằng ống hút để chơi, xếp, lắp ráp, xây dựng các công trình theo yêu cầu cô đưa ra mỗi chủ đề. Góc nghệ thuật: Chuẩn bị các loại nhạc cụ như phách gõ làm bằng vỏ dừa khô, các loại hoa múa cắt bằng xốp, trống gõ thì làm từ lon sữa, trang phục được các cô làm từ những nguyên vật liệu, phế liệu như: Túi bóng linon, long bia, ống hút, thìa nhựa, vỏ sữa, cốc giấy, bìa cát tông thành trang phục biểu diễn để trẻ lựa chọn biểu diễn khi chơi góc, ngoài ra chuẩn bị các loại lá cây, hột hạt, vải nỉ... để cho trẻ có thể tự do sáng tạo đồ chơi theo ý tưởng của mình từ các nguyên liệu mà cô giáo cung cấp. Hình ảnh: Trẻ chơi tại góc nghệ thuật. Từ những đồ dùng đồ chơi đó tôi chuẩn bị theo từng chủ đề cho phù hợp với từng góc chơi và bố trí đồ chơi tại góc chơi đa dạng, không bị chồng chéo và không bị nhàm chán đối với trẻ, có như vậy mới kích thích trẻ tích cực hoạt động trải nghiệm ở các góc chơi. c. Biện pháp 3: Lựa chọn và tổ chức các nội dung trải nghiệm phù hợp với các hoạt động trong ngày của trẻ. Để thực hiện bước này tôi đã chủ động xây dựng nội dung hoạt động trong ngày ở kế hoạch tuần theo từng chủ đề cùng với các hoạt động học, hoạt động vui chơi, các hoạt động ăn ngủ và vệ sinh, hoạt động lao động. Với hoạt động trải nghiệm trên tiết học: Tùy vào các tiết học cụ thể tôi lựa chọn hình thức cho trẻ trải nghiệm phù hợp, đồng thời khai thác và sử dụng triệt để môi trường sẵn có nhằm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học chủ đề Thế giới động vật. Thay bằng lối dạy truyền thống như: dạy bằng hình ảnh hoặc chỉ và gọi tên các con vật để trẻ biết về con vật đó ... thì tôi tiến hành tổ chức các hình thức cho trẻ trải nghiệm theo hình thức steam đó là trẻ lựa chọn con vật đồ chơi mà trẻ yêu thích và đặt trên giấy sau đó dùng bột mì, bột gạo rắc lên con vật và xung quanh nó, cuối cùng nhấc con vật đó ra là chúng ta đã in hình con vật đó trên mặt giấy. Hình ảnh: Trẻ in con vật từ bột mì (video kèm theo). + Tìm hiểu khứu giác: Tôi cho trẻ ngửi mùi thơm của nước hoa? Sau đó hỏi trẻ: Con ngửi thấy gì? Nhờ vào bộ phận nào con cảm nhận được? Bộ phận đó có chức năng gì? Từ đó con rút ra bài học gì?. + Tìm hiểu vị giác: Tôi chuẩn bị 3 cốc nước có 3 vị khác nhau tôi cho trẻ nếm vị của 3 cốc nước đó. Tôi hỏi trẻ: 3 cốc nước có vị gì? Nhờ bộ phận nào con biết được? Bộ phận đó có chức năng gì?. + Tìm hiểu thính giác: Tôi cho trẻ nghe âm thanh của các vật dụng và từ các hướng khác nhau để trẻ nghe và cảm nhận. Sau đó tôi đặt câu hỏi: Con vừa nghe thấy gì? Con nghe được là nhờ bộ phận nào? Con phải làm gì để bảo vệ tai nghe của mình?. - Ví dụ: Hoạt động làm quen tác phẩm văn học hoạt động kể chuyện Thay vì lựa chọn hình thức đa số trẻ chưa biết, tôi thường xuyên lựa chọn hình thức đa số trẻ đã biết để tổ chức. Từ đó, tôi tìm tòi được những hình thức phù hợp, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ như: cho trẻ kể chuyện theo tranh, tham gia đóng kịch tái tạo lại các nhân vật trong câu chuyện. Được trải nghiệm với các tình huống, tính cách của nhân vật trong câu chuyện, khiến trẻ hứng thú say mê thể hiện và sáng tạo hơn, giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, biết cách ứng xử với mọi người xung quanh góp phần hình thành kĩ năng sống cho trẻ. Hình ảnh: Trẻ quan sát in bóng nhân vật truyện. * Tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua hoạt động ngoài trời, dạo chơi, tham quan. Đối với hoạt động vui chơi ngoài trời, dạo chơi tham quan thì có thể tạo cho trẻ hoạt động trải nghiệm với thiên nhiên, với thế giới xung quanh trẻ. Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm này cũng phải phù hợp với thời tiết khí hậu trong ngày để dạy trẻ một cách tự nhiên và tạo sự tích cực hứng thú ở trẻ. - Ví dụ: Nhà trường tổ chức các buổi tham quan học tập ngoại khóa cho học sinh: Trẻ còn nhỏ nên khi tham gia hoạt động ngoại khóa, tôi giới thiệu để cho trẻ tìm hiểu, khám phá về địa danh nơi trẻ đến tham quan, sau buổi tham quan ngoại khóa tôi cho trẻ chia sẻ cảm nhận của mình với buổi tham quan đó. Giáo viên là người bao quát sát sao trẻ trong cả buổi trẻ đi ngoại khoá. - Ví dụ: Cho trẻ làm thí nghiệm vật chìm vật nổi: Qua hoạt động này giúp trẻ hiểu được những vật nào có thể chìm và những vật nào có thể nổi ở trong nước. Trước khi tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm, tôi gợi ý và đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ: “Con có biết vật gì có thể chìm và vật gì có thể nổi trong nước không?”. Sau khi trẻ nêu ý kiến xong, tôi cho trẻ cùng chơi và trải nghiệm: bỏ một số vật nặng xuống nước như hòn đá, viên bi, cái thìa, ổ khóa, một số vật nhẹ như xốp, thuyền giấy, các vật bằng nhựa. Cho trẻ quan sát và cùng nêu nhận xét. Từ đó trẻ sẽ rút ra kết luận: những vật nặng như sắt, đá, sỏi, viên bi thì chìm trong nước, còn những vật nhẹ như xốp, giấy, đồ nhựa thì nổi trên mặt nước. Hình ảnh: Trẻ tham gia thí nghiệm vật chìm, vật nổi. - Ví dụ: Cho trẻ chơi với đất cát, các đồ chơi trải nghiệm ngoài trời: Qua đó giúp cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp với đất, cát, trải nghiệm với các đồ chơi và thỏa mãn được sự vui chơi thỏa thích của mình. Hoạt động này giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, được hoà mình với thế giới xung quanh. Hình ảnh: Trẻ chơi với sỏi, lá cây. - Ví dụ: Hoạt động dạo chơi tham quan vườn hoa, vườn rau. Qua hoạt động trải nghiệm này giúp cho trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, ích lợi các loài hoa, loài rau, trẻ biết cách trồng chăm sóc các cây rau, cây hoa qua đó giúp trẻ càng yêu thiên nhiên hơn, biết chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường xung quanh của trẻ. Hình ảnh: Trẻ tham gia trồng rau.(video kèm theo). * Đối với hoạt động ăn ngủ và vệ sinh: Cho trẻ trải nghiệm kê dọn bàn ghế, lau bàn sau khi ăn, phơi khăn cùng cô, xếp giường đi ngủ qua đó trẻ được trải nghiệm những công việc nhỏ hàng ngày. Chính từ những hoạt động trải nghiệm này đã hình thành kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Hình ảnh: Trẻ hợp tác với nhau kê giường ngủ (video kèm theo). * Đối với hoạt động lao động vệ sinh: Ở trường, tôi tạo cơ hội cho trẻ làm quen với hoạt động lao động đơn giản như: cho trẻ chăm sóc cây, bắt sâu, nhổ cỏ cho cây, nhặt lá vàng, lau dọn đồ dùng, sắp xếp đồ chơi trong lớp... Từ hoạt động lao động nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất yêu lao động, quý trọng người lao động. Hình ảnh: Trẻ cùng cô giáo phơi khăn mặt (video kèm theo). d. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong ngày hội ngày lễ. Như các đồng chí đã biết, trong mỗi chủ đề thường được gắn với ngày hội, ngày lễ. Đó là cơ hội để chuyển tải đến trẻ ý nghĩa và giá trị nhân văn về truyền thống đạo đức của quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn hoạt độ
File đính kèm:
- mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_cho_tre_4_5_t.doc