Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo xây dựng môi trường “Xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm” ở trường Mầm non Phù Lương, Thị xã Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh

doc 44 trang Phương Thanh 03/12/2024 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo xây dựng môi trường “Xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm” ở trường Mầm non Phù Lương, Thị xã Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo xây dựng môi trường “Xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm” ở trường Mầm non Phù Lương, Thị xã Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo xây dựng môi trường “Xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm” ở trường Mầm non Phù Lương, Thị xã Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh
UBND THỊ XÃ QUẾ VÕ
TRƯỜNG MẦM NON PHÙ LƯƠNG
SÁNG KIẾN 
ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CẤP THỊ XÃ
TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO
 “XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XANH, AN TOÀN, THÂN THIỆN, LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM” 
TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHÙ LƯƠNG
Tác giả sáng kiến: Trần Thị Vân Anh
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Phù Lương
Quế Võ - Bắc Ninh
Bộ môn: Chuyên ngành giáo dục mầm non
Phù Lương, tháng 4 năm 2023
ẻ+
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Mục đích của sáng kiến
Trường học xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm đã thật sự tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với trẻ và giúp trẻ càng thêm yêu quý trường lớp, cô giáo, bạn bè. Trường học xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục trẻ có ý thức, có thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường.
 Như Bác Hồ đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Chính vì vậy, để giáo dục trẻ được phát triển toàn diện chúng ta cần quan tâm đến vấn đề xây dựng môi trường học tập cho trẻ. 
Ngày 22 tháng 07 năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với mục tiêu nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội; Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập và các hoạt động khác một cách phù hợp và có hiệu quả. Song song với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, ngày 15 tháng 04 năm 2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Thông tư số13/2010/TT- BGDĐT Ban hành Qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non, trong đó qui định rõ tiêu chuẩn của trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích. Trên tinh thần đó hàng năm Bộ, Sở, phòng giáo dục đều có các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, trong đó phần nhiệm vụ trọng tâm cũng đã nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động lớn do ngành phát động trong đó có phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong những năm học qua. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bậc học mầm non có thêm nhiệm vụ trọng tâm đó là “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ một cách toàn diện. Từ đó giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ trong việc xây dựng ngôi nhà chung ngày càng phát triển.
 Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch hành động của ngành Giáo dục - Đào tạo. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo” trước hết cần quan tâm đến đổi mới môi trường giáo dục, trong đó có nội dung đảm bảo môi trường: Xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm trong nhà trường là một trong những điều kiện quan trọng trong việc nâng cao chất luợng giáo dục, đào tạo trong nhà trường.
Trường học, là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Đặc biệt với trường mầm non là nơi để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời của mỗi con người, vì trường mầm non là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng, chăm sóc con trẻ ngay từ những bước khởi đầu trong cuộc đời, trong nhà trường trẻ được tiếp thu những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới trong một môi trường thuận lợi; đó chính là môi trường giáo dục. Tạo môi trường trong lành cho các cháu vui chơi, học tập là điều thiết yếu nhất, trẻ cần điều kiện tốt để phát triển thể chất và tinh thần. Mặt khác, môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ thông qua cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Và hẳn mỗi chúng ta ai cũng mong muốn con em mình có được cuộc sống, học tập, vui chơi trong một môi trường giáo dục thật sự xanh, an toàn và thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm. 
Trường mầm non xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục ý thức, góp phần hình thành và phát triển một số kỹ năng, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường, thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng. Mặt khác tạo sức lan toả đến gia đình, cộng đồng nơi các con sinh sống, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
 Thực hiện kế hoạch 307/KH-PGDĐT ngày 20/9/2021 của phòng giáo dục và Đào tạo huyện Quế Võ về kế hoạch thực hiện Chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025. Để đáp ứng các điều kiện cho việc“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nhà trường đã tập trung vào việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp đảm bảo cho trẻ được trải nghiệm, thực hành hiệu quả, trẻ năng động, linh hoạt, tự tin, sáng tạo và đặc biệt trẻ được thỏa mãn nhu cầu tìm tòi khám phá. 
Trong phạm vi lớp học còn nhiều hạn chế, việc cho các cháu được trải nghiệm, thực hành môi trường ngoài lớp học là vô cùng quan trọng, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hứng thú của trẻ,“học bằng chơi, chơi bằng học”.Vì vậy không gian được sắp xếp khoa học, hợp lý, an toàn, thân thiện sẽ giúp trẻ thỏa sức sáng tạo, bên cạnh đó thiên nhiên ngoài trời còn cho trẻ được tiếp nhận không khí trong lành, ánh nắng ban mai giúp cơ thể trẻ phát triển một cách tốt nhất.
 Xây dựng trường mầm non Phù Lương “Xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm” không những có tác động đến sự phát triển của trẻ mà còn tạo ra cho các cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường một tâm lý làm việc an toàn, tự tin, từ đó sẽ có tác động mạnh mẽ đến lương tâm, trách nhiệm, lòng yêu nghề, mang hết khả năng nhiệt huyết của mình để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Đồng thời tạo được niềm tin với phụ huynh học sinh, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội giáo dục, thu hút phụ huynh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của nhà trường.
Nhằm tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và thực hiện tốt việc “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” do ngành giáo dục phát động, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thông qua việc lồng ghép các hoạt động trong ngày của trẻ.
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo được sự thân thiện giữa cô và trẻ, giữa cô và phụ huynh, giữa trẻ với trẻ; tạo môi trường xanh, an toàn, thân thiện, thu hút trẻ trải nghiệm các hoạt động và ham thích đến trường, từ đó trẻ thấy thêm yêu trường, lớp, bạn bè, cô giáo và thực sự trẻ thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 
Tạo ra môi trường học tập hấp dẫn, thú vị làm cho trẻ thêm yêu trường, lớp, yêu cô và yêu bạn bè.
Nâng cao hiệu quả việc dạy kỹ năng sống cho trẻ bằng thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường.
 Tiếp tục phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng nhà trường “Xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm”.
Môi trường hiện nay là một trong những vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội và được đặc biệt quan tâm, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Môi trường ô nhiễm nó ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và mọi sinh hoạt của con người. môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện tạo hứng thú, tâm lý thoải mái cho con người khi làm việc cũng như những lúc nghỉ ngơi. Chính vì vậy xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm” là việc làm hết sức cần thiết, đây là những vấn đề không thể thiếu trong môi trường giáo dục của nhà trường. 
Là một Hiệu trưởng nhà trường khiến tôi luôn suy nghĩ trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra các biện pháp sao cho hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương. Với sự đam mê nghề nghiệp và tình yêu thương đối với trẻ nhỏ đã thôi thúc tôi áp dụng và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm: 
“Một số biện pháp quản lý chỉ đạo xây dựng môi trường “Xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm” ở trường mầm non Phù Lương, Thị xã Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh”. 
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến
Biện pháp đưa ra phù hợp với xu thế phát triển hiện nay vì ngay từ bước đầu xây dựng kế hoạch, đến các bước tiến hành tiếp theo giúp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục tại trường mầm non trước đây đã tiến hành một vài cách tiếp cận đơn giản, cơ bản nhất nhưng ở sáng kiến này biện pháp đưa ra đã thực hiện theo nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Biện pháp ở sáng kiến đưa ra trước chưa chú trọng theo quan điểm “Xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm”, ở biện pháp này các biện pháp đưa ra đều hướng đến quan điểm “Xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm”.
Biện pháp mới đưa ra giúp giáo viên có ý thức tự giác hơn, xác định vai trò trách nhiệm của mình đối với môi trường giáo dục tốt hơn, đối với nhà trường, luôn ý thức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Điều này góp phần để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị cũng như mục tiêu của nhà trường đã xây dựng.
Sáng kiến được áp dụng lần đầu tại trường mầm non Phù Lương năm học 2022-2023. Qua việc áp dụng sáng kiến tại trường mầm non Phù Lương tôi thấy sáng kiến thể hiện một số ưu điểm nổi trội cụ thể là:
Khuôn viên nhà trường được quy hoạch quy mô, trang trí đẹp. Việc đầu tư, mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi được nhà trường quan tâm, trú trọng; công tác chỉ đạo chuyên môn được đổi mới.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm, có trình độ đạt trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, sáng tạo, đổi mới tư duy nhận thức trong việc tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học như thiết kế khu vui chơi cho trẻ, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lý, thuận tiện, tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, sáng tạo.
Giáo viên có ý thức trách nhiệm cao của mình đối với trẻ, đối với nhà trường. Nên đã tạo được động lực để giáo viên luôn cố gắng mọi lúc, mọi nơi để hoàn thành tốt được nhiệm vụ được lãnh đạo giao cho. Đây là điều cần thiết để hoàn thành thắng lợi mục tiêu, kế hoạch nhà trường đã đề ra.
Đóng góp của sáng kiến
Trong hoạt động của nhà trường thì việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ luôn được các nhà trường chú trọng và tổ chức thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Giúp cho trẻ có một môi trường tốt thì trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Môi trường học tập tốt sẽ góp phần đến sự phát triển của trẻ, trẻ được học tập lớn lên trong một môi trường tốt thì sẽ hình thành ở trẻ những kỹ năng, thói quen tốt trong cuộc sống.
Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ em trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay. Cảnh quan của nhà trường là một ngôi trường xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm để trẻ được vui chơi, hít thở không khí trong lành dưới những bóng cây và có cả sắc hoa, có đồ chơi an toàn, đội ngũ giáo viên, nhân viên, phụ huynh .... luôn trong bầu không khí thoải mái, không gian thân thiện. Điều đó góp phần rất lớn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ tốt nhất trong điều kiện và hoàn cảnh của nhà trường, tạo cho mỗi trẻ, mỗi giáo viên, nhân viên ở trường cảm thấy "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" 
Ngay từ việc thiết kế xây dựng tạo cho trẻ một môi trường hoạt động luôn theo hướng mở để trẻ được học, được chơi theo quan điểm tích cực hiện nay “Lấy trẻ làm trung tâm”, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của ngành giáo dục mầm non.
Đa số giáo viên trong nhà trường đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức hoạt động học linh hoạt, sáng tạo, biết xử lý tình huống nhẹ nhàng, thể hiện sự gần gũi, quan tâm trẻ, hơn nữa còn thu hút sự tập trung chú ý của trẻ, không gây tổn thương cho trẻ mà trái lại còn tạo ra hiệu ứng tích cực cho trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động bằng những câu hỏi, những gợi ý gần gũi, thể hiện là cô giáo mà cũng là bạn của trẻ để trẻ luôn cảm thấy tự tin, thấy mình được tôn trọng khi bên cô.
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1: Thực trạng quản lý, chỉ đạo xây dựng môi trường “ Xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm” tại trường mầm non Phù Lương.
1. Thuận lợi:
Trường Mầm non Phù Lương nằm trên địa bàn Phường Phù Lương, thị xã Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh. Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 năm 2021. Trong những năm qua mặc dù gặp không ít những khó khăn, song với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã, của Đảng uỷ - Uỷ ban nhân dân phường Phù Lương, cùng với sự nỗ lực không ngừng phấn đấu vươn lên của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã xây dựng được một tập thể đoàn kết nhất trí cao. Môi trường sư phạm trong sáng, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao. Trường đã có bề dày thành tích trong công tác thi đua khen thưởng, liên tục trong các năm gần đây. 
Đội ngũ giáo viên, nhân viên được bổ sung, đảm bảo đủ về số lượng và được nâng cao dần lên về chất lượng.
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên với 100% ®¹t trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 82,3%, có năng lực chuyên môn tốt, sáng tạo trong việc làm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, gương mẫu trong mọi hoạt động của nhà trường, kiên định vững vàng trong tư tưởng, xác định rõ vị trí và nhiệm vụ của người giáo viên mầm non.
* Tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: 41 người. 
 Biên chế: 31 người; hợp đồng: 10 người.
 Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường:
 Trong đó: Cán bộ quản lý: 3 đồng chí.
 Nhân viên hành chính: 2 đồng chí.
 Giáo viên: 30 đồng chí
 Nhân viên nuôi dưỡng: 6 đồng chí.
 Trình độ chuyên môn: 
 Thạc sĩ: 1 đồng chí
 Đại học: 29 đồng chí
 Cao đẳng: 3 đồng chí
 Trung cấp: 8 đồng chí
Tổng số cán bộ giáo viên: 41. Được giao chỉ tiêu của nhà trường là 36
 (Hiện nhà trường có 31 biên chế). Hợp đồng: 4 giáo viên; nhân viên: 6 .
Nhà trường được cha mẹ học sinh quan tâm và phối hợp nhiệt tình trong các hoạt động giáo dục, trong việc hỗ trợ kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục cũng như việc xây dựng cảnh quan môi trường . 
2. Khó khăn 
 Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng đến nay đã có phần xuống cấp, hệ thống nhà vệ sinh thường xuyên rò rỉ. 
 Giờ hoạt động ngoài trời của trẻ chưa được phong phú.
 Kế hoạch phong trào thi đua còn chung chung, chưa cụ thể, chưa có chiều sâu, các nội dung triển khai còn mang tính hình thức nên việc triển khai chưa có hiệu quả cao. 
 Công tác phối kết hợp với cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện phong trào còn chưa sâu rộng. 
 Hệ thống cây xanh chưa cắt tỉa và tạo dáng cho cây, công tác chăm sóc cây chưa thường xuyên và chưa biết huy động sức mạnh từ phía cha mẹ học sinh. Việc tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động của một số nhóm lớp chưa có hiệu quả cao, môi trường ngoài lớp học chưa được quan tâm nhiều, các khu vực vui chơi sắp xếp bố trí chưa khoa học. 
`	Giáo viên chưa biết tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm để làm đồ dùng dạy học mà chủ yếu sử dụng các đồ dùng dạy học sẵn có. Chưa biết huy động cha mẹ học sinh hỗ trợ nguyên liệu làm đồ dùng, việc làm đồ dùng mới chỉ dừng lại ở giáo viên mà chưa quan tâm hướng dẫn cho trẻ cùng làm. 
Để đánh giá đúng thực trạng tôi tiến hành khảo sát thực tế về môi trường, cơ sở vật chất, cùng 30 giáo viên và 385 trẻ tại trường, kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau: 
Bảng 1: Khảo sát chất lượng thực hiện xây dựng môi trường của giáo viên và trẻ đầu năm: 
STT

Nội dung

Mức độ
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
1
Chất lượng thực hiện chuyên đề VSMT của trẻ
90%
10%
2
Kết quả thực hiện trang trí môi trường xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm của giáo viên 
90%
10%
3
Kết quả xây dựng môi trường hoạt động trong và ngoài lớp học
80%
20%
4
Kết quả mức độ hứng thú hoạt động trải nghiệm của trẻ
80%
20%

Bảng 2: Tổng hợp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đầu năm 
STT
Nội dung
Thực tế
1
Diện tích sân chơi đảm bảo yêu cầu về thiết kế

Diện tích đảm bảo yêu cầu.

2
Đồ chơi ngoài trời 
Chưa phong phú
3
Phòng vệ sinh sử dụng
Đủ cho CBGV, học sinh nhưng còn hay bị tắc nghẽn, bồn rửa tay chưa đảm bảo quy cách.
4
Hệ thống cây xanh cho bóng mát, hoa, cây cảnh 
Chưa phong phú về số lượng.
5
Thiết bị, đồ dùng dạy học theo thông tư 02/TT-BGD&ĐT 
Đồ chơi tự tạo còn chưa phong phú.
6
Hệ thống xử lý nước thải
Đảm bảo
7
Trường lớp, sân vườn, đường đi lối lại sạch sẽ 
Đôi khi vẫn còn chưa gọn gàng, ngăn nắp.

Chương 2: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo xây dựng môi trường
 “ Xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm” ở trường mầm non Phù Lương , thị xã Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh.
1. Biện pháp 1: Thành lập ban chỉ đạo, phân công và xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện. 
Trước hết, thành lập ban chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phong trào “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non” là những thành viên tiêu biểu, nhiệt tình, tâm huyết, đứng đầu các đoàn thể, tổ chuyên môn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, quán triệt kỹ mục tiêu thực hiện phong trào, kiểm tra đánh giá sau từng giai đoạn thực hiện, sau từng phần việc được giao.
 Triển khai hiệu quả ch

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_xay_d.doc