Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Đại Lai

doc 50 trang Phương Thanh 08/01/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Đại Lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Đại Lai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Đại Lai
 Mẫu 01/SK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Cấp ngành, đơn vị Trường Mầm non Đại lai
 	Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện.
1. Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Đại Lai”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non 
3. Tác giả sáng kiến: Phạm Thị Oanh
- Họ và tên: Phạm Thị Oanh 
- Cơ quan, đơn vị: Trường mầm non Đại Lai. 
- Địa chỉ: Đại Lai - Gia Bình - Bắc Ninh. ĐT: 0945315620
4. Các đồng tác giả: Không.
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Tên chủ đầu tư: Phạm Thị Oanh
- Cơ quan đơn vị: Trường mầm non Đại Lai
- Địa chỉ: Đại Lai –Gia Bình –Bắc Ninh.
6. Các tài liệu kèm theo:
6.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến(Đóng trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận sáng kiến):Mẫu 02/SK
Đại Lai, ngày 15 tháng 01 năm 2024
                                                             Tác giả sáng kiến
 Phạm Thị Oanh
Mẫu 02/SK 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Đại Lai.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Tháng 9/2023.
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm (Nêu rõ tình trạng và nhược điểm của giải pháp cũ):
- Chưa thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm.
- Chưa xây dựng được môi trường, trong và ngoài lớp an toàn.
- Giáo viên chưa thường xuyên giám sát trẻ mọi lúc mọi nơi.
* Nhược điểm của các giải pháp cũ.
- Chưa có kế hoạch để xây dựng môi trường phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
- Xây dựng kế hoạch trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích trong nhà trường.
- Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm.
- Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn.
- Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh.
 - Có những giải pháp tích cực hơn, phù hợp với nền kinh tế hội nhập, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương theo từng giai đoạ, phù hợp với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến (Nêu rõ mục đích khắc phục các nhược điểm của giải pháp cũ hoặc mục đích của giải pháp mới do mình tạo ra):
- Khắc phục nhược điểm của biện pháp cũ, áp dụng biện phòng tránh tai nạn thường xuyên cho trẻ đồng thời tạo sự liên kết chặt chẽ các độ tuổi cần phổ biến trong các độ tuổi trong toàn trường.
7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến (Nêu rõ, chi tiết và đầy đủ các bước thực hiện giải pháp mới hoặc cải tiến và có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm, đĩa, bảng biểu, số liệu,):
* Giải pháp1: Xây dựng kế hoạch phòng, tránh tai nạn thương tích trong nhà trường.
- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường. Hiệu trưởng làm trưởng ban,  phó hiệu trưởng, Chủ tịch CĐ làm phó ban, bí thư đoàn, Tổ trưởng làm uỷ viên.
- Xây dựng kế hoạch trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích tại nhà trường.
- Kiện toàn, củng cố phòng y tế của nhà trường mua sắm trang thiết bị sẵn sàng xử trí kịp thời với những tai nạn thương tích không may xảy ra trong nhà trường.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích, trường học an toàn trong từng nhóm lớp.
- Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích như thông qua các góc tuyên truyền ở lớp và trường, qua hệ thống loa phóng thanh.
- Phối hợp với trạm y tế xã vận động CBGV - NV, phụ huynh và học sinh tham gia tích cực tháng hành động vì trẻ em, Tháng an toàn giao thông.
- Huy động các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích trong trường học
- Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt an toàn phòng, chống tai nạn thương tích: lót thảm sàn nhà, không để sàn nhà bị ướt nhất là nhà vệ sinh, các cửa ra vào đóng mở phải cài chốt.
- Cắt tỉa, chặt bớt cành cây xanh trong sân trường trong mùa mưa bão.
- Giao dục lồng ghép cách phòng chống sấm sét trong trường mầm non.
- Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp: do ngã hóc sặc, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, cháy nổ, ngộ độc thức ăn, vật sắt nhọn đâm cắt, xô đẩy nhau, đánh nhau.
- Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn thương tích ở trường học, có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn như không cho xe đi vào trường, đón trả trẻ đúng giờ.
- Thiết lập hệ thống ghi chép theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích.
- Tích hợp phòng chống tai nạn thương tích vào trong các hoạt động giáo dục trẻ hàng ngày.
* Giải pháp thứ 2: Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng, tránh và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra.
 Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo viên, nhân viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Hơn ai hết giáo viên, nhân viên phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ để thực hiện tốt công tác của mình. Nếu giáo viên, nhân viên không được bồi dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ.
Vì vậy nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường ngay từ đầu năm học với mục tiêu.
- Để giáo viên có được những kinh nghiệm, kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
* Giải pháp 3: Tổ chức công tác tuyên truyền phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn đối với việc thực hiện thành công hay không thành công của một hoạt động nào đó trong trường mầm non. Tuyên truyền nhằm làm cho đông đảo nhân dân, cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội hiểu rõ về mục đích của một hoạt động hoặc một chương trình nào đó trong trường mầm non và ý thức cùng phối hợp với nhà trường để thực hiện. Chính vì vậy mà trường mầm non cần phải làm tốt công tác tuyên truyền.
- Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của thôn, bản, xã và các khu dân cư với các nội dung: vai trò của việc phòng, chống, tai nạn thương tích cho trẻ; tầm quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non; các kiến thức phòng, chống, tai nạn thương tích cho trẻ; ý nghĩa của các công tác phòng, chống, tai nạn thương tích.
- Tổ chức họp phụ huynh đầu năm với các nội dung tuyên truyền: Đánh giá kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ kết quả thực hiện các hoạt động của năm học trước. Ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường mầm non, trong đó có hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ, không có tai nạn thương tích xảy ra có liên quan trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Thông qua các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, đi sâu phân tích tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, tai nạn thương tích cho trẻ.
- Liên hệ với lãnh đạo địa phương tổ chức tuyên truyền các nội dung trên tại các buổi họp của Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp, các đoàn thể xã, như: Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... Qua đó nội dung tuyên truyền được sâu rộng trong nhân dân.
- Xây dựng các góc tuyên truyền chung của nhà trường với các nội dung: Xây dựng các nội dung ở bảng tin theo từng thời điểm. Trang bị hệ thống các biểu bảng, panô áp phích có nội dung liên quan đến chủ đề năm học và các cuộc vận động và các phong trào thi đua.
- Tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ ở trường trong năm học như ngày: Khai giảng năm học, ngày tết trung thu, ngày 20/11, ngày 8/3, ngày 1/6, ngày tổng kết năm học. Mời lãnh đạo xã lãnh đạo thôn và cha mẹ trẻ đến dự.
* Giải pháp 4: Phối hợp với trạm y tế để làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Để thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích, Ban giám hiệu nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với trạm y tế tại địa phương và các bậc cha mẹ học sinh. Việc phối hợp với ngành y tế giúp trường mầm non theo dõi sự phát triển về thể lực trẻ, phát hiện kịp thời những bệnh tật và đột biến của cơ thể trẻ. Ngoài ra trạm y tế còn phổ biến và tập huấn cho giáo viên những hiểu biết kiến thức, kỹ năng về vệ sinh phòng dịch bệnh, phòng, tránh các tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non. Định kỳ kiểm tra sức khỏe cho học sinh và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn trường.
* Giải pháp 5: Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm.
Một trong những khái niệm về đồ chơi thì đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đồ chơi cần cho trẻ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công qua đó nói nên tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ. Và thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì vậy phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ.
Theo nội quy của nhà trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ.
Những đồ chơi đã bị hư hỏng trở nên sắc nhọn rất nguy hiểm. Cơ thể trẻ còn rất non yếu, làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị trầy sước vì thế khi chơi dễ gây ra nguy hiểm cho trẻ như đứt tay, xước da. Vật sắc nhọn làm nguy hiểm đến mắt cũng như chảy máu cơ thể trẻ.
Với những đồ chơi hiện nay đa phần là đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc, với nhiều chất liệu nhựa độc hại như chì, các chất gây rối loạn nội tiết, gây ung thư một số là loại nhựa giòn dễ vỡ gây nguy hiểm vì vậy khi chọn lựa đồ chơi cho trẻ giáo viên cần lưu ý chọn cho trẻ đồ chơi có xuất xứ rõ ràng, các thông số về kỹ thuật cũng như chất liệu tạo thành được nhà sản xuất ghi đầy đủ, rõ ràng trên bao bì sản phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
* Giải pháp 6: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn.
Trường mầm non Trung Nghĩa được xây dựng khang trang, tuy nhiên còn một số chi tiết nhỏ ở các phòng nhóm vẫn còn góc, cạch chưa lường trước được những nguy hiểm có thể xấy ra đối với trẻ, bản thân là quản lý hàng ngày thăm lớp kiểm tra giám nhóm, lớp tôi đã nhận thấy một số bất cập về cơ sở vật chất vì thế tôi đã mạnh dạn đề xuất ý kiến với UBND xã, được sự nhất trí của UBND xã và sự ủng hộ của phụ huynh. Nhà trường đã có những biện pháp sửa chữa, nâng cấp một số khu vực có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
           Tất cả các lan can được cơi nới cao quá tầm đầu trẻ, các thanh nan trang trí được thiết kế bằng các thanh dọc không rộng quá,  bỏ hết các thanh ngang có thể làm bàn đạp cho trẻ leo trèo, một số đoạn lan can được xây kín. Hiên đằng sau lớp học được xây có độ cao an toàn sự đóng góp tham gia xã hội hóa giáo dục của phụ huynh nhà trường đã có kinh phí để làm rào chắn lan can đảm bảo an toàn cho trẻ. Mà vẫn đảm bảo không gian thông thoáng, ánh sáng đầy đủ cho trẻ.
Kết quả: Từ những điều kiện cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều khó khăn Ban giám hiệu nhà trường đề xuất ý kiến lên cấp trên để nâng cấp, cải tạo và dành nhiều công sức kết hợp cùng giáo viên và phụ huynh nâng cấp và sửa chữa kịp thời các đồ chơi hư hỏng nhỏ để nhà trường có khung cảnh sư phạm đẹp và đảm bảo an toàn cho trẻ. Thực tế chứng minh bằng cách thực hiện tốt biện pháp xây dựng trường học an toàn không có trẻ nào xảy ra tai nạn thương tích trên toàn trường.
* Giải pháp 7: Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Giáo viên không nên để bé chơi một mình dù chỉ trong tích tắc. Trẻ lứa tuổi nhà trẻ phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát cháu mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động.
Luôn luôn để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình: Mắt nhìn, tay sờ và ngậm vào miệng để nếm thử. Vì thế mà trẻ thường mắc phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật.
Hàng ngày giáo viên nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ, đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài nhóm trẻ để tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc thăm quan. Bàn giao số trẻ khi giao ca. Đóng cửa, cổng trường khi không có người ra vào. Khi trò chuyện với trẻ cô tổ chức chơi một số trò chơi như tập vông, tay xinh( gợi ý xem trẻ có đồ gì trong túi thì bỏ ra chơi cùng ) để xem ai có gì trong túi quần áo không, từ đó cô có thể loại bỏ những đồ chơi nhỏ mà trẻ nhặt được hoặc mang từ nhà đến.
Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau ( chọc vào mắt nhau). Nhất là với các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không đẻ trẻ nghịch đất nặn nhét vào tai, mũi của nhau rất nguy hiểm.
Hoạt động ngoài trời: Trong giờ chơi vì ở ngoài trời, trẻ rất ham chơi nên có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xươngnguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây chấn thương. Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc chạy nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương. 
Hoạt động ăn: Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ăn mang từ nhà bếp lên còn đang còn nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia về bàn cho trẻ.
+ Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng.
          + Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc mà cô cố ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ. Vì thế cô phải để trẻ ăn trong tâm trạng thật thoải mái, không cố ép trẻ
+ Khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ. Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch, nói chuyện dễ bị xặc, nghẹn.
Hoạt đông giờ ngủ: Khi trẻ chuẩn bị lên giường giáo viên chú ý xem trẻ còn ngậm thức ăn trong miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, các loại hạt, kẹo cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ trêu ghẹo nhét vào miệng, mũi, tai. Để dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở.
+ Phòng ngủ phải được thông thoáng tránh trường hợp khi trẻ ngủ trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không rất dễ bị ngộ độc.
+ Giáo viên luôn bao quát trẻ không để trẻ ngủ lâu trong tư thế nắm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở.
Kết quả: Bằng việc thường xuyên giám sát, ở gần trẻ tôi đã loại bỏ được hết những tai nạn có thể xảy ra. Đồng thời trẻ lớp tôi đã nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh.
 * Giải pháp 8: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
          Giáo viên mầm non là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy bồi dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng. Ngoài việc tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức giáo viên còn cần nghiên cứu sách báo và hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục nội khoá và ngoại khoá về phòng, chống tai nạn, thương tích cho phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế ở địa phương. Tổ chức và tham gia các cuộc thi tìm hiểu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc và có chất lượng về nội dung giáo dục phòng, tránh tai nạn, thương tích đã được Bộ quy định tại chương trình các môn học. Cần chú trọng việc trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
          Giáo viên cũng phải tham gia các lớp tập huấn về Y tế để nâng cao kiến thức vế cách sơ cứu kịp thời nếu trẻ không may gặp tai nạn. Giáo viên phải được tập huấn kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp như xặc, bỏng, gãy xương Hàng năm, nhà trường cần phối hợp với y tế địa phương tập huấn, nhắc lại cho giáo viên về nội dung này. Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ.
 Kết quả: Từ những buổi tập huấn rất hữu ích và những tài liệu mà nhà trường cung cấp bản thân tôi đã tự nâng cao được kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích và biết cách xử lý kịp thời các tai nạn không may xảy đến với trẻ.
* Giải pháp 9: Phối kết hợp với phụ huynh:
Ngoài công tác tuyên truyền trên loa đài, khẩu hiệu, tranh áp phích, tờ rơivề công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thì công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh là một trong những biện pháp quan trọng. Cần nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ, để phòng tránh những tai nạn cho trẻ có thể xảy ra tại gia đình, trên đường  đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà. Tuyệt đối không đẻ trẻ nhỏ đi đón nhau.
Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại thạch, kẹo cứngĐiều quan trọng nhất là phải luôn giám sát trẻ để chắc chắn rằng con mình luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Kết quả: Biện pháp kết hợp với phụ huynh tại lớp giúp giáo viên và phụ huynh hiểu nhau hơn, từ đó giúp giáo viên thuận lợi trong việc giáo dục trẻ tránh những nơi nguy hiểm, không an toàn với trẻ. Và cũng yên tâm hơn trong công tác phòng tránh tai nạn tại nhà vì phụ huynh đã có kiến thức về cách phòng tránh tai nạn và họ biết điều gì mình nên làm Giáo viên phối hợp với phụ huynh là việc làm rất

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phong_tranh_tai_nan_t.doc