Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi thông qua bộ môn kể chuyện
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi thông qua bộ môn kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi thông qua bộ môn kể chuyện
Sáng kiến kinh ngiệm TT Nội dung Trang 1 Phần 1: Mở đầu 2 1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 5 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến. 6 3. Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng quản lí dạy và học. 6 2 Phần II: Nội dung Chương 1: Khái quát thực trạng vấn đề làm quen với truyện. 7 Chương 2: Những giải pháp áp dụng nhằm thực hiện đề tài 1. Rèn luyện nghệ thuật đọc kể cho bản thân và lựa chọn tác phẩm phù hợp. 10 2. Tạo môi trường học tập. 11 3. Làm đồ dùng đồ chơi. 13 4. Làm quen với văn học mọi lúc mọi nơi. 15 5. Kết hợp với phụ huynh 18 Chương 3: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến. 22 3 Tài liệu tham khảo. 23 MỤC LỤC Sáng kiến kinh ngiệm 1 of 41 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” Ngày nay giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ càng mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể, càng trở thành một đạo lý của thế giới văn minh. Ông bà ta xưa có câu “ Trẻ lên 3 cả nhà học nói” Thật đúng như thế dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ 3 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển NN cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác. Đặc biệt là thông qua bộ môn kể chuyện, giúp trẻ khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ, cảm thụ cái hay, cái đẹp xung quanh trẻ. Phát triển ngôn ngữ là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non. Là một giáo viên trực tiếp giảng dậy tôi luôn tìm tòi áp dụng mọi hình thức đổi mới và nâng cao phương pháp quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là trong môn học làm quen với văn học, bởi vì môn học này có vai trò rất quan trọng, nó là một phương tiện hỗ trợ cho tâm hồn trẻ thơ rất đắc dụng, không gì thay thế được . Trong Trường Mầm non hoạt động văn học có một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ và văn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Đặc biệt thông qua hoạt động kể chuyện sẽ giúp trẻ phát triển tính tư duy, óc tưởng tượng và khả năng phát triển ngôn ngữ. Đây là một trong những cơ sở, tiền đề để cho trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Các câu chuyện cổ tích với các nội dung gần gũi, đầy tính nhân văn như: Ở hiền gặp lành, kẻ ác sẽ bị trừng trị; dũng Sáng kiến kinh ngiệm 2 of 41 cảm đối mặt với những thử thách, dũng cảm đối mặt với những trở ngại; biết hy sinh quên mình để giúp đỡ người gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn... Từ đó hình thành cho trẻ những ứng xử cần thiết trong sinh hoạt, vui chơi và học tập. Những câu chuyện cũng mang đến với trẻ thơ những nhân vật xấu, tốt khác nhau, từ đó giúp trẻ học những điều hay, những việc làm đúng qua những câu chuyện. Thông qua hoạt động kể chuyện giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc từ đó bồi dưỡng cho trẻ tính trung thực, hiền lành, chăm chỉ, lòng nhân ái. Qua đó giáo dục cho trẻ yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên và con người. Ngoài ra hoạt động kể chuyện còn mang tính nghệ thuật thông qua ngữ điệu giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tiếng mẹ đẻ, những hành vi đẹp trong cuộc sống, trẻ biết được những gì nên làm và những gì không nên làm, qua đó rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu về đạo đức như ngoan- hư, tốt – xấu, thật thà- không thật thà .... Để trẻ tham gia tích cực hoạt động kể chuyện thì giáo viên phải lựa chọn hình thức, phương tiện và cách diễn đạt bằng lời cũng như cách thể hiện nhân vật. Nắm được ý nghĩa và tâm quan trọng của môn làm quen với văn học đặc biệt là hoạt động kể chuyện, tôi đã nhận thức được rằng mình cần phải tìm tòi đưa ra được những nội dung phương pháp và hình thức dạy đổi mới để kích thích sự hứng thú, say mê của trẻ vào tiết học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, góp phần phát rriển tính chủ động, tích cực của trẻ. Chính vì vậy khi được phân công đứng lớp 3 tuổi tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi thông qua bộ môn kể chuyện”. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật Qua những năm thực hiện chuyên đề làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện, từ những thực tế trên cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Quế Võ và Ban giám hiệu nhà trường. Trường đã khắc phục được những khó khăn trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học bằng cách tạo điều kiện cho chị em giáo Sáng kiến kinh ngiệm 3 of 41 viên học tập các chuyên đề do Sở giáo dục, Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức khuyến khích động viên chị em học tập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhà trường tổ chức thăm lớp, dự giờ của các giáo viên trong trường để góp ý, đúc rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó còn tổ chức cho chị em giáo viên chủ yếu là lớp 3-4 tuổi được thăm lớp dự giờ các trường trọng điểm trong tỉnh về bộ môn và sưu tầm các nguồn phế liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương để làm đồ chơi hấp dẫn và phù hợp với trẻ. Tham khảo thêm sách báo tạp chí có nội dung liên quan đến việc cho trẻ làm quen chữ cái. Chị em đã động viên lẫn nhau sáng tác thơ ca, hò, vè, ca dao, đồng dao, câu đố về chuyên đề do Ngành học và nhà trường tổ chức. - Sáng kiến đưa ra một số biện pháp dạy trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, dạy trẻ học ở mọi lúc mọi nơi, học dưới nhiều hình thức, - Sáng kiến cũng đưa ra một số các giải pháp giúp trẻ làm quen với một số tác phẩm văn học một cách nhanh nhất, sâu sắc nhất. - Sáng kiến mặt khác cũng đưa vị trí trẻ làm trung tâm để từ đó tím ra được những cách thức cho trẻ học và làm quen tác phẩm một cách nhanh nhất, dễ nhớ, dễ thuộc, gần gũi với trẻ. - Với đề tài này, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu, những ý kiến của các nhà chuyên môn, cùng với sự tiếp thu của bản thân tôi qua các chuyên đề của Huyện, của Tỉnh. Bên cạnh đó có sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường với những kinh nghiệm đã tích lũy qua nhiều năm giảng dạy, tôi không có tham vọng gì lớn mà chỉ bước đầu hệ thống các ý kiến, những giải pháp nhỏ bé của mình để chị em đồng nghiệp cùng trao đổi tham khảo và cùng thực hiện, nhằm nâng cao hơn nữa việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chyện. 3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp thực hiện đã tìm ra giải pháp tối ưu phù Sáng kiến kinh ngiệm 4 of 41 hợp với khả năng của trẻ để trẻ phát triển một cách tốt nhất về mặt tâm – sinh –lí, tạo cho trẻ những tiền đề phát triển toàn diện, tăng cường và bảo vệ sức khỏe. Trẻ hoạt động không bị áp đặt để phát huy năng lực bản thân, được trao đổi, được nhận xét nên trở nên năng động hơn, mạnh dạn hơn. Sau khi thực hiện bản thân tôi không ngừng cố gắng, phấn đấu học tập, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, qua việc xây dựng môi trường phát triển vận động trẻ năng động hơn, thích rèn luyện thể dục thể thao, thích tham gia vào các hoạt động xã hội, thích giúp đỡ bạn bè, người thân, thầy cô giáo. Thông qua các hoạt động, giáo viên tích hợp các hoạt động khác giúp trẻ phát triển hài hòa cả 5 lĩnh vực: Đức - Trí - Thể - Mĩ – Lao động. Sáng kiến kinh ngiệm 5 of 41 PHẦN 2: NỘI DUNG. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 3-4 TUỔI 1.Thuận lợi - Trường mầm non Đào Viên là một trong những trường có nhiều thành tích cao, có chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, chuẩn chất lượng mức độ 3. Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. - Ban giám hiệu luôn quan tâm, hướng dẫn sát sao về chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức , trường đã được các cấp, các ban ngành đã cho giáo viên được đi tham quan học hỏi, giao lưu chuyên môn với các trường bạn, tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi. - Lớp học luôn được đầu tư cơ sở vật chất như mua sắm trang thiết bị đồ dùng học tập cho trẻ, tạo điều kiện cho lớp được sử dụng đồ dùng hiện đại như ti vi, máy tính, máy chiếu - Phụ huynh luôn ủng hộ nhiệt tình về nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học cho trẻ. - Bản thân là một giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn đại học, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; luôn nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ, chia sẻ của ban giám hiệu, chị em đồng nghiệp trong công việc; có tinh thần cầu tiến, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Trẻ ngoan đi học theo đúng độ tuổi, đi học đều, tỷ lệ chuyên cần cao, không có trẻ khuyết tật, chậm phát triển. Sáng kiến kinh ngiệm 6 of 41 2. Khó khăn - Qua thực tế trong quá trình thực hiện một biện pháp tôi thấy còn nhiều bất cập. Giáo viên kể chuyện chưa diễn cảm, chưa xác định được giọng điệu và tính cách của từng nhân vật trong chuyện.Về đồ dùng giảng dạy đôi khi còn chưa hợp lý, nên sự thu hút của trẻ vào trong giờ học còn kém dẫn đến chất lượng môn học chưa cao. Bên cạnh đó giáo viên chưa chú ý nhiều đến nghệ thuật kể chuyện, việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm chưa được đầu tư đúng cách. - Lớp có khoảng 50% trẻ chưa từng học qua lớp nhà trẻ nên trẻ rất nhút nhát, hay khóc nhè. Nhiều trẻ hiếu động không chịu ngồi yên, nói tự do không tập trung chú ý vào giờ hoạt động chung của lớp, trẻ nói chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt câu chưa được rõ ràng. Trong giờ kể chuyện, đồ dùng trực quan kém hấp dẫn nên trẻ chỉ lắng nghe phần đầu câu truyện rồi quay sang nghịch phá với bạn, không chú ý nên rất ít trẻ hiểu được nội dung chuyện, vì vậy chỉ có khoảng 40% trẻ hứng thú; còn lại 60% trẻ không hứng thú, thụ động, ít chịu tham gia hoạt động, khả năng tiếp thu của trẻ rất hạn chế. - Công nghệ thông tin phát triển phụ huynh để con xem điện thoại, tivi nhiều không để ý đến sự phát triển ngôn ngữ của con dẫn đến nhiều trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, không chịu giao tiếp với người xung quanh, không tương tác giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ. - Nhận thức của trẻ không đồng đều, có cháu nhận thức nhanh, có cháu nhận thức chậm, có nhiều cháu còn nói ngọng, cháu tự kỉ, cháu cá biệt, cháu hiếu động... - Dân địa phương nói ngọng nhiều do vậy trẻ trong lớp nói ngọng - Đa số phụ huynh là công nhân do vậy họ chưa hiểu được tầm quan trọng của ngành học mầm non nên chưa thực sự quan tâm đến trẻ. Kết quả khảo sát đầu năm của lớp tôi như sau: Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp Sáng kiến kinh ngiệm 7 of 41 thông thường, bài soạn dập khuôn, cứng nhắc chưa có biện pháp mới tác động thì chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu còn ở mức rất cao, số trẻ nhận biết và phát âm đúng còn thấp. Vì vậy tôi đã suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp hữu hiệu nhất trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi. STT Nội dung khảo sát Số trẻ khảo sát Trẻ đạt Trẻ chưa đạt Tốt Khá TB Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % 1 Trẻ hứng thú tích cực trong giờ kể truyện 30 7 23 14 46 8 27 1 4 2 Nhớ và nhắc lại được tên truyện và tên nhân vật trong truyện 30 6 20 12 67 10 33 1 4 3 Hiểu nội dung câu truyện, trả lời được câu hỏi đàm thoại của cô giáo rõ ràng mạch lạc. 30 7 23 19 29 12 40 2 8 4 Kể lại lời thoại trong truyện 30 3 10 6 20 15 50 6 20 Sáng kiến kinh ngiệm 8 of 41 CHƯƠNG 2: NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH NHẰM THỰC HIỆN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI. Từ những khó khăn và hạn chế trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp trẻ 3-4 phát triển ngôn ngữ mạch lạc như sau: a. Biện pháp 1: Rèn luyện nghệ thuật đọc kể diễn cảm cho bản thân và nghiên cứu lự a chọn tác phẩm phù hợp với trẻ. Trẻ mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của một câu truyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi trẻ chưa biết đọc, vì vậy các câu truyện đến được với trẻ phải qua yếu tố trung gian đó là giọng đọc và lời kể của cô giáo, của những người khác truyền đạt tới trẻ. Một tác phẩm hay, có nội dung giáo dục tốt nhưng điều đó có đi vào trí nhớ vào tâm hồn trẻ hay không còn phụ thuộc vào nghệ thuật đọc kể của cô giáo. Có thể nói trẻ cảm thụ như thế nào về nội dung tác phẩm, cảm nhận các nhân vật, các đức tính tốt xấu, tất cả các sự việc diễn ra trong tác phẩm đều nhờ vào giọng đọc kể của cô. Từ giọng đọc kể của cô mà gợi lên cho trẻ những tình cảm và cảm xúc nhất định. Do vậy việc sử dụng đúng giọng điệu, ngữ điệu và ngắt giọng đúng nhịp điệu, cường độ của âm thanh, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó giọng của cô luôn đi đôi với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ minh hoạ, điều đó gây ấn tượng sâu sắc đối với trẻ và cũng chính từ đó tôi thấy trẻ cảm thụ và thể hiện lại tác phẩm văn học tốt hơn. Với lý do đó trước khi cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học tôi thường xuyên rèn luyện nghệ thuật đọc kể nhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm một cách nhanh nhất, sâu sắc nhất. Sáng kiến kinh ngiệm 9 of 41 Từ đó trẻ hứng thú tham gia các hoạt động làm quen văn học. VD: “Trong truyện Bác gấu đen và hai chú thỏ”. Khi kể chuyện cho trẻ nghe tôi xác định giọng nhân vật như sau: - Giọng của Gấu đen: Nhẹ nhàng, dụt dè. - Giọng của Thỏ nâu : Cáu gắt. - Giọng của Thỏ trắng: Hồn nhiên, tình cảm. VD: Khi kể cho trẻ nghe câu truyện “ Chú dê đen” Tôi đã rèn giọng đọc, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt của mình như sau: + Nhân vật Chú dê đen: Giọng, cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát , điệu bộ dũng cảm, hiên ngang, nét mặt nghiêm nghị + Nhân vật dê trắng: Giọng điệu, cử chỉ nhút nhát, rụt rè, điệu bộ sợ hãi VD: Truyện "Cáo, thỏ và gà trống" - Thỏ: thể hiện nét mặt buồn rầu, yếu đuối giọng vừa nói vừa khóc. - Cáo: Phần đầu giọng quát nạt, to, ồm ồm, nét mặt hưng rữ thể hiện giọng thách thức, nhưng ở cuối truyện giọng hạ dần, nét mặt trở thành hoảng sợ. - Chó: Giọng nhanh nhảu. Thái độ ân cần an ủi. - Gấu: Thể hiện nét mặt hiền từ, giọng nói chậm rãi. - Gà trống: Thể hiện tính tình dũng cảm, giọng nói to, dõng dạc, dứt khoát. Bên cạnh để giúp trẻ diễn đạt và phát âm chính xác, tôi đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi các tư liệu, tài liệu có liên quan trên các phương tiện, bởi có như vậy mới khai thác và học hỏi được những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tích lũy được những kho tàng kiến thức khổng lồ phong phú và đa dạng. Việc tìm tòi tích lũy, nghiên cứu các tư liệu, tài liệu có liên quan trên các phương tiện sẽ rất có ích để giáo viên vận dụng vào thực tế của lớp học mình. Trên thực tế hiện nay còn có rất nhiều cuốn sách nữa như: Sáng kiến kinh ngiệm 10 of 41 “ Dạy trẻ nói như thế nào” Tác giả: Đỗ Thanh, “ Những đặc điểm tâm lí của hoạt động ngôn ngữ trong hoạt động kể chuyện của trẻ mẫu giáo” Tác giả: Hồ Nam Hồng, “Phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ mẫu giáo” Tác giả : Nguyễn Xuân Khoa. Ngoài ra còn có nhiều cuốn sách ở các thể loại khác nhau như truyện kể, thơ ca, câu đố dành cho trẻ Mầm non mà tôi có thể tự lựa chọn làm các đề tài để đưa vào các hoạt động học phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình. Hiện nay, được áp dụng theo chương trình mới “Lấy trẻ làm trung tâm”, chúng tôi được phép sưu tầm các câu truyện mới phù hợp với trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi có rất nhiều câu truyện nội dung hay và hấp dẫn, tính giáo dục cao mà tôi đã chọn như: Truyện “Ngôi nhà ngọt ngào”, “Bài học đầu tiên của Gấu”, “Con chuột phát phì”, “ Cáo thỏ và gà trống” , “ Bác gấu đen và hai chú thỏ” “ Rô ron không vâng lời mẹ”” Chú vịt xám” b/Biện pháp 2: Tạo môi trường học tập. Trong quá trình xây dựng môi trường tôi luôn tự đặt câu hỏi: Môi trường tạo ra có khuyến khích trẻ phát triển không? Vì sao? Xây dựng môi trường tạo cho trẻ tích cực tham gia hoạt động kể chuyện trong lớp đạt hiệu quả như thế nào? Tôi luôn xác định ý tưởng mới trong hoạt động của mình với trẻ là gì? Từ đó tôi mới tạo được môi trường phục vụ cho ý tưởng của trẻ tận dụng các sản phẩm trẻ làm ra để tạo môi trường và hơn thế như ta đã biết, đối với trẻ em ở tuổi Mầm non thì tranh ảnh và các đồ chơi xung quanh lớp là một bộ sách giáo khoa hấp dẫn, dễ dàng đi vào trí nhớ của trẻ. Hiểu rõ điều đó, ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý xây dựng, tạo môi trường lớp học luôn sống động, hấp dẫn và luôn tạo theo hướng “Góc mở” nhằm phát huy và nâng cao khả năng vốn có của trẻ. Vì vậy tôi đã trang trí phía trên bảng chủ điểm dán tranh ảnh có nội dung của một số câu truyện, bài thơ theo chủ đề cho trẻ quan sát tạo cho trẻ sự tò mò thích thú muốn được khám phá và tìm hiểu.Tôi treo ở góc này những bài thơ hay những quyển truyện, truyện được chia thành 3 nhóm: Nhóm truyện tranh, truyện cổ tích, truyện cười. Các bài thơ hay, những cuốn truyện được kẹp ghim treo vào những bông hoa được đính ở trên tường Sáng kiến kinh ngiệm 11 of 41 vừa với tầm nhìn của trẻ nhằm kích thích trí tò mò khi trẻ nhìn vào, từ đó trẻ sẽ thích khám phá thế giới về sách, truyện, tranh cho trẻ. Góc văn học là nơi mà trẻ có thể được học tập và rèn luyện nhiều kỹ năng về hoạt động cũng như về làm quen văn học. Bởi vây tôi đã suy nghĩ làm sao để có một góc văn học thật sự hấp dẫn và thu hút trí tò mò khám phá của trẻ. Để góc văn học ngày càng phong phú, đa dạng tôi luôn sưu tầm vẽ tranh theo nội dung các câu chuyện, bài thơ trong và ngoài chương trình đóng thành từng quyển để giúp trẻ phát triển và rèn luyện các kỹ năng khi hoạt động ngoài giờ học. Ví dụ như chủ điểm động vật tôi đã sắp xếp và trang trí những con vật được làm bằng vải dạ thật ngộ nghĩnh sinh động để thu hút trẻ. Tôi đã sử dụng những chiếc mẹt nan để trang trí những hình ảnh, nội dung các câu chuyện trong chủ đề để khi trẻ nhìn vào có thể nhớ lại tên câu chuyện và các nhân vật trong truyện. Rõ ràng tạo môi trường văn học vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về nội dung và theo hướng mở là một điều kiện không thể thiếu nếu muốn kết quả học tập của trẻ ngày một tốt hơn. c.Biện pháp 3: Tích cực làm đồ dùng đồ chơi. Đối v
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_m.pdf