Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi

docx 21 trang Phương Thanh 07/01/2025 110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
4
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
Ưu điểm
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
4
5
5
Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
6
Biện pháp 1: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Biện pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua các giờ học khác.
Biện pháp 3: Một số trò chơi phát triển ngôn ngữ.
Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh.
Biện pháp 5: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Biện pháp 6: Tăng cường công tác tự bồi dưỡng của giáo viên.
6
10
15
18
18
19
Kết quả áp dụng thực tiễn 
Kết quả đạt được
Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm (sau khi áp dụng thực tiễn)
19
19
19
Kết luận
20
Kiến nghị, đề xuất
Đối với tổ chuyên môn
Đối với lãnh đạo nhà trường
Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo; sở giáo dục và đào tạo.
21
21
21
21
PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 
PHẦN IV: CAM KẾT
22
23
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy và Lênin đã viết: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Trong cuộc sống và sự phát triển xã hội loài người, ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là phương tiện giữ gìn, bảo tồn, truyền đạt và phát triển kinh nghiệm xã hội loài người. Ngoài ra, ngôn ngữ còn là công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm, công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng, ngôn ngữ càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong sự phát triển toàn diện của trẻ. 
Ngôn ngữ là công cụ để giúp trẻ giao tiếp với người lớn và bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình, là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trở thành một thành viên của xã hội loài người.
Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ phát triển tư duy và nhận thức: Đối với trẻ mầm non, ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi và phát triển nhân cách. Có ngôn ngữ, tư duy của trẻ được phát triển và ngược lại, tư duy phát triển càng đẩy nhanh sự phát triển của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện: Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp cho tư duy phát triển. Đây là điều kiện để trẻ mở rộng giao tiếp, học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh để cảm thụ, nhận thức và tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức
Ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ với sự phát triển của trẻ, từ đó tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi” để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất trong môi trường giáo dục mầm non.
 Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi cùng các đồng nghiệp, đồng thời học hỏi qua các tài liệu và qua Internet, ứng dụng những phương pháp thực hành, trải nghiệm cụ thể qua từng hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi đạt hiệu quả cao nhất. 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Trường Mầm non Đại Lai được thành lập từ năm 1992. Trải qua các giai đoạn xây dựng và trưởng thành từ trường mầm non dân lập, đến ngày 30 tháng 3 năm 2011 được UBND huyện Gia Bình ra Quyết định chuyển đổi thành trường mầm non công lập xã Đại Lai. Từ khi thành lập đến nay trường mầm non Đại Lai luôn giữ vững là đơn vị trường tiên tiến, thành tích năm sau luôn cao hơn năm trước.
Trường có 01 điểm trường; điểmTrung tâm nằm trên địa bàn xã Đại Lai có18 nhóm, lớp và 460 học sinh, được chia thành 18 nhóm lớp, nhà trẻ 6 nhóm, mẫu giáo 12 lớp. CSVC tương đối khang trang, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đổi mới giáo dục hiện nay. 
 - Về đội ngũ quản lý: 	
 BGH: 3 đồng chí (1 hiệu trưởng , 2 phó hiệu trưởng)
- Về đội ngũ giáo viên:
Tổng số năm học 2020-2021 có : 36 giáo viên/ 18 nhóm lớp 
- Trình độ chuyên môn giáo viên: 
Năm học
Trình độ chuyên môn
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
2020-2021
35
1
0
	
Ưu điểm
	Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, Đảng, chính quyền từ tỉnh đến địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên đã trang bị được nhiều phòng học khang trang, rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, phương tiện và trang thiết bị kịp thời như máy chiếu, máy tính, ti vi . Để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò trên lớp.
	Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững, có năng lực và năng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để giúp giáo viên phát huy hết năng lực của mình. Mặt khác, phòng giáo dục cũng như nhà trường thường xuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng đổi mới hình thức dạy và học tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được thường xuyên học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn.
	Bản thân là giáo viên lớp 4-5 tuổi B5, tôi rất yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác. Đặc biệt phát triển ngôn ngữ cũng là lĩnh vực mà tôi yêu thích. Đồng thời trẻ đi học đều giúp quá trình học tập và rèn luyện được thường xuyên. 
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:
	Mức độ ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ trong trong lớp là không đồng đều do khả năng tiếp thu của mỗi trẻ là khác nhau.
Một số trẻ vẫn còn nhút nhát, ngại giao tiếp do vốn từ ít, thiếu tự tin.
Công nghệ thông tin phát triển, khiến trẻ bị mê hoặc bởi những chiếc smartphone, dẫn đến việc trẻ lười giao tiếp với mọi người xung quanh.
Cha mẹ trẻ ở địa phương thường đi làm xa, hoặc làm công nhân nên không có thời gian quan tâm và giao tiếp với trẻ thường xuyên dẫn đến việc khả năng giao tiếp của trẻ chưa được tốt.
 Chính vì đặt ra cho mình nhiệm vụ như vậy nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát khả năng ngôn ngữ lớp 4-5 tuổi B5 như sau:
	Bảng khảo sát đầu năm lớp 4-5 tuổi B5	
Phân loại khả năng
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm
10/27
37
10/27
37
4/27
14,8
3/27
11,2
Vốn từ
10/27
37
10/27
37
3/27
11,2
4/27
14,8
Khả năng nói đúng ngữ pháp
10/27
37
10/27
37
3/27
11,2
4/27
14,8
Khả năng giao tiếp
10/27
37
6/27
22,2
7/27
25,9
4/27
15,5

2. Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi:
	 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã thử nghiệm một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ như sau:
 a, Biện pháp 1: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 
 *Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón- trả trẻ:
 Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.
 VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:
 + Gia đình con có những ai?
 + Mẹ yêu con như thế nào?
 + Buổi sáng ai đưa con đến lớp?
 + Bố con đưa đi bằng phương tiện gì?
Hình ảnh minh họa trò chuyện giờ đón trẻ
 - Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn.
 - Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà, bố, mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, biết vâng lời.
 *Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:
 Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở trường, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong quá trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau.
 VD1: Trò chơi trong góc “Đóng vai” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. 
 + Các bạn đã cho búp bê ăn chưa? (Chưa ạ)
 + Khi ăn các con nhớ đeo yếm để bột không giây ra áo của búp bê nhé! (Vâng ạ) 
 + Ngoan nào, chị cho búp bê ăn nhé!
 + Bột vẫn còn nóng lắm để chị thổi cho nguội đã! (Giả vờ thổi cho nguội)
 + Búp bê của chị ăn ngoan rồi chị cho búp bê đi chơi nhé! (Âu yếm em búp bê) 
 Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của con người.
 VD2: Ở góc “Bé khéo tay” ở chủ điểm Bản thân ” bằng miếng xốp thừa tôi đã tận dụng cắt thành hình bông hoa. Trẻ sẽ được in bông hoa đủ màu sắc sáng tạo lên giấy thành sản phẩm của mình một cách nghệ thuật. Tôi thấy trẻ rất khéo léo, chăm chú khi làm. Khi trẻ làm tôi ân cần đến bên trẻ trò chuyện cùng trẻ:
 + Con đang làm gì vậy? (Con in hình bông hoa ạ)
 + Hoa của con có màu gì? (Màu đỏ, màu vàng, màu tím ạ)
 + Bông hoa có mấy cánh con có biết không? (Sáu cánh ạ )
Hình ảnh minh họa hoạt động góc “Bé khéo tay”
 - Như vậy bằng những đồ chơi tự tạo thông qua hoạt động chơi không những rèn cho trẻ sự khéo léo mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 *Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời:
 - Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bập bênh. Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trường và hỏi trẻ:
 + Cây này có màu gì? (Trẻ trả lời màu xanh)
 + Thân cây này như thế nào? (Nhỏ và dài ạ)
 + Cây này có lá màu gì (Màu xanh ạ) 
- Giáo dục: 
 + Các con nhớ cây xanh rất quan trọng cho sức khoẻ của con người, vì vậy các con không được hái hoa, bẻ cành mà phải tưới cây để cây mau lớn nhé! (Vâng ạ)
Hình ảnh minh họa tiết hoạt động ngoài trời
 - Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ mới ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc, rõ ràng hơn.
 - Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những câu không có nghĩa. Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ, nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại.
b, Biện pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học khác.
Các hoạt động học có chủ đích đóng một vai trò không nhỏ trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, ví dụ thông qua một số hoạt động sau:
* Thông qua giờ học làm quen với tác phẩm văn học
 Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc, mà muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện.
Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo:
+ Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho trẻ.
+ Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi.
+ Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng, giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật.
 VD1: Trẻ nghe câu truyện “Tích Chu”. Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ đó là từ “Quần quật ”,” kham khổ ‘’. Cô có thể cho trẻ xem tranh một người bà làm việc ngày đêm không có thời gian nghỉ ngơi và giải thích nghĩa của từ “quần quật” (Các con ạ, khi làm việc trong thời gian dài , không có thời gian nghỉ ngơi gọi là quần quật, ý nói bà phải làm việc rất vất vả để nuôi Tích Chu). Tiếp tục giải thích từ “kham khổ”. Sau khi giải thích tôi cũng chuẩn bị một hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ được nội dung truyện và từ vừa học:
 + Tích Chu ở với ai? ( Ở với bà )
 + Bà Tích Chu phải làm việc như thế nào để có tiền nuôi Tích Chu ( Bà phải làm việc quần quật suốt ngày )
 + Vì sao bà Tích Chu đổ bệnh ? ( Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ). 
 + Khi bà ốm Tích Chu có ở nhà chăm sóc cho bà không? Tích Chu đi đâu? ( Tích Chu chơi cùng bạn )
 + Tích Chu về tới nhà thì bà đã biến thành gì? ( Bà biến thành con chim bồ câu)
 + Tích Chu đã gọi bà như thế nào? . Cho trẻ làm Tích Chu gọi bà 
 + Tích Chu bật khóc ai đã hiện ra giúp Tich Chu tìm lại bà? ( Cô tiên đã giúp Tích Chu)
 + Giáo dục trẻ : Ông bà cha mẹ luôn yêu thương hết mực, chăm sóc các con từ miếng ăn cho tới giấc ngủ .Vì vậy các con cũng phải yêu thương và biết chăm sóc ông bà cha mẹ khi họ bị đau ốm, giúp đỡ công việc tuỳ theo sức của mình. Đấy mới là các em bé ngoan các con ạ!
 - Cô kể 1 - 2 lần cho trẻ nghe giúp trẻ hiểu thêm về tác phẩm và qua đó lấy nhân vật để giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ chăm sóc ông bà cha mẹ khi họ bị đau ốm 
Hình ảnh minh họa phát triển ngôn ngữ thông qua làm quen với tác phẩm văn học
 	VD2: Qua bài thơ “Quạt cho bà ngủ” tôi muốn cung cấp cho trẻ từ “ngấn nắng”. Tôi cho trẻ xem hình ảnh ngấn nắng, giải thích từ thiu thiu
- Tôi giải thích cho trẻ: Thiu thiu là trạng thái mơ màng, chuẩn bị ngủ. Ý muốn nói ánh nắng rực rỡ cũng bớt đi cái găy gắt chói chang đề giúp bà được ngủ ngon, mau khoẻ
 Bên cạnh đó tôi cũng chuẩn bị câu hỏi để trẻ trả lời:
 + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Quạt cho bà ngủ ạ )
 + Trong bài thơ bà bạn nhỏ bị làm sao? (Bà bạn nhỏ bị ốm ạ)
 + Bạn nhỏ nhờ các chim chích choè thế nào? (Chim đừng hót nữa )
 + Bà bị ốm bạn nhỏ đã làm gì? (Quạt cho bà ngủ ạ)
- Như vậy qua bài thơ ngoài những từ ngữ trẻ đã biết lại cung cấp thêm vốn từ mới cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú.
 - Ngoài việc cung cấp cho trẻ vốn từ mới thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói lắp cũng vô cùng quan trọng khi trẻ giao tiếp. Khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chú trọng đến điều này và đã kịp thời sửa sai cho trẻ ngay tại chỗ.
- Như vậy thơ, truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ mà còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Trẻ nhớ nội dung câu truyện và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức. 
 *Thông qua giờ phát triển thẩm mĩ:
- Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn thôi thúc tôi phải nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp dạy học tốt nhất có hiệu quả nhất với trẻ
 - Đối với tiết học âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật (Trống, lắc, phách tre, mõ, xắc xôvà nhiều chất liệu khác) trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp với các loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng. Để làm được như vậy đó là nhờ sự hiểu biết, nhận thức vốn từ, kỹ năng nhất là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ được tích luỹ và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc.
- Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh đẹp của bài hát.
Hình ảnh minh họa tiết âm nhạc
 VD: Hát và vận động bài “Cái mũi”
 + Câu đầu tiên: Nào bạn ơi ra đây ta xem một cái mũi
 Nào bạn ơi ra đây xem tôi phình cái mũi
 (Trẻ đưa tay lên mũi và chỉ vào mũi)
 + Câu thứ hai: Thở làm sao cho cái mũi đó
 Lớn nhanh như quả bóng tròn
 (Trẻ vòng 2 tay thành một vòng tròn rồi vung lên)
 + Câu cuối: Là khi đó có gió bay qua đúng mũi rồi
 (Hai tay giơ thẳng lên cao, đung đưa về hai bên)
 *Thông qua giờ khám phá khoa học:
 Giờ khám phá khoa học là một trong những giờ học trẻ thấy hứng thú nhất vì ở đây trẻ có thể được thỏa sức khám phá những điều mới mẻ mà trẻ chưa biết bên cạnh việc được thực hành, cảm nhận trực tiếp. Do đó, chúng ta có thể cung cấp cho trẻ rất nhiều vốn từ thông qua giờ học này.
 VD: Trong tiết học “Khám phá các giác quan trên cơ thể”
 Khám phá giác quan vị giác
 Cô giáo cho trẻ nếm thử các loại quả chua, quả ngọt và hỏi trẻ
 + Các con vừa được ăn quả gì? (Quả cam, quả dưa hấu ạ)
 + Chúng mình có biết quả cam, quả dưa hấu màu gì không? (Quả cam màu cam, quả dưa hấu vỏ màu xanh, ruột màu đỏ ạ)
 + Quả cam có vị gì, quả dưa hấu có vị gì nhỉ? (Quả cam có vị chua, quả dưa hấu có vị ngọt ạ)
 + Chúng mình cảm nhận được vị là nhờ đâu? (Nhờ lưỡi ạ)
 + Lưỡi được gọi là giác quan gì? (Giác quan vị giác ạ)
Hình ảnh minh họa tiết khám phá khoa học
Trẻ vừa được nếm thử trực tiếp, vừa được bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ, nên trẻ rất hào hứng để phát biểu.
 Thông qua giờ học khám phá, trẻ vừa được cung cấp thêm nhiều kiến thức, vừa được cung cấp các từ ngữ mang tính khoa học, bên cạnh đó tôi luôn chú trọng các câu trả lời của trẻ để giúp trẻ trả lời một cách đầy đủ và rõ ràng các câu hỏi.
c, Biện pháp 3: Một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Đối với trẻ mầm non, được phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là một biện pháp tốt nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để cung cấp, tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó trẻ biết sử dụng “số vốn từ” đó một cách thành thạo.
 - Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên. Và tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò chơi xong sẽ gây sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào bài học. Như vậy trẻ sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và thoải mái.
- Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo, đọc những tài liệu sách và tôi thấy rằng một số trò chơi sau thực sự có hiệu quả làm tăng thêm vốn từ cho trẻ, từ đó ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú.
 * Trò chơi 1: “Cái gì? Dùng để làm gì?
- Mục đích của trò chơi này là tôi muốn trẻ nhận biết được một số đồ dùng quen thuộc và biết tác dụng của những đồ chơi từ đó ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển.
- Chuẩn bị:
 + Đồ dùng để ăn uống (Bát, thìa, cốc , ca)
 + Đồ dùng để mặc (Quần, áo, khăn, mũ)
 + Mỗi trẻ một tranh lô tô đồ dùng khác nhau.	
- Tiến hành:
 + Tôi cho trẻ ngồi chiếu xung quanh cô. Cô nhắc tên đồ dùng nào thì trẻ phải nói nhanh đồ dùng đó 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx