Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi A1 trong trường Mầm non Nhân Thắng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi A1 trong trường Mầm non Nhân Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi A1 trong trường Mầm non Nhân Thắng
MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi A1 trường MN Nhân Thắng 3 a. Ưu điểm 3 b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 3 2. Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi A1 trường MN Nhân Thắng 5 2.1: Biện pháp1: Giáo viên tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức 5 2.2: Biện pháp 2: Xây dựng môi trường tạo cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ 6 2.3: Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động 12 2.4: Biện pháp 4: Sưu tầm, sáng tác trò chơi, thơ ca 20 2.5: Biện pháp 5: Phối hợp phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 22 3. Kết quả 24 a. Kết quả đạt được 24 b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm 25 4. Kết luận 26 5. Kiến nghị, đề xuất 26 a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn 26 b. Đối với Lãnh đạo nhà trường 26 c. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo 27 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 27 PHẦN IV: CAM KẾT 28 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó.” Đối với trẻ 3-4 tuổi chúng ta không dạy trẻ các kỹ năng đọc và viết thực sự, mà dạy trẻ những kỹ năng cơ bản như: xem tranh, mô tả tranh, kể chuyện theo tranh, biết cách ngồi đúng tư thế, biết cách cầm màu tô Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giúp trẻ lĩnh hội cả 3 thành phần của ngôn ngữ: Phát âm, vốn từ, ngữ pháp. Nhiệm vụ quan trọng nhất phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ là dạy trẻ nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ (âm-từ-câu-lời nói). Ở tuổi 3-4 tuổi, phát triển ngôn ngữ mạch lạc là rất quan trọng. Vì ở lứa tuổi này trẻ bắt trước và học theo rất nhanh. Năm học 2020 - 2021, tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 3-4 tuổi A1, với tổng số học sinh trong lớp là 25 cháu, đa số các cháu phát âm chưa được rõ ràng, một số cháu còn nói ngọng, nói chưa hết câu trọn vẹn. Tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi A1 trong trường mầm non Nhân Thắng” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi A1 trường mầm non Nhân Thắng. a. Ưu điểm Trường chúng tôi là một trường trọng điểm của huyện nhà, đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Có vườn cổ tích, bể nước, khu vực thiên nhiên cho trẻ được học tập, vui chơi và thực hành thường xuyên. Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, có tinh thần tự giác trong công việc, có truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực có tinh thần thống nhất cao và kỷ luật trong công tác. - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao luôn tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi làm tốt công việc. - Giáo viên là người địa phương, gần gũi, hiểu tâm lý của trẻ và phụ huynh. Hầu hết giáo viên mầm non đều yêu nghề, mến trẻ và ham học hỏi - Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi, đa số các cháu đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn và trẻ đi học rất đều - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phong phú về mầu sắc và hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ. - Cha mẹ và cộng đồng đã có nhiều thay đổi tiến bộ về quan niệm nuôi dạy trẻ; quan tâm tới các con/trẻ em nhiều hơn; có ý thức và biết cách hợp tác với nhà trường, giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non. b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế Bên cạnh những thuận lợi đó, bản thân cũng gặp không ít khó khăn và còn một số hạn chế: - Mức độ ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ mầm non khi vào trường rất khác nhau. - Giáo viên gặp khó khăn khi xác định kỹ năng ngôn ngữ của trẻ và lên kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cho toàn thể lớp và cho cá nhân từng trẻ. - Do đặc điểm trẻ sống ở vùng nông thôn nên thường mang tâm lý nhút nhát, ngại giao tiếp điều đó cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. - Do lớp học có diện tích khá nhỏ, ít không gian để trẻ thỏa sức sáng tạo, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con do bận đi làm không có thời gian trò chuyện và uốn nắn trẻ về ngôn ngữ. - 60% trẻ phát âm chưa chính xác và nói ngọng. Qua quá trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề này và tôi nghĩ rằng mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ một cách có hiệu quả nhất để có thể giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh. * Kết quả điều tra của đầu tháng 9 như sau: Nội dung Trước khi chưa có biện pháp thực hiện Số trẻ Tỷ lệ % Khả năng nghe hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động gần gũi. 13/25 52% Khả năng nói bày tỏ tình cảm, nhu cầu hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn,... 8/25 32% Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống. 10/25 40% 2. Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi A1 trường mầm non Nhân Thắng. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau: 2.1. Biện pháp 1: Giáo viên tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức - Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành nghiên cứu và học hỏi thông qua rất nhiều nguồn tài liệu, tư liệu khác nhau để nắm bắt tâm lý trẻ từ nhà trẻ đến mẫu giáo như: + Qua chị em đồng nghiệp trong trường: Tôi học hỏi chị em đồng nghiệp rất nhiều thông qua các buổi kiến tập đặc biệt là môn hoạt động làm quen văn học, hoạt động góc, thông qua các giờ sinh hoạt chuyên môn chị em hướng dẫn và chia sẻ những kinh nghiệm tổ chức hoạt động, tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ. + Qua các buổi kiến tập cấp trường và kiến tập cấp huyện tôi đều ghi chép, sưu tầm các trò chơi học tập hay, mới lạ để làm tài liệu tham khảo. + Được nhà trường cho đi nghe giảng bài môn hoạt động phát triển ngôn ngữ (do cô giáo của trường Đại học sư phạm giảng dạy) do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức tôi đã học hỏi được rất nhiều. - Qua các loại sách báo: + Giáo trình giáo dục học mầm non – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam + Sách chương trình giáo dục mầm non 3-4 tuổi (Bộ giáo dục và đào tạo ban hành) +Tạp chí giáo dục mầm non do nhà trường phát hàng tháng + Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên - Qua các trang mạng internet: 2.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường tạo cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ 2.2.1: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách xây dựng môi trường trong lớp + Xây dựng và phát triển môi trường phong phú, đa dạng và hiệu quả, điển hình với một số hoạt động cụ thể sau: - Thông điệp của bé: dành hẳn một mảng tường lớn phủ mặt giấy trắng của những tờ lịch cũ. Khuyến khích trẻ “vẽ” lên đó những thông điệp mà chúng thích - Bức tường của lớp: tạo các bức tranh tường đồ vật mà trẻ sưu tầm. - Ghi tên của các đồ vật, góc chơi trong lớp, phòng chức năng, cây hoa trong vườn, hướng dẫn lối đi trong trường... Ghi tên trẻ ở các kệ tủ đồ dùng cá nhân ( đối với trẻ 3-4 tuổi nên kèm hình của trẻ bên cạnh tên bằng chữ to). - Các bảng biểu: có chữ và hình ảnh đi kèm. Ví dụ: Một ngày của bé, Tuy nhiên, tránh đưa ra quá nhiều chữ trong một thời điểm. - Môi trường chữ nên được thay đổi thường xuyên ( có thể theo nội dung trẻ đang học). Các chữ viết phải tuân thủ luật ngữ pháp, chính tả, ngắn gọn súc tích. Tránh viết tắt (đặc biệt là tên trẻ). Có thể dùng chữ viết và chữ in. - Trẻ được khuyến khích tham gia xây dựng môi trường chữ (Tô màu, đồ chữ cô viết, tự sao chép tên mình ) + Sử dụng môi trường chữ một cách tích cực : - Khuyến khích trẻ nhận biết chữ hàng ngày. Khi thay đổi chữ cũng chỉ cho trẻ xem và đọc cho trẻ nghe. - Hoạt động hàng ngày với các bảng biểu. Ví dụ: Tìm đúng tên ở tủ đồ dùng cá nhân, trong các giờ sinh hoạt; Bảng trực nhật: Trẻ thay đổi tên bạn trực nhật, “đọc” các nhiêm vụ với sự gợi ý của hình ảnh minh họa và trợ giúp của GV. Quan sát thường xuyên để đọc được tên cô và một số bạn trong lớp + Xây dựng góc đọc sách ở các nhóm lớp, sử dụng sách như một phương tiện. - Đọc sách cho trẻ nghe và xem: cô cần đọc cho trẻ nghe và chỉ cho trẻ xem chữ đang đọc. Một số chuyện kể có thể sử dụng hình thức đọc thay cho kể trên lớp nếu có sách đủ to cho cả nhóm trẻ theo dõi . - Làm bigbook: Thường tồ chức theo từng nhóm trẻ với sự giúp đỡ của cô giáo( viết lời thoại, đóng thành tập). Nên sử dụng câu đơn giản, dựa trên tình tiết chính, lời ngắn ngọn, chữ to khi viết lời. Nếu làm sách theo chủ đề: con vật, đồ dùng, thức ăn, cơ thể, ngày lễ hộinên cho trẻ mô tả rồi cô giáo viết theo lời kể của trẻ. Trẻ rất thích quan sát người lớn viết theo những gì mình nói. + Một vài thay đổi nhỏ trong môi trường cũng giúp trẻ có cơ hội được tiếp cận với môi trường như thay tủ vị trí ngăn tủ để trẻ tìm kiếm tên, kí hiệu của cá nhân trẻ, bảng bé đến trường nhận biết tên và thêm giới tính, có thể phân loại theo nhiều dấu hiệu khác như xếp tên theo họ, theo chữ cái đầu Hình ảnh góc sách truyện 2.2.2: Đổi mới việc xây dựng môi trường ngoài lớp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ - Cần chú ý hướng dẫn giáo viên thực hiện khu vực tuyên truyền ngoài lớp học của trẻ là nơi không những tạo môi trường chữ cho trẻ mà còn mang tính tuyên truyền với cha mẹ. Môi trường khi tổ chức các sự kiện, lễ hộitận dụng sản phẩm của trẻ như thế nào? Mục đích phát triển ngôn ngữ? - Chú trọng tạo môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết phong phú để trẻ được đắm mình trong môi trường ngôn ngữ. Chú ý môi trường chữ trong cả khuôn viên trường chứ không chỉ trong lớp học ( khẩu hiệu, bảng biểu, thông báo cho người lớn) vì trẻ có thể quan sát chữ bất cứ ở đâu và lúc nào. - Quan tâm hướng trẻ chú ý quan sát chữ viết xung quanh cuộc sống. Khi cha mẹ mua bất cứ đồ dùng nào ( thường có chữ trên đó), hãy đọc cho trẻ nghe và chỉ cho trẻ xem chữ. - Giáo viên tạo thêm nhiều sân khấu rối lưu động ở sân, ở sảnh để trẻ có thể đóng kịch, diễn rối, chơi rối cùng nhau giúp trẻ phát triển tốt hơn về ngôn ngữ. Hình ảnh góc tuyên truyền 2.2.3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách xây dựng môi trường giao tiếp - Nhận biết và tôn trọng mỗi đứa trẻ như một cá thể riêng biệt. + Giáo viên khiến trẻ cảm thấy đặc biệt và được mong chờ bằng cách chào đón chúng nồng nhiệt khi đến lớp. Chào hỏi mỗi đứa trẻ mỗi ngày. Gọi mỗi trẻ bằng tên riêng, và đảm bảo rằng giao tiếp phi ngôn ngữ của cô giáo phù hợp với giao tiếp ngôn ngữ tích cực; giao tiếp với trẻ bằng nụ cười, ánh mắt ấm áp, và những va chạm ân cần. Hãy đặc biệt cẩn thận khi chào đón những trẻ có xu hướng nhút nhát, để chúng không có cảm giác bị bỏ rơi. - Thể hiện sự hứng thú đối với trẻ và các hoạt động của chúng. + Hãy tích cực giao tiếp ở chiều cao của trẻ: quỳ, ngồi xổm, hoặc ngồi, để mắt của bạn ngang hàng với mắt trẻ. Khi hướng dẫn trẻ làm việc gì, hãy đến gần trẻ chứ không được gào thét hay la lớn trong phòng. Tham gia đầy đủ vào các trò chơi của trẻ, nhưng theo sự dẫn dắt của trẻ thay vì chỉ đạo chúng. + Người lớn cũng có thể thúc đẩy tính sáng tạo ở trẻ bằng các câu nói khuyến khích, chẳng hạn như "Con đang thực sự làm việc chăm chỉ chứ" hoặc "Con đang phối màu xanh hay màu đỏ." Ví dụ: Nếu một đứa trẻ nói "Tàu đi lên", bạn có thể nói "Con đang làm cho các tàu đi lên đồi rồi." - Trò chuyện lịch sự. + Trong môi trường giao tiếp tích cực, tôi luôn kiên nhẫn và lịch sự khi nói chuyện với trẻ em, với cha mẹ trẻ. Tôi không làm gián đoạn câu chuyện của trẻ. Khuyến khích trẻ thể hiện mình bằng cách sử dụng các ngôn ngữ mở như "Kể cho cô nghe tiếp nào", "Tiếp theo thì sao?" Hoặc "Và sau đó thì sao?" Mời trẻ phát biểu ý kiến, để tất cả trẻ thấy rằng chúng có đóng góp trong lớp học. Điều này có nghĩa là dành thời gian để lắng nghe và phản ứng tích cực với tất cả các trẻ. Ví dụ: Nếu một đứa trẻ 3 tuổi làm đổ một tác phẩm ghép hình của một trẻ khác, bạn có thể nói với đứa trẻ đã xây tác phẩm ghép hình là "Ồ, hình như bạn đang muốn chơi cùng với con đó". Đây là một cách xử lý tích cực không chỉ với đứa trẻ đã xây hình ghép, mà còn tích cực với đứa trẻ làm đổ hình, cả hai trẻ đều giải thích được nguyên nhân là do mong muốn được chơi. - Hãy hỏi trẻ nhiều câu hỏi. + Đưa ra câu hỏi khuyến khích trẻ suy nghĩ và câu hỏi mà bạn đang thực sự tò mò và muốn biết câu trả lời. Câu hỏi mở là câu hỏi mà câu trả lời gồm nhiều hơn một hay hai từ. Ví dụ: Hãy hỏi đứa trẻ đang chơi con lăn: "Làm thế nào con có thể làm nó đi nhanh/chậm/xa hơn?". Đừng hỏi những câu hỏi tu từ hoặc câu hỏi không cần câu trả lời. Một câu hỏi như: "Con có muốn khỏi ra ngoài chơi hôm nay để ở nhà dọn đồ chơi không?" đây không phải là câu hỏi mà người lớn muốn trẻ trả lời. Hiểu sự sáng tạo của trẻ em cho phép người lớn đặt ra những câu hỏi hay hơn. + Hãy ủng hộ bằng cách hỏi các câu hỏi mở về các hoạt động sáng tạo của chúng, chẳng hạn như: "Con có thể kể cô/thầy nghe về bức tranh này không?" chứ không nên hỏi "bức tranh này vẽ gì?" - Sử dụng lời khen thích hợp để khuyến khích trẻ. + Lời khen thích hợp là lời khen chân thành, có tính xây dựng và khuyến khích. Trẻ em phát triển mạnh khi người lớn chú ý, ghi nhận nỗ lực của chúng cũng như kết quả đạt được và ghi nhận những thay đổi tích cực trong hành vi và khả năng của trẻ theo thời gian. Ví dụ: Tôi có thể sử dụng cạnh tranh để thúc đẩy hành vi "Bất cứ ai dọn dẹp nhanh nhất có thể ngồi bên cạnh cô trong giờ ăn " - Nêu ra rõ ràng các mong muốn của mình. + Thay vì nói "Không được chạy" hãy nói "Chúng ta đi bộ đi." Tránh dùng từ "không" và "dừng lại" thay vào đó hãy tập trung vào những gì mà bạn muốn trẻ làm. Ví dụ: Gợi ý cho trẻ như: "Con hãy nói với Thanh Mai là bạn có thể đi xe ba bánh của mình khi mình đi xong" thay vì chỉ nói "Con tự nói với bạn đi". Trẻ em hiểu được mong đợi của người lớn khi người lớn giải thích được mục đích của các quy định và hướng dẫn. - Tôn trọng khả năng của trẻ. + Trong những năm đầu đời và mẫu giáo, trẻ em ngày càng muốn được tự chủ. Tôi luôn để trẻ tự làm việc của mình. Trẻ có thể tự lau sạch nước trái cây bị đổ và rửa tay. Ví dụ: Nói với một đứa bé 3 tuổi: "Lại đây con, cô mặc áo khoác cho con nhé". Điều này đồng nghĩa bạn đã gửi một thông điệp là bạn nghi ngờ khả năng của trẻ, và khi nói như vậy liên tục trong một thời gian sẽ củng cố cảm giác ở trẻ là mình vô dụng. Hãy cẩn thận đặc biệt khi bạn bảo vệ quá mức một đứa trẻ nhút nhát và các trẻ em có khả năng khác nhau. - Để trẻ học hỏi từ những hoạt động của chúng. + Trẻ em là những người học tích cực, chúng xây dựng nhận thức về thế giới từ việc tương tác với thế giới. Ví dụ: Nếu một đứa trẻ cố tình phá vỡ một món đồ chơi, hậu quả tự nhiên là nó sẽ không còn đồ chơi để chơi. Tất nhiên, nếu hành động của một đứa trẻ có thể gây tổn hại hoặc về thể chất hoặc tình cảm - với chính nó hoặc người khác, thì giáo viên phải can thiệp, và kết quả tự nhiên sẽ không diễn ra. - Cho trẻ lựa chọn. + Hãy cho trẻ có nhiều lựa chọn thật sự và cho phép chúng tự quyết định. Chỉ cung cấp những lựa chọn trong khả năng và sẽ cho phép trẻ làm. - Lôi kéo gia đình cùng tham gia +Lớp học với môi trường giao tiếp tích cực là những nơi mà gia đình cảm thấy được tham gia và được chào đón. Các kỹ thuật sử dụng để giao tiếp với trẻ em có thể được áp dụng trong gia đình. Cần tương tác với cha mẹ thường xuyên, hoặc trực tiếp gặp gỡ hoặc thông qua các thư hoặc các phương tiện khác. 2.3: Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động 2.3.1: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động học *Thông qua giờ thơ, truyện: Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện. Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo: + Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho trẻ. + Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi. + Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng, giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật. VD1: Trẻ nghe câu truyện “Đôi bạn nhỏ”. Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ đó là từ “Bới đất”. Cô có thể cho trẻ xem tranh mô hình một chú gà đang lấy chân để bới đất tìm giun và giải thích cho trẻ hiểu từ “Bới đất”. (Các con ạ, bản năng của những chú gà là mỗi khi đi kiếm ăn các chú phải lấy chân để bới đất, đào đất lên để tìm thức ăn cho mình, khi kiếm được thức ăn chú gà sẽ lấy mỏ để ăn đấy.) Sau khi giải thích tôi cũng chuẩn bị một hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ được nội dung truyện và từ vừa học: + Hai bạn Gà và Vịt trong câu truyện cô kể rủ nhau đi đâu? (Đi kiếm ăn ạ) + Vịt kiếm ăn ở đâu? (Dưới ao ạ) + Thế còn bạn Gà kiếm ăn ở đâu? (Trên bãi cỏ ạ) + Bạn Gà kiếm ăn như thế nào? (Bới đất tìm giun ạ) + Khi hai bạn đang kiếm ăn thì con gì xuất hiện đuổi bắt Gà con? (Con Cáo ạ) + Vịt con đã cứu Gà con như thế nào? (Gà nhảy phốc lên lưng Vịt, Vịt bơi ra xa). + Qua câu truyện co
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc