Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi qua các hoạt động trong ngày ở trường mầm non

docx 24 trang Phương Thanh 14/01/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi qua các hoạt động trong ngày ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi qua các hoạt động trong ngày ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi qua các hoạt động trong ngày ở trường mầm non
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Ngôn ngữ giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để trẻ học tập, giao tiếp và vui chơi mà còn giữ vai trò quyết định đến sự phát triển tâm lý của trẻ, bên cạnh đó còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và lao động. 
 Như chúng ta đã biết trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người và để nhận thức về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp giữa con người với con người, là phương tiện cho việc dạy và học. Lứa tuổi mầm non là thời kì phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng nghe hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ chính là công cụ để tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề của trẻ.
 Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua lời nói, cử chỉ của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnhcủa các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
 Chính vì những lí do nêu trên mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là mục tiêu đặc biệt quan trọng của giáo dục mầm non. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn với xã hội và đối với con người, giúp phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
 Nhưng trên thực tế thì phụ huynh lại phó mặc con cái cho chiếc điện thoại, ti vi hoặc có những biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa đúng cách làm cho khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế.
 Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 24-36 tháng tuổi tại trường Mầm non Đông cứu, tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác tiếng việt, làm thế nào để các con có vốn ngôn ngữ phát triển tốt theo yêu cầu của độ tuổi, làm thế nào giúp các con tự tin trong giao tiếp, biết diễn đạt tình cảm và ý muốn của bản thân bằng lời nói. Đó chính là lý do tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi qua các hoạt động trong ngày ở trường mầm non”.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi qua các hoạt động trong ngày ở trường mầm non
a. Ưu điểm:
- Trong năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024 trường Mầm non Đông Cứu có 5 nhóm trẻ ở độ tuổi 24-36 tháng tuổi. Tôi được phân công tôi dạy lớp 24–36 tháng tuổi D4 gồm có : 13 trẻ nam và 12 trẻ nữ. 
- Tôi luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của PGD và sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường.
 - Được sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương, chúng tôi đã có khuôn viên trường lớp sạch sẽ. 
+ Trẻ đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỉ lệ chuyên cần cao.
+ Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, sức khỏe tốt để tham gia vào các hoạt động của lứa tuổi.
- Bản thân là một giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn,năng động sáng tạo, yêu nghề mến trẻ và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục mầm non, ham học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Rất tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ những nguyên vật liệu quen thuộc và sẵn có tại địa phương.
- Phụ huynh phần lớn là phụ huynh trẻ nên rất quan tâm đến con em mình và ủng hộ nhiệt tình các phong trào của lớp.
b. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế:
- Đa số trẻ chưa được đi học qua độ tuổi 18-24 tháng tuổi nên đầu năm các cháu còn quấy khóc nhiều, trẻ nhút nhát, ít giao tiếp và tỏ ra sợ sệt. 
-Bố mẹ trẻ chủ yếu đi làm ăn xa và làm nghề nông nghiệp nên trẻ thường ở với ông bà nên phần lớn mọi người không chú ý, quan tâm đến việc giao tiếp với con.
- Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi 24-36 tháng tuổi thì trí nhớ của trẻ còn hạn chế chính vì vậy mà vốn từ của trẻ còn rất ít lên cách diễn đạt lời nói của trẻ chưa tốt, trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. 
- Đồ dùng đồ chơi đa số là tự làm nên dễ hư hỏng.
- Lớp học thì trật hẹp, đồ dùng đồ chơi còn hạn chế lên còn chưa đáp ứng đủ điều kiện dạy và học.
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, qua quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu ở lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi. Để nắm được khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ từ đó có biện pháp giáo dục trẻ tốt hơn, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm 100% số trẻ trong lớp vào tháng 9/2022. Kết quả thực tế như sau: 
Bảng khảo sát chất lượng trước khi thực hiện (tháng 9/2022) :
Nội dung
Tổng số trẻ điều tra
Trẻ thực hiện được
Trẻ chưa thực hiện được
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ
25

9
36
16
64
Khả năng phát âm rõ ràng
25
8
32
17
68
Khả năng nói đúng đủ câu
25
8
32
17
68
Khả năng trẻ giao tiếp tự nhiên cùng cô và các bạn
25
7
28
18
72
 Mở rộng vốn từ cho trẻ
25
6
24
19
76

 Căn cứ vào kết quả trên đây tôi nhận thấy khả năng ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, khả năng diễn đạt của trẻ còn kém nhiều trẻ đang còn nói lắp, chưa phát âm đúng tiếng phổ thông. Tôi đã đưa ra một số biện pháp, giải pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi qua các hoạt động trong ngày ở trường mầm non.
2. Biện pháp để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi qua các hoạt động trong ngày ở trường mầm non”
a. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng tuổi qua các hoạt động trong ngày ở trường mầm non trong năm học.
* Tháng 9, 10: Phát triển khĩ năng nghe hiểu cho trẻ:
 Chọn những bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác, cho trẻ
nghe những bài hát, câu truyện, bài đồng dao Tạo điều kiện để trẻ tập chung chú ý luyện khả năng chú ý thính giác cho trẻ thông qua các bài tập, trò chơi: Tai ai thính? Ai đoán giỏi?... Cố gắng phát âm đúng, không phát âm sai vì trẻ hay bắt trước. Sửa lỗi phát âm cho trẻ khi trẻ phát âm sai ở mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động hàng ngày.
* Tháng 11, 12: Nghe, nhắc lại các âm, tiếng và câu nhằm phong phú vốn từ cho trẻ:
- Giáo viên cần nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho trẻ hiểu,
nhớ và vận dụng được các từ để đặt câu. Để đẩy mạnh sự phát triển, khả năng vận
động của cơ quan phát âm, cần tập cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích
hợp: 
 VD: Con có cái ca, có con Ba Ba, bì bà bì bõm, bé bắt BaBa
- Cô tổ chức những trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ:
VD: Trò chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật, ai nhanh hơn, thi xem ai giỏi hơn.
* Tháng 1, 2: Vẫn xuyên suốt 2 nhiệm vụ trên nhưng đào sâu vấn đề luyện trí nhớ cho trẻ: 
- Qua cái bài thơ, đồng dao, bài đồng dao được phổ nhạc như bài: “Con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt, leo vào leo ra” ...., đặc biệt là những câu chuyện kể đầy hấp dẫn và lôi cuốn. Gợi ý cho trẻ sử dụng những loại câu đơn giản đủ nghĩa.
* Tháng 3, 4, 5: Xây dựng những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc.
 - Trẻ nói theo mẫu câu của 1 câu truyện nào đó: “Chiếp chiếp cứu tôi với, con xin lỗi mẹ” ... cho trẻ chơi từ dễ đến khó, các mẫu câu phức tạp gần lên. Để củng cố kĩ năng nói đúng ngữ pháp, pháp triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
- Một khi đã có một số lượng vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin giao tiếp với mọi người
một cách hứng thú hơn.
b. Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động học tập cho trẻ phát triển ngôn ngữ.
 * Môi trường trong lớp học:
 - Môi trường trong lớp học cho trẻ hoạt động ở trong lớp là rất quan trọng, nếu cô tạo được môi trường hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ. Vì thế ngay khi nhà trường triển khai trang trí nhóm lớp tôi đã lựa chọn những nhân vật, tranh ảnh để trang trí làm nổi bật các góc và theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tất cả các góc đều có nội dung mở cho trẻ thỏa sức sáng tạo, có cơ hội trải nghiệm, phát triển ngôn ngữ, phát triển vốn từ.
 -Tất cả các góc đều có rất nhiều đồ dùng và đồ chơi cho trẻ khám phá và cùng nhau trò chuyện, cùng nhau chơi. Tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi sẽ được thay đổi phù hợp theo từng chủ đề và lớp học, đồ chơi sẽ được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên đảm bảo an toàn vệ sinh.
 VD: Với những tập tranh truyện, tranh thơ, tranh nhận biết tập nói, các bộ rối tay, rối bông, rối ngón tay .vừa cung cấp cho trẻ những từ ngữ mới, vừa ôn luyện củng cố những từ và câu đã học, vừa được vận dụng vào thực tế.
 -Đối với góc thao tác vai trẻ được hóa thân vào những vai trẻ thích qua đó trẻ có cơ hội vận dụng những gì trẻ biết để giao tiếp và chơi.
Hình ảnh: Trang trí nhóm lớp tại góc xây dựng và góc thao tác vai.
* Môi trường bên ngoài lớp học:
 - Nhà trường bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp như:  hành lang cây xanh, sân tập thể dục cho trẻ; trò chơi PTVĐ); khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, xích đu, bập bênh, ); khu vực trẻ chơi với cát nước; khu chợ quê; khu vườn cổ tích; khu đặt bảng tuyên truyền, hộp thư cha mẹ được nhà trường quan tâm.
Hình ảnh:Bảng tuyên truyền của nhà trường.
c. Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động chơi tập có chủ định.
* Hoạt động phát triển nhận thức: 
- Hoạt động phát triển nhận thức là hoạt động vô cùng quan trọng trong việc cung cấp từ mới về sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, phát triển nhận thức của trẻ từ đó trẻ mới có những kinh nghiệm, trải nghiệm tốt cho bản thân. Tuy nhiên trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng tuổi, bộ máy phát âm còn chưa chuẩn nên trẻ rất hay nói ngọng, nói thiếu từ, nói không đủ câu. Chính vì vậy ở hoạt động nhận thức đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị thật tốt về đồ dùng trực quan , hình ảnh minh họa phải to, rõ nét, dễ nhìn và thu hút sự chú ý của trẻ, đặc biệt tôi luôn ưu tiên sử dụng những vật thật phù hợp và những đồ dùng tự làm gần gũi với trẻ, giúp trẻ có những trải nghiệm thực tế, phát triển ngôn ngữ một cách tích cực. Song song với đồ dùng là hệ thống câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu và thật gần gũi với trẻ.
 VD: Khi dạy nhận biết đặc điểm nổi bật của quả cam - quả chuối tôi sẽ chuẩn bị một quả cam - quả chuối thật cho trẻ chơi đầu giờ. Việc chuẩn bị một quả cam - quả chuối thật đã gây sự chú ý của trẻ ngay từ đầu, kích thích trẻ nói nhiều và lôi cuốn trẻ vào bài học. Sau đó tôi tặng mỗi trẻ một quả cam - quả chuối được khâu bằng dạ, việc được cầm, sờ, nhìn, phát âm các bộ phận và đặc điểm của quả cam - quả chuối giúp trẻ trải nghiệm hết các giác quan, từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Sau đó là hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, ngắn gọn dễ hiểu rèn cho trẻ kỹ năng trả lời và sửa lỗi phát âm chưa chuẩn cho trẻ.
Hình ảnh: Hoạt động nhận biết tập nói quả cam - quả chuối.
VD: Khi dạy trẻ về nhận biết phân biệt to nhỏ tôi sẽ dùng những đồ dùng gần gũi xung quanh trẻ và trẻ thích để trẻ nhận biết như quả bóng, ô tô, cái bát.
Hình ảnh: Hoạt động nhận biết phân biệt to nhỏ.
* Hoạt động làm quen văn học:
 - Hoạt động này không chỉ cung cấp cho trẻ những từ mới mà còn phát triển khả năng nghe cho trẻ, luyện kỹ năng phát âm chuẩn xác , không ngọng và kĩ năng nói mạch lạc cho trẻ, cao hơn nữa là giúp trẻ thể hiện được ngữ điệu giọng phù hợp nội dung, hoàn cảnh giao tiếp. Vậy để đạt được mục đích trên với tất cả những bài thơ, câu chuyện tôi định cho trẻ làm quen tôi đều lựa chọn để phù hợp với độ tuổi và phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Đồ dùng minh họa phải đảm bảo tính thẩm mĩ, an toàn và dễ sử dụng.
+ Tranh minh họa phải là tranh có hình ảnh to, rõ nét, sát với nội dung bài thơ, câu chuyện. 
+ Bản thân giáo viên phải hiểu rõ nội dung bài thơ, câu chuyện và thuộc thơ, thuộc truyện, có giọng đọc chuẩn, diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu giọng cũng như tính cách của nhân vật trong thơ truyện.
 VD: Trong truyện “Quả trứng”, ngoài việc giúp trẻ thể hiện ngữ điệu, sắc thái tình cảm của các nhân vật trong truyện tôi còn sửa sai những từ trẻ hay nói ngọng để giúp trẻ phát âm chuẩn và động viên những trẻ nhút nhát mạnh dạn hơn khi trả lời.
+ Trẻ hay nói: quả trứng thành quả ứng
+ Bác gà trống thành bác gà ống
+ Bác Lợn thành bác ợn
+ Chú Chó đốm thành chú chó ốm
 - Mỗi khi trẻ nói sai tôi sẽ sửa sai luôn cho trẻ bằng cách:tôi nói mẫu cho trẻ nghe 1-2 lần sau đó yêu cầu trẻ nói theo.
- Thể hiện sắc thái, ngữ điệu nhân vật sẽ cuốn hút rất nhiều trẻ tham gia đặc biệt cả những trẻ nhút nhát qua đó cũng mạnh dạn hơn. Đối với những trẻ đó tôi luôn động viên và khích lệ kịp thời.
- Tôi cho trẻ thể hiện ngữ điệu của các nhân vật: bác gà trống thì kêu thật to, bác lợn thì ngó nghiêng quả trứng, còn chú chó đốm thì chạy lại hít hít quả trứngChú vịt nó đầu ra kêu Vít Vít
- Như vậy thơ, truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ mà còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Trẻ nhớ nội dung câu chuyện và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức.
Hình ảnh: Hoạt động làm quen văn học Câu truyện “Quả trứng”.
* Hoạt động phát triển vận động:
- Để kích thích trẻ nói một cách tự giác, chủ động và hứng thú trong hoạt động phát triển vận động, tôi luôn nghiên cứu và tìm tòi những bài tập phát triển chung , bài vận động cơ bản có lời dẫn tập thật dễ thương, thu hút trẻ, nội dung bài tập phù hợp với khả năng của trẻ.
 VD: Với vận động “Đi trong đường hẹp”, tôi sẽ chuẩn bị con đường hẹp bằng hoa hoặc bằng những vỏ hộp sữa của trẻ, trước tiên tôi sẽ giới thiệu tên vận động, giới thiệu con đường hẹp, cô sẽ hỏi và trẻ sẽ trả lời, với bài tập phát triển chung tôi sẽ chọn những bài hát có vận động minh họa vui vẻ, dễ thực hiện cho trẻ vừa tập vừa hát từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Hoạt động âm nhạc:
 - Đối với hoạt động âm nhạc trẻ được tiếp xúc với nhiều đồ vật (trống, phách tre, mõ, xắc xô.với nhiều chất liệu khác nhau) trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp với các loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng. Để làm được như vậy đó là nhờ sự hiểu biết, kỹ năng, nhất là bằng sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ được tích lũy và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc.
- Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh đẹp của bài hát.
Vd: Vận động theo nhạc bài hát “Ồ sao bé không lắc”
+ Câu đầu tiên: Đưa tay ra nào, nắm lấy cái tai, lắc lư cái đầu, lắc lư cái đầu. Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc? (Trẻ đưa 2 tay ra phía trước ,rồi 2 tay nắm vào tai, cái đầu thì lắc sang hai bên. Sau đó từng tay đưa ra phía trước và xua tay)
+ Câu thứ 2: Đưa tay ra nào, nắm lấy cái eo, lắc lư cái mình, lắc lư cái mình. Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc? (Trẻ đưa 2 tay ra phía trước, rồi 2 tay nắm vào eo, lắc sang hai bên. Sau đó từng tay đưa ra phía trước và xua tay)
+ Câu thứ 3: Đưa tay ra nào, nắm lấy cái chân, lắc lư cái đùi, lắc lư cái đùi. Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc? (Trẻ đưa 2 tay ra phía trước, rồi 2 tay nắm vào chân, lắc sang hai bên. Sau đó từng tay đưa ra phía trước và xua tay)
+ Câu cuối: Là lá la la là la lá là. (Trẻ đưa 2 tay lên phía trên đầu vỗ vào nhau và đi một vòng)
Như vậy qua tiết học trẻ không chỉ được vận động mà còn được nói giúp trẻ rèn khả năng nói mạch lạc, đủ câu và ghi nhớ được hành động một cách sâu sắc hơn.
Hình ảnh: Hoạt động Vận động theo nhạc BH “Ồ sao bé không lắc”.
* Hoạt động phát triển TCKNXH :
- Trẻ sẽ được làm quen với các tình cảm, kỹ năng xã hội cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của trẻ như: nói được tên, tuổi, giới tính, thể hiện được điều bé thích, không thích, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, lời chào, chơi cùng bạn bè một cách thân thiện, qua đó trẻ được thực hành nhiều, được nói nhiều, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện hơn.
 VD: với hoạt động “Bé ngoan biết chào hỏi lễ phép” cô hỏi trẻ thế nào là một em bé ngoan, rồi cô khẳng định lại, cô hướng dẫn trẻ cách chào ông bà, bố mẹ,cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Cô sẽ tạo ra nhiều tình huống để trẻ được thực hành, trẻ không chỉ được nói nhiều mà còn được rèn lễ giáo rất tốt.
Hình ảnh: Hoạt động “Bé ngoan biết chào hỏi lễ phép”.
d. Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc.
 - Trong một giờ hoạt động có chủ định trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc. Giờ hoạt động góc là giờ trẻ được vui chơi với những đồ chơi, trò chơi vô cùng phong phú và hấp dẫn đã được các cô chuẩn bị chu đáo, trẻ được chơi cùng bạn, giao tiếp với bạn trong lớp nhiều hơn, được sử dụng các ngôn ngữ của vai chơi để phản ánh lại cuộc sống hàng ngày. Đây là khoảng thời gian thuận tiện để giáo viên phát triển ngôn ngữ cho trẻ, hình thành kỹ năng chơi cho trẻ, hình thành các câu hỏi, câu nói phù hợp khi trẻ chơi.
 VD: khi chơi ở góc bé thích vai nào: Trẻ được chơi với búp bê, nói chuyện với búp bê, chăm sóc cho búp bê, cách trẻ chăm sóc búp bê sẽ là điều kiện để phát triển thêm vốn từ và kĩ năng giao tiếp mạch lạc. Để phát huy được kết quả đó thì tôi luôn chú trọng việc hướng dẫn và gợi mở cho trẻ cách chơi, chơi cùng trẻ như em búp bê ơi em ăn đi nhé, em uống sữa đi, em ăn giỏi quá, đến giờ đi ngủ rồi, chị ru em ngủ nhé
- Khi trẻ vào góc chơi tôi luôn bao quát trẻ, đến bên trẻ xem cách trẻ chơi, khuyến khích trẻ nói chuyện với búp bê, bế em di dạo và trò chuyện cùng em
 VD: Với chủ đề động vật thì tôi chuẩn bị rất nhiều bộ sách truyện , tranh ảnh về thế giới động vật, những con thú bông bằng đồ chơi, những con rối tay là các con vật quen thuộc với trẻ, những bộ sưu tập tô màu, bộ sưu tập hình dán về động vật.
- Với những quyển tranh truyện, bộ sưu tập thì tôi cho trẻ ngồi ngay ngắn vào bàn nhỏ của trẻ để trẻ xem tranh và nói tên hình ảnh đó. Còn với những đồ chơi là thú bông tôi gợi ý trẻ gọi tên, tôi thường mời trẻ giới thiệu về con vật mà trẻ biết, trẻ yêu quý n

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx