Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Xuân Lai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Xuân Lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Xuân Lai

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH TRƯỜNG MẦM NON XUÂN LAI BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG Xà HỘI CHO TRẺ 3-4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON XUÂN LAI Họ và tên : Nguyễn Thị Luyến Nhóm : 3-4 tuổi Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường mầm non Xuân Lai Bắc Ninh ,ngày 26 tháng 11 năm 2020 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 4 PHẦN 2:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5-20 1 Thực trạng công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ 5-6 a.Ưu điểm 5 b.Hạn chế nguyên nhân 5 2 Biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ 6 3 Thực nghiệm sư phạm 6-19 a.Mô tả cách thức thực hiện 6-18 b.Kết quả đạt được 18-19 c.Điều chỉnh ,bổ sung sau thực nghiệm 19 4 Kết luận 19-20 5 Kiến nghị, đề xuất 20 PHẦN 3:MINH CHỨNG 20 PHẦN 4: CAM KẾT 21 Lêi c¶m ¬n T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Phòng Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm, c¶m ¬n các đồng chí trong Ban giám hiệu, các đồng chí giáo viên ®· gióp ®ì vµ t¹o ®iÒu kiÖn để tôi có cơ hội thực đề tài tại nhà trường, góp một phần nhỏ công sức của mình trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc tới các cô giáo trong ban chất lượng nhà trường đã giúp đỡ tôi, hướng dẫn tôi trong suèt qu¸ tr×nh nghiªn cøu, thực hiện sáng kiến nµy. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Hội đồng khoa học các cấp góp ý để đề tài có giá trị và ứng dụng thực tế đạt hiệu quả. Tôi xin chân trọng cảm ơn! PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách sử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tự phục vụ, tính tư duy sáng tạo của trẻ. "Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ” chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ. Với những nội dung gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể; nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; ứng phó với những tình huống bất ngờ; ứng xử văn minh, lịch sự Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội riêng biệt cho trẻ mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày, song đa số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày dể lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ, bên cạnh đó trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lạnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa, gởi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ,hay những hành vi gây hại với môi trường: vứt rác bùa bãi, hái hoa, bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh Là giáo viên mầm non nhiêu năm liền phụ trách lớp mẫu giáo bé, nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ về các biện pháp giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong các hoạt động như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, vì vậy tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: "Một số biện pháp phát triển giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Xuân Lai" để ngiên cứu và thực hiện. PHẦN 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Giáo dục tình cảm ở trẻ mầm non là giáo dục năng lực nhận biết và bày tỏ những cảm xúc, tình cảm của mình, hiểu và đáp lại cảm xúc tình cảm của người khác, hình thành và rèn luyện sự tự tin, tự lực thúc đẩy cảm xúc về khả năng độc lập và và những tình cảm tích cực của trẻ. Giáo dục kỹ năng xã hội là giáo dục cách sống tích cực, luyện tập cho trẻ có hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực, giúp trẻ có khả năng biết tự kiểm soát, biết cách ứng xử phù hợp với những người sung quanh... Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết: “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp mà giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ, là những kiến thức tối thiểu giúp các em tự lập". Do đó cần giáo dục kỹ năng cốt lõi cho trẻ như: Sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giáo tiếp, Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sử lý tình huốngnhắm phát triển toàn diện cho trẻ. Theo Ths. Lương Thị Bình - trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Nhóm kỹ năng xã hội trong chương trình giáo dục mầm non gồm các kỹ năng sau: + Kỹ năng ứng sử phù hợp với những người gần gũi xung quanh. + Kỹ năng hợp tác. + Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội + Kỹ năng giao tiếp lịch sự lễ phép + Kỹ năng tự phục vụ. + Kỹ năng kiểm soát cảm xúc. + Kỹ năng nhận thức về bản thân. 1.Thực trạng công tác chăm sóc giáo dục trẻ: a.Ưu điểm: Nhà trường thường xuyên được đón nhận sự quan tâm của các cấp lãnh đạo,các ban nghành đoàn thể. ,chính quyền địa phương và được sự chỉ đạo sát sao của phòng gáo dục nên cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học.Cảnh quan nhà trường thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái ,vui vẻ khi trẻ đến trường. Được ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ nhiều.nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt. b.Hạn chế và nguyên nhân: Khi tìm hiểu thực trạng của trường, giáo viên và gia đình đã giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, tôi nhận thấy yếu điểm xuất phát từ các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái, ít gần gũi với con cái hoặc nuông chiều trẻ quá mức gây tác động đến tinh cảm và kỹ năng của trẻ. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục các con nên thường khoán trắng cho giáo viên. Các kĩ năng xã hội của trẻ còn hạn chế qua việc ứng sử giao tiếp, chưa biết cách cảm thông chia sẻ hợp tác với các bạn với người lớn hoặc kĩ năng tự phục vụ hay tự bảo vệ bản thân. Hơn nữa :Trẻ không tập trung chú ý trong giờ học. Trẻ nhút nhát ít trao đổi,giao tiếp với bạn bè và cô giáo Trẻ không thực sự hứng thú trong giờ học Nguyên nhân: Chưa có đồ dùng dạy học cần thiết và hợp lí cho các bộ môn Giaó viên chua có khả tích hợp nhiều vào bài dạy. Với tình hình như vậy, là Giáo viên Mầm non trăn trở với những thực trạng trên tôi mạnh dạn đề xuất ra một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ để từng trẻ lớp tôi có được những thói quen và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. c. Số liệu khảo sát đầu năm học 2020 – 2021: STT Nhóm kỹ năng xã hội cốt lõi Trẻ nhanh nhẹn, tự tin Trẻ nhút nhát, chưa tự tin Số trẻ Tỷ lệ% Số trẻ Tỷ lệ% 01 + Kĩ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh 9/25 36% 16/25 64% 02 + Kĩ năng hợp tác 7/25 28% 18/25 72% 03 + Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội 7/25 28% 18/25 72% 04 + Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép 8/25 32% 17/25 68% 05 + Kỹ năng tự phục vụ 9/25 36% 16/25 64% 06 + Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 6/25 24% 19/25 76% 07 + Kỹ năng nhận thức về bản thân 10/25 40% 15/25 60% 2.Biện pháp phát triển giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Xuân Lai: *Biện pháp 1:Tạo môi trường “lớp học thân thiện” để trẻ có cơ hội được giao lưu cảm xúc và phát triển các hoạt động giao tiếp *Biện pháp 2: Phát triển tình cảm và xã hội cho trẻ thông qua các hoạt động :Đón trả trẻ, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, vệ sinh, ăn, ngủ, nêu gương, bình cờ. *Biện pháp 3:Phối kết hợp với phụ huynh để giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ. 3.Thực nghiệm sư phạm: a.Mô tả cách thức thực hiện: Biện pháp 1:Tạo môi trường “lớp học thân thiện ” để trẻ có cơ hội giao lưu cảm xúc và phát triển các hoạt động giao tiếp : Mô hình “ lớp học thân thiện” là một mô hình mà ở đó trẻ được tham gia các hoạt động và có chế độ sinh hoạt như một gia đình. Bằng tình yêu thương gắn bó của mình,tôi đã hết lòng chăm sóc,dạy dỗ ,bảo ban trẻ,tạo những tình huống để trẻ có cơ hội đáp lại tình cảm của mọi người bằng những hành vi ,cử chỉ thái độ tốt đẹp Đầu năm khi mới nhận lớp, cô chưa quen trẻ, trẻ chưa quan cô giáo chưa quen nhiều bạn bè . Ở nhà với những người thân yêu, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị em lúc nào cũng ở bên và trẻ cũng có người thân bên cạnh. Việc thích nghi với môi trường mới đối với trẻ là vô cùng khó khăn,thậm trí có những trẻ có biểu hiện sốc về tâm lí.Ban đầu trẻ không muốn giao tiếp với bạn bè và cô giáo. Bằng tất cả nhiệt huyết với nghề và mong muốn làm sao các cháu nhanh chóng thích nghi vào lớp, tôi đã cố gắng hết mình đẻ giúp trẻ vượt qua khó khăn bước đầu,giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn và hòa nhập với tập thể.Hòa mình vào vai trẻ, cùng trẻ làm quen bằng tình cảm của mình trẻ thấy được có cảm giác an toàn,tin tưởng và chia sẻ với bạn bè cô giáo. Biện pháp 2 : Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua các hoạt động: *Trong giờ đón trẻ và trả trẻ. Tôi luôn rèn cho trẻ những hành vi và quy tắc ứng sử xã hội trong giờ đón trẻ như: cử chỉ, lời nói lễ phép của trẻ với mọi người, kỹ năng tự chào hỏi, tự cất đồ dùng cá nhân gọn gàng.... Ngay từ đầu năm tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về, tôi sẽ kiểm tra xem bạn nào thực hiện chưa đạt, bạn nào đã thực hiện tốt cuối ngày tôi sẽ đánh giá và nêu gương bạn thực hiện tốt, đồng thời cũng khích lệ động viên cá nhân chưa cố gắng, từ đó việc cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra. Hình ảnh trẻ tự cất đồ dùng cá nhân Thông qua giờ đón và trả trẻ, tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ xem tranh ảnh các tình huồng giáo dục kỹ năng xã hội, qua đó tạo cho trẻ một số tình huống giáo dục và khắc sâu tình cảm và các kĩ năng xã hội cho trẻ. Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát tranh "một cậu bé đá bóng trong nhà làm vỡ lọ hoa": Tôi hỏi trẻ: Đó là hành động đúng hay sai? Với tình huống trên theo con nên làm gì để nhận lỗi? Tôi tham khảo và lắng nghe ý kiến của trẻ sau đó đưa ra ý kiến của mình để thảo luận cùng trẻ: con có thể xin lỗi mẹ, hứa với mẹ từ nay không đá bóng ở trong nhà nữa. Ví dụ: cho trẻ quan sát tranh bé được ngươì khác giúp đỡ, tôi trò chuyện với trẻ: - Con đã được ai giúp đỡ bao giờ chưa? con đã giúp đỡ ai chưa? khi giúp đỡ ai làm một việc gì đó con có thấy vui không? nếu được người khác giúp đỡ con sẽ làm gì? Qua đó tôi giáo dục trẻ biết nói lời cám ơn khi được người khác giúp đỡ và nhắc nhở trẻ hãy đoàn kết giúp đỡ nhau. Ví dụ: Để rèn thói quen ăn uống vệ sinh cho trẻ, tôi cho trẻ quan sát một số bức tranh có những hành động chưa đúng và trò chuyện với trẻ về hành động mà trẻ thấy trong bức tranh, qua đó giáo dục trẻ biết rửa tay trước khi ăn và không ăn những thức ăn đã rơi xuống đất. *Trong giờ hoạt động học Phát triển tình cảm cho trẻ qua hoạt động khám phá: Ví dụ: qua hoạt động phám phá theo chủ đề "Bản thân" tôi giáo dục trẻ ý thức về bản thân như cho trẻ tự giới thiệu về mình với các bạn: Tên, tuổi, giới tình, những điều bé thích, không thích. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với bạn bè qua hoạt động khám phá "Guơng mặt vui, gương mặt buồn": giúp trẻ nhận biết một số trạng thái, cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận.. Ví dụ: qua hoạt động khám phá theo chủ đề gia đình: Khi cho trẻ quan sát một số vật dụng nguy hiểm như: ổ điện, bếp đang đun, phích nước nóng... qua đó giáo dục trẻ biết tránh một số hành động có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác. Bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những câu truyện bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao... Ví dụ: trong bài thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung “Bạn Thỏ bị đau bụng với lý do ăn thức ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng an toàn, tự bảo vệ (không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ra gần bờ ao, giếng nước dễ xảy ra tai nạn), Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó tôi lựa chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ. Chẳng hạn chủ đề Bản thân, với câu chuyện “Mỗi người một việc” có nội dung giáo dục “tất cả các bộ phận trên cơ thể bé đều rất quan trọng”, khi đó cô chuyển tải những thông điệp quý báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo các bộ phận trên cơ thể mình. . Ví dụ: khi kế cho trẻ nghe các câu chuyện mang tính giáo dục tình cảm như Tích Chu, ba cô gái.. qua câu truyện tôi đặt ra những câu hỏi tình huống như: Ví dụ người thân trong gia đình mình bị ốm con sẽ chăm sóc họ như thế nào? Con sẽ làm gì để họ đỡ buồn và nhanh khoẻ? Với chủ đề “Gia đình”. thông qua câu chuyện “Chú vịt xám” tôi giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ: “Khi được bố mẹ cho đi công viên, siêu thị hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” qua đó tôi đặt ra những câu hỏi tình huống dạy trẻ, nếu chẳng may con bị lạc thì con sẽ làm thế nào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ và mời trẻ đưa ra cách giải quyết, tôi lắng nghe ý kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi : Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ bị lạc chờ vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé, nếu muốn nhờ người lớn gần đó giúp đỡ bé phải tìm công an hoặc những người mặc đồng phục (bảo vệ, nhân viên.)ở gần chỗ đó để nhờ giúp đỡ để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé... Rèn sự mạnh dạn, tự tin và tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê hương đất nước cho trẻ qua hoạt động âm nhạc hoặc các hoạt động khác diễn ra trong hoạt động học cũng vậy, tôi luôn chọn nội dung phù hợp với trẻ lớp mình, kết hợp với phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, trẻ được nghe, được xem hình ảnh cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống xung quanh, từ đó trẻ tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm. Hàng ngày tôi ghi chép từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với bạn, ghi chép những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày, lưu trữ dữ liệu, sản phẩm để đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng trẻ và giúp trẻ hình thành các kỹ năng xã hội. *Trong giờ hoạt động ngoài trời. Hoat động ngoài trời là cũng là một hoạt động mà tôi có thể lồng ghép tích hợp nhiều kỹ năng xã hội cần thiết. Ví dụ: “nhìn ngắm hoa đẹp” trẻ thể hiện cảm xúc vui vẻ, thoải mái, từ đó trẻ yêu thích cái đẹp, yêu thiên nhiên. Ví dụ: khi cho trẻ lao động nhổ cỏ tưới cây, quan sát và trò chuyện về cây xanh, cây hoa, tôi sẽ trò chuyện cùng trẻ để về ích lợi của việc làm hình thành ở trẻ lòng tự hào khi được góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh - Sạch - đẹp. Khi cho trẻ dạo chơi sân trường, tôi thường đặt câu hỏi với trẻ: làm thế nào để sân trường sạch đẹp? (nhặt lá cây rơi, nhặt rác bỏ vào thùng rác, hình thành được kỹ năng ứng xử văn minh cho trẻ không những ở trường mà trẻ sẽ thực hiện việc giữ vệ sinh nhà, ở nơi công cộng. Giờ hoạt động ngoài trời của trẻ Hay trong hoạt động ngoài trời, khi trẻ chơi tự do, vừa quan sát trẻ chơi tôi vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn: Khi leo lên cầu tuột thì xếp hàng theo thứ tự, biết chờ đến lượt, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch, hò hét, tuyệt đối không tranh giành đồ chơi, chơi đu quay không quay quá nhanh.... Hình ảnh trẻ đang hoạt động ngoài trời *Trong giờ hoạt động góc. Hoạt động góc phản ánh sự sáng tạo, độc đáo của nhận thức và ngôn ngữ, nó là tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi, từ đó làm cho trí tuệ của trẻ phát tiển mạnh mẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ hướng đến cái đẹp trong giao tiếp, góp phần hình thành hành vi văn minh trong xã hội, hình thành thái độ tích cực của trẻ với bản thân. Ví dụ: Trong chủ đề “nghề nghiệp” ở góc phân vai có trò chơi “bác sĩ”, bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân với thái độ vui vẻ, niềm nở, y tá cấp phát thuốc và dặn bệnh nhân uống thuốc đúng giờ và ngồi chờ khám theo lượt, Tôi thường nhập vai chơi với trẻ và hướng cho cô y tá dẫn người già và trẻ nhỏ được ưu tiên đi khám trước. Có thể nói trẻ đóng vai bác sĩ đã có kinh nghiệm sống rất tốt và trẻ đã áp dụng ngay trong quá trình chơi, kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh được thể hiện. Hình ảnh trẻ chơi hoạt động góc Ví dụ: Ở chủ đề “Giao thông” khi chơi “ Mẹ chở con đi học bằng xe máy”, yêu cầu trẻ phải đội mũ bảo hiểm, qua đó tôi dạy trẻ cách đội, cách gài dây, thao tác lặp đi lặp lại 2- 3 lần, từ đó hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Hoặc với trò chơi “Đi ô tô” tôi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có những gợi mở kịp thời như : Các bác đã thắt dây an toàn chưa, đừng thò đầu, thò tay ra ngoài khi xe đang chạy nhé. Với nhóm “ Nấu ăn” , tôi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ thể hiện vai của mình : Ví dụ : Bắc nồi lên bêp ga đặt đã đúng giữa bếp chưa? nếu không sẽ dễ đổ và xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để không bị bỏng. Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo bé tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra . Tôi đã đưa tình huống
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_giao_duc_t.doc