Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học

MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 2 1. Mục đích của SKKN 2 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến 2 3. Đóng góp của SKKN để tìm ra phương pháp và biện pháp nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tích cực và hiệu quả 3 Phần 2: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 4 Chương I: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN ĐỀ CẬP ĐẾN 4 1. Thuận lợi 4 2. Khó khăn 5 Chương II: NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI 7 1.Biện pháp 1:Tự tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng trình độ chuyên môn 7 2. Biện pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm tâm lý, đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 8 3. Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thong qua hoạt động làm quen văn học 9 4. Biện pháp 4: Tích hợp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thong qua các hoạt động khác 11 5. Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi 13 6. Biện pháp 6: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thong qua làm và sử dụng đồ dùng trực quan 15 7. Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thong tin trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 16 8. Biện pháp 8: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thong qua việc phối hợp với phụ huynh 16 Chương III: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI 18 Phần 3: KẾT LUẬN 19 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến 19 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến nếu được triển khai 20 3. Kiến nghị với các cấp quản lý 20 Phần 4: PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo 21 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến. * Mục đích của sáng kiến: Ngôn ngữ xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó mật thiết và có vai trò rất lớn đối với đời sống con người mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, chia sẻ những tâm sự thầm kín Bác Hồ của chúng ta đã dạy “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn, tôn trọng nó.” Trong công tác giáo dục thế hệ trẻ mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc đào tạo và giáo dục trẻ trở thành những con người phát triển về mọi mặt: đức, trí, thể, mỹ và hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách con người. Vì vậy tôi quyết định tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học”. Với mục đích tìm ra một số biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Ngoài ra phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp sẽ giúp trẻ 3-4 tuổi dễ dàng tiếp cận với các môn học khác ở độ tuổi mẫu giáo. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến * Tính mới của sáng kiến: + Phát huy vai trò của giáo viên mầm non trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ + Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. + Sáng kiến phát huy tối đa ngôn ngữ của trẻ, khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ. Sáng kiến với những hình thức tổ chức phong phú đa dạng, những bài tập, trò chơi đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ. * Ưu điểm nổi bật của sáng kiến: Thông qua các hoạt động giáo dục trẻ được giao tiếp để phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi dưới nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học, giao lưu văn hóa văn nghệ, trò chơi âm nhạc, trò chơi dân gian, dạo chơi, thăm quan, hội thi... để trẻ có được vốn từ tốt nhất. 3. Đóng góp của SKKN để tìm ra phương pháp và biện pháp nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tích cực và hiệu quả. 3.1. Đối với giáo viên - 100% giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non độ tuổi 3-4 tuổi. - Giáo viên tự tin hơn trong việc hình thành cho trẻ những kỹ năng cơ bản về phát triển ngôn ngữ. - 100% giáo viên đã nắm vững trình tự và phương pháp dạy hoạt động phát triển ngôn ngữ. Giúp giáo viên tích hợp được hoạt động phát triển ngôn ngữ với các hoạt động khác để trẻ phát triển hài hòa các lĩnh vực nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. 3.2. Đối với trẻ. - Giúp trẻ tích cực tập trung chú ý, rất thích thú và hào hứng qua đó trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, không cảm thấy bị gò bó. - Hình thành cho trẻ những kĩ năng cơ bản về phát triển vốn từ, trẻ tích lũy được nhiều vốn từ, hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của các từ đó, biết sử dụng vốn từ một cách thành thạo, tự tin mạnh dạn, có đầy đủ những kĩ năng từ đó tạo tiền đề vững chắc về ngôn ngữ giao tiếp trong suốt quá trình học tập và vui chơi của trẻ. - Thông qua các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo dục trẻ biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, giáo viên tận dụng được những nguyên liệu phế thải làm đồ dùng đồ chơi để phát triển vốn từ cho trẻ như bìa cát tông, các vỏ hộp sữa, tranh ảnh, vải làm rối... để thực hiện những phát âm chuẩn sự theo hướng dẫn của cô. - Giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, biết bảo vệ cái đẹp và bảo vệ môi trường, bảo vệ giọng nói của mình, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong khi học, khi chơi để từ đó hình thành các tố chất con người toàn diện về: Đức - Trí - Thể - Mĩ. 3.3. Đối với phụ huynh. - Có sự thay đổi về suy nghĩ các bậc phụ huynh đối với việc dạy học của giáo viên trong trường mầm non không đơn thuần chỉ là dạy hát, dạy đọc thơ mà còn dạy trẻ rất nhiều các hoạt động và các lĩnh vực khác, từ đó phụ huynh càng tin tưởng và ủng hộ nhà trường. - Giúp phụ huynh hiểu được vai trò của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi. PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN CHƯƠNG I THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN ĐỀ CẬP ĐẾN 1. Thuận lợi: * Nhà trường + Có phòng, lớp rọng rãi, thoáng mát cho trẻ hoạt động học tập. + Có sân chơi rộng thoáng mát, đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động. + Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động phát triển vốn từ đã có: Máy tính, tranh ảnh, vở chủ đề, sân khấu rối, sa bàn.. * Giáo viên: + Lớp có hai giáo viên vì vậy trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ luôn đảm bảo an toàn và trẻ được quan tâm đúng mức + Thực hiện giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo đúng chương trình quy định. Bản thân là một giáo viên tôi luôn soạn bài tỉ mỉ, sắp xếp các nội dung cần truyền đạt, nghiên cứu bài dạy đúng phương pháp hoạt động và có sự chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, phong phú và đa dạng. - Bản thân có một số thuận lợi: có trình độ chuẩn về chuyên môn, thích hoạt động giao lưu văn hóa, ham học hỏi, nghiên cứu tài liệu, làm nhiều đồ dùng đẹp hấp dẫn, an toàn để cuốn hút trẻ vào giờ học. - Ngay từ đầu năm học, tôi thường xuyên được Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn dự giờ, góp ý. Được tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do Phòng giáo dục tổ chức. * Phụ huynh: Phụ huynh luôn quan tâm đến phong trào và các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường lớp và có mong muốn con em mình vui vẻ khi đến trường * Học sinh: - Học sinh ngoan ngoãn chăm đến lớp, có nề nếp tốt và nhận thức tương đối đồng đều . - Trẻ trong lớp đều cùng độ tuổi 3-4 tuổi nên nhận thức tương đối đồng đều. - 100% số trẻ đều phát triển trí tuệ bình thường. 2. Khó khăn: - Ngoài những mặt thuận lợi trên, song còn không ít khó khăn: * Nhà trường: + Trường đã có đồ dùng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ đôi khi còn gặp nhiều khó khăn. + Bên cạnh việc nhà trường tạo điều kiện về đồ dùng thiết bị dạy và học trong lớp thì môi trường cho trẻ hoạt động ngoài lớp còn thiếu thốn. Chưa có khu cho trẻ thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ riêng biệt, đồ dùng còn nghèo nàn. Dẫn đến việc trẻ chưa được hoạt động trải nghiệm nhiều với đồ dùng trực quan, trẻ chưa hứng thú nhiều khi tham gia hoạt động. Dẫn đến việc trẻ chưa được hoạt động trải nghiệm nhiều với đồ dùng trực quan, trẻ chưa hứng thú nhiều khi tham gia hoạt động. * Giáo viên: + Trong thực tế giáo viên còn dạy theo hình thức một chiều ít lắng nghe, tìm hiểu ý tưởng của trẻ. Đôi khi còn ngại tổ chức các hoạt động khi cho trẻ được tham gia cùng cô thực hiện các ý tưởng. + Một số giáo viên vận dụng chưa linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức, chưa lấy trẻ làm trung tâm nên chưa phát triển được tính tích cực trong giao tiếp cho trẻ, do đó giáo viên phần nhiều là còn lúng túng khi dạy trẻ hoạt động này. * Học sinh: + Trẻ 3-4 tuổi còn non nớt, đầu năm một số cháu mới đi học còn khóc, chưa quen với cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp, mỗi cháu đều có sở thích và các tính cách khác nhau. + Trí nhớ của trẻ, khả năng nhận thức, các kỹ năng và nề nếp của trẻ vẫn còn nhiều hạn chế. Trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ khi nhắc lại câu của người lớn. Vì vậy trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. + Một số trẻ còn hiếu động chưa chú ý tham gia vào hoạt động. + Một số trẻ đi học không thường xuyên nề nếp học tập còn hạn chế, khả năng chú ý của các cháu chưa tốt. Trước tình hình thực tế như vậy tôi đã tiến hành khảo sát trên 24 trẻ. Bảng khảo sát đầu năm trước khi áp dụng các biện pháp STT Nội dung tiêu chí khảo sát Tổng số Trước khi áp dụng các biện pháp Đạt Chưa đạt 01 Phát âm rõ ràng, mạch lạc 24 15=63% 8=37% 02 Nói trọn vẹn câu 16= 67% 7=33% 03 Vốn từ phong phú, đa dạng 14=58% 10=42% 04 Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp 17=71% 6=29% CHƯƠNG II NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi Nhà trẻ nói riêng về nhận thức, trí tuệ, thể lực, đặc biệt là ngôn ngữ, và các nhu cầu của trẻ để từ đó tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và nghiên cứu để đưa ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ và qua thực tiễn dạy trẻ hằng ngày, trong những năm học vừa qua, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm đưa ra một số biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm vui, sự tự tin, sự mạnh dạn và có một kiến thức dồi dào để tham gia vào tất cả các hoạt động trong gia đình, trong nhà trường và xã hội. 1. Biện pháp 1: Tự tìm tòi học hỏi, bồi dưỡng trình độ chuyên môn Muốn trẻ sáng tạo và có khả năng cảm thụ được ngôn ngữ và vận dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và tốt nhất thì trước tiên giáo viên phải là người am hiểu và nắm chắc được về nội dung về phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi như: phát âm chuẩn, ngắt nhịp chính xác, biết nhấn câu, từ đúng và không nói ngọng... Vì vậy bản thân là một giáo viên tôi luôn tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua tham khảo chuyên san sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng để cập nhật những phương pháp dạy học mới, những cách thức tác động tích cực đến sự nhận thức và phát triển tư duy của trẻ. Bên cạnh sự tìm tòi khám phá những kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ, tôi còn quan tâm đến việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ để có những biện pháp, phương pháp giáo dục thích hợp đối với từng cá nhân giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân và tạo cơ hội cho trẻ thực hành thể hiện những ý tưởng sáng tạo của mình. Bên cạnh đó tôi luôn tham gia đầy đủ các đợt chuyên đề, kiến tập dự giờ do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức nhằm trau dồi kiến thức, học những điều hay, điều mới lạ của đồng nghiệp để thực hiện dạy trẻ có hiệu quả. 2. Biện pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm tâm lý, đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ em là một đề tài, được rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu. Tâm lý trẻ em luôn được theo dõi ngay từ khi mới lọt lòng. Tâm sinh lý của trẻ được thay đổi theo từng giai đoạn. Đặc biệt với trẻ 3-4 tuổi phát triển rất nhanh cả về thể lực và tâm lý. Ở giai đoạn này trẻ đã có sự tư duy, sáng tạo, trẻ luôn bắt trước người lớn làm mọi việc và đặc biệt lứa tuổi này là lứa tuổi “Khủng hoảng trẻ lên 3”. Ở giai đoạn này tâm lý của trẻ rất phức tạp có lúc trẻ như người lớn về suy nghĩ, hành động. Trẻ tự mình có thể mặc quần áo, đi dầy, tắm giặt, trẻ luôn có lối sống thích độc lập. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh giải thích: “Khi lên 3 trẻ bắt đầu ý thức về những khả năng của chính mình và nảy sinh nguyện vọng độc lập”. Nhu cầu này rất lớn bé muốn tách ra khỏi người khác, muốn tự mình làm nhiều thứ để chứng tỏ mình làm đúng và làm được đây là động lực thúc đẩy trẻ trưởng thành. Mặt khác cũng từ nhu cầu độc lập này mà trẻ có phản ứng, cảm xúc mạnh mẽ và thái độ tiêu cực thường độc lập với người lớn. Nếu không đánh giá đúng và có cách ứng xử phù hợp thì trẻ sẽ kéo dài khủng hoảng suốt thời thơ ấu để lại những dấu tích nặng nề cho trẻ về sau. Một số biểu hiện của trẻ ở giai đoạn này trẻ thích nói “Không” với mọi thứ. Bướng bỉnh, thích làm theo ý mình, đôi khi đòi làm bằng được luôn có biểu hiện “Chống đối” bé muốn làm trái lại những lời dạy dỗ, vi phạm những điều ngăn cấm. “Ngang ngạnh” là biểu hiện tiếp theo khi không đạt được mong muốn trẻ phản kháng bằng cách khóc déo lên, mè nheo, lăn ra ăn vạ, đập đầu, đạp tứ tung để đạt được mục đích. “Vô lễ với người lớn” khi không hài lòng điều gì bé thường dơ tay đánh, nhéo hoặc nói vô lễ với người lớn. “Chuyên quyền” bé tỏ ra chuyên quyền trong tất cả quan hệ với mọi thứ xung quanh, cái gì cũng thuộc về mình tính ích kỷ đã xuất hiện. Do tôi tìm hiểu nghiên cứu kỹ đặc điểm tâm lý, trẻ lứa tuổi mầm non đặc biệt là lứa tuổi trẻ 3-4 tuổi từ đó nắm rõ sở thích tính cách, tâm lý chung của trẻ để tạo cho trẻ hứng thú trong mọi hoạt động. Tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này phức tạp và vốn ngôn ngữ của trẻ cũng đang phát triển. Trẻ 3-4 tuổi có số lượng từ tăng nhanh vốn từ của trẻ phần lớn là những danh từ, động từ. Các loại từ khác như tính từ, đại từ, trạng từ xuất hiện rất ít trẻ ở lứa tuổi này không chỉ hiểu nghĩa những từ biểu thị các sự vật, hành động cụ thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất, màu sắc, thời gian và các mối quan hệ khác, tuy nhiên mức độ hiểu nghĩa của các từ này ở trẻ 3-4 tuổi còn rất hạn chế và có những nét đặc trưng riêng. Trẻ sử dụng các từ biểu thị chưa chính xác, trẻ nhận biết về công cụ ngữ pháp và sử dụng nó còn rất hạn chế đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng chúng ta cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại từ. Nắm được đặc điểm tâm lý trẻ và đặc điểm sự phát triển ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi này mà tôi đã có được những biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách phong phú và toàn diện. 3. Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen văn học. Phát triển vốn từ cho trẻ Mầm non là công tác giáo dục có kế hoạch, có mục đich, có tổ chức và phải mang tính hệ thống nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ như một phương tiện giao tiếp quan trọng vì thế chúng ta phải dạy cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trên những hoạt động học cụ thể, trong đó phát triển ngôn ngữ, vốn từ phải được đặt lên vị trí hàng đầu. - Trẻ hiểu được những câu đơn giản bằng lời nói và nói theo cô, biết hỏi và trả lời một số câu hỏi của cô bằng lời nói, hành động cụ thể, cô là người hướng dẫn và chuẩn bị những đồ dùng hấp dẫn trẻ tham gia vào tiết học. - Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu, hồn nhiên mạnh dạn trong giao tiếp, biết ngắt nhịp, nhấn vào những câu từ đơn giản cô có thể làm mẫu hoặc cho trẻ nghe giọng nói trên 1 đoạn ghi âm nào đó cho trẻ bắt chước. Ví dụ: Khi thực hiện hoạt động làm quen với văn học tận dụng không gian lớp học để bày dụng cụ kể chuyện, thơ, mô hình, rối, tranh ảnh cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn. (Hình ảnh cô dạy trẻ kể chuyện theo tranh) - Chú ý đến khả năng phát âm của từng trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai, rèn luyện khả năng ngôn ngữ cho trẻ. - Cần luyện cho trẻ khi diễn đạt cần phải ngắt nghỉ đúng giọng, luyện cho trẻ có tác phong khi nói thoải mái, tự nhiên. Khi nói chuyện phải nhìn thẳng vào mặt người nghe. - Luyện ngôn ngữ mạch lạc thể hiện qua việc thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ đối thoại qua trò chơi, qua bài thơ, câu truyện, nhiệm vụ luyện trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc phải được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ, tiếp tục dạy trẻ cách nghe hiểu, trả lời câu hỏi của người lớn, biết trò chuyện với mọi người xung quanh, dạy trẻ kể chuyện về đồ chơi, đồ vật xung quanh trẻ, theo tranh vẽ, có trình tự, diễn cảm. Những bài đồng dao, ca dao rất gần gũi, quen thuộc với trẻ, những động tác kết hợp với lời thơ( lời ca) trẻ vừa đọc, vừa vận động sẽ là cơ hội để bộ máy phát âm được làm việc Ví dụ: Bài “Kéo cưa lừa xẻ” Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Thì ăn cơm vua Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ Hai trẻ ngồi đối mặt nhau, chạm chân vào nhau, nắm tay nhau vừa đọc, vừa làm động tác kéo cưa, kéo qua kéo lại. Trẻ rất thích thú trẻ đang học mà như đang chơi vậy Ví dụ: Thơ: “ Ông mặt trời.” - Cô là người gợi ý để trẻ hiểu nội dung bài thơ và đọc lại bài thơ, cô chỉ sửa sai khi trẻ phát âm chưa chính xác không nên đọc cho trẻ nghe nhiều lần, giảng dạy theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. Bên cạnh hoạt động làm quen các bài thơ, đồng dao, ca dao, giờ kể chuyện là hoạt động thu hút trẻ vào nội dung câu chuyện, với đồ dùng sinh động, tranh truyện, rối tay, đặc biệt là một số hình ảnh động của các nhân vật trong giáo án điện tử cùng với lời kể diễn cảm của cô giáo đã gây hứng thú cho trẻ ngay từ đầu tiết học Ví dụ: Với tiết truyện “ Thỏ ngoan” cô kể cho trẻ nghe sau đó có thể cho trẻ tự kể lại với nội dung mà trẻ hiểu và nhớ một cách đơn giản, ngắn gọn. Cô sẽ là người sửa sai, giúp trẻ phát âm lại những câu, từ chưa chính xác nên cho trẻ phát huy khả năng ghi nhớ. Ngoài ra vốn từ còn được phát triển mạnh ở các hoạt động học khác như hoạt động âm nhạc, hoạt động tạo hình,. 4. Biện pháp 4: Tích hợp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động khác. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với văn học vốn đã rất hay và hợp lý, nhưng biết tích hợp các hoạt động học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi đọc thơ, kể chuyện. * Hoạt động âm nhạc Âm nhạc là hoạt động bổ trợ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây ấn tượng cho người xem,vì thế tôi cho trẻ hát th
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_ngon.doc