Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, việc bảo vệ môi trường sống của con người không phải là vấn đề mới nhưng thật sự nó là một vấn đề đáng quan tâm. Có thể nói môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay sả thải ra môi trường gây nên ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái dẫn đến những trận động đất, lũ lụt, sóng thần hơn thế nữa trong tình trạng hiện nay dịch bệnh covid 19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp nên khẩu trang mà chúng ta sử dụng hàng ngày hay các dụng cụ y tế phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh vẫn thải ra môi trường, nhưng không phải ai cũng có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường làm thiệt hại về con người và vật chất, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu. Giáo dục bảo vệ môi truờng cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường. Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là hình thành cho trẻ có thói quen tốt, biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm với việc bảo vệ môi trường, biết được những hành vi xấu như vứt rác bừa bãi, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạp lên cây xanh. Bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động làm “ Xanh - sạch - đẹp” cho đất nước và cho thế hệ mai sau.. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi, khám phá khoa học, thông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường từ đó hình thành cho trẻ có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường ngay từ lứa tuổi mầm non. Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi thấy rằng tỷ lệ trẻ có những hành vi, thái độ tham gia bảo vệ môi trường còn rất ít và không thường xuyên.. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Thực trạng của việc giáo dục trẻ nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non Trường Mầm non Quế Tân là một trường nằm xa trung tâm huyện với tổng số giáo viên . tổng số lớp 18 chia làm hai khu nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo đến nay cơ sở vật chất của trường khang trang, khuôn viên rộng rãi, lớp học thoáng mát. Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi gặp một số ưu điểm và hạn chế như sau: a. Ưu điểm Nhà trường đã đầu tư nhiều thùng rác có nắp đậy đặt ở nhiều chỗ trong sân trường để thuận lợi cho cháu và phụ huynh bỏ rác. Nhà trường quan tâm đến việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể trẻ tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động. Đội ngũ giáo viên luôn tận tụy, tâm huyết với nghề. Bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện và chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn để tôi có thể thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Phần lớn các cháu thích đến lớp, đi học đều và tích cực tham gia vào các hoạt động. Tôi luôn nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. b. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế : Bên cạnh những ưu điểm trên thì còn tồn tại một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế sau: Tài liệu hướng dẫn giáo dục bảo vệ môi trường còn ít Việc lồng ghép giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ còn chưa cao. Môi trường trong lớp, góc thiên nhiên chưa được sử dụng và khai thác tốt trong qúa trình giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Phụ huynh đa số làm nghề nông và làm ở các khu công nghiệp nên bận rộn và không có nhiều thời gian cho con, do đó việc trao đổi trực tiếp với phụ nhuynh còn hạn chế Nhận thức về môi trường của trẻ không đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức đến cho trẻ còn khó khăn. Để biết được thói quen, ý thức ban đầu của trẻ, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát tại lớp, kết quả cụ thể như sau: Bảng khảo sát đầu năm về thói quen, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ Tổng số trẻ được khảo sát: 32 trẻ 5 tuổi TT Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Trẻ đạt Tỉ lệ % 1 Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định 32 16 50% 2 Không vứt rác bừa bãi, biết gom rác vào thùng rác 32 15 46% 3 Biết chăm sóc và bảo vệ cây 32 13 40% 4 Biết giữ gìn trật tự và vệ sinh trường lớp, nơi công cộng 32 18 56% 5 Phân biệt được những hành động đúng, sai với môi trường 32 15 46% Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi trường chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non. a. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ: Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động có chủ định, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp, khả năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nguyên vật liệu có thể tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ, để đảm bảo hiệu quả đạt được luôn ở mức cao nhất. Kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng được xây dựng từ dễ đến khó, mức độ tăng dần theo các chủ đề. Trong biện pháp này tôi đã xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung, hoạt động tích hợp theo từng chủ đề như sau: 1. Chủ đề “Trường mầm non” - Giữ sạch trường, lớp, không vẽ bẩn lên tường. - Vứt rác đúng nơi qui định. - Yêu quí, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng. - Đi vệ sinh đúng nơi qui định. * HĐKP: Trường lớp, mẫu giáo của bé. * HĐNT: Nhặt rác trong sân trường, và nhặt lá cây rụng bỏ vào thùng rác. * HĐ chiều: Trò chuyện với trẻ về việc đi vệ sinh đúng nơi qui định(H1) Chủ đề “Bản thân” - Biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, quần áo đầu tóc gọn gàng, có hành vi văn minh trong ăn uống * HĐKP: Cơ thể bé, trẻ có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong vệ sinh cá nhân (Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn). Tự mặc và cởi được quần áo. * HĐ GÓC: Trẻ chơi các trò chơi trong lớp, trường, biết bảo vệ, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. * HĐ chiều: Cô giáo dục trẻ vệ sinh, rửa mặt, rửa tay sạch sẽ. (H2) 3. Chủ đề “Gia đình”. - Sử dụng đồ dùng vệ sinh cá nhân: Khăn mặt, ca, cốc. - Môi trường với sức khoẻ con người. - Nguyên nhân gây ô nhiễm: - Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, điện. * HĐKP: Một số đồ dùng trong gia đình, nhu cầu gia đình. * Hoạt động góc: “ Bé tập làm nội chợ” * HĐ chiều: Cô giáo dục trẻ biết giúp đỡ bố mẹ sắp xếp dọn dẹp nhà cửa, biết chăm sóc cây hoa có trong nhà mình (tưới nước, nhặt lá vàng.)(H3) 4. Chủ đề “Nghề nghiệp” - Tôi giới thiệu cho trẻ nhiều nghề trong xã hội, trong đó có những người làm công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường. - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tôn trọng những người làm sạch đẹp môi trường. * HĐKP: Trò chuyện về bác lao công; Bé làm gì để bảo vệ môi trường. * HĐLĐ: Quét dọn vệ sinh sân trường.(H4) * HĐC: Vẽ tranh về bảo vệ môi trường; Trò chơi tìm những hình ảnh đúng sai về bảo vệ MT. Chủ đề “Thế giới động vật” - Con người với vật nuôi: - Cần bảo vệ chăm sóc vật nuôi: Cho ăn, không đánh, ném con vật. - Ý thức bảo vệ những loài động vật quí hiếm: Không săn bắn.. * HĐKP: Ích lợi của vật nuôi, động vật sống ở khắp nơi. * HĐNT: Nhặt lá vàng rơi để làm các con vật. (H5) 6. Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân. - Không vứt rác bừa bãi, không nói to nơi công cộng. - Không hái lộc xuân bằng việc ngắt lá, bẻ cành. - Trồng cây nhân dịp đầu xuân. - Ích lợi của cây đối với đời sống con người: Cây làm cảnh, cho bóng mát, làm cho không khí trong lành, giữ cho đất không bị sói mòn... - Chăm sóc và bảo vệ cây xanh: Trồng, vun xới, tưới cây, lau rửa lá cây... * HĐKP: Trò chuyện về ngày tết - Tận dụng nguyên vật liệu phế thải để làm tranh trang trí ngày tết.(H6) * HĐKP: Cây xanh và môi trường sống. * HĐ góc: Thực hành gieo hạt, theo dõi sự phát triển của cây * HĐNT: Quan sát cây, vườn rau trong trường và ích lợi của chúng. Chăm sóc cho cây. 7. Phương tiện và luật lệ giao thông. - Tiếng ồn của các động cơ, PTGT xả khói ra đường làm ô nhiễm môi trường. - Cách phòng tránh. * HĐNT: Trò chuyện quan sát PTGT xả khói ra đường. (H7) 8. Các hiện tượng tự nhiên. - Con người với hiện tượng tự nhiên: Gió, nắng, mưa, hạn hán lũ lụt. Ảnh hưởng của chúng với môi trường. - Cách bảo vệ và phòng tránh. * HĐKP: Tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên; Sự cần thiết của nước. * HĐ chiều: Xem hình ảnh và đưa ra nhận xét một số hành vi đúng sai của con người với môi trường, một số hành vi, những điều nên làm để bảo vệ môi trường. 9. Quê hương - Đất nước - Bác Hồ. - Ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của địa danh phong cảnh: trẻ biết bảo vệ môi trường sạch đẹp không vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa, không dẫm lên cỏ và không phá hoại những đồ chơi ở những nơi công cộng. * HĐKP: Tìm hiểu về đất nước Việt Nam và các danh lam thắng cảnh của Việt Nam, các danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội(H8) Với việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung, tích hợp theo từng chủ đề một cách rõ ràng, cụ thể. Tôi đã lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày để giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và đạt hiệu quả cao. b. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học và góc thiên nhiên để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ: Đối với trẻ mầm non, việc tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động là điều cần thiết, để đáp ứng nhu cầu của trẻ: “ Học mà chơi, chơi mà học” trẻ được chơi, được khám phá, được học tập trong môi trường lành mạnh có đủ trang thiết bị, đồ chơi, vật dụng từ thiên nhiên sẽ là cơ hội tốt cho trẻ phát triển, qua đó hình thành cho trẻ có thiện cảm với thiên nhiên và từ đó trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Cũng chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi lập ra kế hoạch xây dựng môi trường lớp học sạch đẹp thân thiện. Trang trí các nội dung theo chủ đề, làm nhiều góc mở, có nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên, đồ dùng đồ chơi ở các góc được sắp xếp gọn gàng khoa học, đẹp mắt để giáo dục được trẻ và để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động.(H9) Góc thiên nhiên tôi cho trẻ gieo hạt và theo dõi quá trình lớn lên của cây xanh.(H10) Với hình thức này tôi nhận thấy rằng trẻ lớp tôi đã có nhiều cố gắng, có ý thức tự giác lao động, chăm sóc bảo vệ cây, ban đầu trẻ có một số kiến thức và kỹ năng thực hiện tốt một số công việc được giao. Từ những công việc phân công, cô và trẻ đã tạo được môi trường lớp học xanh - sạch - đẹp. c. Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong ngày cho trẻ. + Thông qua hoạt động học: Mỗi môn học đều có mục tiêu cần đạt riêng, song tôi luôn chú ý lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường một cách linh hoạt sao cho phù hợp giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ. Mỗi chủ đề có một nội dung khác nhau nhưng đều giúp cho trẻ có ý thức để bảo vệ môi trường. Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình...mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi.....với trẻ để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng - hành động không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và ngoài lớp học. Ví dụ: Lĩnh vực nhận thức Hoạt động khám phá xã hội: “ Bé với môi trường”. Tôi đưa ra các hình thức để giúp trẻ trẻ hiểu về môi trường quanh bé: Môi trường bị ô nhiễm, nguyên nhân và từ đó trẻ biết cách bảo vệ môi trường. Giáo dục trẻ: Có ý thức bảo vệ môi trường và giữ vệ sinh chung: không vứt rác bừa bãi, thấy rác phải nhặt cho vào thùng rác ngay. Thông qua buổi trò chuyện, xem các hình ảnh về môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, trẻ đã hiểu và có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh trường, lớp và biết nhắc nhở các bạn thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường.(H11) Ví dụ: Lĩnh vực thẩm mĩ Hoạt động âm nhạc: Dạy hát “cùng nhau bảo vệ môi trường” nhạc và lời nước ngoài. Qua nội dung bài hát tôi giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, chúng ta nên phân loại rác trước khi cho vào thùng rác, phải luôn ý thức sử dụng lại các đồ vật có thể dùng được. Từ đó trẻ có hành vi đúng - sai khi chăm sóc bản thân và bảo vệ môi trường tự nhiên. Hoạt động tạo hình Đề tài: vẽ theo ý thích. Tôi lồng vào hội thi vẽ tranh với chủ đề “ Bé bảo vệ môi trường”. Tôi gợi ý cho trẻ vẽ những tranh có nội dung về biển, cây xanh, con vật, hoa, quả, trẻ rất hứng thú, hăng say khi đưa ra ý tưởng và thể hiện bài vẽ của mình, đó cũng là một việc làm tốt để bảo vệ môi trường.(H12 ) Ngoài ra tôi nhận thấy rằng giáo dục bảo vệ môi trường có mối liên hệ khăng khít với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, nó góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ làm quen với giữ gìn và bảo vệ môi trường, chúng ta biết rằng văn học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Nó giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, đặc biệt phát triển khả năng nhận thức và hình thành nhân cách cho trẻ. Do vậy ở lớp tôi việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ còn thông qua các bài thơ câu chuyện trong nội dung giáo dục. + Thông qua hoạt động ngoài trời: Thông qua hoạt động này trẻ sẽ được tiết xúc với rất nhiều cỏ, cây, hoa, lá tôi giáo dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. VD: Tôi cho trẻ quan sát một số cây xanh trong vườn trường, trẻ có thể biết được đặc điểm của cây, tầm quan trọng của những cây đó. Ngoài ra, trẻ biết được muốn có cây phải trồng cây và muốn cây nhanh lớn phải bắt sâu, nhổ cỏ, chăm bón cho cây và không được hái hoa bẻ cành.(H13) + Thông qua hoạt động góc: Hoạt động góc là phương tiện phát triển toàn diện, đặc biệt là hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Thông qua hoạt động trẻ phản ánh lại cuộc sống môi trường xung quanh trẻ, mô phỏng lại những hành động quen thuộc của người lớn mà trẻ đã thấy. Chính vì vậy khi cho trẻ hoạt động góc tôi hướng dẫn gợi mở cho trẻ rõ ràng, chi tiết để trẻ hoạt động tích cực và luôn chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đa dạng phong phú nhằm thu hút trẻ chơi. Đặc biệt tôi luôn chú ý, giao lưu với trẻ nhằm động viên trẻ giao lưu với trẻ qua đó gióa dục trẻ tính ngăn nắp và gọn gàng, biết được môi trường đẹp và môi trường xấu, biết hợp tác với bạn bè và chia sẻ với những người xung quanh có phản ứng đúng đắn với các hành vi bảo vệ môi trường. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi góc “ Bé yêu thiên nhiên”. Trẻ được trực tiếp chăm sóc cho cây như: Tưới nước, nhổ cỏ, lau lá cây, ... Tôi đã nhắc nhở trẻ muốn có môi trường xanh - sạch - đẹp thì chúng ta phải góp phần chăm sóc, bảo vệ cây ở lớp, ở nhà cũng như ở nơi công cộng.(H14, H15) Ví dụ: Trẻ chơi góc phân vai - Trò chơi gia đình: Phải dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, quần áo gấp gọn gàng, ngăn nắp - Trò chơi nấu ăn: Tập làm món ăn đơn giản chú ý vệ sinh dụng cụ nhà bếp. Ví dụ: Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh, sắp xếp đồ dùng hợp lý.(H16) Ví dụ: Góc nghệ thuật: Múa hát những bài hát theo chủ đề Qua hoạt động này ngoài việc trẻ được tái tạo công việc của người lớn, trẻ còn biết được cây sống được là nhờ sự chăm sóc của con người. Trẻ trở nên ham thích lao động, biết cảm nhận vẻ đẹp của thế giới tự nhiên gần gũi xung quanh. + Thông qua tổ chức giờ ăn cho trẻ: Đây là hoạt động nhằm hình thành nề nếp thói quen trong sinh hoạt đáp ứng sinh lý, trẻ được vui vẻ vài thoải mái. Tôi thường xuyên nhắc trẻ phải biết kê bàn ăn ngay ngắn. Sau đó ra xếp hàng rửa tay. Trẻ rửa tay bằng xà phòng theo đúng quy trình. ( Cô bao quát nhắc nhở trẻ thực hiện).(H17) Trong khi trẻ ăn cô nhắc trẻ ăn ngon miệng, nhai kỹ, ăn hết xuất, khi ho phải lấy tay che miệng, không nói chuyện trong khi ăn, tạo những thói quen văn minh lịch sự trong khi ăn. Trẻ ăn xong biết xếp bát, thìa, cất ghế vào nơi quy định một cách gọn gàng. Biết lau miệng và xúc miệng bằng nước muối sau khi ăn.Tôi nhắc trẻ vệ sinh phòng nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong để dép lên giá xếp ngay ngắn theo tổ.(H18) + Thông qua hoạt động lao động: Để môi trường trong và ngoài lớp học luôn sạch đẹp, thường vào các buổi thứ 6 hàng tuần tôi cho trẻ vệ sinh môi trường xung quanh lớp như: Thu gom rác xung quanh trường ( Nhặt giấy vụn, vỏ bim bim, vỏ hộp sữa, thu gom lá bỏ vào thùng rác). Lau đồ dùng, đồ chơi, các giá để đồ chơi của lớp. Sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định. Qua hoạt động lao động sẽ hình thành cho trẻ ý thức tự lập, tự giác và tinh thần đoàn kết cùng nhau bảo vệ môi trường.(H19, H20, H21) d. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin. Đặc điểm trẻ mầm non chưa biết chữ nên việc tiếp nhận tri thức và hình thành các biểu tượng về sự vật hiện tượng chủ yếu thông qua hình ảnh, âm thanh do đó tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú làm tư liệu cho bài giảng điện tử của mình. Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay dịch bệnh covid đang diễn biến phúc tạp thì việc ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp hữu hiệu nhất cho trẻ để trẻ tiếp cận, quan sát và hình dung dõ hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, trẻ được nhìn, được cảm nhận và từ đó trẻ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.(H22) e. Biện pháp 5: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục môi trường cho trẻ. Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trườ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_y_thuc_bao_v.docx