Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B1
UBND HUYỆN GIA BÌNH TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI B1 Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI Họ và tên: Bùi Thị Hiền Nhóm lớp: 4-5 tuổi B1 Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Đại Lai Đại Lai, ngày 20 tháng 10 năm 2021 MỤC LỤC PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B1. 2. Biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi B1. a. Biện pháp 1: Sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng chủ đề. b. Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi vận động. c. Biện pháp 3: Sáng tác lời ca, tạo hứng thú cho trẻ khi chơi trò chơi vận động. d. Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của hoạt động. đ. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh. 3. Kết quả ( áp dụng thực tiễn) 4. Kết luận. 5. Kiến nghị, đề xuất. PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP PHẦN IV: CAM KẾT 3 3 3 5 5 6 9 11 14 15 17 17 18 19 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ - Trò chơi vận động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất cho trẻ, góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Tổ chức tốt các trò chơi vận động giúp trẻ rèn luyện hệ thống cơ bắp, biết phối hợp các vận động cơ thể, rèn luyện các giác quan, sự khéo léo và linh hoạt, săn chắc, dẻo dai. - Trò chơi vận động giúp trẻ có cơ hội tốt nhất để tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức về thế giới xung quanh. Sự tinh nhạy của các giác quan sẽ giúp trẻ nhìn nhận các sự vật hiện tượng xung quanh đầy đủ hơn, chính xác hơn, tinh tế hơn từ đó khả năng nhận thức của trẻ ngày càng được phát triển hơn. Hiểu được tầm quan trọng đó. Vì thế tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu cho mình là “Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận độngcho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B1”. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B1. Trường Mầm Non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Bình quản lý. Trường được thành lập năm 1992. Trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo. Đảng, chính quyền từ tỉnh đến địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên đã trang bị được nhiều phòng học khang trang, rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, phương tiện và trang thiết bị kịp thời như các đồ dùng, dụng cụ thể dục, máy tính, ti vi . Để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò trên lớp. Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững, có năng lực và năng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để giúp giáo viên phát huy hết năng lực của mình. Mặt khác, phòng giáo dục cũng như nhà trường thường xuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng đổi mới hình thức dạy và học tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được thường xuyên học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn, đội ngũ giáo viên của trường có chuyên môn, sáng tạo trong các hoạt động. a. Ưu điểm: Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 4 tuổi B1, tôi rất yêu mến trẻ, nhiệt tình trong công tác vì vậy mà tôi đã dày công suy nghĩ về các phương thức và cách thức làm sao dạy trẻ tốt nhất và mang lại sự vui vẻ hòa đồng, tự tin cho trẻ khi ở lứa tuổi này.Là một giáo viên trẻ tôi luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Đồng thời việc trẻ đi học đều giúp quá trình học tập và rèn luyện được thường xuyên. Tất cả những yếu tố trên đã tạo điều kiện giúp tôi có được kết quả cao trong giờ học. Trẻ trong lớp tôi phụ trách đều cùng độ tuổi 4-5 tuổi nên nhận thức tương đối đồng đều. Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của lớp, thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà và ở lớp để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. b. Hạn chế và nguyên nhân - Do một số trẻ sinh cuối năm nên còn non và khả năng phát triển thể chất còn chậm. - Khả năng chú ý, tập trung của trẻ còn chưa cao. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh tự rút ra khỏi cuộc chơi nếu không còn hứng thú do tâm lí của trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định. - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò chơi theo từng chủ đề còn ít, chưa phong phú. Năm học 2021 -2022 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 4TB1. Sau khi nhận lớp tôi tiến hành khảo sát để đánh giá thực trạng về khả năng tham gia các trò chơi vận động ở trẻ, kết quả thu được như sau: * Kết quả đánh giá đầu năm học: 2021- 2022. Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia trò chơi vận động. 27 18 66,6 9 33,3 Trẻ tích cực tự giác trong giờ học. 27 19 70,4 8 29,6 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt. 27 22 81,5 5 18,5 Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt. 27 16 59,2 11 40,8 2. Biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. a. Biện pháp 1: Sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng chủ đề. - Trò chơi vận động không chỉ giúp các bé phát triển thể chất mà còn nâng cao trí thông minh một cách hiệu quả.Việc sắp xếp các trò chơi theo đúng chủ đề là rất cần thiết. - Từ đó tôi đã lập kế hoạch và lựa chọn, sắp xếp các trò chơi vận động phù hợp theo từng chủ đề và dựa vào đặc điểm tình hình tâm, sinh lý cùng với sự phát triển vận động và nhận thức của trẻ. - Tổ chức các trò chơi vận động lồng ghép vào các nội dung giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. Tích cực đưa trò chơi dân gian, kết hợp thay đổi một số lời hát của trò chơi cho phù hợp từng chủ đề và đưa trò chơi vận động vào các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi - Các trò chơi vận động và trò chơi dân gian được sưu tầm và sáng tạo sắp xếp phù hợp theo chủ đề. Hình ảnh minh họa trò chơi: Chi chi chành chành b. Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi vận động. * Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi. - Đồ dùng đồ chơi ở các trò chơi vận động vô cùng đa dạng và phong phú. Mỗi trò chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ dùng tự tạo khác để phục vụ cho các trò chơi của trẻ và phù hợp với nội dung chơi như: Mũ các con vật, tranh ảnh, vòng, đèn xanh đèn đỏ các mũ con gà và mô hình vườn rau phục vụ cho trò chơi như: “Gà trong vườn rau”. -Các đồ dùng đó được làm từ các nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng như: Vỏ hộp sữa, bìa cứng, thùng cát tông, quả bóng nhựa bị xịt hơi, xốp màu, ống nước nhựa, giấy màu, giấy báo, lốp xe máy, lốp ô tô, đã được thiết kế tạo ra những đồ dùng phù hợp với từng trò chơi tương ứng với từng chủ đề. Hình ảnh minh họa * Chuẩn bị địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi. - Địa điểm tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Nếu lựa chọn được địa điểm chơi phù hợp giúp cho trẻ hứng thú khi tham gia vào trò chơi sẽ đem lại hiệu quả cao từ đó giúp cho trẻ phát triển tốt về thể lực. - Mỗi trò chơi vận động đều có một cách chơi khác nhau. Chính vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động giáo viên cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp. - Có trò chơi mang tính chất tập thể thường có số lượng người tham gia chơi đông đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng như trò chơi: “Đuổi bắt”; “Kéo co”; “Rồng rắn lên mây”; “Mèo đuổi chuột”; “Mèo và chim sẻ”; “Ô tô và chim sẻ” tôi tổ chức cho trẻ chơi ngoài sân trường bằng phẳng có lát gạch đảm bảo an toàn và đủ diện tích cho trẻ chơi. Hình ảnh : Địa điểm chơi ngoài sân trường Hình ảnh: Địa điểm chơi trong lớp học c. Biện pháp 3: Sáng tác lời ca, tạo hứng thú cho trẻ khi chơi trò chơi vận động. -Thường thì các trò chơi vận động nhằm phát triển về các cơ tay, cơ chân, đều có lời ca, lời hát, đồng dao kèm theo khi trẻ chơi trẻ thường vừa hát vừa chơi hoặc đọc bài đồng dao nào đó. - Các lời hát, đồng dao khiến cho không khí của trò chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. - Vd: Để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” phù hợp với chủ điểm “Giao thông”tôi thay đổi lời ca trò chơi như sau: Dung dăng dung dẻ. Dắt trẻ đi chơi. Phố xá đông người. Bé ơi nhớ nhé. Đèn xanh được đi. Vàng thì chậm lại. Đèn đỏ bé nhớ. Mau dừng lại ngay. * Dạy trẻ học thuộc lời ca, lời đồng dao. - Hay trò chơi “Trời nắng trời mưa” trẻ vừa hát vừa làm động tác giống các chú thỏ đang chạy nhảy “Trời nắng trời nắng”; Thỏ đi tắm nắng – vươn vai vươn vai – Thỏ rung đôi tai – Nhảy tới – nhảy tới đùa trong nắng mới Khi đến câu hát “Mưa to rồi- mưa to rồi” thì trẻ phải chạy nhanh về nhà. - Để tiến hành được trò chơi giáo viên phải dạy trẻ thuộc lời hát trước khi tổ chức cho trẻ chơi vừa là để rèn luyện thể lực vừa là để phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt với trẻ lên 4 - 5 tuổi thì cần phải cho trẻ tập đọc nhiều để vốn từ của trẻ được mở rộng. - Và tôi thường cho trẻ làm quen với lời hát, thơ, ca, đồng dao, trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ. Khi trẻ thuộc lời ca, tôi tổ chức cho trẻ chơi. Vì thế trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi. Hình ảnh minh họa d. Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của hoạt động. +Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều. + Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời. + Trong các giờ hoạt động học. * Với giờ hoạt động học: - Giờ thể dục: Một giờ thể dục thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới và một vận động ôn. Nên giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh củng cố tố chất nhanh, khéo, luyện tập cho trẻ khả năng phản ứng nhanh đúng theo tín hiệu. Đồng thời phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động. - Trong giờ làm quen văn học: Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt mỏi khi ngồi nghe cô kể chuyện tôi luôn tổ chức đan xen những trò chơi vận động để nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ. Từ nội dung câu chuyện tôi chuyển sang trò chơi một cách nhẹ nhàng để trẻ thông qua “ Chơi mà học, học mà chơi. Hình ảnh minh họa trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ Hình ảnh trò chơi: Rồng rắn lên mây * Với hoạt động ngoài trời: - Tận dụng không gian rộng và thoáng mát, tôi đã lựa chọn các trò chơi vận động, trò chơi dân gian nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn và phát triển thể lực cho trẻ như trò chơi: “Rồng rắn lên mây”; “Cáo và thỏ”; “Lộn cầu vồng”; “Mèo đuổi chuột” Ngoài ra các trò chơi này thường tổ chức cho cả lớp được chơi, tôi luôn động viên tất cả trẻ tham gia vào trò chơi càng đông, càng vui khi tất cả trẻ cùng nhau tham gia chơi trò chơi cùng bạn sẽ tạo sự gắn bó, đoàn kết tạo sự thân thiện giữ các bé với nhau. Hình ảnh minh họa * Với hoạt động góc: - Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động trong giờ học, hoạt động ngoài trời trẻ còn được chơi các trò chơi vận động trong giờ hoạt động góc - Trẻ chơi với các dụng cụ ở góc vận động trẻ sử dụng lốp xe ô tô, lốp xe máy hỏng để chơi lăn lốp xe, bật nhảy, ném trúng đích Hoặc trẻ có thể sử dụng những chiếc tạ làm từ những quả bóng nhựa để phát triển khả năng vận động của đôi tay. - Từ đó trẻ phát triển hơn và hoàn thiện hơn về mặt thể lực. Tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp: “Kéo cưa lừa xẻ”; “Chi chi chành chành”; “Cắp cua bỏ giỏ” Hình ảnh minh họa đ. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh. - Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, sơ kết học kỳ hoặc tranh thủ trong giờ đón, trả trẻ, tôi luôn dành thời gian để tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển thể lực đối với trẻ và sự cần thiết trong việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trẻ ở trường mầm non. - Từ đó trẻ phát triển hơn và hoàn thiện hơn về mặt thể lực. Tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp: “Kéo cưa lừa xẻ”; “Chi chi chành chành”; “Cắp cua bỏ giỏ” - Tôi treo ở bảng tuyên truyền để các bậc phụ huynh đọc hàng ngày hoặc phát bài tuyên truyền cho từng phụ huynh theo từng chủ đề. 3. Kết quả( áp dụng thực tiễn) a. Kết quả đạt được: * Đối với giáo viên: - Cô linh hoạt sáng tạo hơn khi tổ chức các hoạt động, nhất là khi tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ. - Chuẩn bị chu đáo giáo trình giảng dạy trước khi lên lớp. - Tạo đồ dùng phù hợp, hấp dẫn và sử dụng linh hoạt, hợp lý tạo bất ngờ, hứng thú cho trẻ. - Lựa chọn các trò chơi hay, phù hợp, hấp dẫn cho trẻ * Đối với trẻ: - Các trò chơi phù hợp với độ tuổi và chủ đề khiến trẻ rất thích thú tham gia vào trò chơi. - Trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn và hứng thú hơn khi tham gia vào các trò chơi vận động - Khi tham gia vào các trò chơi trẻ thích thú hơn với các bài đồng dao.Trẻ hiểu luật chơi và cách chơi nhanh hơn và dễ dàng hơn. Trò chơi vận động giúp rèn luyện cho những trẻ nhút nhát hòa đồng với các bạn trong nhóm, lớp. * Kết quả đánh giá đầu năm học: 2021- 2022. Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia trò chơi vận động. 27 18 66,6 9 33,3 Trẻ tích cực tự giác trong giờ học. 27 19 70,4 8 29,6 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt. 27 22 81,5 5 18,5 Trẻ có các kĩ năng kĩ xảo vận động. 27 16 59,2 11 40,8 * Kết quả đánh giá sau 1 tháng khi áp dụng các biện pháp: Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia trò chơi vận động. 25 25 92,6 2 7,4 Trẻ tích cực tự giác trong giờ học. 25 23 85,2 4 14,8 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt. 25 23 85,2 4 14,8 Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt. 25 22 81,5 5 18,5 - Nhìn vào 2 bảng đã cho ta thấy: - Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận động: từ 66,6% tăng lên 92,6%. - Trẻ tích cực tự giác trong giờ học: Từ 70,4% lên 85,2%. - Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt: Từ 81,5% lên 85,2%. - Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt: Từ 59,2% đến 81,5%. b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm. * Về phía cô giáo: Qua một thời gian áp dụng cách tổ chức trò chơi vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi B1, tôi thấy mình đã trau dồi thêm được nhiều kiến thức cơ bản, có thêm nhiều kinh nghiệm để giúp trẻ phát triển thể chất tốt hơn. * Về hoạt động tổ chức trò chơi vận động đối với trẻ: Thông qua nội dung đổi mới hình thức giáo dục, tôi đã linh hoạt lồng ghép đa dạng các trò chơi dân gian để tạo cho trẻ một bầu không khí học thoải mái nên trẻ tiếp thu bài học nhanh hơn. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, phát huy được tính tích cực của trẻ, giúp trẻ yêu thích các hoạt động trẻ được tham gia, từ đó phát huy tính phát triển toàn diện ở trẻ. 4. Kết luận. - Việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Giáo viên mầm non cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động dưới nhiều hình thức khác nhau để việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả tốt hơn. - Giáo viên cần phải sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng chủ đề - Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi và địa điểm chơi trước khi cho trẻ tham gia vào các trò chơi - Tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, sẽ giúp bé chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng bạn và những người xung quanh, qua đó trẻ nắm được cách thức thực hiện các hành động, thao tác, kỹ năng từ cuộc sống. - Trò chơi vận động, tạo nhiều cơ hội để trẻ tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng cần thiết, hình thành thái độ, hành vi đúng đắn cho trẻ, góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách phù hợp với độ tuổi. 5. Kiến nghị, đề xuất. a. Đối với tổ chuyên môn: - Tạo điều kiện cho chị em được dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm giảng dạy. - Tích cực bồi dưỡng để nần cao chuyên môn về lĩnh vực phát triển thể chất cho chị em giáo viên trong trường. b. Đối với Lãnh đạo nhà trường: - Tích cực bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhiều hơn nữa thông qua các hình thức: sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, kiến tập. Cho giáo viên đi giao lưu học tập. - Tổ chức các ngày lễ hội như “Ngày hội thể dục thể thao” cho trẻ trong năm. - Nhà trường đầu tư thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ giáo dục thể chất thêm phong phú đa dạng hơn. c. Đối với Phòng Giáo Dục và Đào tạo; Sở Giáo Dục và Đào tạo: - Cung cấp các tài liệu hướng dẫn các trò chơi vận động cho trẻ mầm non, tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn, các buổi kiến tập để giáo viên chúng tôi được học tập thêm những kiến thức mới nhằm giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn. Thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề và thao giảng những tiết giáo viên dạy giỏi ở các cuộc thi làm tiết mẫu cho giáo viên trong huyện học tập và có cơ hội được giao lưu học hỏi kinh nghiệm. PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Kết quả đánh giá đầu năm học: 2021- 2022. Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia trò chơi vận động. 27 18 66,6 9 33,3 Trẻ tích cực tự giác trong giờ học. 27 19 70,4 8 29,6 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt. 27 22 81,5 5 18,5 Trẻ có các kĩ năng kĩ xảo vận động. 27 16 59,2 11 40,8 * Kết quả đánh giá sau 1 tháng khi áp dụng các biện pháp: Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham g
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_viec_to_chuc.docx