Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non - Nhữ Thị Bích

pdf 21 trang Phương Thanh 17/03/2025 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non - Nhữ Thị Bích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non - Nhữ Thị Bích

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non - Nhữ Thị Bích
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG TẠO
HÌNH CHO TRẺ 3-4 TUỔI
TRONG TRƯỜNG MẦM
NON
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Có người cho rằng: “Trẻ em là một trang giấy trắng, ai
muốn vẽ gì vào đó thì vẽ”. Quan điểm đó chưa hoàn toàn đúng,
vì thực tế khoa học đã chứng minh: Trẻ em cũng có những cảm
nhận riêng của mình, đòi hỏi trẻ phải tích cực tham gia vào hoạt
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH CH...
1 of 21
động thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và bộc lộ ra bên
ngoài.
Trẻ em lứa tuổi mầm non “học mà chơi- chơi mà học”,
trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới
xung quanh. Trong khi trẻ chơi, trẻ có điều kiện lĩnh hội các
khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết được
tầm quan trọng đó, là một người giáo viêm mầm non, tôi luôn
coi trọng việc tạo môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt
động thiết thực, nhẹ nhàng, gần gũi nhằm phát triển một cách
toàn diện cho trẻ trên tất cả các lĩnh vực: Đạo đức - Trí tuệ -
Thể lực - Thẩm mỹ. Từ đó, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy,
phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử và dần dần
hoàn thiện nhân cách cùng với các hoạt động giáo dục khác.
Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho
trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Hoạt
động này giúp trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình
dạng, cấu trúc, màu sắc hình thành ở trẻ các thao tác tư duy,
phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Bên cạnh đó, giúp trẻ biết
yêu thích cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp, phát triển các
khớp ngón tay, cổ tay, các cơ bàn tay.
Trẻ 3-4 tuổi khả năng sử dụng đường nét, hình dạng như
những phương tiện truyền cảm. Vì thế những sản phẩm tạo hình
của trẻ rất ngây thơ và “trẻ con”, nhưng trong cái non nớt, ngây
thơ ấy là cả sự tưởng tượng diệu kỳ, tự do tìm kiếm, thử nghiệm
và nhờ đó mà thỏa mãn những nhu cầu khám phá cái chưa biết,
nhu cầu tạo ra cái đẹp đang không ngừng nảy sinh và phát triển
ở trẻ. Hoạt động tạo hình của trẻ được thể hiện rất phong phú và
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH CH...
2 of 21
đa dạng qua các hình thức như: tô, vẽ, nặn, xé dánvà hoạt
động tạo hình là hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn
diện cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã chọn biện pháp“Một số biện
pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi trong
trường trường mầm non”.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng hoạt động tạo hình của trẻ 3 - 4 tuổi
trong trường mầm non
Năm học 2020 - 2021 tôi được nhà trường phân công phụ
trách lớp 3- 4 tuổi A. Tổng số trẻ là 38. Trong quá trình chăm
sóc, giáo dục trẻ tôi nhận thấy một số ưu điểm, hạn chế sau:
a. Ưu điểm:
-Về nhà trường: Được sự quan tâm, ủng hộ của UBND
xã Lai hạ, các cấp lãnh đạo đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết
bị cho lớp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Về lớp học: Được bố trí 2 giáo viên /lớp, lớp học được
xây dựng kiên cố. Các điều kiện để phục vụ hoạt động học tập
của trẻ như ánh sáng, máy tính hiện đại, tivi màn hình phẳng,
giá để tranh, giá treo sản phẩm được trang bị đầy đủ.
- Về giáo viên: Được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn
đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình
trong công việc, có ý thức tốt trong việctìm tòi, đổi mới phương
pháp dạy học, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Về phía trẻ: Trẻ cùng một độ tuổi, tương đối mạnh dạn,
linh hoạt, đi học đều. Trẻ đã thể hiện được một số kỹ năng cơ
bản trong hoạt động tạo hình như cầm bút, tô màu, vẽ nghệch
ngoạc
- Về phụ huynh: Đa số phụ huynh có nhận thức tiến bộ,
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH CH...
3 of 21
nhiệt tình ủng hộ nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi
dưỡng giáo dục trẻ.
b. Hạn chế, nguyên nhân hạn chế:
- Về lớp học: Diện tích lớp học tương đối hẹp, nên việc tổ
chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đôi khi
chưa được thuận tiện. Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi chưa có
nhiều sáng tạo, phong phú, hấp dẫn trẻ. Đồ dùng, nguyên vật
liệu cho trẻ hoạt động tạo hình chưa phong phú.
- Về giáo viên: Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong tổ
chức hoạt động tạo hình. Việc thiết kế các hoạt động còn gò bó,
ít gây hứng thú với trẻ. Sản phẩm tạo hình của trẻ ít mang tính
cá nhân, chủ yếu làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Về phụ huynh: Cha mẹ trẻ phần lớn là công nhân, một số
đi làm ăn xa nên sự quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn
chế, chưa có sự phối hợp tốt với giáo viên trong việc hướng dẫn
một số kỹ năng cần thiết trong hoạt động tạo hình.
 - Về phía trẻ: Đa số trẻ chưa thuần thục một số kỹ năng có
bản trong hoạt động tạo hình như: vẽ, xé dán do đó kĩ năng
tạo hình của trẻ còn nhiều hạn chế.
 * Nguyên nhân của hạn chế
 - Một số trẻ chưa học qua lớp nhà trẻ, nên khi vào học 3
tuổi, những tuần đầu của năm học trẻ còn quấy khóc, chưa hợp
tác với cô và các bạn trong hoạt động, nên một số kỹ năng cơ
bản trong hoạt động tạo hình trẻ còn lung túng và thực hiện
chưa hiệu quả.
 - Giáo viên trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, nên đôi lúc còn
lung túng khi tổ chức hoạt động tạo hình. Giáo viên chưa có sự
đổi mới, sáng tạo khi tổ chức hoạt động tạo hình, việc tìm các
nguyên vật liệu mới, hoặc phế liệu chưa thường xuyên.
 - Lớp học có sĩ số học sinh đông, đồ dùng, đồ chơi phục
vụ cho hoạt động còn chưa được phong phú, nên việc tổ chức
một số đề tài tạo hình sáng tạo tại lớp còn chưa được thường
xuyên, trẻ ít được thỏa sức sáng tạo khi tham gia hoạt động.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH CH...
4 of 21
 Tôi đã thực hiện khảo sát thực trạng việc trẻ tham gia hoạt
động tạo hình và thu được kết quả như bảng sau: Khảo sát trước
khi áp dụng biện pháp
STT Nội dung Kết quả
Số trẻ Tỉ lệ %
1 Trẻ tập trung chú ý quan
sát trong giờ học
14/38 36,8%
2 Trẻ hứng thú tham gia
vào hoạt động cùng cô
16/38 42,1%
3 Trẻ có kĩ năng sử dụng
nguyên liệu tạo hình
(bút sáp, giấy màu, đất
nặn) để tạo ra sản
phẩm tạo hình.
15/38 39,4%
4 Bước đầu biết nói, giới
thiệu về sản phẩm của
mình và nhận xét sản
phẩm tạo hình của bạn
10/38 26,3%
5 Kỹ năng cầm bút sáp
màu, cầm kéo đúng
12/38 31,5%
Qua bảng khảo sát trước khi áp dụng biện pháp, có thể
thấy trẻ thực hiện được các nội dung trong bảng khảo sát là rất
thấp. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn và áp dụng một số biện pháp
mới để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3 -4 tuổi
tại trường mầm non Lai Hạ.
2. Biện pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 3 -
4 tuổi tại trường mầm non.
a. Biện pháp 1: Nâng cao năng lực chuyên môn của
bản thân.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH CH...
5 of 21
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mới vào ngành nên
chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc gây hứng thú cho trẻ tích
cực tham gia vào hoạt động tạo hình. Nhưng với lòng nhiệt
huyết, yêu nghề, mến trẻ thì tôi luôn cố gắng nghiên cứu, tìm
tòi ra những hình thức tổ chức để lôi cuốn sự tập chung chú ý
của trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực và có hiệu
quả.
 - Tôi luôn tự học hỏi, nghiên cứu qua tài liệu, sách báo,
mạng Internetđể nâng cao năng lực của bản thân.
- Thường xuyên trao đổi học hỏi chị em đồng nghiệp để
phát triển chuyên môn nghiệp vụ của mình.
- Luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ do các cấp tổ chức.
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, tôi
thường đưa ra các ý tưởng về những đề tài mới, các nguyên vật
liệu thân thiện gần gũi trong hoạt động tạo hình để cùng nhau
thảo luận. Bên cạnh đó, cùng đưa ra các biện pháp, kỹ năng và
thao tác sử dụng một số phần mềm thông dụng trong tổ chức
hoạt động tạo hình, từ đó nâng cao hiệu quả và trẻ thuần thục
hơn với các kỹ năng mới khi giáo viên cung cấp.
b. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường tạo hình trong và
ngoài lớp học.
- Mặc dủ diện tích lớp tôi không đủ rộng, những tôi đã
tính toán và xây dựng môi trường trong lớp đảm bảo không
gian giữa các khu vực cho hợp lý, thuận tiện, đảm bảo thân
thiện với trẻ, khiến cho trẻ thích chơi. Việc trang trí môi trường
lớp học tạo cho trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạtđộng. Ở
lớp tôi, không còn trang trí theo kiểu mảng chủ đề chính mà nội
dung, hình ảnh trang trí chủ đề được đưa vào các góc trong lớp
dưới bàn tay khéo léo của cô và trẻ cùng làm. Tôi lựa chọn các
hình ảnh mang tính chất đặc trưng nhất để giúp trẻ có thể nhận
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH CH...
6 of 21
biết, phân biệt được từng góc chơi theo nội dung và hình ảnh.
Để gây ấn tượng cho trẻ, tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình
ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có
tên thật gần gũi với trẻ.
- Các mảng trang trí trong lớp đảm bảo ánh sáng phù
hợp. Những mảng tường được sơn màu vàng nhạt, vì vậy tôi đã
tính toán, trang trí các hình ảnh cho từng góc với chất liệu, màu
sắc phù hợp với mảng tường làm nổi bật những hình ảnh trang
trí, đảm bảo tính thẩm mỹ nhằm kích thích trí tò mò, sáng tạo
của trẻ.
- Các khu vực dành cho hoạt động tạo hình trong lớp
như: Bảng chủ đề, góc tạo hình, góc sáng tạo tôi bố trí sắp
xếp thuận tiện cho việc đi lại của giáo viên và học sinh khi tham
gia hoạt động. Khi bố trí các góc, cần lưu ý góc động được bố
trí xa góc tĩnh để đảm bảo sự yên tĩnh cho trẻ khi sáng tạo.
- Cách bài trí hình ảnh tại góc tạo hình, tôi thường cùng
với trẻ làm những sản phẩm tạo hình đẹp về thiên nhiên, cỏ cây
sau đó trưng bày tại góc. Thêm vào đó, tôi treo một số tranh
Đông HồPhía dưới là các nguyên vật liệu như lá cây, hột, hạt,
giấy, màu, xốp, dây len, vải vụn, rơmđể trẻ thỏa sức sáng tạo.
- Nguyên vật liệu phụ vụ cho hoạt động tạo hình được
đảm bảo về số liệu, chủng loại, màu sắc, ưu tiên những nguyên
vật liệu sẵn có tại địa phương, từ thiên nhiên như: Cỏ cây, hoa
lá tươi, lá khô, sỏi, cát nước, vật liệu, phế liệu có thể tái sử dụng
như: chai nhựa, ống hút, khăn giấy, báo cũ, lõi giấy, thìa, vỏ hộp
sữa, cốc chénđược sắp xếp gọn gàng trong những rổ, hộp
nhựa, có dán nhãn đầy đủ, nhằm thuận tiện cho việc sử dụng.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH CH...
7 of 21
- Sau mỗi chủ đề, tôi tổ chức cho trẻ cùng tham gia vào
việc bố trí, sắp xếp lại các khu vực hoạt động. Tôi sẽ thảo luận
với trẻ về những mong muốn và ý tưởng để tạo ra những góc
chơi với các nguyên vật liệu mới, phù hợp với chủ đề. Tôi
thường khuyến khích trẻ, vận động cha mẹ trẻ ủng hộ các
nguyên vật liệu sẵn có tại gia đình như: Chai nhựa, chai nước
gội đầu, lọ nhựa, vỏ sữa chua, vải vụn.để trang trí cho nội
dung chủ đề mới. Trong quá trình cho trẻ khám phá, nếu trẻ
không hứng thú, tôi sẽ cùng với trẻ thảo luận để tìm nguyên vật
liệu khác thay thế.
- Như trong chủ đề “Tết và mùa xuân”, ở tuần 1, tôi trang
trí lớp bằng những cây, hoa để tạo không khí mùa xuân. Tôi sẽ
cùng với trẻ thảo luận và chọn 1 cây đặc trưng của quê hương
để trang trí. (cây đào). Tôi hướng dẫn trẻ vẽ tranh về hoa lá mùa
xuân, 1 số loại quả bánh mùa xuân rồi sau đó trang trí lên bảng
chủ đề.
- Với tuần 2, vẫn chủ đề “tết và mùa xuân” tôi sẽ hỏi ý
tưởng trang trí lớp tuần này sẽ là gì. Cô và trẻ có thể làm 1 số
loại bánh (bánh chưng, bánh tét..) sưu tầm các loại quả của
ngày tết để trưng bày xung quanh lớp. Bên cạnh đó, tôi cho trẻ
vẽ tranh về mùa xuân từ cành cây, lá cây sẵn có...
- Chủ đề “Trường mầm non” tôi cùng với trẻ trang trí
hình ảnh các bé chơi đu quay, cầu trượt, bập bênh. Sau đó cô và
trẻ cùng tận dụng các nguyên liệu phế thải như: bìa cát tông,
chai nhựa. để làm đu quay, bập bênh
- Góc tạo hình tôi chuẩn bị nhiều đồ chơi lắp ghép, các
mô hình, cây cối, hoa lá nhiều màu sắc phong phú và trang trí
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH CH...
8 of 21
bằng hình ảnh đẹp mắt.
- Góc bé yêu văn học tôi trang trí những hình ảnh các con
vật thật thân quen gần gũi với trẻ, tận dụng các mảng tường để
treo các quyển sách,truyện minh họa trong chủ đề. Với những
quyển sách tranh, tôi sẽ dùng dạ màu cắt rời các nhận vật, dán
vào quyển sách tạo ra những quyển sách tranh màu. Sau đó cho
trẻ bổ sung một số hình ảnh còn thiếu để hoàn thiện.
- Với những góc khác trong lớp như: Góc phân vai, góc
xây dựng, góc sách truyện tôi cùng với trẻ sưu tầm những
hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh đảng yêu, sau đó dùng các chất liệu
khác nhau như giấy màu, giấy dạ, giấy nhăn, cành cây, lá cây
khô. Để tạo thành những góc mở tại lớp.
- Môi trường bên ngoài lớp cũng được tôi bố trí phù hợp.
Mảng tường ngoài hiên là góc tuyên truyền. Tôi sử dụng hình
ảnh và một số khung hình phù hợp để cài thêm hình ảnh. Phía
dưới chân tường, tôi làm những dãy hoa tuy líp để tạo ấn tượng,
thu
- Để tăng diện tích sử dụng triệt để tôi đã tận dụng không
gian trong góc lớp để làm nơi trưng bày sản phẩm của trẻ. Bố
trí mỗi trẻ một ô để treo sản phẩm do chính tay trẻ tạo ra. Ở đây
trẻ được quan sát toàn bộ sản phẩm của mình và các bạn. Trẻ có
thể tự so sánh bài của ai đẹp hơn, ai chưa đẹp bằng mình, nếu
bài của mình chưa đẹp bằng các bạn thì phải cố gắng làm đẹp
bằng hoặc hơn các bạn để có bài trang trí trong các góc. Từ kết
quả đó sẽ kích thích lòng ham muốn say mê học tạo hình của
trẻ.
- Việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH CH...
9 of 21
quan trọng, vừa đạt mục đích cho trẻ học mọi lúc mọi nơi, tạo
cho trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động đồng thời còn góp
phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ.
c. Biện pháp 3: Thường xuyên cho trẻ sử dụng các
nguyên vật liệu tạo hình khác nhau.
 Các nguyên vật liệu tạo hình như giấy, giấy màu, sáp
màu, màu nước, đất nặn, hồ dán, bút dạ .là những nguyên vật
liệu rất quen thuộc dành cho trẻ để tham gia hoạt động tạo hình.
Ngoài ra, tôi còn tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm,
phế liệu để tạo sự đa dạng của nguyên vật liệu nhằm khuyến
khích khả năng sáng tạo của trẻ. Để đảm bảo khi sử dụng
nguyên liệu tạo hình, tôi luôn chú ý đến những điểm sau: An
toàn, dễ kiếm, dễ cầm, chi phí thấp
Ví dụ: Vỏ hộp sữa chua tôi có thể tạo ra những con vật
ngộ nghĩnh, Vỏ hộp sữa học đường tôi tạo ra những hàng rào,
những viên gạch, các chi tiết của vỏ hộp sữa có thể tạo hình
được nhiều đồ chơi khác nhau.
Tôi đã tổ chức các hoạt động tạo hình với các nguyên vật
liệu đa dạng cho trẻ được làm quen với các nguyên vật liệu tạo
hình mới lạ. Như hoạt động tạo hình các con vật từ lá cây khô
hay tạo hình khuôn mặt từ bột, làm thiệp tặng cô giáo từ vỏ hộp
sữa học đường, tạo hình người thân trong gia đình từ lõi giấy vệ
sinhTôi nhận thấy rằng, thông qua những hoạt động tạo hình
từ các nguyên vật liệu khác nhau, trẻ rất hứng thú, hăng say tạo
ra sản phẩm cùng cô và các bạn.
 Muốn trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động đó, tôi đã
làm tốt công tác chuẩn bị từ tranh ảnh, vật mẫu, đến các nguyên
vật liệu phù hợp và đủ với số lượng cho tất cả mọi trẻ đều được
tham gia hoạt động. Trẻ được hoạt động theo nhóm nhỏ hay
trong các giờ hoạt động góc. Cách làm này có tác dụng rất tích
cực trong quá trình hình thành tình cảm, thẩm mỹ và phát triển
ngôn ngữ cho trẻ. Ngoài ra trẻ sẽ được tiếp xúc, biết tác dụng và
cách sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình. Từ đó sẽ giúp trẻ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH CH...
10 of 21
phát huy tính sáng tạo và độc lập trong hoạt động tạo hình.
d. Biện pháp 4: Rèn luyện các kỹ năng tạo hình cho trẻ
Để phát huy tính tích cực hoạt động ở trẻ, một trong
những phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm đó là trẻ phải
được hoạt động và sản phẩm của trẻ phải đa dạng, phong phú,
sáng tạo, đồng thời chính sản phẩm của trẻ sẽ là một học liệu rất
hữu ích cho việc trang trí cho môi trường học tập của lớp. Bên
cạnh đó, những sản phẩm của trẻ góp phần kích thích trí tưởng
tượng, sáng tạo của trẻ, tạo được sự quan tâm của phụ huynh
đối với việc học của trẻ. Tôi đã tiến hành dạy trẻ một số kỹ
năng tạo hình cơ bản như: kỹ năng tô màu, nặn, xé dán. Vì
vậy, khi dạy trẻ tôi tiến hành dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp, các hoạt động đó được liên tục thực
hiện tạo thành kỹ năng thông qua những giờ hoạt động tạo hình.
Tôi xây dựng sẵn các kế hoạch giáo dục trẻ ngay từ đầu năm
học, có sự đan xen giữa các hoạt động tạo hình nhằm tọa cho trẻ
sự hứng thú, rèn luyện đồng thời các kỹ năng trong cùng 1 chủ
đề. Ví dụ: Trong chủ đề “ Trường mầm non” tuần đầu tiên tôi sẽ
dạy trẻ cách tô màu, sang tuần 2 sẽ dạy trẻ cách xếp dán các chi
tiết để tạo thành tranh, đến tuần 3, tôi sẽ dạy trẻ vẽ hoa tặng cô
giáo.
 Kỹ năng tô màu: Tôi cho trẻ cầm bút vẽ tự do lên giấy
theo ý thích của trẻ. Sau đó cho trẻ tập vẽ nét cơ bản như : vẽ
dọc, vẽ ngang, vẽ xiên , vẽ xoay tròn Ngoài sáp màu là
nguyên vật liệu chủ yếu cho trẻ sử dụng thì các loại nguyên liệu
như bút lông, bút dạ tôi cũng cho trẻ sử dụng vào các hoạt động
tập vẽ và tô màu. Để trẻ dễ sử dụng khi cầm bút tô màu nước,
tôi còn thiết kế kiểu bút lông,với kiểu bút này, trẻ có thể dễ
dàng tô màu những bức tranh đen trắng đã được vẽ sẵn hình vẽ
to, rõ ràng, đơn giản , mà không bị chờm ra ngoài và không cần
phải chấm màu nhiều lần. Hoặc đối với những trẻ điều khiển
bút long khó, tôi sẽ dùng những miếng mút xốp, cắt tạo dáng
theo đúng ý định của mình, sau đó buộc chặt vào đầu bút rồi tô,
khi tô màu sẽ điều khiển đôi tay mềm dẻo, đi màu đều..
Một số kỹ năng cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH CH...
11 of 21
Lăn dọc, xoay tròn Phối hợp các thao tác lăn dọc,xoay tròn,
ấn dẹt để tạo thành các sản phẩm như cái bánh, cái vòng, quả
cam.trước tiên, tôi cho trẻ làm các động tác trên không, sau
đó thao tác với đất nặn, ngoài ra cũng có thể dùng bột mỳ, hay
đất xét để tạo cho trẻ thuần thục những kỹ năng đó.
Ngoài việc tập cho trẻ dán hình, tôi còn hướng dẫn trẻ xé
. Ban đầu, tôi cho trẻ xé giấy tự do vào các giờ hoạt động ngoài
trời, sau đó tôi cho trẻ tập xé từ đơn giản đến phức tạp : Xé tự
do, xé dải dài, xé vụn , xé theo vết chấm lỗ.Từ những mảnh
giấy trẻ xé được tôi hướng dẫn trẻ dán thành cành cây, hoa
Ngoài ra, tôi còn dạy trẻ một số kỹ năng cầm kéo khi cắt
dán, tôi hướng dẫn trẻ những thao tác đơn giản khi cầm ké

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_t.pdf