Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng D5 tại trường Mầm non Đại Lai

docx 27 trang Phương Thanh 11/01/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng D5 tại trường Mầm non Đại Lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng D5 tại trường Mầm non Đại Lai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng D5 tại trường Mầm non Đại Lai
	ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH
TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI
SÁNG KIẾN
ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CẤP NGÀNH
TÊN SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG D5 TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI
 	Tác giả: NGUYỄN THỊ HƯỜNG
 	Chức vụ: Giáo viên
 	Đơn vị công tác: Trường Mầm non Đại Lai
 	Bộ môn (chuyên ngành): Giáo dục Mầm non.
Đại Lai, tháng 01 năm 2024
Mẫu 01/SK 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Cấp ngành, đơn vị Trường Mầm non Đại Lai
 	Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện.
	 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng D5 tại trường Mầm non Đại Lai”.
	 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy cho trẻ trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
3. Tác giả sáng kiến: 
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hường
- Cơ quan,đơn vị: Trường mầm non Đại Lai. 
- Địa chỉ: Đại Lai - Bình - Bắc Ninh. ĐT: 0368.802.633
4. Các đồng tác giả: Không.
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Tên chủ đầu tư: Nguyễn Thị Hường
- Cơ quan đơn vị: Trường mầm non Đại Lai
- Địa chỉ: Đại Lai - Gia Bình - Bắc Ninh.
6. Các tài liệu kèm theo:
6.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (Đóng trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận sáng kiến): Mẫu 02/SK
Đại Lai, ngày  tháng  năm.
                                                             Tác giả sáng kiến
 Nguyễn Thị Hường
Mẫu 02/SK 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng D5 tại trường Mầm non Đại Lai”.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 05 năm 2023.
3. Các thông tin cần bảo mật: Không có.
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
Những giải pháp trước đây tôi chọn hầu hết là dựa trên lý thuyết, chưa đi sát vào thực tế, khi áp dụng thì hiệu quả chưa thực sự cao.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
Sáng kiến đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm làm tốt công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhằm phát huy sự linh hoạt sáng tạo của giáo viên. Giúp trẻ phát huy hết tính tích cực của mình trong việc tiếp thu bài học về ngôn ngữ nhẹ nhàng mà hiệu quả. Qua đó tạo ra những tiết học sôi nổi tạo sự hứng thú cho trẻ, giúp trẻ chủ động trong việc tiếp thu từ mới, nói tròn vành rõ chữ, nói câu đúng ngữ phap. Khi trẻ đã có vốn từ phong phú linh hoạt sẽ là tiền đề giúp trẻ tiêp thu kiến thu ở tất cả các lĩnh vực khác đều nhẹ nhàng và hiệu quả rõ rệt. Khi trẻ có nói tròn vành rõ chữ không ngọng, lắp sẽ làm tăng sự tự tin ở trẻ thông qua việc giao tiếp với bạn bè, cô giáo.
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến:
Thông qua việc nghiên cứu công tác giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên có thêm kĩ năng thực hiện tốt các nhiệm vụ như chăm sóc trẻ, tuyên truyền, phối hợp đặc biệt là kĩ năng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Trẻ yêu thích các hoạt động giáo dục ngôn ngữ, thu hút tham gia một cách tích cực, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, sôi nổi hơn khi tham gia vào các hoạt động khác. Biết thể hiện ý kiến của mình trước bạn bè và cô giáo.
7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
Biện pháp 1: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
*Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón- trả trẻ:
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.
Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông bà, bố mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, biết vâng lời.
*Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:
Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của con người.
*Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời:
Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bập bênh 
Biện pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học khác.
Các hoạt động học có chủ đích đóng một vai trò không nhỏ trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, ví dụ thông qua một số hoạt động sau:
* Thông qua giờ học làm quen với tác phẩm văn học:
Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc, mà muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện.
* Thông qua giờ phát triển tình cảm kĩ năng XH và thẩm mĩ:
Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh đẹp của bài hát.
* Thông qua giờ nhận biết tập nói:
Nhận biết tập nói là một trong những giờ học trẻ thấy hứng thú nhất vì ở đây trẻ có thể được thỏa sức khám phá những điều mới mẻ mà trẻ chưa biết bên cạnh việc được thực hành, cảm nhận trực tiếp. Do đó, chúng ta có thể cung cấp cho trẻ rất nhiều vốn từ thông qua giờ học này.
3. Biện pháp 3: Một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên. Và tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò chơi xong sẽ gây sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào bài học. Như vậy trẻ sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và thoải mái.
Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo, đọc những tài liệu sách và tôi thấy rằng một số trò chơi thực sự có hiệu quả làm tăng thêm vốn từ cho trẻ, từ đó ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú.
Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh.
Để vốn từ của trẻ phát triển tốt không thể thiếu được đó là sự đóng góp của gia đình. Việc giáo dục trẻ ở gia đình là rất cần thiết, tôi luôn kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, trao đổi, thống nhất về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và kế hoạch lịch sinh hoạt dạy học cho từng tháng, từng tuần cho phụ huynh nắm bắt được.
Trao đổi với phụ huynh về cách trò chuyện với trẻ hàng ngày.
Đối với những cháu nói ngọng hay nhút nhát, ngại giao tiếp thì tôi dặn dò phụ huynh quan tâm cháu, trò chuyện nhiều hơn để trẻ tự tin, mạnh dạn hơn.
Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm những quyển thơ, truyện hay để cho trẻ làm quen và để xây dựng góc thư viện sách truyện của lớp.
Biện pháp 5: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. 
Phối kết hợp với nhà trường tham mưu với các cấp ủy đảng chính quyền các đoàn thể và phụ huynh xây dựng khu vườn cổ tích trong trường để tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ được làm quen và học tập.
* Kết quả của sáng kiến:
Bảng kết quả sau khi áp dụng các biện pháp
STT
Nội dung khảo sát
Trẻ đạt
Trẻ chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm
16/20
80
4/20
20
2
Vốn từ
15/20
75
5/20
25
3
Khả năng nói đúng ngữ pháp
16/20
80
4/20
20
4
Khả năng giao tiếp
15/20
75
5/20
25

7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng của sáng kiến:
Các giải pháp được áp dụng lần đầu tiên tại lớp vào tháng 9/2023 đã góp phần nâng cao chất lượng dạy trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng D5 trường mầm non Đại Lai.
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến:
Lợi ích về mặt kinh tế: Thông qua các biện pháp trong đề tài tôi đã tìm ra nhược điểm trong công tác uốn nắn và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những lỗi phát âm của trẻ và của chính bản thân tôi đã được đầy lùi.
Hình thành cho trẻ có thói quen văn hóa lễ giáo khi giao tiếp, cung cấp cho trẻ vốn ngôn ngữ trong sáng của tiếng việt.
Lợi ích về mặt xã hội: Biện pháp tôi rút ra một số kinh nghiệm quý cho bản thân và trao đổi đưa ra với đồng nghiệp những kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng.
Củng cố và làm giàu thêm được vốn từ cho trẻ.
Tích cực hoá vốn từ cho trẻ.
Tạo được không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ, dành thời gian quan tâm đến những trẻ nhút nhát để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp nhiều hơn.
Có sự kết hợp chặt chẽ giữa cô giáo và phụ huynh để nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ đó có kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Cam kết:
Tôi cam đoan những điều khai ở trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Xác nhận của cơ quan
(Chữ kí và dấu)
Nguyễn Thị Ngời
Tác giả sáng kiến
(Chữ kí và họ tên)
Nguyễn Thị Hường

MỤC LỤC
Nội dung sáng kiến
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
2
1. Mục đích của sáng kiến.
2
2. Tính mới của sáng kiến và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.
2 - 3
3. Đóng góp của sáng kiến.
3
PHẦN II: NỘI DUNG
4
Chương 1: Khái quát thực trạng của sáng kiến
4 - 5
Chương 2: Một số biện pháp được áp dụng lần đầu tại lớp 24 – 36 tháng D5 trường Mầm non Đại Lai.
5 - 17
1. Biện pháp 1: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
5 - 9
2. Biện pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học khác.
9 - 14
3. Biện pháp 3: Một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
14 - 16
4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh.
16
5. Biện pháp 5: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. 
17
Chương 3: Kiểm chứng các giải pháp
17 - 18
PHẦN 3: KẾT LUẬN
18 - 20
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến.
18
2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến.
18 - 19
3. Kiến nghị với các cấp quản lý.
19 - 20
PHẦN 4: PHỤ LỤC
20

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Mục đích của sáng kiến
Ngôn ngữ chính là vỏ bọc của tư duy và như Lênin đã viết: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Trong cuộc sống và sự phát triển xã hội loài người, ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là phương tiện giữ gìn, bảo tồn, truyền đạt và phát triển kinh nghiệm xã hội loài người. Ngoài ra, ngôn ngữ còn là công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm, công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 24 – 36 tháng nói riêng, ngôn ngữ càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong sự phát triển toàn diện của trẻ. 
Ngôn ngữ là công cụ để giúp trẻ giao tiếp với người lớn và bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình, là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trở thành một thành viên của xã hội loài người.
Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ phát triển tư duy và nhận thức: Đối với trẻ mầm non, ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi và phát triển nhân cách. Có ngôn ngữ, tư duy của trẻ được phát triển và ngược lại, tư duy phát triển càng đẩy nhanh sự phát triển của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện: Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp cho tư duy phát triển. Đây là điều kiện để trẻ mở rộng giao tiếp, học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh, để cảm thụ về cái đẹp, nhận thức về thế giới xung quanh và tiếp thu kinh nghiệm sống và kiến thức từ bài học ở trường cũng như trong cuộc sống thường ngày. 
Ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ với sự phát triển của trẻ, từ đó tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng D5 tại trường Mầm non Đại Lai” để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất trong môi trường giáo dục mầm non.
2. Tính mới của sáng kiến và ưu điểm nổi bật của sáng kiến
* Tính mới của sáng kiến:
Sáng kiến đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm làm tốt công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhằm phát huy sự linh hoạt sáng tạo của giáo viên. Giúp trẻ phát huy hết tính tích cực của mình trong việc tiếp thu bài học về ngôn ngữ nhẹ nhàng mà hiệu quả. Qua đó tạo ra những tiết học sôi nổi tạo sự hứng thú cho trẻ, giúp trẻ chủ động trong việc tiếp thu từ mới, nói tròn vành rõ chữ, nói câu đúng ngữ pháp. Khi trẻ đã có vốn từ phong phú linh hoạt sẽ là tiền đề giúp trẻ tiêp thu kiến thu ở tất cả các lĩnh vực khác đều nhẹ nhàng và hiệu quả rõ rệt. Khi trẻ có nói tròn vành rõ chữ không ngọng, lắp sẽ làm tăng sự tự tin ở trẻ thông qua việc giao tiếp với bạn bè, cô giáo.
* Ưu điểm nổi bật của sáng kiến:
Thông qua việc nghiên cứu công tác giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên có thêm kĩ năng thực hiện tốt các nhiệm vụ như chăm sóc trẻ, tuyên truyền, phối hợp đặc biệt là kĩ năng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Trẻ yêu thích các hoạt động giáo dục ngôn ngữ, thu hút tham gia một cách tích cực, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, sôi nổi hơn khi tham gia vào các hoạt động khác. Biết thể hiện ý kiến của mình trước bạn bè và cô giáo.
3. Đóng góp của sáng kiến
* Đối lĩnh vực chuyên môn:
Bản sáng kiến kinh nghiệm trên đã đóng góp thêm tài liệu nghiên cứu cho nhà trường, tìm ra một số giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất.
* Đối với kinh tế xã hội:
Bản sáng kiến đưa ra các giải pháp thực hiện đạt hiệu quả cao, không tốn kém, được tập thể giáo viên trong trường tham khảo và áp dụng rộng rãi. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ được đồng nghiệp và phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng. Nó đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện vốn từ cho trẻ và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện, đồng thời tăng sự tự tin trong giao tiếp của trẻ. Qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về tất cả các lĩnh vực: Đức – trí - thể - mĩ.
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng D5 tại trường Mầm non Đại Lai”.
Trường Mầm Non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Bình quản lý. Trường được thành lập năm 1992. Trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền từ tỉnh đến địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên đã trang bị được nhiều phòng học khang trang, rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, phương tiện và trang thiết bị kịp thời như các đồ dùng, dụng cụ thể dục, máy tính, ti vi  Để phục vụ cho việc dạy và học của cô, trò trên lớp. 
Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình với công việc, có lòng yêu nghề mến trẻ, 100% giáo viên đứng lớp đã được đào tạo chuẩn và trên chuẩn có kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Hầu hết giáo viên được bồi dưỡng về công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ dưới nhiều hình thức như: Dự giờ giao lưu chuyên môn, kiến tập, đọc sách báo, chuyên san, tài liệu, học trực tuyến.
Tuy nhiên, do loại hình đào đào giáo viên hầu hết không được chính quy nên nhận thức của một số giáo viên còn hạn chế trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nhiều giáo viên khi tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn không nghiên cứu kĩ, khi dạy còn qua loa, đại khái. Với một số bài nhưng giảng nội dung truyện hoặc giải thích các từ khó giáo viên thường bỏ qua hoặc chỉ tóm tắt nội dung nên việc cung cấp vốn từ cho trẻ còn hạn chế. Một số giáo viên chưa chú trọng việc sửa ngọng cho học sinh nên cũng ảnh hưởng tới chất lượng của giờ dạy.
1. Ưu điểm
Bản thân là giáo viên lớp 24-36 tháng D5, tôi rất yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác. Đặc biệt giáo dục ngôn ngữ cũng là lĩnh vực mà tôi yêu thích và giúp trẻ học tập các lĩnh vực khác tốt hơn, tăng sự tự tin ở trẻ. Tựu trung các yếu tố đã giúp tôi thêm nhiệt huyết trong nghề cũng như các hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả và hứng thú.
Trẻ đến trường được tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi. Đặc biệt là hoạt động giáo dục ngôn ngữ, có trẻ thì tích cực tham gia sôi nổi hứng thú.
2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Một số trẻ còn nhút nhát, vốn từ hạn chế, ngại giao tiếp. Một số bạn thì nói ngọng, nói lắp, một số trẻ còn có biểu hiện tăng động giảm chú ý, do vậy việc giáo dục ngôn ngữ còn nhiều trở ngại.
Trẻ chưa tập chung vào bài, còn mải nói chuyện riêng, những tiết dạy ban đầu mang lại hiệu quả chưa cao.
Trẻ không hứng thú không tập trung, không chịu phát âm, không hợp tác với cô. Có những trẻ không trả lời khi cô giáo đặt câu hỏi hoặc gọi đọc thơ.
Trước thực trạng đó, tôi đã tiến hành khảo sát khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ:
Bảng 1: Khảo sát đầu năm lớp 24-36 tháng D5.
STT
Nội dung khảo sát
Trẻ đạt
Trẻ chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm
8/20
40
12/20
60
2
Vốn từ
7/20
35
13/20
65
3
Khả năng nói đúng ngữ pháp
8/20
40
12/20
60
4
Khả năng giao tiếp
7/20
35
13/20
65
Từ kết quả khảo sát trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU TẠI LỚP 24 – 36 THÁNG D5 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI
1. Biện pháp 1: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
*Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón- trả trẻ:
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.
 	VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:
 	+ Gia đình con có những ai?
 	+ Bố con đưa đi bằng phương tiện gì?
Hình ảnh: Cô và trẻ cùng trò chuyện trong giờ đón trẻ
Như vậy khi trò chuyện với cô, trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn.
Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông bà, bố mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, biết vâng lời.
*Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Thờ

File đính kèm:

  • docxmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_phat_trien_ngon_ngu_cho.docx