Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học thông qua việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A3 trường Mầm non Phù Lương

docx 56 trang Phương Thanh 03/12/2024 541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học thông qua việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A3 trường Mầm non Phù Lương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học thông qua việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A3 trường Mầm non Phù Lương

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học thông qua việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A3 trường Mầm non Phù Lương
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THỊ XÃ QUẾ VÕ
TRƯỜNG MẦM NON PHÙ LƯƠNG
------***------
SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP
THỊ XÃNGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
TÊN SÁNG KIẾN:“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI LỚP 5-6 TUỔI A3 
TRƯỜNG MẦM NON PHÙ LƯƠNG”
	Tác giả sáng kiến: Phạm Thị Nga
	Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Phù Lương
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Quế Võ, Tháng 4 năm 2023
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Cấp Thị Xã
Kính gửi :Hội đồng sáng kiến Thị xã Quế võ 
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học thông qua việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A3 trường mầm non Phù Lương ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trường mầm non Phù Lương,các trường mầm non trong thị xã Quế võ 
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ tên : Phạm Thị Nga
- Cơ quan, đơn vị : Trường mầm non Phù Lương
- Địa chỉ : Phường Phù Lương - Quế Võ - Bắc Ninh 
- Điện thoại : 0968462586
- Fax: .Email: ngaemhq@gmail.com
4. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có): Không 
- Họ tên: Không.
- Cơ quan,
- Địa chỉ:
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Phạm Thị Nga
- Cơ quan: Trường mầm non Phù Lương
- Địa chỉ : Phường Phù Lương - Quế Võ - Bắc Ninh 
6. Các tài liệu kèm theo:
6.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (đóng trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận SK): Mẫu 02/SK 
6.2. Sản phẩm đề tài nộp về Phòng GD&ĐT. 
6.3. Biên bản họp hội đồng sáng kiến cấp trường.

 Phù Lương, ngày tháng 4 năm 2023
Tác giả sáng kiến
Phạm Thị Nga
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học thông qua việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A3 trường mầm non Phù Lương”
2. Ngày sáng kiếnđược áp dụng lần đầu: Tháng 10/2021 đến tháng 5/2022.
3. Các thông tin cần bảo mật: Không.
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
Trước đây tôi cũng đã làm đề tài về các biện pháp giáo dục khám phá khoa học cho trẻ nhưng còn thủ công, phương pháp chủ yếu là phương pháp trực quan dùng lời, chưa thực sự đồng vàsử dụng rộng rãi, chưa gắn chặt chẽ trách nhiệm của giáo viên, nhân viên với phụ huynh trong công tác giáo dục phát triển nhận thứccho trẻ trong trường mầm non.
5. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp sáng kiến: 
Cho trẻ làm quen với hoạt động khám phá khoa học góp phần phát triển ở trẻ tình cảm thẩm mĩ - đạo đức. Trẻ được tiếp xúc với các hiện tượng tự nhiên, được mở rộng và phát triển các kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán... và có sự hiểu biết của mình về các sự vật hiện tượng xung quanh. Để phát triển niềm đam mê khoa học của trẻ.
Trang thiết bị phục vụ cho góc khám phá còn hạn chế, chưa đa dạng về chủng loại, phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa học chủ yếu là các phương pháp trực quan và dùng lời nên việc truyền thụ những kiến thức khoa học xã hội và khoa học tự nhiên đôi lúc chưa được linh hoạt và sáng tạo.
Trong năm học do tình hình dịch covid -19 diễn biến phức tạp, trẻ phải nghỉ ở nhà nên ít được tham gia các hoạt động trải nghiệm. Hơn nữa, phụ huynh thường xuyên để trẻ tiếp xúc nhiều với tivi, điện thoại... phần nào làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển tư duy và sự nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh.
Vì vậy, trước khi thực hiện đề tài này tôi đã điều tra khả năng học tập của trẻ được thể hiện dưới bảng thống kê số liệu sau:
 Mức độ
Tiêu chí
Tổng số trẻ
Trước khi áp dụng biện pháp
Chưa đạt
Đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Trẻ có kỹ năng quan sát, phán đoán hiện tượng xảy ra.
28
10
36
18
64
Trẻ có kỹ năngnhận biết tên gọi, tính chất, đặc điểm rõ nét của đối tượng làm quen.
28
9
32
19
68
Trẻ có kỹ năng so sánh, phân loại theo dấu hiệu.
28
11
39
17
61
Trẻ biết thực hành trải nghiệm khám phá khoa học.
28
8
29
20
71

Dựa trên những đánh giá chung về thực trạng kết quả khảo sát trên trẻ. Bản thân tôi đã tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A3 trường mầm non Phù Lương.
6. Mục đích của biện pháp sáng kiến: 
 Là tìm ra các biện pháptốt nhất để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động khám phá khoa học thông qua việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A3 trường mầm non Phù Lương nhằmđáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn mới hiện nay. 
7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến:
*Biện pháp 1: Xây dựng nội dung khám phá khoa học thông qua việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ theo từng chủ đề.
*Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động khám phá khoa học thông qua việc tổ chức trải nghiệm phù hợp với trẻ.
*Biện pháp 3: Lồng ghép, tích hợp những trải nghiệm mọi lúc, mọi nơi để nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ.
*Biện pháp 4: Kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học thông qua việc cho trẻtrải nghiệm để đạt hiệu quả cao nhất.
Hoạt động khám phá khoa học là một lĩnh vực đa dạng của khoa học, khi trẻ chơi, trẻ được trải nghiệm có nhiều cơ hội để giúp trẻ hiểu các khía cạnh của các chủ đề.
Trong sự nhận thức của trẻ ở lứa tuổi mầm non, khám phá khoa học giữ một vai trò quan trọng. Khám phá khoa học thông qua các thí nghiệm giúp trẻ dễ nhớ, dễ hình dung, dễ tưởng tượng. Chính vì vậy, việc cho trẻ khám phá khoa học thông qua các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo đáp ứng chương trình giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến 
Sáng kiến đã được áp dụng thực hiện trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ tại lớp 5-6 tuổi A3trường mầm non Phù Lương, có tính khả thi cao và có giá trị sử dụng lâu dài. Sáng kiến này có thể áp dụng trong trong trường mầm non Phù Lương ở độ tuổi trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêngvà các trường mầm non khác trong toàn thị xã nói chung.
* Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật không vi phạm bản quyền.
Xácnhậncủacơ quan
Tácgiảsángkiến
Phạm Thị Nga 

MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang

1
Phần 1: Mở đầu

1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm

2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm.

3. Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng quản lí dạy và học.

2
Phần 2: Nội dung

Chương 1 :THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI LỚP TRẺ 5-6 TUỔI A3 TRƯỜNG MẦM NON PHÙ LƯƠNG.

Thuận lợi.
 2. Khó khăn.

Chương 2 :NHỮNG GIẢI PHÁP (BIỆN PHÁP) ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ TẠI ĐƠN VỊ .

1. Biện pháp 1: Xây dựng nội dung khám phá khoa học thông qua việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ theo từng chủ đề.

2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động khám phá khoa học thông qua việc tổ chức trải nghiệm phù hợp với trẻ.

3. Biện pháp 3: Lồng ghép, tích hợp những trải nghiệm mọi lúc, mọi nơi để nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ.

4. Biện pháp 4: Kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học thông qua việc cho trẻ trải nghiệm để đạt hiệu quả cao nhất.

Chương 3:KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN 

3
Phần 3: Kết luận.

1. Những vấn đề quan trọng của đề tài.

2. Những hiệu quả thiết thực nhất được đề cập đến của sáng kiến.

3. Kiến nghị.


Phần 4 : Phụ lục

PHẦN1. MỞ ĐẦU
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói:
" Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"
Đúng như vậy, trẻ em như những búp non trên cành cần được chăm sóc một cách đúng mức, hợp lý và khoa học sẽ vươn lên từng ngày trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội.
Trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên.
Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, trẻ thấy mọi thứ xung quanh trẻ thật mới lạ. Hoạt động khám phá khoa học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt khám phá thế giới xung quanh trẻ. Biết những điều đơn giản đến những điều phức tạp. Khám phá khoa học là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, trẻ nhận thấy thế giới xung quanh trẻ thật kỳ diệu và đầy thú vị. Vì thế, “Khám phá khoa học” là một hoạt động không thể thiếu được ở tuổi mầm non. Vì thông qua các hoạt động khám phá khoa học trẻ sẽ hiểu hơn về thế giới xung quanh mình. Từ đó, phát triển tính tư duy, sáng tạo, thích khám phá là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức về thế giới xung quanh trẻ. Đối với trẻ mầm non việc cho trẻ “Khám phá khoa học” là tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương mọi sự vật và hiện tượng của cuộc sống xung quanh trẻ. Tuy nhiên, xã hội ngày càng tiên tiến, văn minh bởi sự phát triển của khoa học và công nghệ, giáo dục trẻ em nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng không ngừng đổi mới phương pháp, nội dung dạy học để đáp ứng nhu cầu dân trí của thời đại. Khám phá khoa học là một trong những hoạt độngmà trẻ thấy rất hứng thú và ưa thích nhất. Bởi khám phá đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý của trẻ giúp trẻ được là chính mình, được đặt ra câu hỏi, được trả lời câu hỏi, được tự tay mình làm nên điều kì diệu như trong câu chuyện cổ tích mà chính trẻ cũng không ngờ đến. Môn học này giúp trẻ hình thành các nhận thức về các sự vật hiện tượng xung quanh và quan trọng hơn là sự giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Không những thế, trẻ còn biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống của quê hương đất nước, trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm ra. 
Với chương trình giáo dục mới như hiện nay cho phép người giáo viên phát huy hết khả năng linh hoạt và sáng tạo của mình trong công việc vận dụng những hiểu biết, những tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ. Hơn thế, nhờ những thí nghiệm có tính minh chứng này, chúng ta có thể áp dụng vào trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ để giải thích cho trẻ một cách rõ ràng và thuyết phục về đặc tính của sự vật, hiện tượng, đáp ứng được nhu cầu khám phá của trẻ, vừa kích thích khả năng tư duy trong mỗi cá nhân trẻ, vừa giúp trẻ có tầm nhìn xa hơn, rộng hơn và khoa học hơn.
Mục đích của sáng kiến.
Trẻ được tiếp xúc với khoa học sớm sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện trong tương lai. Ngay từ lứa tuổi mầm non, việc cho trẻ tiếp cận với khoa học và các thí nghiệm khoa học sẽ tạo điều kiện rất tốt để hình thành cho trẻ tâm hồn trong sáng, lòng nhân ái, tình yêu thương gia đình và thiên nhiên.
 Qua các hoạt động trải nghiệm như các trò chơi, thí nghiệm khoa học giúp trẻ dễ hình dung, dễ tưởng tượng nhằm phát triển những kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, khả năng tìm tòi, quan sát, phân nhóm, phân loại, phán đoán và giải quyết vấn đề, chuyền tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vật hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn, ngôn ngữ, tư duy và khả năng sáng tạo của trẻ được phát triển. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thái độ đúng đắn với thiên nhiên và môi trường xung quanh, sống tích cực trong môi trường, trong đó phát triển kỹ năng là mục đích cơ bản. Để đạt được các mục đích trên không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các hoạt động trải nghiệm và các biểu tượng về thế giới xung quanh cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà giáo viên đã tìm tòi sáng tạo những điều mới lạ phù hợp với khả năng và nhận thức của trẻ để áp dụng và thực hiện trong hoạt động khám phá khoa học.
Giúp trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm. Cung cấp, củng cố và mở rộng cho trẻ những kiến thức về môi trường tự nhiên, khoa học cho trẻ.
 Rèn luyện kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lao độngHình thành thái độ tích cực của trẻ đối với bản thân, mọi người và khoa học.
Để phát triển toàn diện và hình thành các kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Tôi đã áp dụng và thực hiện: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học thông qua việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A3 trường mầm non Phù Lương”. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.
Thông qua sáng kiến này với những biện pháp được trình bày có có những điểm khác, mới so với biện pháp cũ trước đây đó là:
 * Đối với trẻ:
 Trẻ hứng thú hơn trong giờ hoạt động khám phá khoa học, có khả năng quan sát, tư duy, dự đoán, phân loại, so sánh, khái quát các hiện tượng, sự vật xung quanh một cách khoa học nhất thông qua các trò chơi, thí nghiệm.Từ đó phát triển tưu duy và khả năng sáng tạo của trẻ, phát triển nhận thức một cách toàn diện cho trẻ.
Trẻ được đặt ra những câu hỏi, giao tiếp và tương tác với cô nhiều hơn từ đó rèn sự mạnh dạn tự tin cho trẻ, tạo sự tin tưởng cũng như cảm giác an toàn cho trẻ để trẻ thể hiện được suy nghĩ của mình đối với những người xung quanh.
* Đối với giáo viên:
Phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo và tích cực để không ngừng tạo ra những điều mới lạ hấp dẫn đối với trẻ, đây là phương tiện, điều kiện góp phần thu hút trẻ vào hoạt động một cách hứng thútừ đó giúp phát triển nhận thức tốt nhất cho trẻ.
* Đối với phụ huynh:
 Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học cho trẻ và kết hợp giữa gia đình và nhà trường để thực hiện hiệu quả hơn nữa các biện pháp, đồng thời tạo được niềm tin yêu của phụ huynh đối với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
* Về mặt hình thức:
Hình thức tổ chức giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm khoa học rất phong phú:Tổ chức chung cho cả lớp, theo nhóm, cá nhân trẻ. Ngoài tạo môi trường để trẻ được hoạt động khám phá khoa học trong lớp ra cô còn xây dựng môi trường ngoài lớp học như ngoài hành lang, góc thư viện, góc cầu thang hoặc ngoài trời như sân chơi, vườn cổ tích... để cho trẻ hoạt động khám phá khoa học thông qua các hoạt động trải nghiệm.
Ngoài ra việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ còn được lồng ghép tích hợp, thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi và trong những hoạt động khác nhau ở một ngày của trẻ tại trường.
Các biện pháp mới sẽ tạo cho trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, trẻ được tham gia vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với cô và các bạn trong nhóm, lớp. Từ đó trẻ được tư duy, phân tích, tìm tòi, sáng tạo, đặt ra những câu hỏi và tự tìm ra những câu trả lời sau mỗi trò chơi, thí nghiệm. Qua đó phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo đặc biệt là mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
* Ưu điểm nổi bật của sáng kiến được áp dụng thực tiễn tại đơn vị.
 Sáng kiến được áp dụng lần đầu thực tiễn tại đơn vị trường mầm non Phù Lương vào tháng 10 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022.
Giáo viên nắm vững được tâm lí lứa tuổi, biết lựa chọn và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học phù hợp với độ tuổi và từng chủ đề tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học tích cực giúp trẻ phát triên nhận thức.
Tạo được môi trường khám phá thông qua các hoạt động trải nghiệmđa dạng cho trẻ ở trong và ngoài lớp học giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
 Phát huy vai trò của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho cho trẻ.
3. Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.
Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác chămsóc và giáo dục trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 5-6tuổi tôi nhận thấy:
Để nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa họccho trẻ em nói chung và của đơn vị nói riêng. Với sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học thông qua việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A3trường mầm non Phù Lương” thì có thể áp dụng cụ thể tại lớp tôi đang phụ trách, tại khối và có thể nhân rộng ra tất cả các lớp trong trường để cùng nhau thực hiện. Các biện pháp rất dễ thực hiện, linh hoạtvà trẻ rất hứng thú. Qua sáng kiến này tôi rất mong được nhân rộng ra các trường bạn giúp phát triển nhận thứccho trẻ.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến bản thân tôi nhận thấy sáng kiến góp phần nâng cao chất lượngchuyên đề phát triển nhận thức cho trẻ thông qua hoạt động khám phá khoa học khá tốt. Điều đó thể hiện như sau:
Nếu như âm nhạc, tạo hình là một môn nghệ thuật, là hạt sữa nuôi dưỡng đời sống tinh thần của trẻ, lây động tinh thần của trẻ bằng những lời ru ngọt ngào, những câu chuyện kể đầy tính nhân văn thì tìm hiểu môi trường xung quanh lại là một môn khoa học. Nó mở ra cho trẻ một cái nhìn, một nhận thức mới về các hiện tượng, sự vật xung quanh và làm quen với môi trường xung quanh là một trong những nội dung đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức, kĩ năng sống cho trẻ trước khi bước vào lớp một.
Để trẻ tiếp thu bài tốt, điều quan trọng là trẻ phải thực sự hứng thú với hoạt động. Để có được điều đó giáo viên phải là người khéo léo, nhẹ nhàng, biết cách dẫn dắt vào bài gây hứng thú cho trẻ hoạt động. Thông qua các hoạt động học và vui chơi giúp trẻ làm quen và tiếp xúc với thế giới xung quanh, hình thành ở trẻ những biểu tượng phong phú và đa dạng hơn. Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kĩ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ - Lao Động.
Với tầm quan trọng trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với Môi trường xung quanh và xuất phát từ trách nhiệm và lòng nhiệt huyết với nghề, từ mục tiêu giáo dục trẻ phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Đối với trẻ việc làm quen với môi trường xung quanh đóng một vai trò quan trọng tr

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.docx