Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi B3 trường mầm non Đông Cứu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi B3 trường mầm non Đông Cứu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi B3 trường mầm non Đông Cứu
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến. Âm nhạc là một trong các hoạt động nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ. Lời ca, giai điệu của bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng, học nói nên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩa, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ. “Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của điều thiện, tạo ra được sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được” nhà sư phạm Xu-khôm-lin-xki. Chính vì vậy mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là: Khảo sát việc giáo dục âm nhạc cho trẻ trong đời sống hằng ngày ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B3, từ đó tìm biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4-5 tuổi B3 trường mầm non Đông Cứu. Đồng thời có kiến nghị đề xuất với các cấp quản lý để làm tốt công tác nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi B3 trường mầm non Đông Cứu”. Các giải pháp được trình bày có những điểm khác, mới so với những giải pháp (biện pháp) cũ trước đây cụ thể như sau: So với các giải pháp trước, các giải pháp được trình bày trong sáng kiến qui mô hơn, kết quả đạt tốt hơn: Với giải pháp (2,3,4,5,6) Đây là các giải pháp khác hơn so với cách mà trước đây đã làm. Với các giải pháp này người quản lý, các giáo viên làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, bồi dưỡng đưa trẻ vào thế giới âm nhạc một cách linh hoạt, để trẻ cảm thụ âm nhạc một cách hiệu quả nhất. Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non. Tóm lại: Sáu giải pháp mà sáng kiến đưa ra có những nét khác và mới so với giải pháp làm trước đây. Nó vừa có tính kế thừa và phát huy những ưu điểm, đồng thời mang đến những nét đột phá, mới mẻ nhưng phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay: Sáng kiến được áp dụng lần đầu thực tiễn tại đơn vị trường mầm non Đông Cứu vào tháng 9 năm 2022. Ưu điểm nổi bật là: Sáng kiến đã mang lại lợi ích thiết thực nó vừa có tính kế thừa và phát huy những ưu điểm, đồng thời mang đến những nét đột phá, mới mẻ nhưng phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay: Tất cả các giáo viên đứng lớp đều dễ dàng thực hiện, phát huy được tính tích cực của trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong trường mầm non. 3. Đóng góp của sáng kiến. Nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên. Nâng cao chất lượng hoạt động phát triển thẩm mỹ (Giáo dục âm nhạc) cho trẻ trong trường mầm non. Giúp trẻ phát triển tốt về Đức – Trí – Thể – Mỹ và lao động: Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, góp phần giúp nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng trang thiết bị cho việc dậy và học: Như phụ huynh mua ủng hộ đàn, máy vi tính. Trang phục quần áo quan họ, váy múa trị giá 25.000.000đ. PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI 1. Cơ sở lý luận: Chúng ta biết rằng, âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ thơ khi được hun đúc, nhất là những bài hát trong chương trình giáo dục mầm non, những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Thông qua âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, tự tin, thông minh hơn. Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ. Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng tìm về chân lý. Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi người. Như các loại hình nghệ thuật khác, nội dung âm nhạc cũng phản ánh hiện thực của cuộc sống. Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc sống một cách ước lệ và trừu tượng. Âm nhạc mô tả các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Âm nhạc còn có thể thể hiện quan điểm sống, chuyển tải tư tưởng. Còn một phần rất quan trọng trong nội dung của âm nhạc là sự đánh giá thực tại trên quan điểm của Mỹ học, có nghĩa là đánh giá các sự vật, hiện tượng nhưng không phụ thuộc vào cách nhìn nhận thực tiễn, thực dụng về đối tượng ấy. Ví dụ khi ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc, chúng ta thích ngắm nhìn nó vì nó đẹp chứ hoàn toàn không có ý nghĩ là mặt trời sẽ cung cấp năng lượng cho chúng ta, mặt trời sẽ sưởi ấm cho ta. Có thể nói rằng, cách đánh giá trên quan điểm Mỹ học là một cách đánh giá vô tư. Đấy là những nội dung mà âm nhạc có thể chuyển tải. Và nội dung của âm nhạc có tính bất định. Tùy theo khả năng và đặc điểm tâm lý, quan điểm, sở thích, kinh nghiệm sống, trình độ văn hóa của mỗi người mà ở họ có sự cảm nhận khác nhau về nội dung của cùng một bản nhạc. Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bản nhạc, âm nhạc đã tác động lớn đến người nghe. Dù rằng sự cảm thụ âm nhạc ở mỗi người là khác nhau và có thể rất đa dạng. Nhưng chúng vẫn nằm trong một ranh giới nhất định và vẫn có những điểm chung nhất định. Điểm chung ấy dựa vào sức tác động của âm nhạc đối với con người. Trước hết, âm nhạc tác động lên phương diện sinh lý của con người. Sự tác động này hầu như ai cũng nhận thấy được. Bằng công trình nghiên cứu của mình, hai nhà sinh học người Nga, I.M.Đô ghen và I.R.Tackhanốp đã chứng minh rằng, Âm nhạc có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và đến những khía cạnh khác trong cơ thể người. Âm nhạc có thể khiến cho người nghe cảm thấy dễ chịu, cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái. Và âm nhạc cũng có thể làm cho người nghe cảm thấy mệt mõi, rã rời hay căng thẳng, khó chịu. Chính vì thế mà âm nhạc có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Ngày trước, nhờ những câu hò ý vị, vui tươi trong khi gặt hái, trong khi giả gạo, trong khi cấy cày, tát nước, người lao động đã quên đi sự mệt nhọc, vất vả và hăng say hơn trong công việc. Ngày nay, trong các nhà máy, xí nghiệp, nếu biết sử dụng âm nhạc một cách khoa học thì năng suất lao động sẽ được nâng cao. Không chỉ có thế, âm nhạc còn tác động đến cảm xúc và tư tưởng của con người. Âm nhạc, nếu được cảm thụ một cách sâu sắc và thông minh thì sẽ tác động đến thế giới quan, đến toàn bộ ý thức của con người. Tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất của âm nhạc đối với con người là trong lĩnh vực tình cảm và tâm trạng của con người. Không một loại hình nghệ thuật nào khác ngoài âm nhạc lại có thể tác động với một uy lực như thế vào thế giới cảm xúc của con người. Và âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em, nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ lứa tuổi nhà trẻ trở lên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 4-5 tuổi giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản. Nhưng việc tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao, tránh dập khuôn, cứng nhắc. Bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao kỹ năng thể hiện và cảm thụ âm nhạc cho trẻ là rất cần thiết, cần được nghiên cứu, áp dụng cho phù hợp và hiệu quả. Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, thích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non một cách logic, có hiệu quả. Bởi vậy, muốn thực hiện tốt việc lồng ghép phù hợp, nhuần nhuyễn, muốn có trò chơi mới trong hoạt động giáo dục âm nhạc hoặc trong các ngày hội ngày lễ chúng ta cần sử dụng đầy đủ 3 phương pháp cơ bản của giáo dục âm nhạc là: * Phương pháp trực quan thính giác: Là phương pháp đặc thù của giáo dục âm nhạc, trong đó âm nhạc gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần gũi trẻ. * Phương pháp dùng từ (giảng giải, chỉ dẫn...): Hướng đến ý thức của trẻ. Đối với trẻ, lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu. * Phương pháp thực hành nghệ thuật : Trẻ hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận động, sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cho nên ở đơn vị tôi giảng dạy việc tổ chức lồng ghép giáo dục âm nhạc trong các hoạt động từ thể dục buổi sáng cho đến hoạt động chiều cũng đã áp dụng và có hiệu quả, cải biên, sưu tầm, sáng tác một số trò chơi có phần phong phú hơn. 3. Vài nét khái quát về đặc điểm và tình hình của trường, lớp: 3.1. Đặc điểm nhà trường: Trường mầm non Đông Cứu có 1 điểm trường: Trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ II năm học 2016 – 2017. với tổng số 19 nhóm lớp, tổng số học sinh 509 cháu. Tổng số Cán bộ giáo viên, nhân viên 56 đồng chí, trình độ cán bộ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn 100%. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày một cao, được phụ huynh học sinh tin tưởng, số lượng học sinh ra lớp ngày một đông. * Phòng học: Năm học 2023 - 2024 tôi được phân công phụ trách lớp 4-5 tuổi B3. Với phòng học kiên cố rộng rãi thoáng mát, 100% bàn ghế đúng quy cách. Đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc dậy và học tương đối ổn định. * Tình hình của lớp: Tổng số học sinh = 31 cháu. Trong đó: Học sinh nam = 16, nữ = 15 cháu. 100% trẻ ngoan ngoãn hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ và tình cảm xã hội cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. Đó là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4-5 tuổi B3 trong trường mầm non Đông Cứu. * Đối với giáo viên: Là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Bản thân tôi xác định mục đích tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với trẻ trong trường mầm non và tìm ra các giải pháp hữu ích nhất để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4-5 tuổi B3 trong trường mầm non Đông Cứu. 3.2. Những thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi: Trường mầm non nơi tôi công tác luôn được đón nhận sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng ủy – HĐND – UBND xã Đông Cứu và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Bình, các ban ngành đoàn thể, chính quyền các thôn và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh. Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn đoàn kết, nhiệt tình ủng hộ giáo viên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó đặc biệt quan tâm tới hoạt động phát triển thẩm mỹ (giáo dục âm nhạc). Bản thân luôn có nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Luôn học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn. Bản thân luôn được tham gia các đợt chuyên đề do nhà trường cũng như Phòng Giáo dục tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn để chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm. Lớp có đủ đồ dùng, đồ chơi, tài liệu phục vụ cho việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc: Máy vi tính, đàn, ti vi, đầu đĩa... phù hợp với trẻ. Trẻ được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của nhà trường, giúp trẻ được thể hiện và nâng cao tính tự tin. Lớp học luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ đồng hành của các bậc phụ huynh học sinh trong việc phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ. Nhiều phụ huynh đã ủng hộ quyên góp nhiệt tình các nguyên vật liệu cho các hoạt động của lớp cũng như các hoạt động của nhà trường. * Khó khăn: Tôi nhận thấy khả năng cảm thụ âm nhạc của nhiều trẻ còn chưa tốt, trẻ chưa chú ý, chưa thể hiện rõ cảm xúc khi nghe nhạc, nhiều trẻ hát chưa đúng giai điệu, chưa chính xác lời. Chưa mạnh dạn hát, múa, tham gia văn nghệ vào các hoạt động trong lớp, vào các ngày lễ, ngày hội. Đa phần trẻ vận động một cách dập khuôn theo sự hướng dẫn của cô, chưa có sự sáng tạo, linh hoạt trong vận động. Vận động còn rời rạc, trẻ chưa hòa mình vào trong lời ca, giai điệu của bài hát. Tuy trẻ trong lớp cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức và cảm thụ âm nhạc, khả năng vận động của trẻ còn chưa đồng đều, một số trẻ còn nói ngọng, nhút nhát chưa mạnh dạn hát múa cùng cô. Từ những thực trạng trên, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát và xếp loại học sinh để tìm ra những biện pháp hữu hiệu và phù hợp nhất cho từng đối tượng trẻ. Kết quả khảo sát đầu năm cụ thể như sau (Ngày khảo sát 06/09/2022) Nội dung Số trẻ khảo sát Kết quả khảo sát Tỷ lệ Trẻ thể hiện được tình cảm khi hát múa, biết hưởng ứng theo cô khi nghe hát 31 15/31 48% Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc 19/31 61 % Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hát thuộc và đúng giai điệu bài hát 13/31 42 % Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để vận động theo nhạc 12/31 39% Trẻ thể hiện được sự tự tin, mạnh dạn, phong cách khi tham gia biểu diễn văn nghệ. 18/31 58 % Qua kết quả khảo sát chất lượng ban đầu cho thấy kỹ năng thể hiện và cảm thụ âm nhạc ở trẻ còn chiếm tỉ lệ khá thấp. Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP (BIỆN PHÁP) ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG CỨU. a. Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập để kích thích trẻ tham gia hoạt động âm nhạc. Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan hình ảnh, trẻ thích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ nên việc xây dựng cảnh quan, môi trường hoạt động âm nhạc trong và ngoài lớp rất quan trọng bởi môi trường đẹp sẽ có sự hấp dẫn, kích thích trẻ tham gia, bộc lộ năng khiếu. Tôi luôn chú ý trang trí lớp học sao cho tự nhiên, tận dụng diện tích phòng học, góc hoạt động âm nhạc một cách phù hợp, bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc sao cho hợp lý, bắt mắt để biến không gian lớp học trở nên gần gũi, thân thiện, có ý nghĩa giáo dục. Từ đó tạo được hứng thú để trẻ hoạt động âm nhạc. Qua đó trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp, cảm thụ âm nhạc tốt hơn và dễ muốn thể hiện với mọi người xung quanh, giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục. Khi tạo môi trường phải đảm bảo tính thẩm mỹ (đẹp, trang trí phù hợp chủ đề, đề tài, trang phục đa dạng, đồ dùng đa dạng về chủng loại). Qua đó kích thích tính tò mò ham học hỏi, lòng say mê học âm nhạc của trẻ, trẻ rất muốn được thể hiện âm nhạc bằng cảm xúc của trẻ một cách tự nhiên nhất. Vì vậy việc tạo môi trường âm nhạc cho trẻ là rất cần thiết, nó góp phần nâng cao chất lượng cảm thụ và thể hiện âm nhạc cho trẻ. b. Biện pháp 2: Sử dụng các loại nhạc cụ, dụng cụ âm nhạc và trang phục dân tộc của các vùng miền để gây hứng thú cho trẻ. Góc âm nhạc cần có đầy đủ các loại nhạc cụ đặc biệt là những loại nhạc cụ mà trẻ thường xuyên sử dụng như: Đàn, thanh phách, trống, sắc xô những nhạc cụ này được tôi cách điệu theo hình ảnh của những sự vật gần gũi: Chiếc lá, các con vật, các loại hoa. Nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Tôi cung cấp nhiều nguồn âm thanh khác nhau từ các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột hạt, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bát bằng sành để phát triển tai nghe và sự chú ý cho trẻ. Thường xuyên sưu tầm các loại băng nhạc. Nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển, nhạc không lời. Ví dụ: Dạy trẻ vận động minh hoạ bài “Con cào cào”. Tôi cho cả lớp đeo nơ tay, mũ múa, tôi chuẩn bị các dụng cụ âm nhạc khác nhau (Thanh phách, trống, sắc xô...) trẻ được tự chọn, đi lấy dụng cụ âm nhạc mà trẻ thích. Khi dạy trẻ bài hát này tôi cho trẻ làm quen với hai thể loại nhạc: nhạc ballad nhẹ nhàng, nhạc remix với nhịp điệu nhanh hơn, vui nhộn, khỏe khoắn. Tôi nhận thấy trên nét mặt vui tươi, hồ hởi trên mỗi trẻ. Kết quả tôi thấy trẻ rất hứng thú, có ý thức, trẻ nhanh thuộc bài, trẻ hát hay hơn, thể hiện cũng tốt hơn, trẻ tích cực tham gia hoạt động, đạt được những yêu cầu của bài soạn. Trang phục cho trẻ biểu diễn, tôi cũng lựa chọn giấy báo, giấy gói hoa, gói quà hay những loại phế liệu. Như nilon, ống hút, xốp màu, lá cây tạo nhiều kiểu trang phục lạ mắt sáng tạo theo nội dung bài hát mà tôi định dạy trẻ. Khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc