Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ thông qua hoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A5 trường Mầm non Phù Lương, Thị xã Quế võ, tỉnh Bắc Ninh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ thông qua hoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A5 trường Mầm non Phù Lương, Thị xã Quế võ, tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ thông qua hoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A5 trường Mầm non Phù Lương, Thị xã Quế võ, tỉnh Bắc Ninh
UBND THỊ XÃ QUẾ VÕ TRƯỜNG MẦM NON PHÙ LƯƠNG SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP THỊ XÃ TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ BIẾT YÊU THƯƠNG, CHIA SẺ THÔNG QUA LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI LỚP 5-6 TUỔI A5 TRƯỜNG MẦM NON PHÙ LƯƠNG - THỊ XÃ QUẾ VÕ - TỈNH BẮC NINH. Tác giả sáng kiến: Đinh Thị Chi Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Phù Lương Quế Võ - Bắc Ninh Bộ môn: Chuyên ngành giáo dục mầm non Phù Lương, tháng 4 năm 2023 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THỊ XÃ Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp thị xã. 1. Tên sáng kiến:“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ thông qua hoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A5 trường mầm non Phù Lương, thị xã Quế võ, tỉnh Bắc Ninh” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lớp 5-6 tuổi A5 Trường mầm non Phù Lương, thị xã Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Đinh Thị Chi - Cơ quan, đơn vị: Trường mầm non Phù Lương - Địa chỉ: Trung tâm UBND phường Phù Lương, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh - Điện thoại: 0344702922 - Fax:..............................Email: dinhchimn32a@gmail.com 4. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có): Không 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không 6. Các tài liệu kèm theo: 6.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (đóng trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận SK): Mẫu 02/SK 6.2. Sản phẩm đề tài nộp về Phòng GD&ĐT. 6.3. Biên bản họp hội đồng sáng kiến cấp trường. Phù Lương, ngày 12 tháng 4 năm 2023 Tác giả sáng kiến Đinh Thị Chi CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ thông qua hoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A5 trường mầm non Phù Lương, thị xã Quế võ, tỉnh Bắc Ninh” 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ ngày 01/09/2022 đến ngày 10/4/2023. 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: Chưa tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương, an toàn và tôn trọng khi trẻ đến trường. Chưa linh hoạt, sáng tạo, tạo hứng thú cho trẻ khi đến lớp. Chưa xây dụng, bố trí các hoạt động trong và ngoài lớp phù hợp, thuận tiện, đa dạng, phong phú theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Do vậy chưa đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Ngày nay, chúng ta hay bắt gặp nhiều đứa trẻ sống rất thờ ơ, không quan tâm đến những người xung quanh hay ngay cả người thân trong nhà. Điều này, thực sự không hề tốt chút nào, có thể bạn nghĩ chúng chỉ là vấn đề nhỏ nhưng nó ảnh hưởng khá nhiều trong việc hình thành nhân cách và lối sống của trẻ sau này. Thực tế tính cách trẻ một phần do bẩm sinh và một phần do ảnh hưởng của việc giáo dục của gia đình và xã hội. Vì vậy ba mẹ cần chú ý đến các phương pháp giáo dục trẻ như: Dạy trẻ kỹ năng quan tâm yêu thương và biết chia sẻ với mọi người xung quanh là một điều vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Chúng ta đều biết rằng trong cuộc sống không thể thiếu tình yêu, vì đây là yếu tố tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của các bé sau này, để bước đến một tương lai tốt đẹp hơn. Là những người làm cha làm mẹ hiển nhiên ai cũng muốn con được hạnh phúc, do đó họ cố gắng thực hiện dạy con biết yêu thương thật tốt. Thông qua việc hướng dẫn, dạy dỗ trẻ bằng chính tình yêu, sự kiên trì và nỗ lực từng ngày. Bé nhận được tình yêu thương từ những người thân trong gia đình sẽ giúp bé hình thành tâm lý được bảo vệ, cảm thấy yên tâm hơn để tập trung phát triển tốt những phương diện trí tuệ, thể chất và nhiều thứ khác nữa. Cũng từ đây, góp phần giúp bé hoàn thiện bản thân trở nên tự tin thể hiện trước mọi người hơn. Trong năm học 2022-2023 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A5 với tổng số là 27 trẻ, tôi đã khảo sát thực tế. Kết quả cho thấy:( Thời điểm khảo sát: tháng 09 năm 2022) Tiêu chí đánh giá Tổng số trẻ được khảo sát Đạt Chưa đạt Số Lượng Tỷ lệ % Số Lượng Tỷ lệ % Trẻ ngoan ngoãn, có nề nếp 27 11 41 16 59 Trẻ vui vẻ, hăng hái đến lớp 27 15 55 12 45 Trẻ quan tâm chia sẻ với cô và các bạn 27 10 37 17 63 Trẻ yêu thương con vật và cây cối 27 10 37 17 63 Trẻ yêu thương những người lao động 27 8 30 19 70 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: Định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. Trẻ của lớp tôi được giáo dục bằng tình yêu thương và sự chia sẻ. Từ đó, tôi đưa ra một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc giúp họcsinh lớp tôi được phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, đạo đức Giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình.Tôn trọng cảm xúc của trẻ là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. Mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường, giảm bớt gánh nặng công việc cho giáo viên. 7. Nội dung: Yêu thương và chia sẻ chính là tình cảm xuất phát từ trái tim mỗi con người. Đó chính là tình yêu thương, san sẻ giữa con người với con người giúp trái tim xích lại gần nhau hơn. Xây dựng lớp học hạnh phúc đó là tạo nơi trẻ cảm thấy “muốn đến”, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích, say mê. 7.1. Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến *Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng. *Biện pháp 2:Tạo môi trường lớp học thân thiện, cởi mở để thu hút trẻ. *Biện pháp 3: Dạy trẻ biết yêu thương, chia sẻ trong các hoạt động hằng ngày. *Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến. Qua một năm học thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ thông qua hoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A5 trường mầm non Phù Lương, thị xã Quế võ, tỉnh Bắc Ninh”, cùng với sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và sự chỉ đạo thực hiện của nhà trường qua các biện pháp như đã nêu ở trên nên chất lượng giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ đã tăng lên rõ rệt, cụ thể như sau: Bảng: Kết quả đánh giá trẻsau khi áp dụng biện pháp. STT Tiêu chí đánh giá Tổng số trẻ được khảo sát Đạt Chưa đạt SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Trẻ ngoan ngoãn, có nề nếp 27 26 96 1 4 2 Trẻ vui vẻ, hăng hái đến lớp 27 27 100 0 0 3 Trẻ quan tâm chia sẻ với cô và các bạn 27 27 100 0 0 4 Trẻ yêu thương con vật và cây cối 27 25 92 2 8 5 Trẻ yêu thương những người lao động 27 25 92 2 8 Nhờ các biện phápnâng cao chất lượng giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ thông qua hoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non Phù Lương, thị xã Quế võ, tỉnh Bắc ninh, trẻ đã biết thể hiện tình yêu thương của mình với mọi người xung quanh. * Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến Đinh Thị Chi MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Phần 1: Mở đầu 1 - 4 1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 1 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm. 2 3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm. 3-4 2 Phần 2: Nội dung 4 - 29 Chương 1 :Thực trạng biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ thông qua hoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A5 tại trường mầm non Phù Lương. 4 Thuận lợi. 2. Khó khăn. 4 5 Chương 2 : Những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ thông qua hoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A5 tại trường mầm non Phù Lương. 9-24 1.Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng 9 2.Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học thân thiện, cởi mở để thu hút trẻ. 12 3.Biện pháp 3: Dạy trẻ biết yêu thương, chia sẻ trong các hoạt động hằng ngày. 16 4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh. 17 Chương 3:KIỂM CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN 28 3 Phần 3: Kết luận. 30-32 1. Những vấn đề quan trọng của đề tài. 30 2. Những hiệu quả thiết thực nhất được đề cập đến của sáng kiến. 31 3. Kiến nghị. 32 4 Phần 4 : Phụ lục. 33-39 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục cóvai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ vànhân cách của trẻ. Bác Hồ đã nói “Trẻ em là tương lai của đất nước” một đứa trẻ hạnh phúc tạo nên một xã hội hạnh phúc, một đất nước hạnh phúc. Đối với trẻ hạnh phúc là được sống trong gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Là được học tập trong một ngôi trường hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, mà ở đó trẻ vui vẻ học tập - vui chơi, được thấu hiểu yêu thương - chia sẻ. Tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có được, nó phải được nuôi nấng dạy dỗ từ khi còn bé thơ. Để hiểu yêu thương là gì cũng cần một chặng đường dài học hỏi, trải nghiệm mới thấy được giá trị của nó. Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con của mình trong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt, có đạo đức và trước hết là có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương mọi người. Cũng như ước mơ của các bậc phụ huynh, chúng tôi - những giáo viên mầm non cũng luôn mong muốn những học trò thân yêu của mình lớn lên sẽ trở thành một người tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Do đó, ngay từ tuổi mầm nonkhông chỉtrau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách yêu thương và chia sẻ từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ trởthành người có nhân cách tốt trong tương lai. Vậy lớp học hạnh phúc là gì? Theo tôi lớp học hạnh phúc Là nơi trẻ muốn đến, ở đó trẻ được vui vẻ, tự tin, năng động, hứng thú. Là nơi trẻ được là “trung tâm” của mọi hoạt động, trẻ được lắng nghe chia sẻ, trẻ được tôn trọng và thấu hiểu, trẻ được yêu thương. Từ đó, giúp cho trẻ được hạnh phúc mỗi khi đến trường, lớp. Tạo cho trẻ yêu thích các hoạt động và tích cực tham gia hoạt động. Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó trở nên yêu nghề và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình. Giúp cho mục tiêu xây dựng trường lớp hạnh phúc thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường. Hiểu được tầm quan trọng, những lợi ích giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẻ thông qua hoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc mang lại, tôi nhận thấy mình cần phải thay đổi một số biện pháp và tác phong khi dạy trẻ, thay vào đó là cái nhìn mới, không phải là hiệu lệnh là nghiêm khắc là nôn nóng để có được kết quả mà là những cử chỉ ân cần hơn, những cái ôm tình cảm và những lời nói yêu thương. Tôi lắng nghe nhiều hơn để hiểu trẻ, giao tiếp nhiều hơn để tạo nên sự thân mật để trẻ luôn có cảm giác ấm áp vui vẻ khi đến lớp. Để câu nói: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” không còn là khẩu hiệu mà trẻ luôn thấy rằng “Trường học là ngôi nhà thứ 2 của trẻ” và “Cô giáo là mẹ hiền”. Tôi mạnh dạn áp dụng “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ thông qua hoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo tại lớp 5-6 tuổi A5 trường mầm non Phù Lương, thị xã Quế võ, tỉnh Bắc Ninh” để giúp trẻ biết thể hiện sự yêu thương,chia sẻ, hạnh phúc hơn khi đến trường. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật sáng kiến kinh nghiệm * Tính mới Sáng kiến kinh nghiệm đã đưa ra một số biện pháp, phương pháp thực hiện có hiệu quả, trong đó phải kể đến biện pháp dạy trẻ biết yêu thương, chia sẻ qua các hoạt động hằng ngày nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để các em được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, các em không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì có ý nghĩa, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu. Từng tiết học được biến hóa thành bài học thú vị qua những trò chơi, trải nghiệm. Để cảm nhận được sự hạnh phúc, các em phải được tích lũy kiến thức thông qua những hoạt động trải nghiệm. Các hoạt động không chỉ nằm trong khuôn khổ lớp học mà còn được tổ chức ngoài khuôn viên trường lớp, giúp các em cảm nhận sâu sắc về thế giới tự nhiên xung quanh. Một điều quan trọng nữa, các em sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó các em được bày tỏ và được lắng nghe một cách đầy tôn trọng. Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho các em được sai, được nói ra cảm xúc của mình trong môi trường học đường. Điều đấy sẽ giúp các em tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân. Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. Bởi dù ở lứa tuổi nào, các em cũng có những cảm xúc như người lớn: cần được lắng nghe, tôn trọng và được yêu thương, giúp các em tìm và phát huy thế mạnh của riêng mình. Nghiên cứu và ứng dụng bản sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp giáo viên hòa mình vào tình yêu thương sự sẻ chia thông qua lớp học hạnh phúc. * Ưu điểm nổi bật Việc xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ tại trường mầm non không chỉ giúp giáo viên có thêm sự hứng khởi khi đến lớp, mà còn kích thích tư duy, sự sáng tạo của giáo viên. Tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên đã chuyển biến tích cực, giúp cho chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng cao. Giúp phụ huynh thêm tin tưởng với giáo viên và nhà trường khi gửi con của mình đến lớp. Giúp trẻ luôn vui vẻ, tự tin và mong muốn đến lớp cùng cô và các bạn. 3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm. Xây dựng một lớp học hạnh phúc sẽ giúp các em học sinh có một môi trường học tập tốt nhất. Các em sẽ cảm thấy vui vẻ và hứng thú với việc đến trường hằng ngày, với những môn học, những bài giảng. Niềm đam mê vào tạo hứng thú trong học tập rất quan trọng đến kết quả học tập của học sinh.Nó giúp các em có thêm động lực, sự chủ động và tích cực và không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới, tiếp thu được những bài học mới. Đồng thời, việc học sinh có hứng thú với môn học sẽ giúp cô giáo có thêm động lực giảng dạy và sáng tạo những phương pháp dạy học mới để các em hứng thú với môn học hơn nữa. Đối với giáo viên: Khi dạy trẻ học cách biết yêu thương, chia sẻ tôi cảm thấy bản thân cũng đã biết yêu thương nhiều hơn. Qua cách thể hiện tình yêu rất yên thương của các con, tôi cũng học được thêm nhiều cách để yêu thương và cảm nhận rõ được trao yêu thương để đón nhận yêu thương. Đối với học sinh: Sau một thời gian dạy trẻ kĩ năng “yêu thương, chia sẻ” tôi thấy học sinh của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các bé còn biết quan tâm, chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân, biết chia sẻ yêu thương với các cô bác trong trường, biết cảm thông chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh, biết yêu thương chăm sóc con vật nuôi và cây cối thiên nhiên. Đối với phụ huynh: Phụ huynh của tôi rất yên tâm khi đưa con đến lớp, cũng có những phụ huynh nhắn tin, gọi điện cho cô cảm ơn, để trao đổi về cách dạy trẻ và phụ huynh cũng rất ủng hộ và phối hợp với cô trong mọi hoạt động. Phần 2: NỘI DUNG Chương1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ BIẾT YÊU THƯƠNG, CHIA SẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI A5 TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHÙ LƯƠNG. 1.Thuận lợi: * Về phía nhà trường: Trường mầm non Phù Lương luôn được đón nhận sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo, các bậc phụ huynh. Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3. Cơ sở vật chất tập trung tại một điểm khang trang, hiện đại, có đầy đủ các đồ dùng, trang thiết bị cho trẻ hoạt động. Nhà trường là mô hình điểm toàn diện của huyện về xây dựng môi trường “ Xanh, an toàn, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm” * Về phía giáo viên: Bản thân tôi là giáo viên trẻ, nhiều nhiệt huyết, có lòng yêu nghề mến trẻ. Có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục. * Về phía trẻ Trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi ngoan, nhanh nhẹn, có nề nếp. Trẻ thích đến trường và luôn mong muốn được cô và các bạn quan tâm, chia sẻ. Thông qua một số hoạt động giúp trẻ vui vẻ, tự tin, hoà đồng với mọi người xung quanh. Trẻ được hoạt động nhiều hoạt động tập thể, thích các hoạt động tập thể. Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng chia sẻ. Lớp tôi là lớp 5 tuổi, chính vì vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất, mong muốn dạy các con biết yêu thương chia sẻ với mọi người và xây dựng lớp học hạnh phúc để hình thành cho các con nhân cách tốt đẹp trước khi các con bước vào tương lai. 2.Khó khăn: Trên thực tế các buổi hoạt động chia sẻ, thể hiện tình cảm với trẻ còn chưa được thường xuyên, liên tục do tình hình dịch bệnh nhiều hạn chế. Một số trẻ chưa biết cách thể hiện tình cảm và chia sẻ yêu thương cùng cô và bạn. Lên 5 tuổi ý thức về bản thân (cái tôi) của các bé đã bắt đầu xuất hiện, trẻ biết phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Khả năng phân biệt về nhận thức, về những giới hạn của quyền sở hữu ở một số cháu của lớp tôi rất kém, trẻ chỉ biết ích lợi của
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.docx