Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Xuân Lai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Xuân Lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Xuân Lai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp ngành Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Bình 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Xuân Lai”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Về công tác bán trú. 3. Tên tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Thị Tam Ngày, tháng, năm sinh: 09/03/1982 Cơ quan: Trường Mầm non Xuân Lai Địa chỉ: Thôn Phú Thọ- Xã Xuân Lai- Huyện Gia Bình- Tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 0947298847 Email: nguyentam03091982@gmail.com 4. Đồng tác giả sáng kiến: Không 5. Chủ đầu tư sáng kiến: Không 6. Các tài liệu kèm theo: 6.1 Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến 6.2 Phiếu đăng ký sáng kiến đề nghị Hội đồng sáng kiến cấp ngành thẩm định Xuân Lai, ngày 15 tháng 01 năm 2024 Người làm đơn Nguyễn Thị Tam CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Xuân Lai”. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Thời gian bắt đầu thực hiện sáng kiến này là từ tháng 9 năm 2022 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: Để thực hiện công tác chăm sóc và nuôi dưỡng cho trẻ tại trường mầm non trong những năm trước đây nhà trường thường tổ chức các giải pháp : - Tổ chức ăn bán trú tại các nhóm lớp, cơ sở vật chất thiếu thốn, khó khan không đảm bảo - Tận dụng nguồn thực phẩm ở địa phương, chợ tập thể, nhiều mối - Tận dụng giáo viên hợp đồng xuống trường nấu ăn cho trẻ chưa qua đào tào nấu ăn - Xây dựng thực đơn cho trẻ đơn giản, chỉ đảm bảo đủ số tiền trẻ đóng quá thấp Tồn tại: Những giải pháp trên chỉ đáp ứng được trẻ ăn no, đủ về số lượng còn chất lượng bữa ăn chưa đảm bảo tốt về dinh dưỡng. Chưa cải thiện được nhiều sức khỏe và bệnh tật của trẻ. Tỉ lệ suy dinh dưỡng cao, nhiều phụ huynh chưa an tâm gửi con ăn tại lớp. Dẫn đến chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: - Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt nển móng cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Những công trình nghiên cứu khoa học về sinh lý, tâm lý học xã hội đều khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0-6 tuổi là giai đoạn có tính chất quyết định để tạo lên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Để đạt được điều đó đòi hỏi trẻ em từ 0-6 tuổi phải được chuẩn bị một cách đầy đủ về tâm thế để thích nghi với một giai đoạn mới. Vì vậy, đầu tư dinh dưỡng cho trẻ là đầu tư cho nguồn nhân lực có đủ sức khỏe, trí tuệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội, nâng cao chất lượng dân số, thực hiện quyền trẻ em Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ thì việc quan tâm chăm sóc – nuôi dưỡng cũng là vấn đề cấp thiết cần trú trọng, nhất là trẻ em trong độ tuổi từ 0-6 tuổi. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là yếu tố quan trọng cho việc phát triển toàn diện của trẻ, dinh dưỡng không những giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng, sức đề kháng, chống lại bệnh tật mà còn cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Sự phát triển hoàn hảo của não bộ trong những năm đầu đời là nền tảng cho trí thông minh sau này của trẻ. - Do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành học, tuy nhiên trong thực tế hiện nay vẫn còn một số cơ sở giáo dục mầm non có tỉ lệ suy dinh dưỡng khá cao. Nguyên nhân một phần là do đời sống kinh tế của nhiều hộ còn nhiều khó khăn, mức thu nhập không ổn định còn phụ thuộc vào thời vụ, nên sự đóng góp tiền ăn cho trẻ ở trường còn thấp. Do vậy bữa ăn của trẻ chưa đảm bảo dinh dưỡng theo yêu cầu. Đồng thời đội ngũ quản lý – giáo viên còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng thực hành chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng khẩu phần thực đơn phù hợp với địa phương, vơi strer. Bên cạnh đó công tác truyền thông dinh dưỡng chưa thực sự đến tận hộ gia đình, phụ huynh để kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Vì vậy áp dụng “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện hoataj động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Xuân Lai” là rất cần thiết. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: - Thông qua đè tài “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Xuân Lai” nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng đối với con người và trẻ em, vì dinh dưỡng là nhu cầu sống hằng ngày của con người và trẻ em. Nếu được ding dưỡng tốt cho trẻ ăn ngon miệng sẽ ăn hết xuất, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp trẻ mau lớn, khỏe mạnh, thông minh và học giỏi. Ngược lại nếu dinh dưỡng không đúng cách, trẻ sẽ bị còi cọc chậm lớn và chậm phát triển và dễ mắc bệnh. - Giúp giáo viên từng bước thực hành những kỹ năng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ ngày một tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu chính đáng của phụ huynh và của toàn xã hội. - Giúp nhân viên nắm được các kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách tính khẩu phần ăn cho trẻ, kỹ năng nấu ăn ngon và những điều cần biết, cần thực hiện để chăm sóc trẻ đạt được hiệu quả cao. - Trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng trong một môi trường tốt nhất. Từ đó giúp hạ tỉ lệ suy dinh dưỡng, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, chuẩn bị tâm thế cho trẻ tự tin để học tập và vui chơi trong môi trường cao hơn. 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới: Để thực hiện có hiệu quả viêc “Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Xuân Lai” thì phải thực hiện các biện pháp sau: Biện pháp 1: Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên về vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. + Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: - Trước hết xaay dựng niềm tin và lòng quyết tâm phối hợp thực hiện kế hoạch của nhà trường để ra một cách nghiêm túc. Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên gần gũi, động viên giải quyết kịp thời các vướng mắc. - Tổ chức cho giáo viên học các nội quy, quy chế, các thao tác cấp cứu, biết cách xử lý và phòng tránh một số tai nạn gây thương tích ở trẻ như: trẻ bị sặc, hóc xương, ngậm thức ăn và các loại hạt hoặc các đồ vật nhỏ - Đối với nhân viên cấp dưỡng, nhà trường thường xuyên tổ chức cho đi thăm quan học tập rút kinh nghiệm như: nhiệm vụ kiểm tra thực phẩm, cách chế biến các món ăn ở các trường bạn - Tổ chức học các lớp chuyên đề như: chuyên đề dinh dưỡng, chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non Trang trí, sắp xếp đồ dung theo quy trình bếp ăn một chiều. Hàng năm trường tổ chức thi nấu ăn, chọn giáo viên, nhân viên xuất sắc tham gia dự thi. - Ngoài việc bồi dưỡng trên, nhà trường còn mua một số loại sách hướng dẫn về cách chế biến các món ăn cho trẻ hoặc sách, báo tuyên truyền về cách nuôi dưỡng - chăm sóc sức khỏe trẻ. + Tăng cường công tác quản lý chăm sóc sức khỏe trẻ: - Theo dõi khám sức khỏe cho trẻ là một vấn đề quan trọng ở trường mầm non. Vì vậy nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với chạm y tế xã để tổ chức khám sức khỏe cho trẻ một năm 2 lần. - Lần 1: vào ngày 15/9, lần 2 vào ngày 15/3 - 100% các cháu trong nhà trường đều được cân đo và có sổ theo dõi sức khỏe trên viểu đồ tăng trưởng. Kết quả cân đo, khám sức khỏe của trẻ đều được thông qua phụ huynh tại góc tuyên truyền của các lớp. - Để tổ chức tốt phòng bệnh cho trẻ nhà trường đã tuyên truyền đến phụ huynh tiêm chủng đầy đủ và cách phòng bệnh theo mùa và cách chữa bệnh thông thường cho trẻ - Tại các nhóm/ lớp phải bố trí môi trường cho trẻ hoạt động thoáng mát đảm bảo vệ sinh, đủ ánh sáng. Biện pháp 2: Chỉ đạo và giám sát giáo việc xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn và quá trình thực hiện. - Muốn trẻ phát triển tốt về thể lực, thì trước hết phải quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, cho trẻ đảm bảo đủ định lượng dinh dưỡng, hàng ngày trẻ phải được ăn đầy đủ 3 nhóm thực phẩm sau: + Thức ăn cung cấp chất đạm + Thức ăn cung cấp sinh tố và muối khoáng + Thức ăn cung cấp năng lượng. - Xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ là một việc làm mang tính khoa học, nhằm mục đích sử dụng tiền ăn với chất lượng cao, giảm tối đa sự thâm, thừa tiền ăn trong ngày. Chỉ đạo, giám sát việc xây dựng thực đơn tính khẩu phần ăn là một biện pháp thể hiện tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý. - Hàng ngày nhân viên vào sổ tính định lượng để cân đối tiền thu, tiền chi trong ngày của trẻ và biết được định lượng các chất và calo trẻ đạt được là bao nhiêu để kịp thời bổ sung vào ngày hôm sau. Xây dựng thực đơn theo mùa, theo ngày theo đúng sự chỉ đạo của cấp trên: 2 tuần không lặp lại 3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch * Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất là phương tiện cần thiết để nhân viên nhà bếp chế biến thực phẩm, phục vụ bữa ăn cho trẻ hàng ngày. Vì vậy nếu trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mà không đầy đủ, hỏng hóc sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc cũng như không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, chậm giờ ăn của trẻ hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ ăn trên lớp dẫn đến những hậu quả không tốt đến sức khỏe của trẻ, tăng cường lao động của nhân viên nhà bếp Đồ dung phục vụ bữa ăn cho các cháu trên lớp phải đủ số lượng, chủng loại theo quy chế đã quy định ( mỗi cháu có bát thìa riêng). Hiện tại trường chúng tôi đã có trang bị đầy đủ đồ dung phục vụ nấu ăn cho nhà bếp như máy xay thịt, tủ cơm ga, tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm, tủ sấy bát, bếp ga công nghiệp * Xây dựng môi trường: - Vệ sinh phòng nhóm lớp sạch sẽ không có mùi, nền nhà luôn khô ráo, lau các của sổ, giá đồ chơi, giặt chiếu, gối, phơi chăn màn - Sắp xếp ngăn nắp, gọn gang tránh bụi bẩn, muỗi ẩn nấp, giầy dép để đúng nơi quy định. - Đồ dung: chậu, khăn mặt, xông nồi, ca cốc trước khi sử dụng đều phải được tráng qua nước sôi, hàng ngày phơi khô ráo - Thực hiện vệ sinh cá nhân cháu được sạch sẽ như: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, không để móng tay dài, tắm rửa sạch sẽ chỗ kín gió, gữi ấm mùa động và mát về mùa hè. - Phun thuốc phòng diệt muỗi vào các ngày thứ bẩy, chủ nhật. - Nguồn nước sạch sẽ (nước máy), 100 % trẻ phải được uống nước chin - Giáo dục trẻ không nhổ bậy, vứt rác bừa bãi, đi tiểu tiện đúng nơi quy định. Tổ chức cho trẻ hoạt động các góc phù hợp đủ ánh sáng. - Thực phẩm được sơ chế trên bàn, sau khi sơ chế thì chế biến ngay, đun nấu kỹ đảm bảo chất lượng. Dung cụ chế biến và phục vụ ăn uống cho trẻ dầy đủ, dung cho chế biến sống và chin riêng, đảm bảo vệ sinh. * Vệ sinh an toàn thực phẩm: - Cách lựa chọn thực phẩm phải tươi, đảm bảo an toàn thực phẩm tức thức ăn không bị nhiễm các hóa chất độc hại. - Chế biến theo quy trình một chiều từ sống đến chin, không được cho thức ăn sống lẫn với thức ăn đã được nấu chin. - Khi chia thức ăn phải được bỏ vào xoong có vung đậy để đảm bảo vệ sinh, tránh bụi và ruồi, muỗi. - Thức ăn hàng ngày phải được lưu mẫu vào tủ lạnh đúng quy trình 24/24 giờ 4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra chế độ ăn và nuôi dưỡng chăm sóc trẻ: - Kiểm tra các thao tác chế biến món ăn, thực hiện quy chế ở các nhóm, có thể tiến hành kiểm tra đột xuất, không báo trước để tránh tư tưởng đối phó, kiểm tra các giờ tiếp nhận thực phẩm, giờ chế biến, kiểm tra các bữa ăn của trẻ, giờ ngủ của trẻ, vệ sinh phòng nhóm, lớp để biết giáo viên, nhân viên có thực hiện đúng và thường xuyên không. - Kiểm tra theo dõi chất lượng bữa ăn: cháu ăn có đúng thực đơn không? Đủ số lượng cho cháu ăn không? Kiểm tra kỹ thuật chế biến món ăn có ngon, có sạch sẽ, có phù hợp với khẩu vị của trẻ không? Trẻ ăn có hết suất của mình không? - Kiểm tra sổ y tế: theo dõi sức khỏe của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng, đối chiếu so sánh rút kinh nghiệm cho việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Kiểm tra vệ sinh phòng nhóm, lớp và vệ sinh nhà bếp. - Phối hợp với phụ huynh học sinh cùng giám sát kiểm tra chất lượng ăn của trẻ thường xuyên trong năm học. 5. Biện pháp 5: Tuyên truyền kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ theo khoa học cho các bậc phụ huynh. - Hàng ngày các cô gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong lớp để nắm tình hình sức khỏe củ trẻ ở nhà trường qua giờ đón và trả trẻ. - Xây dựng các góc “trao đổi phụ huynh” ở mỗi lớp. Dán các hình ảnh tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch, tháp dinh dưỡng, tuyên truyền các món ăn chưa đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, cách phòng một số tai nạn cho trẻ, biểu đồ tăng trưởng của mỗi nhóm, lớp để phụ huynh học sinh tham khảo nâng cao nhận thức theo dõi sức khỏe của con mình. - Thông qua các hội thi như: “ trang trí phòng nhóm”. “ thi tuyên truyền về dinh dưỡng”. “Bé tập làm nội trợ” tại trường để tuyên truyền kiến thức cho các bậc cha mẹ để hiểu đươc tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường mầm non để học. * Tổ chức, tham gia các hội thi tay nghề, các hoạt động phục vụ chuyên đề phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ. Hội thi “Bé khỏe bé ngoan”, “Bé tập làm nội trợ” đều có nội dung liên quan đến giáo dục dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là hội thi “Bé tập làm nội trợ”. Qua các hội thi được đông đảo phụ huynh hưởng ứng, lãnh đạo địa phương quan tâm ủng hộ, các cháu hào hứng phấn khởi, mạnh dạn, tự tin, nắm vững kiến thức về nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. * Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm: - Kết quả trên trẻ: Số trẻ đến trường ngày càng tăng về nhà trẻ, tỉ lệ trẻ ăn bán trú được giữ vững. Các cháu được đảm bảo an toàn tuyệt đối 100% tại trường, Trẻ suy dinh dưỡng tỉ lệ giảm xuống còn 1.4 % đối với nhà trẻ, mẫu giáo còn 1.5 %. Trẻ mắc các loại bệnh thông thường còn 2.6%. - Về đội ngũ giáo viên: 100% cán bộ giáo viên nhân viên đã được học tập chuyên đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo viên bán trú được tham dự lớp đào tạo tập huấn về nấu ăn do các cấp tổ chức. Qua đợt thi “Cô nuôi giỏi” đã được 10/12 cô nuôi đạt cô nuôi giỏi. Qua kiểm tra dự giờ giáo viên tích hợp chuyên đề dinh dưỡng của giáo viên rất tốt. Dự các buổi chế biến món ăn và chăm sóc trẻ của giáo viên bán trú 100% các cô đều đạt khá và giỏi, đặc biệt không có vụ ngộ độc nào xảy ra trong nhiều năm qua. - Về cơ sở vật chất: Nhà trường đã trú trọng việc đầu tư mua sắm những đồ dung hiện đại phục vụ cho bán trú. Các cô nuôi thường xuyên tự chế biến các loại bánh phục vụ bữa chiều cho trẻ. Ngoài ra chúng tôi luôn nâng cấp, thay mới những đồ dung như: bát chia ăn, xoong, nồi cơm ga, máy xay thịt, tủ lạnh, tủ đựng bát, đựng dụng cụ chế biến * Sản phẩm được tạo ra từ biện pháp: Qua hơn một năm thực hiện biện pháp “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Xuân Lai”. Tôi thấy chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng của nhà trường tang lên rõ rệt. Tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm đáng kể, trẻ được đảm bảo về sức khỏe, học tập, chất lượng giáo dục đạt kết quả cao. Phụ huynh an tâm gửi con ăn bán trú tại trường đạt 100%, luôn quan tâm ủng hộ, sẵn sàng đóng góp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, và mua sắm thêm trang thiết bị bán trú đầy đủ hơn. Thông qua đề tài này tôi đã phát huy được năng khiếu, sở trường của mình được nhà trường, lãnh đạo các cấp và giáo viên, nhân viên trong và trường nhìn nhận, tin tưởng và đánh giá cao. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến: - Giúp nhà trường giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cân nặng, và thấp còi - Trẻ có sức khỏe tốt, tránh được nhiều bệnh tật, giảm được rất nhiều chi phí cho phụ huynh. - Đảm bảo cho nhà trường không xảy ra bất cứ vụ ngộ độc thực phẩm nào. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong trường mầm non. Khi chất lượng giáo dục được nâng lên thì việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất sẽ thuận lợi hơn thu hút được nhiều tổ chức xã hội và các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn đến cơ sở vật chất cho nhà trường, góp phần đưa nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và đáp ứng tốt với yêu cầu giáo dục trong thời đại ngày nay. * Cam kết: Tôi cam đoan những nội dung trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Xuân Lai, ngày 15 tháng 01 năm 2024 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Tam Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. Như chúng ta đã biết: Ngành học mầm non là ngành học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, “Ngành học có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt, trẻ sớm phát triển thể chất và trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ. Nó là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng đã nêu rõ: “Sức khoẻ của trẻ em hôm nay là sự phồn vinh cho xã hội mai sau”. Để đáp ứng với những yêu cầu phát triển đi lên của đất nước trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục của bậc học mầm non đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ ”. Nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng đối với con người và trẻ em, vì dinh dưỡng là nhu cầu sống hằng ngày của con người và trẻ em. Trong chiến lược quốc gia về gia đình năm 2010 đã khẳng định: “Nâng cao hiểu biết của mọi người dân về ăn uống và chăm sóc sức khỏe trẻ. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cho những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo viên mầm non, tuyên truyền viên giáo dục cha mẹ là hết sức cần thiết”. Nếu được dinh dưỡng tốt trẻ sẽ được mau lớn, khỏe mạnh, thông minh và học giỏi. Ngược lại nếu dinh dưỡng không đúng cách, trẻ sẽ bị còi cọc chậm lớn, chậm phát triển và dễ mắc bệnh. Dinh dưỡng không hợp lý thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Do đó việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc làm cần thiết. Dinh dưỡ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc