Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ 5-6 tuổi ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong trường mầm non

doc 38 trang Phương Thanh 18/02/2025 1100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ 5-6 tuổi ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ 5-6 tuổi ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ 5-6 tuổi ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong trường mầm non
 MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Phần I: Mở đầu
1 . Mục đích của sáng kiến.
3
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.
3
3. Đóng góp của sáng kiến.
4
Phần II: Nội dung
Chương 1:Khái quát thực trạng vấn đề mà sáng kiến tập trung giải quyết
Thuận lợi
Khó khăn
 Nguyên nhân 

5 - 7
Chương 2: Những biện pháp đã được áp dụng lần đầu
 Biện pháp 1: Xây dựng nội dung giáo dục hình thành những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

8- 9
Biệm pháp 2: Hình thành những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai thông qua hoạt động làm đồ dùng đồ chơi từ vật liệu bỏ đi
9-10
Biệm pháp 3: Hình thành những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động
10
Biện pháp 4: Hình thành những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai thông qua các chủ đề
10-13
Biện pháp 5: Hình thành những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai thông qua hoạt động có chủ đích.
13-17
Biện pháp 6: Hình thành những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai thông qua các hoạt động khác.
17-18
Biện pháp 7: Hình thành những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai thông các thời điểm trong chế độ sinh hoạt hàng ngày
18-20
Biện pháp 8. Phối hợp ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Cô giáo
20-22
Chương 3: Kiểm chứng các biện pháp đã triển khai của sáng kiến
22-24
Phần III: Kết luận
1.Những vấn đề quan trọng được đề cập đến của sáng kiến
2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến đã được triển khai trong đơn vị.
3.Kiến nghị
24-26
Phần IV: Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Tư liệu về tranh ảnh minh họa
27-38
	
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Mục đích của sáng kiến 
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm tìm ra những biện pháp để giáo 
viên áp dụng và đưa nội dung giáo dục những kỹ năng giúp trẻ ứng phó với 
biết đổi khí hậu và phòng chống thiên tai vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non, có hiệu quả nhất, đáp ứng với chương trình giáo dục mầm non đã đề ra và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ ứng phó với biết đổi khí hậu và phòng chống tiên tai. 
 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến
 * Tính mới của sáng kiến 
 Trong những năm gần đây con người đang phải đối mặt với những tổn thất nặng nề về vật chất, tinh thần, tính mạng do Biết đổi khí hậu và thiên tai, ý thức và những hành vi bảo vệ môi trường, cách phòng chống những biến đổi của khí hậu tác động đến con người, còn hạn chế, chưa hiểu biết sâu rộng, thiếu những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ cho chính mình. Nhiệm vụ của giáo dục nhất là giáo dục mầm non rất quan trọng. Đề tài: "Một số biện pháp hình thành những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ 5-6 tuổi ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong trường mầm non" đã phát hiện ra những vướng mắc của vấn đề, từ đó tìm ra những biện pháp cụ thể, thiết thực nhất để giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để trẻ biết cách tự bảo vệ mình từ những năm tháng đầu đời, và trang bị hành trang giúp trẻ đi suốt cuộc đời sau này của trẻ. 
	* Ưu điểm nổi bật của sáng kiến
- Sáng kiến kinh nghiệm này được tôi áp dụng lần đầu tại lớp tôi phụ trách trong thời gian 1 năm học.
 - Với các hệ thống các biện pháp cụ thể, rõ ràng và mang tính thực tế, dễ ứng dụng, đạt hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.
 - Trang bị cho người giáo viên những kinh nghiệm thực tế, những kiến thức cơ bản về ứng phó với khí hậu và phòng chống thiên tai trong trường mầm non. Với việc tích cực hóa hoạt động của trẻ, tạo nhiều điều kiện cho trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, trẻ được tự khám phá bằng các giác quan, chú trọng giáo dục cá nhân kết hợp giáo dục trong nhóm, lớp giữa hoạt động chung và hoạt động góc, tăng cường giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ. 
- Đã giúp cho người giáo viên linh hoạt hơn, sáng tạo hơn, không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. 
- Giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo, mạnh dạn, tự tin và trẻ có nhiều kỹ năng tốt trong ứng phó với khí hậu và phòng chống thiên tai.
 3. Đóng góp của bản sáng kiến 
* Đóng góp về mặt khoa học
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giúp trẻ 5-6 tuổi có những kỹ năng tốt trong ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. Trẻ sẽ được trải nghiệm, phát triển tình cảm của trẻ với thế giới xung quanh, từ đó có những phương pháp, biện pháp, phù hợp nhất. 
* Đóng góp về mặt thực tế
 - Giúp người giáo viên đã nhận thức được rõ việc giáo dục kỹ năng ứng phó với biết đổi khí hậu và phòng chống thiên tai là rất cần thiết trong trường mầm non.
 - Giáo dục biến đổi khí hậu được quan tâm đúng mức ngay từ lứa tuổi mầm non vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích tiếp xúc với thế giới tự nhiên và cuộc sống xung quanh. Để giúp trẻ có những kiến thức và kỹ năng thực hành về biến đổi khí hậu phù hợp với khả năng của trẻ.Tạo cho trẻ có những kỹ năng tốt trong ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. 
 * Về mặt giáo dục 
	- Đem lại nguồn sức mạnh đi vào nề nếp trường lớp mầm non giúp cho nhà trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động, làm nên sức mạnh của cộng đồng trong giáo dục mầm non
	- Nhằm nâng cao chất lượng rèn kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ. Huy động được sự tham gia, sự phối hợp chặt chẽ của các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng trong toàn xã hội. 
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN
 TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên môn, luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng chuyên môn. Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện cho tôi tổ chức các hoạt động thực hành kỹ năng ứng phó với biết đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ. 
 - Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học. 
- Trẻ đã học qua lớp nhỏ tuổi nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. 
- Trẻ mạnh dạn tự tin ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ. 
- Trình độ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. 
 - Bản thân tôi luôn có ý thức học tập, tham gia các buổi tập huấn cho giáo viên mầm non. 
- Thường xuyên trau dồi những hiểu biết qua việc đọc các tập san của nghành, báo trí, cập nhập các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ. 
- Được sự quan tâm và tạo mọi điều kiện của các ban ngành đoàn thể trong địa phương. 
- Trẻ ngoan tích cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức. 
	- Đa số Phô huynh rÊt nhiÖt t×nh, quan t©m ®Õn trÎ. 
- Phòng học rộng rãi, có nhiều phòng hợp lý nên việc tổ chức giảng dạy và tổ chức các hoat động cho trẻ cũng dễ dàng. 
 - Lớp có 2 giáo viên, có trình độ chuyên môn và nắm vững phương pháp bộ môn, đã có kinh nghiệm nhiều năm dạy trẻ
2. Khó khăn 
- Về phía trẻ
 Trẻ tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Hoàng Sơn, Trung Hiếu, Minh Thành...nên cũng ảnh hưởng tới việc rèn kỹ năng cho trẻ. 
 Thực trạng: Qua khảo sát đầu năm trên trẻ về nhận thức và tính tích cực chủ động của trẻ, kết quả thu được cho thấy nhiều vấn đề đáng quan tâm.
	Nội dung
Tổng
số
cháu
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu

32
6
18,6
7
21.8
10
31,3
9
28,3
Kỹ năng phòng, chống thiên tai
6

18,6

9

28,3

9

28,3

8

24,8

(Bảng khảo sát đầu năm – Tháng 9)
-Về phía phụ huynh
 Phần lớn giáo viên làm nông nghiệp chưa quan tâm nhiều đến việc học hành của con, hoàn toàn phó mặc cho giáo viên trên lớp, chỉ chú tâm đến làm ăn kinh tế. Một số phụ huynh có điều kiện quan tâm tới con, thì luôn nóng vội trong việc dạy con. Vì chưa nhận được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của bố mẹ nên khả năng hiểu biết, tiếp thu những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai của trẻ còn bị hạn chế. 
- Vế cơ sở vật chất
Trường tôi đang trong thời kỳ xây dựng, cơ sở vật chất chưa đầy đủ nên việc tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục và rèn kỹ năng cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. 
-Về phía giáo viên 
Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên đã từng bước khẳng định về chuyên môn nghiệp vụ của mình, đã đầu tư vào bài dạy, các hoạt động một cách tích cực. Song việc rèn kỹ năng ứng phó với biết đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ còn  nhiều lúng túng, chưa linh hoạt. Một số ít giáo viên vẫn còn xem nhẹ việc rèn kỹ năng này cho trẻ vào trong các hoạt động. Tuy có đầu tư vào bài dạy, nhưng phương pháp và cách tổ chức hoạt động còn sơ sài, cô chưa kịp thời uốn nắn cho trẻ về hành vi, thái độ của trẻ để giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết. 
Việc lựa chọn nội dung và phương pháp rèn kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ chưa phù hợp với điều kiện nhà trường, điều kiện của địa phương. Chưa phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ, đây là một vấn đề khiến tôi gặp nhiều khó khăn. 
	3. Nguyên nhân
	- Kinh phí cấp đồ dùng trang thiết bị chưa kịp thời, còn hạn hẹp nên việc đầu tư mua sắm trang thiết bị đồ dùng dậy học còn nhiều hạn chế.
- Còn một số phụ huynh nhận thức còn hạn chế, ít quan tâm đến các cháu, còn tư tưởng coi nhẹ cấp học mầm non ...
	 - Bản thân tôi trong những năm học vừa qua chưa mạnh dạn trong công tác rèn kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ.
- Một lý do nữa cũng tương đối phổ biến là việc trẻ em ngày nay được bảo bọc quá kỹ khiến trẻ đánh mất sự tự tin về khả năng của bản thân.
	Từ những nguyên nhân trên và từ thực tế đã áp dụng tại nhóm lớp của mình, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hình thành những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ 5-6 tuổi ứng phó với biết đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ngay tại lớp mình phụ trách.
CHƯƠNG 2
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU
1. Biện pháp 1: Xây dựng nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai
Nội dung giáo dục trẻ ứng phó với biết đổi khí hậu và phòng chống thiên tai là một trong những nội dung được quan tâm, đây là nội dung được SGD&ĐT cung cấp tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí và giáo viên mầm non trong những năm học qua, nhằm nhân rộng và nhanh chóng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, cũng như cung cấp kiến thức tới các em học sinh. Từ những tài liệu do SGD&ĐT cung cấp, cùng với những buổi dự giờ của các bạn đồng nghiệp tại trường mầm non kết hợp với một số tài liệu, thông tin của các hệ thống truyền thông, tôi đã lựa chọn những nội dung phù hợp nhất để tích hợp vào các chủ đề trong năm học theo nguyên tắc, tích hợp được tất cả các lĩnh vực giáo dục, nội dung đảm bảo từ dễ đến khó, hoạt động có tính thực tế. Tôi đã bổ xung vào các chủ đề, các hoạt động trong ngày: hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, Đặc biệt tôi quan tâm đến việc xây dựng môi trường giáo dục trong lớp cũng như ngoài hiên đảm bảo đầy đủ nội dung giáo dục cho trẻ về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai như sau: (H1: Hình ảnh minh họa 1)
 - Giúp trẻ nhận biết một số đặc điểm của thời tiết, dấu hiệu nhận biết thời tiết: Nắng, mưa, nóng, lạnh.... 
- Đặc điểm của bốn mùa ( Xuân, hạ , thu, đông ), cách nhận biết các mùa trong năm.
- Một số biến đổi của khí hậu: nắng nóng kéo dài, mưa gió bất thường, rét 
đậm, rét hại...
- Một số nguyên nhân và hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra. 
- Cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra. 
- Một số kỹ năng để thích ứng với biết đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. 
+ Nếu không có người lớn bên cạnh khi có thiên tai biết tìm đến nơi trú ẩn an toàn, biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm. 
+ Khi có mưa bão, sấm sét, không được chơi ngoài trời, không tắm mưa, không được trú dưới gốc cây to, cột điện, ... 
+ Khi xảy ra mưa lũ, không được rời xa người lớn, tránh xa những vũng nước, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, không sử dụng nước ô nhiễm... 
2. Biệm pháp 2: Hình thành những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai qua hoạt động làm đồ dùng đồ chơi từ vật liệu bỏ đi
Rác, đồ dùng vật liệu bỏ đi không chỉ gây hại môi trường cục bộ, mà đang là một trong những tác nhân chính gây thảm họa cho trái đất, biến đổi khí hậu. 
Đồ chơi mầm non chính là phương tiện không thể thiếu trong mọi sinh hoại của trẻ hằng ngày góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách, thẩm mỹ toàn diện của trẻ.
Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, trong việc tận dụng nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có làm đồ dùng đồ chơi mầm non phục phụ cho việc dạy và học của cô và trẻ. Các loại đồ chơi thật đa dạng, phong phú cả về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu Nhưng sự phong phú đa dạng đó vẫn không thể thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ mầm non, cũng không làm cho đội ngũ những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ ngừng sáng tạo. Bên cạnh cuộc sống của trẻ có rất nhiều những vật liệu là những đồ dùng đồ chơi mầm non, phương tiện sinh hoạt  đã qua sử dụng như: chai nước, thìa ăn sữa, đĩa CD đã hỏng, lá cây rụng, cành khô, giấy báo, tạp chí, lịch cũđặc biệt hơn đó là những mô hình, những đồ chơi làm từ vỏ sữa học đường. Qua những vật liệu đó chúng tôi đã nhận thấy có thể thu gom và vệ sinh sạch kết hợp với đôi bàn tay khéo léo của các cô giáo đã  gắn ghép chúng với nhau để mô tả các vật trong cuộc sống xung quanh trẻ cúng là bảo vệ môi sống. ( H2: Hình ảnh minh họa 2)
3. Biện pháp 3: Hình thành những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động
Nhờ có các trò chơi trên máy vi tính như vậy trẻ của lớp tôi hứng thú, say mê  trên màn hình, đồng thời các thao tác trên máy của trẻ được thiết lập, tư duy phát triển mạnh, sự ghi nhớ các hình ảnh đúng - sai được dễ dàng.
Ngoài những biện pháp  trên tôi luôn sưu tầm những tài liệu nói về biến đổi khí hậu như chặt phá rừng, hạn hán, núi lửa, lũ lụt, lốc xoáy, động đấtcho trẻ xem và tác hại của thiên tai là do con người gây ra, hướng dẫn trẻ cách ứng phó. (H3: Hình ảnh minh họa 3)
4. Biện pháp 4: Hình thành những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai thông qua các chủ đề 
Trước khi nghiên cứu nội dung này, thật sự tôi cũng vẫn còn chưa nghĩ rằng việc mình đã giáo dục và rèn cho trẻ những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai bấy lâu nay, bằng những câu hỏi hàng ngày mà mình không nhận thấy: 
* Khi các con thấy cháy các con sẽ làm gì? Và cho trẻ thực hành khi thấy hỏa hoạn xảy ra.( H4: Hình ảnh minh họa 4)
* Sáng con đi học trời lạnh thì con mặc áo ấm, đến trưa khi trời nắng, nóng, các con sẽ làm gì? 
* Khi ngọn lửa của đám cháy lan gần tới chỗ của con, con sẽ làm thế nào để thoát hiểm?
* Trước khi chuẩn bị cho chuyến đi du lịch, các con cần chuẩn bị những gì? 
Nhưng để có những câu hỏi tương tự như thế, có chiều sâu và hiệu quả hơn để trở thành kỹ năng cần thiết thì đòi hỏi giáo viên phải đặt ra câu hỏi:
Giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai là phải dạy như thế nào? 
+ Ở chủ đề " Trường Mầm non " Tôi trò chuyện với trẻ về cách sử dụng điện, nước khi ở trường, biết vứt rác đúng nơi quy định, biết giữ môi trường xanh, sạch đẹp... giúp trẻ biết đó là những việc làm cần thiết làm giảm sự ô nhiễm môi trường, góp phần chống lại sự biến đổi của khí hậu. 
+ Với chủ đề " Gia đình thân yêu của bé" Tôi giúp trẻ nhận biết một số khu vực không an toàn và cách phòng tránh khi có hiện tượng bất thường, biết chia sẻ thông tin với người thân ( gọi điện thoại...), biết chăm sóc và tự bảo vệ khi gặp thiên tai trong gia đình. 
* Trong khi cho trẻ chơi trò chơi ở góc: " Gia đình" với trò chơi " Nấu ăn ", tôi hướng dẫn trẻ, đặt nồi lên bếp ga đã đặt đúng giữa bếp chưa nếu không sẽ dễ đổ và xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để không bị bỏng. ( H5: Hình ảnh minh họa 5)
+ Chủ đề: " Một số nghề " với đề tài nhỏ : " Nhận biết một số nguy cơ cháy nổ có thể gặp". Tôi đã đưa ra nội dung của bài dạy như sau: ( Tôi đã sưu tầm trên mạng cho trẻ xem các hình ảnh ). 
- Nhận biết một số nguồn gây ra lửa ( bếp ga, bật lửa, xăng, dầu, nến, cồn...), các chất dễ cháy : rơm rạ, than củi, giấy...
- Biết ảnh hưởng tốt, xấu của lửa trong cuộc sống. 
- Biết cách dập lửa an toàn ( khăn ướt, nước, bình xịt, cát...). 
- Cuối cùng tôi có thể đóng vai chú lính cứu hỏa, từ đó sẽ trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho trẻ để giúp trẻ phòng cháy, chữa cháy khi gặp tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. 
+ Chủ đề: " Thế giới thực vật, Tết và mùa xuân "
- Giúp trẻ biết lợi ích của cây xanh đối với con người, biết trồng nhiều cây xanh và chăm sóc cây để góp phần giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. (H6: Hình ảnh minh họa 6)
- Cho trẻ xem video nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, biết chặt phá rừng bừa bài làm cho môi trường bị ô nhiễm, thiên tai, lũ lụt xảy ra, ảnh hưởng đến con người. Nhận biết một số hành vi đúng, sai của con người với môi trường.
+ Trong chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên”. 
Tôi cung cấp cho trẻ biết một số kiến thức về thời tiết, cách nhận biết thời tiết như: Nắng mưa, mây gió, nóng lạnh.cho trẻ xem video clip về khí hậu ở Việt nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa; miền bắc có bốn mùa ( Xuân, hạ, thu, đông), miền nam có hai mùa (Mùa mưa, mùa nắng); cách nhận xét các mùa trong năm qua đặc điểm. Ngoài ra tôi còn cho trẻ xem một số hình ảnh thiên tai như động đất, bão lụt, lốc xoáy, hạn hán... trẻ biết đặc điểm của mỗi loại thiên tai , tác hại của thiên tai và cách phòng tránh thiên tai. Cho trẻ biết một số biểu hiện của biến đổi khí hậu; nắng nóng kéo dài, mưa bão bất thường và hay xả

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_nhung_ky_n.doc