Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ làm quen và biết cách sử dụng điện thoại, ti vi đảm bảo an toàn tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường mầm non Đào Viên

doc 32 trang Phương Thanh 21/11/2024 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ làm quen và biết cách sử dụng điện thoại, ti vi đảm bảo an toàn tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường mầm non Đào Viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ làm quen và biết cách sử dụng điện thoại, ti vi đảm bảo an toàn tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường mầm non Đào Viên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ làm quen và biết cách sử dụng điện thoại, ti vi đảm bảo an toàn tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường mầm non Đào Viên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết xã hội ngày càng phát triển, công nghệ đóng một vai
trò lớn trong công việc, giải trí của mỗi người. Và tất nhiên trẻ em sẽ rất dễ bị ảnh hưởng sâu sắc khi hằng ngày bên cạnh chúng lúc nào cũng có những thiết bị điện tử như: điện thoại di động, ti vi, máy nghe nhạc Ipod, Ipad, truyền hình cáp, Internet, video game hay bất kỳ một thiết bị công nghệ điện tử nào khác.
Trong thời đại công nghệ bùng nổ 4.0 người người nhà nhà đều dùng điện thoại, ti vi và nó trở thành một thiết bị không thể thiếu của xã hội hiện đại. 
Lợi ích của việc xem các chương trình tivi bổ ích đối với trẻ
Hoạt động giải trí, phát triển tinh thần
*Về tinh thần
Tivi có những chương trình truyền hình, gameshow thực tế hay những bộ phim hoạt hình thú vị giúp trẻ giải trí sau ngày dài học tập mệt mỏi. Khi xem chương trình về sức khỏe, bé xây dựng hình mẫu sức khỏe và có động lực tập thể thao, có thể trẻ sẽ yêu thích một môn thể nào đó.
Khi bé xem những chương trình về vẻ đẹp, kỳ quan thế giới, văn hóa và du lịch, giúp xây dựng tinh thần văn hóa, cung cấp kiến thức bổ ích về văn hóa xã hội và cải thiện quá trình học tập. Tivi còn là một liều thuốc tinh thần để giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi sau giờ học tập vất vả.
*Phát triển tích cực về tính cách
Xem tivi giúp nâng cao tư duy độc lập, tự mình có thể giải quyết mọi vấn đề mà không cần nhờ đến bố mẹ. Bố mẹ có thể cho bé xem các chương trình về nấu ăn, làm bánh, nghệ thuật, thủ công cho đến âm nhạc để tăng khả năng quan sát và sáng tạo.
Đồng thời, tivi còn giúp trẻ hiểu về công nghệ và xu hướng mới nhất từ đó ứng dụng vào cuộc sống và học tập hiệu quả.
Nâng cao kết quả học tập
Tivi cung cấp cho trẻ kiến thức giáo dục bổ ích, truyền cảm hứng, ảnh hưởng đến hành vi của trẻ và mang đến những bài học quý giá. Bé có thể học hỏi những điều tốt đẹp qua truyền hình giúp học tập và làm theo những hành động ý nghĩa đó.
Không chỉ biết tiếng mẹ đẻ mà khi xem tivi bé còn có thể xem các chương trình nước ngoài để biết thêm nhiều thứ tiếng khác. Bố mẹ có thể cho bé xem các chương trình về khoa học hay giáo dục để phát triển kết quả học tập
 Lợi ích của việc trẻ sử dụng điện thoại thông minh
 Trẻ mầm non dùng điện thoại sẽ có thể bắt kịp sự phát triển của công nghệ không bị thụt lùi so với thời đại. 
Trẻ em sử dụng smartphone sẽ tăng cường kỹ năng khám phá, tìm tòi và nhanh nhẹn trong sử dụng công nghệ.
Với tính năng định vị trên smartphone giúp cha mẹ có thể định vị con một cách nhanh chóng để đảm bảo an toàn và bảo vệ con tốt nhất.
Ngày nay, chiếc điện thoại hay tivi được xem là "cứu tinh" của nhiều bậc
phụ huynh. Mỗi khi cho trẻ ăn, khi người lớn muốn giặt giũ, nấu ăn... họ bật tivi để có thể an tâm làm việc, vì đứa trẻ sẽ ngồi lì với chiếc điện thoại hay trước tivi mà chẳng đi đâu. Một số người cho rằng trẻ xem tivi cũng tốt, vì chúng không chơi các trò mất an toàn khác, lại học được nhiều thứ hay.
Một thực tế là không ai có thể phủ nhận những lợi ích mà điện thoại thông minh, ti vi mang lại nhưng khi chúng ta lạm dụng điện thoại, ti vi để trẻ sử dụng không đúng cách sẽ để lại những hậu quả không như mong muốn.
Điện thoại thông minh hay còn gọi là smartphone, là thiết bị di động không chỉ dùng để liên lạc gọi điện hay nhắn tin mà còn chứa nhiều ứng dụng trò chơi giải trí khác nhau. Nghiện sử dụng điện thoại thông minh là hiện tượng con người bỏ quá nhiều thời gian để tiếp xúc với điện thoại mà quên đi những hoạt động thực tế ngoài cuộc sống. Đặc biệt hơn, hiện tượng này đang bùng phát ở trẻ nhỏ. Các công nghệ này dần dần trở thành một chất “gây nghiện” vô hình ở trẻ. Nhiều trẻ không được bố mẹ hoặc người lớn chỉ dẫn đã trở thành nạn nhân của “kẻ săn mồi” internet và một số trẻ khác thì nghiện video game, làm cho chúng không có thời gian để tiếp xúc, kết thân, vui chơi với các trẻ khác, điều này thật sự nguy hiểm vì sẽ làm ngày càng tăng tỷ lệ các trẻ bị mất tập trung, chậm nói hay trầm cảm, cô đơn và tự ti khi trẻ giao tiếp với bên ngoài.
Thiết bị điện tử hiện nay không chỉ phổ biến cho giới trẻ từ 18 đến 35 tuổi
mà đối tượng sử dụng đang ngày càng trẻ hóa. Có những gia đình để trẻ sử dụng
điện thoại từ khi rất nhỏ, khoảng 2-3 tuổi. Theo Viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo về thời gian xem tivi, điện thoại cho trẻ nhỏ: “Các bé dưới 2 tuổi không nên cho xem tivi hoặc bất kì thiết bị điện tử nào. Kể cả là các video hay chương trình giáo dục. Các bé trên 2 tuổi không được xem trên 2 tiếng/ngày”.
Khi được trò chuyện, trao đổi với các phụ huynh trong lớp, có rất nhiều phụ huynh đã chia sẻ rằng gia đình vì quá bận rộn với công việc mà quăng cho con mình chiếc điện thoại hay Ipad để trẻ tự chơi đùa mà không quấy khóc. Hay cho con mượn điện thoại khi cha mẹ đang có khách, đi làm đẹp, hay cả trong những shoping, siêu thị, cửa hàng,.. Điều này thực sự gây ra những hậu quả không nhỏ tới sự phát triển những kỹ năng sống của trẻ, khả năng giao tiếp và sự tập trung chú ý.
Tiến sĩ Devra Davis, một trong những người được có uy tín và kinh nghiệm lâu năm nghiên cứu về sự nguy hiểm của điện thoại di động cho biết: “Việc tiếp xúc với bức xạ từ điện thoại có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe như: Làm thay đổi AND, thay đổi tuần hoàn não, tổn thương dây cột sống, ảnh hưởng tới khả năng học hỏi,... Nếu bạn không cai nghiện điện thoại cho trẻ sớm, bé nhà bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư não gấp 4-5 lần so với những đứa trẻ khác không sử dụng điện thoại hay máy tính bảng. Ngoài ra, trẻ nghiện điện thoại thông minh còn có thể bị tử kỷ chỉ vì giao tiếp một chiều, không gần gũi với cha mẹ, hạn chế khả năng giao tiếp và học hỏi, mất ngủ, dễ béo phì. Tính cách của trẻ cũng hung hăng hơn, dễ nổi cáu và thậm chí đãn tới bệnh tâm thần nếu bạn không cai nghiện điện thoại cho trẻ kịp thời”.
Theo thống kê cho thấy những ứng dụng trẻ em hay xem như Youtube-
Mạng xã hội chia sẻ video từ hàng triệu người sáng tạo trên toàn thế giới đăng tải. Hiện nay có rất nhiều trường hợp những người đăng tải lên nền tảng này mà không để ý quá nhiều về nội dung, trẻ xem dễ làm theo điều không tốt. Ví dụ: Thử thách “cá voi xanh” đã gây ra đau đớn cho hàng trăm đứa trẻ trên toàn thế giới và để lại dư chấn cho nhiều bé. Hay trường hợp một bé trai 6 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh suýt mất mạng, nhập viện trong tình trạng hôn mê vì học theo trò thắt cổ nhưng vẫn thở được. Hay cũng có trường hợp trẻ nghĩ mình là siêu nhân nên đạp tay vào cửa kính dẫn tới bị đứt mạch máu. Ngoài ra, một số trò chơi có yếu tố bạo lực, nghiêm cấm trẻ em dưới 18 tuổi cũng có thể tải xuống, khiến các cháu bị nhiễm các nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển trong tương lai. Điều này rất đáng lo sợ, khiến tôi thực sự băn khoăn và lo lắng rằng các bé nếu không được bố mẹ kiểm soát khi xem điện thoại, ti vi rồi sẽ như thế nào?
Hiện nay ở nhiều gia đình, có nhiều trường hợp ghi nhận tình trạng “ nghiện sử dụng điện thoại thông minh”, “nghiện tivi”. Mỗi khi các cháu đi lớp thì không sao, cứ ngày nghỉ ở nhà hoặc giờ đi học về là các cháu chỉ làm bạn với “tivi, điện thoại” cha mẹ không có cách nào ngăn cản được. 
Đây là vấn đề cực kỳ nguy hiểm cho các bé và sự phát triển của chúng trong tương lai không chỉ về sức khỏe như mắt, thể chất mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý. 
Bản thân tôi là một giáo viên mầm non trẻ, với 10 năm trong nghề, qua
quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trên lớp đã nhận thấy sự khác thường trong việc
tập trung chú ý của trẻ trong hoạt động. Và đặc biệt qua sự trao đổi, chia sẻ với các bậc phụ huynh, tôi cảm thấy rất băn khoăn, trăn trở rằng mình cần làm gì, có biện pháp nào để giúp các bậc phụ huynh trong việc đồng hành cùng con tại nhà mà giúp các con sử dụng điện thoại, ti vi đảm bảo an toàn nhất.
 Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ làm quen và biết cách sử dụng điện thoại, ti vi đảm bảo an toàn tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường mầm non Đào Viên”.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của việc tổ chức “Một số biện pháp giúp trẻ làm quen và biết cách sử dụng điện thoại, ti vi đảm bảo an toàn tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường mầm non Đào Viên”.
Giới thiệu về trường
Trường mầm non Đào Viên nằm tại thôn Đông xã Đào Viên huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Trường nằm sát con đê sông đuống, cách xa đường quốc lộ 18... 
Nhà trường luôn được đón nhận sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện, phòng giáo dục đào tạo huyện Quế Võ, của Đảng uỷ, Ủy ban nhân dân xã Đào Viên, sự kết hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể, các thôn trên địa bàn xã, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh. Cơ sở vật chất khang trang, có các phòng học kiên cố, công trình vệ sinh khép kín, các phòng học chức năng, sân chơi rộng rãi thoáng mát, vườn rau, cây cảnh, khu vui chơi, đồ dùng thiết bị dạy học, đồ chơi đảm bảo theo yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay.
Năm học 2022-2023, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1, từ đầu năm học nhận trẻ vào lớp, bản thân tôi tích cực trò chuyện với trẻ trao đổi với các bậc phụ huynh để hiểu nhận thức đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp nhất đối với từng trẻ của lớp mình.
a. Ưu điểm
 - Trường MN Đào Viên có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. Trường có nhiều cây xanh, cây ăn quả, vườn rau thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
 - Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động theo ý tưởng.
 - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề mến trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đúng mục đích, tích cực tham gia nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy. 
- Một số trẻ đã biết sử dụng điện thoại, ipad, máy tính, ti vi để xem các chương trình bổ ích, xem các video cô gửi trên nhóm lớp. Đặc biệt trẻ đã nhớ số điện thoại của bố mẹ để gọi khi cần thiết.
- Ngoài việc trao đổi chia sẻ với giáo viên trên lớp, phụ huynh đã phối hợp, tương tác tốt với giáo viên trên nhóm Zalo của lớp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, biết tổ chức một số hoạt động vui chơi cùng con tại nhà.
b. Hạn chế
- Đồ dùng, đồ chơi đã có nhưng chưa thật phong phú.
- Giáo viên vẫn còn chưa chú ý đến việc hướng dẫn trẻ làm quen và sử dụng điện thoại, ti vi một cách an toàn.
- Do ảnh hưởng của đại dịch Covid, hai năm học qua trẻ được nghỉ học ở nhà quá nhiều nên việc sử dụng điện thoại, ti vi đã dần trở thói quen của trẻ vì thế khi bị cấm sẽ có biểu hiện như không chịu nghe lời, không ăn.
- Một số trẻ chưa mạnh dạn trong giao tiếp, ít tập trung chú ý, không thích vui chơi vận động, có biểu hiện giảm trí nhớ, không tập trung, tăng động, nghịch phá, thích chơi một mình không tham gia các hoạt động tập thể, hay ngồi một mình tự nói tự cười...
- Một số phụ huynh vẫn còn thờ ở trước thói quen sử dụng điện thoại, ti vi của trẻ và cho rằng con mình vẫn còn nhỏ để quá khắt khe.
- Nhiều phụ huynh quá bận rộn với công việc, không có thời gian chăm sóc, vui chơi cùng con mà cho con sử dụng điện thoại thường xuyên. 
 c. Nguyên nhân hạn chế
 - Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của trẻ. Phụ huynh chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt, giải quyết được vấn đề ngay tại thời điểm đó. Từ đó vô tình khiến trẻ trở nên phụ thuộc vào điện thoại.
 - Nhiều phụ huynh cho rằng việc dùng điện thoại, ti vi không có gì là quá nguy hiểm đối với trẻ. 
 - Nhiều trẻ có thói quen từ bé được sử dụng điện thoại, ti vi nên không hòa nhập với bạn bè và chưa có nề nếp.
Bảng kết quả khảo sát trẻ trước khi áp dụng biện pháp: tháng 9/2022
Nội dung

Số trẻ
khảo sát
Khảo sát trước khi áp dụng biện pháp
Đạt
Tỉ lệ %

Trẻ có kỹ năng giao tiếp, mạnh dạn trong học tập vui chơi, tích cực tham gia hoạt động khám phá, thực hành trải nghiệm.
30
15
50%
Trẻ xem điện thoại, ti vi thường xuyên khi ở nhà.
30
26
87%
Nhận thức của trẻ về tác hại của việc lạm dụng khi sử dụng các thiết bị điện tử
30
9
30%
Trẻ biết sử dụng điện thoại, ti vi đúng mục đích, đảm bảo an toàn.
30
5
17%
Cha mẹ thường xuyên cho con sử dụng điện thoại, ti vi khi ăn/làm việc riêng
30
25
83%


Từ những tồn tại và hạn chế trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau:
2. Một số biện pháp giúp trẻ làm quen và biết cách sử dụng điện thoại, ti vi đảm bảo an toàn tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường mầm non Đào Viên.
a. Biện pháp 1: Thông qua hoạt động học đặc biệt là hoạt động khám phá 
Hoạt động học có chủ đích là hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô trẻ được tiếp nhận kiến thức một cách có hệ thống, đầy đủ và khoa học nhất. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động khám phá khoa học ở lớp mẫu giáo lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức sơ đẳng, những biểu tượng đơn giản, chính xác, cần thiết về sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Từ đó hình thành hệ thống hóa kiến thức một cách chính xác, khoa học. Qua môn học giúp trẻ phát triển những kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, khả năng tìm tòi, quan sát, phân nhóm, phân loại, phán đoán và giải quyết vấn đề, chuyền tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vật hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn, ngôn ngữ được phát triển. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu cơ bản.
Với giờ học khám phá khoa học: “Bé biết gì về điện thoại và ti vi” Thông qua hoạt động này tôi đã cung cấp cho trẻ một số đặc điểm nổi bật, lợi ích và những tác hại của điện thoại, ti vi và cách sử dụng điện thoại, ti vi đảm bảo an toàn.
Ví dụ tại nội dung quan sát: Tôi chia trẻ về 3 nhóm và tặng các nhóm bức tranh về điện thoại và ti vi. Nhiệm vụ của trẻ là quan sát và đưa ra ý kiến, nhận xét về cấu tạo và đặc điểm bên ngoài của điện thoại, ti vi. Sau đó sẽ mang lên để vào giá tranh để cả lớp cùng thảo luận. Cuối cùng cô khái quát lại bằng hình ảnh trên ti vi. (Hình ảnh 1)
+ Điện thoại gồm 2 loại: điện thoại thông thường và điện thoại thông minh. Điện thoại thông thường gồm 2 phần chính: Phần phía trước có bàn phím và màn hình, phía sau là phần vỏ trong vỏ có pin và một số bộ phận khác. Điện thoại này có chức năng chủ yếu là nghe và gọi.
 Điện thoại thông minh có phần trước là màn hình hiện thị các thông tin từ máy để chúng ta nhìn thấy và tương tác thông qua lớp cảm ứng. Phần phía sau là lớp vỏ bọc ngoài điện thoại, có phần chụp ảnh, đèn pin, hai bên sườn điện thoại có các nút điều chỉnh âm thanh và tắt mở.... chức năng của điện thoại: là phương tiện liên lạc, lướt wed, đọc tin tức, chụp hình, báo thức....
+ Ti vi gồm màn hình ti vi. Phía sau là phần mạch điện được bao bởi lớp nhựa cứng để sử dụng ti vi chúng ta cần 1 chiếc điều khiển. Chức năng của ti vi xem các kênh truyền hình, cập nhật thông tin.
 Nội dung thực hành: Hướng dẫn trẻ một số thao tác sử dụng điện thoại và ti vi đảm bảo an toàn. 
Tôi cho trẻ thực hành vuốt, trượt màn hình điện thoại để nghe cuộc gọi đến, hoặc cách ấn số điện thoại để gọi đi và cho trẻ tắt, mở ti vi, điều chỉnh âm lượng ti vi, điện thoại. Sau đó cô sẽ khái quát lại. (Hình ảnh 2)
 Tôi cho trẻ thảo luận về việc “ xem ti vi, điện thoại như thế nào cho đúng cách và đưa ra ý kiến. Các cháu rất sôi nổi nêu lên ý kiến của mình. (Hình ảnh 3)
Sau đó cô giáo khái quát lại và giáo dục trẻ giữ gìn sức khỏe khi xem tivi, điện thoại các bé cần cần chú ý các chỉ dẫn sau ( kèm hình ảnh minh họa để trẻ ghi nhớ hơn).
Về ti vi
+ Nên ngồi cách tivi một khoảng cách xa, không nên ngồi quá sát vào màn hình.
+ Không nên nằm bò hoặc nằm ngửa xem tivi, dễ bị cận thị. Tốt nhất hãy ngồi thẳng trước tivi.
+ Nên xem cùng bố mẹ hoặc khi được sự cho phép của bố mẹ. Không xem thời gian quá dài, chỉ xem những chương trình dành cho thiếu nhi.
+ Không nên vừa xem tivi vừa ăn cơm, như vậy ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn; thậm chí bị hóc nghẹn.
Về điện thoại
 + Không xem điện thoại quá lâu, không xem trong bóng tối.
+ Không xem sát mắt, khoảng cách từ điện thoại đến mắt ít nhất từ 30-35cm.
+ Không vừa sạc pin vừa xem điện thoại 
Nếu trẻ không thực hiện đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ như
+ Gây mỏi mắt, đau mắt, đau đầu, giảm thị lực thậm chí hỏng mắt
+ Gây thoái hóa đốt sống cổ, nghoẹo cổ.
+ Gây ảnh hưởng đến não
+ Cháy nổ điện thoại gây nguy hiểm đến tính mạng... 
 Tôi không chỉ cho trẻ làm quen và biết cách sử dụng điện thoại, ti vi đảm bảo an toàn qua giờ học khám phá. Tôi còn lồng ghép vào các giờ học khác như:
Hoạt động làm quen văn học: Tôi cho trẻ học bài thơ: “Điện thoại và bé” “ Ti vi”.qua bài thơ trẻ biết một số đặc điểm và công dụng của điện thoại, ti vi. Tôi giáo dục trẻ sử dụng điện thoại, ti vi đúng cách. (Hình ảnh 4)
Cho trẻ đọc sách, nghe cô kể chuyện, tên hiệu điện thoại, ti vi.
Hoạt động âm nhạc: Tôi cho trẻ hát và vận động bài hát “Chiếc điện thoại xinh” “Ti vi đừng ồn ào”. (Hình ảnh 5)
Hoạt động tạo hình: vẽ, trang trí chiếc điện thoại, ti vi.(Hình ảnh 6)
b. Thông qua các hoạt động khác
Trẻ em mầm non dễ nhớ nhưng mau quên vì vậy muốn giúp trẻ củng cố kiến thức đã học thì tôi luôn lồng ghép các kiến thức vào các hoạt động khác để trẻ được trải nghiệm, khám phá.
* Ví dụ như hoạt động kỹ năng sống với đề tài “Cách xử lý khi bị lạc”.
Tôi đưa ra các tình huống khi trẻ bị lạc : Nếu con bị lạc ở bệnh viện con sẽ làm như thế nào? Nếu lạc ở công viên thì sao? Trẻ sẽ đưa ra các ý kiến của trẻ. Sau đó tôi giáo dục trẻ khi bị lạc nếu các con nhớ số điện thoại của bố mẹ thì chúng mình hãy nhờ người lớn xung quanh gọi điện cho bố mẹ để bố mẹ đến đón. Còn nếu không nhớ số điện thoại các con tìm đến những người mặc đồng phục như: Bác bảo vệ, chú công an, cô bán hàng để nhờ giúp đỡ. Tuyệt đối không được đi theo người lạ.
Hoặc trong tiết dạy kĩ năng sống “phòng chống cháy nổ và thoát hiểm khi có hỏa hoạn” (Hình ảnh 7)
Tôi cho trẻ xem video cháy, trò chuyện với trẻ về nguyên nhân vụ cháy và hậu quả sau hỏa hoạn => Giáo dục trẻ không được nghịch điện, bếp ga, bật lửa.
Dạy trẻ một số kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn. Hỏi trẻ số điện thoại gọi báo ch

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_lam_quen_va.doc