Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai

docx 16 trang Phương Thanh 10/03/2025 340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai
PHẦN I: MỞ ĐẦU 
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ” 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong quá trình giúp trẻ hình thành những ký năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. 
3. Tác giả: 
Nguyễn Thị Đào 
Nữ 
Sinh ngày: 15 / 02 / 1974 
Trình độ chuyên môn: Đại học 
Chức vụ: Giáo viên dạy lớp 5T – Tổ trưởng chuyên môn. 
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Sao Đỏ 
Điện thoại: 0982 691 107 
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Mầm non Sao Đỏ - Thị xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương . 
5. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến: 
+ Cơ sở vật chất: Máy tính, máy chiếu, trang thiết bị ( đồ dùng, đồ 
chơi, nguyên vật liệu, địa điểm...để tổ chức hoạt động ). 
+ Giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của đề tài, nghiên cứu 
kỹ nội dung, lựa chọn nội dung phù hợp nhất để tích hợp vào các chủ đề trong 
năm học. 
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 10 năm 2014. 
HỌ TÊN TÁC GIẢ 
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ 
(Ký tên) 
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
1 
Nguyễn Thị Đào 
TÓM TẮT SÁNG KIẾN 
Từ chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, trên cơ 
sở những đề án, tiểu đề án của Bộ giáo dục và đào tạo – Vụ giáo dục mầm 
non, Sở giáo dục và đào tạo ( SGD&ĐT ) Tỉnh Hải Dương đã đưa ra nhiệm 
vụ giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ( BĐKH 
PCTT ) vào chương trình giáo dục mầm non ( GDMN ). 
Thực hiện theo chương trình nội dung lớp tập huấn của SGD&ĐT Tỉnh 
Hải Dương ngày 01.10. 2014, về " Giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi 
khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mầm non ", nhằm giúp trẻ phòng 
ngừa và giảm bớt những thảm họa của BĐKHPCTT. 
Xuất phát từ tình hình thực tế trong những năm gần đây, con người đang 
phải đối diện với những tổn thất nặng nề về vật chất, tinh thần, tính mạng do 
BĐKH và thiên tai gây ra. Trẻ em mầm non rất dễ tổn thương do các tác động 
của BĐKH và thiên tai, vì vậy việc giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần 
thiết để ứng phó với BĐKHPCTT vô cùng quan trọng. 
Nhận thức được vấn đề này, tôi đã tiến hành lựa chọn nội dung: " Một 
số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với 
BĐKHPCTT" làm đề tài nghiên cứu. 
Với mong muốn giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó 
với BĐKHPCTT, tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến này từ tháng 10 / 
2014 tại trường mầm non nơi tôi công tác với ba độ tuổi ( Trẻ 3 tuổi, trẻ 4 
tuổi, trẻ 5 tuổi). 
Để thực hiện được đề tài này cần có những điều kiện : có đầy đủ cơ sở 
vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi...Giáo viên cần nhiệt tình, yêu nghề 
mến trẻ, có trình độ từ chuyên môn trở lên. 
Trong sáng kiến của mình tôi đã chỉ ra 4 biện pháp quan trọng để tiến 
hành dạy trẻ : 
2 
* Biện pháp 1: Phối hợp ba môi trường giáo dục : Gia đình – nhà 
trường – cô giáo. 
* Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những 
kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT. 
* Biện pháp 3: Dạy trẻ hình thành những kỹ năng ứng phó với 
BĐKHPCTT theo chủ đề. 
* Biện pháp 4: Tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những 
kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT vào các thời điểm trong chế 
độ sinh hoạt hàng ngày. 
TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI: 
Trong những năm gần đây con người đang phải đối mặt với những tổn 
thất nặng nề về vật chất, tinh thần, tính mạng do BĐKHPCTT, ý thức và 
những hành vi bảo vệ môi trường, cách phòng chống những biến đổi của khí 
hậu tác động đến con người, còn hạn chế, chưa hiểu biết sâu rộng, thiếu 
những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ cho chính mình. Nhiệm vụ của giáo dục 
nhất là GDMN rất quan trọng. Đề tài: " Một số biện pháp giúp trẻ hình 
thành những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ ứng phó với BĐKHPCTT", đã 
phát hiện ra những vướng mắc của vấn đề, từ đó tìm ra những biện pháp cụ 
thể, thiết thực nhất để giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để 
trẻ biết cách tự bảo vệ mình từ những năm tháng đầu đời, và trang bị hành 
trang giúp trẻ đi suốt cuộc đời sau này của trẻ. 
3 
PHẦN II. 
MÔ TẢ SÁNG KIẾN. 
1. Hoàn cảnh nảy sinh đề tài. 
Từ chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, trên 
cơ sở những đề án, tiểu đề án của Bộ giáo dục và đào tạo – Vụ giáo dục mầm 
non, Sở giáo dục và đào tạo ( SGD&ĐT ) Tỉnh Hải Dương đã đưa ra nhiệm 
vụ giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ( BĐKH 
PCTT ) vào chương trình giáo dục mầm non ( GDMN ) trong công văn 
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN Tỉnh Hải Dương năm học 2013 – 
2014 theo hướng dẫn số 1152/SGD&ĐT – GDMN ngày 26 tháng 8 năm 
2013. 
Thực hiện theo chương trình nội dung lớp tập huấn của SGD&ĐT Tỉnh 
Hải Dương ngày 01.10. 2014, về " Giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi 
khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mầm non ", nhằm giúp trẻ phòng 
ngừa và giảm bớt những thảm họa của BĐKHPCTT. 
Nhận thức đây là một nội dung có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến 
lược giáo dục và bảo vệ môi trường ( BVMT ), giúp trẻ có những kỹ năng sơ 
đẳng về việc ứng phó với BĐKHPCTT, từ đó giáo dục trẻ tình yêu thiên 
nhiên, yêu môi trường, tình yêu quê hương, đất nước. 
Qua việc tìm hiểu thực tế từ môi trường nơi tôi đang công tác, tôi nhận 
thấy không chỉ tôi mà hầu hết các giáo viên còn rất mơ hồ về vấn đề này, dẫn 
đến việc giáo dục trẻ ứng phó với BĐKHPCTT còn chưa thật sự có hiệu quả, 
chưa đạt được mục tiêu đề ra. Việc giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ 
năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT là một lĩnh vực mới mẻ, chưa 
được quan tâm, chú ý đúng mức, tôi chưa thực sự tập trung và chú trọng một 
cách triệt để tới việc đưa nội dung này vào chương trình chăm sóc, giáo dục 
của lớp tôi phụ trách, đôi khi tôi có thực hiện mà chưa cụ thể và chưa sâu sắc. 
Từ những khó khăn đó, nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa 
nội dung giáo dục, giúp trẻ hình thành những kỹ năng ứng phó với biến đổi 
khí hậu và phòng chống thiên tai vào chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ, 
4 
với mong muốn đóng góp phần nào đó giúp cho các bạn đồng nghiệp có thể 
dễ dàng hơn trong việc thực hiện nội dung giáo dục trẻ có những kỹ năng 
ứng phó với BĐKHPCTT, từ đó giúp trẻ hình thành ý thức, thái độ và kỹ 
năng sống ( bình tĩnh – tự tin – chủ động ) trong mọi tình huống. Chính vì 
những suy nghĩ đó, tôi đã lựa chọn nội dung: " Một số biện pháp giúp trẻ 
hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và 
phòng chống thiên tai" làm đề tài để nghiên cứu. 
2. Cơ sở lý luận: 
Như các bạn đã biết, trong những năm gần đây, con người chúng ta 
đang hàng ngày phải đối mặt với những tổn thất nặng nề về vật chất, tinh 
thần, tính mạng do BĐKH và thiên tai gây ra. Trẻ em, đặc biệt là trẻ đang ở 
lứa tuổi mầm non rất dễ nhạy cảm với những ảnh hưởng của môi trường, dễ 
bị tổn thương do các tác động của BĐKH, thiên tai, trẻ chưa có ý thức, chưa 
biết cách bảo vệ bản thân mình. 
Vì mục tiêu chung của toàn Đảng, toàn dân : “ Trẻ em hôm nay thế giới 
ngày mai ". Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và là chủ nhân 
tương lai của đất nước ta sau này, mỗi gia đình luôn tin tưởng và đặt niềm hy 
vọng vào trẻ thơ. Chính vì thế việc hình thành những kỹ năng cần thiết cho 
trẻ để giúp trẻ ( bình tĩnh – tự tin – chủ động ) trong mọi tình huống là rất 
quan trọng, mà việc này cần được giáo dục trẻ ngay từ khi còn bé. Để giúp 
trẻ có những kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT là phải cung cấp cho trẻ vốn 
hiểu biết sơ đẳng về việc: làm gì? và làm như thế nào? để ứng phó trong 
những trường hợp xảy ra khi không có người lớn bên cạnh. Muốn hình thành 
những kỹ năng đó cho trẻ, giáo viên cần xây dựng nội dung, biện pháp và kế 
hoạch phù hợp theo lứa tuổi, hoàn cảnh và tâm sinh lý của trẻ. Việc hình 
thành kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ không chỉ ở trường Mầm 
Non mà giữa gia đình và nhà trường cần có sự phối kết hợp chặt chẽ để tạo 
cho trẻ có thể thích hợp được trong cuộc sống hiện tại và sau này. 
Việc bồi dưỡng kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT, là rèn luyện thói quen 
tốt giúp trẻ hình thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác 
5 
cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết 
yêu thương, chia sẻ, biết phán đoán những tình huống xấu xảy ra, biết tự 
mình tìm cách khắc phục. Bên cạnh đó còn xây dựng ở trẻ sự mạnh dạn, lòng 
tự tin khi trẻ tiếp nhận những thử thách mới. 
2.1. 
Mục đích nghiên cứu: 
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm tìm ra những biện pháp để giáo 
viên áp dụng và đưa nội dung giáo dục những kỹ năng giúp trẻ ứng phó với 
BĐKHPCTT vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm 
non, có hiệu quả nhất, đáp ứng với chương trình giáo dục mầm non đã đề ra 
và thực hiện tốt những đề án của SGD&ĐT về nhiệm vụ giáo dục trẻ ứng 
phó với BĐKHPCTT. 
2. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 
" Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để 
ứng phó với biến đổi phí hậu và phòng chống thiên tai". Tôi đã đi sâu 
nghiên cứu và áp dụng đối với khối 3, 4, 5 tuổi tại trường tôi công tác, và đã 
đạt được những kết quả tốt, tôi thấy những biện pháp mà tôi đã làm rất phù 
hợp cho giáo viên các trường mầm non áp dụng khi thực hiện chương trình 
giáo dục với nội dung hình thành cho trẻ kỹ năng cần thiết để ứng phó với 
biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. 
a. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tế, khai thác các nguồn thông tin 
có nội dung giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT. 
- Nghiên cứu thực trạng về khả năng truyền đạt những kỹ năng ứng phó với 
BĐKHPCTT của giáo viên trong nhà trường, và sự nhận biết, tiếp thu kiến 
thức của học sinh. 
- Đề xuất một số biện pháp cụ thể đưa vào áp dụng trong quá trình giảng dạy 
nhằm giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với 
BĐKHPCTT. 
2.4. Các phương pháp thực hiện: 
* Phương pháp nghiên cứu nội dung hướng dẫn chuyên đề trong năm học. 
6 
* Phương pháp nghiên cứu lý luận ( tìm hiểu qua tài liệu, sách báo, Internet 
có nội dung liên quan đến đề tài ). 
* Phương pháp so sánh đối chứng. 
* Phương pháp tuyên truyền ( tuyên truyền, vận động phụ huynh, học sinh 
cùng tham gia ). 
* Phương pháp động viên, khuyến khích ( Cô động viên, khuyến khích trẻ 
khi trẻ thực hiện đúng ). 
* Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, trên quan điểm không làm nặng nề 
thêm chương trình, không xây dựng phương pháp riêng mà không thông qua 
các hoạt động vui chơi, nghệ thuật, lao động, học tập...để thực hiện. 
- Tất cả các phương pháp trên đều là đòn bẩy có chất lượng giúp tôi nghiên 
cứu một cách thuận lợi trong việc giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ 
năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT. 
3. Thực trạng của vấn đề: 
Trong quá trình giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để 
ứng phó với BĐKHPCTT, tôi đã gặp những khó khăn và thuận lợi sau: 
3.1. Một số điểm hạn chế: 
- Trường chúng tôi nằm giữa trung tâm thị xã, nơi tập trung đông dân cư, 
chủ yếu làm nghề buôn bán, trình độ dân trí còn hạn chế, phần lớn chưa quan 
tâm nhiều đến việc học hành của con, hoàn toàn phó mặc cho giáo viên trên 
lớp, chỉ chú tâm đến làm ăn kinh tế. Một số phụ huynh có điều kiện quan tâm 
tới con, thì luôn nóng vội trong việc dạy con. Vì chưa nhận được sự quan 
tâm, chăm sóc chu đáo của bố mẹ nên khả năng hiểu biết, tiếp thu những kỹ 
năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT của trẻ còn bị hạn chế. 
- Trường tôi đang trong thời kỳ xây dựng, cơ sở vật chất chưa đầy đủ 
nên việc tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục và rèn kỹ năng cho trẻ 
còn gặp nhiều khó khăn. 
- Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên đã từng bước khẳng định về 
chuyên môn nghiệp vụ của mình, đã đầu tư vào bài dạy, các hoạt động một 
cách tích cực. Song, việc rèn kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ còn 
7 
nhiều lúng túng, chưa linh hoạt. Một số ít giáo viên vẫn còn xem nhẹ việc rèn 
kỹ năng này cho trẻ vào trong các hoạt động. Tuy có đầu tư vào bài dạy, 
nhưng phương pháp và cách tổ chức hoạt động còn sơ sài, cô chưa kịp thời 
uốn nắn cho trẻ về hành vi, thái độ của trẻ để giúp trẻ có được những kỹ năng 
cần thiết. 
- Việc lựa chọn nội dung và phương pháp rèn kỹ năng ứng phó với 
BĐKHPCTT cho trẻ chưa phù hợp với điều kiện nhà trường, điều kiện của 
địa phương. Chưa phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ, đây là một vấn 
đề khiến tôi gặp nhiều khó khăn. 
3. 2. Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác 
chuyên môn, luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng chuyên môn. Ban giám hiệu nhà 
trường tạo mọi điều kiện cho tôi tổ chức các hoạt động thực hành kỹ năng 
ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ. 
- Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương 
tiện dạy học hiện đại. 
- Trẻ đã học qua lớp nhỏ tuổi nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất 
định. Trẻ mạnh dạn tự tin ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới 
xung quanh trẻ. 
- Trình độ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tâm huyết với 
nghề. 
- Bản thân tôi luôn có ý thức học tập, tham gia các buổi tập huấn cho giáo 
viên mầm non. 
- Thường xuyên trau dồi những hiểu biết qua việc đọc các tập san của 
nghành, báo trí, cập nhập các thông tin trên các phương tiện thông tin đại 
chúng về kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ. 
- Được sự quan tâm và tạo mọi điều kiện của các ban nghành đoàn thể 
trong địa phương. 
- Trẻ ngoan tích cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức. 
4. Các biện pháp thực hiện: 
8 
4. 1. Biện pháp 1. Phối hợp 3 môi trường giáo dục: Gia đình – Nhà 
trường – Cô giáo. 
Tôi đã tổ chức họp phụ huynh hoặc tranh thủ giờ đón, trả trẻ để cùng trao 
đổi về quan điểm giáo dục, rèn kỹ năng cần thiết cho trẻ để giúp trẻ biết cách 
, ứng phó với sự BĐKHPCTT và tầm quan trọng của việc rèn các kỹ năng 
này cho trẻ với các bậc phụ huynh. ( Bằng cách tuyên truyền, biểu bảng, pa 
nô, khẩu hiệu ). 
Trước hết phải hiểu kỹ năng ứng phó với sự BĐKHPCTT là gì? Đó là 
những kỹ năng cần có, giúp trẻ đối mặt với những thử thách của cuộc sống 
hàng ngày. Bản chất của kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT, là kỹ năng tự 
bảo vệ của bản thân và sự hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên cần thiết. 
( Hình ảnh minh họa số 1 ). 
Chính vì vậy mục đích của việc giáo dục, rèn kỹ năng để giúp trẻ ứng phó 
với BĐKHPCTT là : dạy cho trẻ và giúp trẻ trang bị những kiến thức, kỹ 
năng cần thiết, giúp trẻ bước vào cuộc sống, đối diện với những thử thách mà 
trẻ luôn có những kỹ năng : Bĩnh tĩnh – tự tin - sáng tạo trong mọi hoàn 
cảnh, biết được những điều nên làm và không nên làm. 
Từ đó tôi đã vận động, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng tham gia 
giáo dục và rèn cho trẻ tại gia đình của mình, kết hợp cùng với cô giáo và 
nhà trường, có như vậy những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ ứng phó với 
BDKHPCTT mới được rèn luyện thường xuyên, ở mọi lúc, mọi nơi. 
Bằng những trải nghiệm trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ cùng với 
việc tự học tập, tìm hiểu nghiên cứu qua các nguồn tài liệu tôi nhận thấy nội 
dung giáo dục và rèn những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó với 
BĐKHPCTT cũng hết sức đơn giản và gần gũi, sau đây là một số nội dung 
giáo dục kỹ năng giúp trẻ ứng phó với sự BĐKHPCTT cơ bản tôi đã tuyên 
truyền tới phụ huynh. 
* Đó là: Sự hợp tác, khả năng phối hợp, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, 
khả năng thấu hiểu. 
9 
* Đó là học cách có được những mối liên hệ mật thiết, chia sẻ với mọi 
người trong khi gặp khó khăn. 
* Đó là giúp trẻ luôn tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. 
* Biết cách ứng xử với mọi tình huống có thể xảy ra khi ở một mình 
( Gọi điện thoại, tự cứu mình bằng những kỹ năng đã được học ). 
* Nhận biết những tình huống, hoàn cảnh không an toàn cho mình nơi 
công cộng, trên sân trường, công viên, siêu thị, ngoài phố.. 
* Đối với trẻ mầm non, hành vi thường là bắt chước, do vậy hành vi 
được thực hiện lâu ngày sẽ trở thành kỹ năng. Cho nên khi chúng ta dạy trẻ 
thì những hành vi này sẽ được tích lũy dần dần trong quá trình hướng dẫn 
của cô giáo và người lớn trong gia đình. 
4. 2. Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành 
những kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT. 
Nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKHPCTT là một trong những nội 
dung được quan tâm trong năm học, đây là nội dung mới được SGD&ĐT đã 
mở lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên chủ chốt của các nhà trường 
( ngày 01.10. 2014 ), nhằm nhân rộng và nhanh chóng tuyên truyền tới các 
bậc phụ huynh, cũng như cung cấp kiến thức tới các em học sinh. 
Từ những tài liệu do SGD&ĐT cung cấp, cùng với những buổi dự giờ 
của các bạn đồng nghiệp tại trường mầm non Bình Minh – Thành phố Hải 
Dương, kết hợp với một số tài liệu, thông tin của các hệ thống truyền thông, 
tôi đã lựa chọn những nội dung phù hợp nhất để tích hợp vào các chủ đề 
trong năm học theo nguyên tắc, tích hợp được tất cả các lĩnh vực giáo dục, 
nội dung đảm bảo từ dễ đến khó, hoạt động có tính thực tế. 
Trên thực tế khi dự lớp tập huấn của SGD&ĐT triển khai ngày 01. 10. 
2014 với nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKHPCTT, trong khi lịch học 
và kế hoạch năm học của giáo viên xây dựng được ban giám hiệu nhà trường 
phê duyệt đã thực hiện được 1 tháng. Chính vì những bất cập như vậy, lên tôi 
gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch, tôi lựa chọn biện pháp 
bổ xung vào các chủ đề còn lại, các hoạt động trong ngày: hoạt động ngoài 
10 
trời, hoạt động chiều,.. xong vẫn phải đảm bảo đầy đủ nội dung giáo dục cho 
trẻ về BĐKHPCTT như sau: 
- Giúp trẻ nhận biết một số đặc điểm của thời tiết, dấu hiệu nhận biết thời 
tiết: Nắng, mưa, nóng, lạnh.... 
- Đặc điểm của bốn mùa ( Xuân, hạ , thu, đông ), cách nhận biết các mùa 
trong năm. 
- Một số biến đổi của khí hậu: nắng nóng kéo dài, mưa gió bất thường, rét 
đậm, rét hại... 
- Một số nguyên nhân và hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra. 
- Cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra. 
-

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_hinh_thanh_n.docx