Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen với chữ cái

pdf 21 trang Phương Thanh 04/04/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen với chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen với chữ cái

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen với chữ cái
Trường Mầm non Trung Kênh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen với chữ cái
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
1 Phần 1: MỞ ĐẦU 2
2 1. Mục đích của sáng kiến 2
3 2. Tính mới của sáng kiến 3
3 3. Đóng góp của sáng kiến 3
4 Phần 2: NỘI DUNG 5
5 Chương 1: Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến 5
6 1. Thuận lợi 5
7 2. Khó khăn 6
8 Chương 2: Các giải pháp mang tính khả thi 8
9 1. Giải pháp thứ nhất: Giải pháp thực hiện bồi dưỡng, nâng cao nhận thức. 8
10 2. Giải pháp thứ hai: Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động làm quen với chữ cái. 8
11 3. Giải pháp thứ ba: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái 9
12 4. Giải pháp thứ tư: Dạy trẻ làm quen với chữ cái trên tiết học 10
13 5. Giải pháp thứ năm: Dạy trẻ làm quen với chữ cái bằng các trò chơi 11
14 6. Giải pháp thứ sáu: Lồng ghép tích hợp các môn học khác 12
15 7. Giải pháp thứ bảy: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ làm quen với chữ
cái
14
16 8. Giải pháp thứ tám : Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo 15
17 9. Giải pháp thứ chín : Giáo dục cá nhân trẻ và phối kết hợp với phụ huynh 16
18 Chương 3 : Kiểm chứng các biện pháp đã triển khai của sáng kiến 18
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 of 21
19 PHẦN III: KẾT LUẬN 19
20 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến 19
21 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến 19
22 3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý 20
23 PHẦN IV: PHỤ LỤC 21
24 1.Tài liệu tham khảo 21
25 2.Tư liệu, hình ảnh minh họa 22
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến.
“Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai” câu hát ấy mãi ngân vang khiến
mỗi chúng ta đều tự hỏi: Mình phải làm gì và làm như thế nào để trẻ em
hôm nay - những chủ nhân tương lai của đất nước được phát triển một
cách toàn diện. Trách nhiệm đó không phải của riêng ai mà của tất cả
chúng ta, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt là của các nhà giáo
dục, hơn thế với giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của trẻ thì mỗi giáo
viên cần nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ theo từng độ tuổi để có biện
pháp giáo dục phù hợp, đạt hiệu quả cao.
 Là người giáo viên mầm non đang trực tiếp làm công tác chăm sóc
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, tôi nhận thấy: Ở tuổi mẫu giáo, vui chơi giữ
vai trò chủ đạo. Vì qua vui chơi không những hình thành cho trẻ trí tưởng
tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà
còn giúp trẻ thực hiện năng lực, kỹ năng tình cảm, nguyện vọng và mối
quan hệ với những người xung quanh. Chỉ khi chơi, trẻ mới tích cực tìm
hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu nhận thức, chơi là một cách để trẻ học
tập. Qua chơi mà học, trẻ mẫu giáo được làm quen với các môn học theo 5
lĩnh vực phát triển như: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển
ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội và phát triển thẩm mỹ. Đặc biệt, trẻ 5
- 6 tuổi giai đoạn cuối của mầm non để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1.
Trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, ngoài việc cho trẻ làm quen với văn
học thì việc dạy trẻ làm quen với chữ cái là không thể thiếu được. Vậy
việc dạy cho trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ hình thành và phát triển
ngôn ngữ, rèn kỹ năng nói, phát âm mạch lạc, mạnh dạn, tự tin trong giao
tiếp.
 Qua năm tháng, cùng với sự phát triển vận động và nhận thức. Trẻ
mẫu giáo lớn đã vận động linh hoạt hơn, trẻ tập những bài tập khó hơn,
trên cơ sở trẻ đã được khám phá qua các lĩnh vực phát triển ở mẫu giáo bé
và lớn, trẻ biết suy nghĩ tìm tòi, phán đoán, áp dụng cuộc sống vào vui
chơi, nảy sinh kỹ năng học tập. Ngoài việc làm theo mẫu, theo yêu cầu của
cô, trẻ còn biết tự độc lập suy nghĩ để giải quyết tình huống những mâu
thuẫn xung đột xảy ra, biết trả lời câu hỏi khó hơn như: Vì sao lại thế, Nếu
mà, hoặc biết tự sáng tạo cho tác phẩm của mình thêm phong phú, trẻ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2 of 21
nhận xét mình, nhận xét bạn. Đặc biệt là trong tiết học trẻ hứng thú với
làm quen với chữ cái. Làm quen với chữ cái là hoạt động rất quan trọng
làm tăng vốn từ cho trẻ là tiền đề giúp cho trẻ học tốt môn Tiếng Việt sau
này. Vì vậy là một giáo viên dạy lớp 5 - 6 tuổi tổ chức cho trẻ làm quen
với chữ cái dưới nhiều hình thức và giúp trẻ nhận biết, phân biệt được 29
chữ cái Tiếng Việt để trẻ tự tin hơn, chuẩn bị tâm thế bước vào lớp 1.
2. Tính mới và ưu điểm của sáng kiến.
* Tính mới của sáng kiến.
Từ khi áp dụng “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt hoạt
động làm quen với chữ cái ” bản thân tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt
động làm quen với chữ cái của giáo viên không còn cứng nhắc, theo
khuôn mẫu nữa. Thay vào đó giáo viên biết sáng tạo hơn trong các giờ làm
quen với chữ cái. Biết khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất của nhà
trường bằng việc tạo môi trường học tập mang tính thẩm mĩ thông qua các
hình ảnh kèm theo các cụm từ có chữ cái để trang trí trường lớp theo các
mảng rõ ràng nhằm thu hút trẻ yêu cái đẹp và muốn tạo ra cái đẹp.
Về phía học sinh đã dần có kỹ năng nhận biết, phân biệt, phát âm rõ ràng,
mạch lạc, tham gia một cách tích cực vào tiết học, giúp trẻ khắc sâu, ghi
nhớ có chủ đích, nhận rõ mặt chữ cái và phát âm chuẩn 29 chữ cái Tiếng
Việt.
* Ưu điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm.
Tích cực hoá hoạt động của trẻ, trẻ được tự khám phá, trẻ được trải
nghiệm bằng các giác quan, chú trọng giáo dục cá nhân kết hợp giáo dục
trong nhóm, lớp giữa hoạt động chung và hoạt động làm quen với chữ cái,
tăng cường giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ.
Giáo viên linh hoạt, sáng tạo, không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động
cho trẻ nhất là hoạt động chung có mục đích học tập và hoạt động vui
chơi, giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương để làm phong phú các hoạt động của trẻ, gây được sự chú ý của
trẻ, trẻ ham học, thích chơi các trò chơi trong hoạt động làm quen với chữ
cái.
3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng quản
lý.
 Đóng góp một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với
chữ cái.
 Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc qua hoạt động làm quen
với chữ cái.
 Tạo cho trẻ được tham gia thông qua các hoạt động học tập, vui
chơi phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giúp trẻ ghi nhớ có chủ đích, phát triển
tư duy và óc sáng tạo chữ cái qua các nguyên vật liệu có sẵn.
 Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ học tập
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3 of 21
phát triển ngôn ngữ đặc biệt là làm quen với chữ cái.
Phần 2. NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN
ĐỀ CẬP ĐẾN
1. Thuận lợi.
* Nhà trường.
- Ban Giám hiệu nhà trường với trình độ chuyên môn cao, có phương pháp
chỉ đạo rõ ràng, đúng đắn, hiệu quả và sự đồng thuận với đội ngũ giáo
viên, nhân viên trong nhà trường.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4 of 21
- Nhà trường đã sửa sang, tạo quang cảnh, môi trường sạch đẹp, mua sắm
trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho học tập. Lớp học khang
trang sạch đẹp, rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng mỗi lớp học có công
trình vệ sinh riêng, khép kín.
- Các lớp đã được trang bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc
giáo dục, ở sân trường có nhiều loại đồ chơi ngoài trời cho các cháu sau
mỗi giờ học, trong những thời gian hoạt động tự do.
* Giáo viên.
- Lớp có 2 giáo viên vì vậy trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ luôn đảm
bảo an toàn và trẻ được quan tâm đúng mức.
- Thực hiện hoạt động làm quen với chữ cái theo đúng chương trình quy
định. Bản thân là giáo viên, tôi luôn soạn bài tỉ mỉ, sắp xếp các nội dung
cần truyền đạt, nghiên cứu bài dạy đúng phương pháp bộ môn và có sự
chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, phong phú và đa dạng.
- Đặc biệt lớp có đủ nội dung tuyên truyền theo từng chủ đề được ghi
thành các cụm từ có chứa nhiều chữ cái mà trẻ đang thực hiện.
* Học sinh.
- Trẻ có nề nếp tốt, ngoan ngoãn và chăm đến lớp.
- Trẻ có hứng thú khi tham gia hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
* Phụ huynh.
- Phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ và có hiểu biết về tầm quan trọng của
giáo dục mầm non nên thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ
huynh – giáo viên chủ nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là
dành thời gian dạy trẻ làm quen chữ cái khi ở nhà.
- Phụ huynh luôn quan tâm đến các phong trào hoạt động của nhà trường
2. Khó khăn.
* Giáo viên.
Trong thực tế ở trường mầm non để thực hiện chương trình giáo
dục. Vận dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm phát huy tính tích cực
của trẻ giáo viên còn lúng túng, cách lựa chọn các hình thức tổ chức cho
tiết học, bên cạnh đó là cách sử dụng đồ dùng trực quan thì họ chưa
phát huy được công dụng của đồ dùng sẵn có trong thực tế, chưa ứng dụng
được công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào bài dạy, vì vậy mà tiết học
còn nhiều hạn chế, có thể nói nội dung của tiết học còn nghèo nàn, dụng
cụ học tập chưa sinh động, giờ học trở nên khô khan, cứng nhắc, do đó
kiến thức, kỹ năng mà trẻ thu được trên tiết học còn chưa đáp ứng được
với yêu cầu kiến thức cô đặt ra cho trẻ.
* Học sinh.
 Mặt khác trẻ ở trường tôi đa phần là con em nông thôn, tuy cùng
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
5 of 21
một độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ cũng chưa được đồng đều.
Do đặc điểm vùng miền nên tỉ lệ trẻ nói ngọng nhiều, điều này ảnh hưởng
lớn đến việc cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái.
Hình thức tổ chức chưa linh hoạt và đồ dùng đồ chơi chưa hấp dẫn trẻ vì
vậy chưa kích thích trẻ tham gia hoạt động.
Cũng như các môn học khác, môn làm quen với chữ cái là môn học
hết sức hạn chế về đồ dùng, đồ chơi, phương tiện để dạy học, tài liệu ít,
nên tự bản thân tôi luôn nghiên cứu, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, đọc
sách nghiên cứu trên mạng, tham khảo những tiết dạy của đồng nghiệp,
tích cực sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp với
môn học.
 Bên cạnh đó trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều. Qua
khảo sát chất lượng giai đoạn đầu tôi thấy chưa đảm bảo được yêu cầu cần
đạt.
 Nhiều cháu còn nói chưa rõ từ, nói ngọng giữa “con” với “ton”,
“xanh” với “săn”, Chưa phát âm rõ các tiếng, các dấu ngã: Cháu Nam
Phương, cháu Hoàng Dương, 
Thực tế khảo sát đầu vào trên 39 trẻ kết quả như sau:
STT Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu
Số
trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ Tỉ lệ
%
Số trẻ Tỉ lệ
%
Số
trẻ
Tỉ lệ
%
1 Trẻ nhận biết, phân biệt
đúng mặt chữ
7/39 18 15/39 38 12/39 31 5/39 13
2 Phát âm chữ cái đã học
rõ ràng chính xác
6/39 16 14/39 36 15/39 38 4/39 10
3 Nhận biết đúng 29 mặt
chữ cái
8/39 21 15/39 38 12/39 31 4/39 10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
6 of 21
Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI.
1. Giải pháp thứ 1: Thực hiện bồi dưỡng nâng cao nhận thức.
Bản thân tôi luôn tự bồi dưỡng và rèn luyện mình: Rèn cách phát âm
chuẩn, chữ viết phải đúng và đủ nét, rèn tính kiên nhẫn trong việc viếtđể
từ đó có cơ sở uốn nắn trẻ, rèn cho trẻ cách cầm bút, cách phát âm chuẩn
để làm tiền đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Tham gia đầy đủ các buổi họp và bồi dưỡng chuyên môn do trường và các
cấp tổ chức, dự giờ chéo trong khối, nghiên cứu học tập các chương trình
mới do Phòng Giáo dục tổ chức.
Dựa vào các đặc điểm của trẻ và thực tế trên, tôi đã không ngừng học hỏi,
tự học, tự rèn, làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các môn học theo đúng
chủ đề, sưu tầm những tài liệu có liên quan đến môn học, học tập nghiên
cứu về chương trình giảng dạy, tôi luôn suy nghĩ và đặt ra câu hỏi mình
phải làm gì? Làm như thế nào? Để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, gây
hứng thú, phát huy được tính tích cực ở trẻ giúp trẻ tiếp thu bài một cách
nhẹ nhàng, sâu sắc đạt hiệu quả cao.
2. Giải pháp thứ 2: Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động làm quen với
chữ cái.
 Để trẻ hứng thú với tiết học chữ cái tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ. Trẻ ở đây sự tập trung chú ý chưa bền vững, trẻ thích
những cái mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứng thú cho trẻ ở hoạt
động này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc, khô khan có
phần "kỷ luật" vì vậy đòi hỏi tiết dạy phải hấp dẫn cuốn hút trẻ. Và tôi đã
tìm ra một số giải pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là: Chuẩn bị đồ dùng
trực quan, một câu chuyện hấp dẫn, một bức tranh đẹp mới lạ.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
7 of 21
 Làm giàu vốn từ cho trẻ và tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với chữ cái
qua việc gắn tên vào các đồ dùng đồ chơi, các giá góc, qua các biểu bảng,
danh sách lớp.
 VD: Với chủ đề "Thế giới thực vật" với tiết học làm quen với chữ
cái l, m, n tôi cho trẻ sưu tầm hoa khô, lá khô, các loại hột hạt những vật
liệu đó đều phải chứa các chữ cái l, m, n như lá na, hạt mơ, ... Cô và trẻ
cùng phết mầu sao cho tương ứng với màu lá, màu hạt,...
 Với cách làm đồ dùng đồ chơi như vậy tôi thấy có những hiệu quả
đáng kể, trẻ hứng thú hơn vì trẻ được tự trải nghiệm với đồ dùng mình làm
ra qua tiết học.
Tôi dùng các nguyên liệu mở như: Bảng gài, thẻ chữ, bìa cứng, xốp màu
đa dạng màu sắc trong giờ làm quen với chữ cái.
 VD: Cô đưa tranh có hình ảnh con gà trống, dưới bức tranh có từ
"Con gà trống gáy" cô cho trẻ tìm chữ cái đã học có trong từ, cô cho trẻ
phát âm. Hoặc cô cho trẻ dùng bút lông màu gạch chân chữ cái đã học.
 VD: Với tiết cho trẻ làm quen với chữ cái e, ê để hứng thú và khắc
sâu chữ cái tôi cho trẻ sử dụng hột hạt xếp thành chữ cái e, ê .
3. Giải pháp thứ 3: Tạo môi trường làm quen với chữ cái.
* Môi trường trong lớp học.
 Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí, sắp xếp các
dụng cụ học tập, đội hình để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ.
 Khi thực hiện các hoạt động làm quen với chữ cái mới cho trẻ tôi
luôn tận dụng không gian trong lớp để trưng bày các dụng cụ học như:
Tranh ảnh, hình vẽ có chứa các chữ cái để trẻ dễ liên hệ, tìm chữ cái, kích
thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
 Bản thân tôi, trước khi hoạt động tiết học cũng phải học cách phát
âm chuẩn chữ cái để khi trẻ nghe trẻ có thể phát âm chuẩn chữ cái một
cách tốt nhất.
 Trẻ thích những gì mới lạ, đẹp mắt, hấp dẫn vì thế việc tạo môi
trường làm quen với chữ cái trong lớp học rất cần thiết để làm nổi bật môn
học và chủ đề. Hàng ngày vào những giờ vui chơi rảnh rỗi tôi cho trẻ
thường cắt dán chữ cái.
 VD: Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ "Bé cùng làm chữ
cái", tôi cho trẻ cắt dán phù hợp với chủ đề: Như chủ đề thế giới thực vật
cho trẻ cắt dán lá thành chữ l, m, n hoặc cho trẻ dùng lá uốn thành các chữ
đã từng được học như o, ô, ơ, e, ê mà trẻ có thể thực hiện được với nguyên
liệu phù hợp. (Hình ảnh 1)
* Môi trường ngoài lớp.
 Để trẻ khắc sâu được chữ cái cho trẻ, tôi thực hiện cho trẻ học mọi
lúc mọi nơi, vừa chơi - vừa học từ đó tôi thấy trẻ hứng thú hơn và ghi nhớ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
8 of 21
chữ cái đạt kết quả cao.
Để trẻ học và làm quen chữ cái được tốt hơn tôi còn tạo môi trường chữ
cái ở ngay các bậc cầu thang, mỗi bậc cầu thang sẽ được in hoặc dán 1 chữ
cái để trẻ làm quen.(hình ảnh 2)
Ngoài ra ở khu vực sân chơi tôi cũng dành một khoảng rộng để cho trẻ
làm quen chữ cái bằng việc cho trẻ xem tranh ảnh, truyện để trẻ tích lũy
vốn chữ cái cho bản thân.
4. Giải pháp thứ 4: Dạy trẻ làm quen với chữ cái trên tiết học.
Để tiết học làm quen với chữ cái đươc thành công và trẻ hiểu bài, một yêu
cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen với chữ cái là kiến thức
khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, tránh sự rập khuôn,
luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen với
chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nghiên cứu bài soạn kỹ lưỡng.
Ví dụ: Với chủ điểm “Trường mầm non”
Nhóm chữ cái o, ô, ơ tôi gây hứng thú bằng bài hát: “ Vịt con học chữ” Cô
hỏi trẻ trong bài hát vịt con không nhớ chữ gì? ( Chữ o) Có một câu
chuyện cũng kể về bạn vịt đấy, bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe câu
chuyện “Vịt con trong ngày khai trường” sau đó hỏi trẻ, ngày đầu tiên đến
lớp Vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì? Trẻ nói bảng con, vở, hộp
màu ... tôi cho trẻ làm quen chữ o qua từ “bảng con” (Cô cho trẻ phát âm,
nói cấu tạo chữ o), khi Vịt con viết trên bảng đã thành thạo cô giáo Ngan
bảo Vịt con lấy gì? (Hộp màu) và cô cho trẻ làm quen chữ Ô trong từ “hộp
màu” (Cô cho trẻ phát âm chữ ô, và cấu tạo của chữ ô), cô giáo Ngan ra
bài tập về nhà vào đâu “Quyển vở”. Cô cho trẻ làm quen chữ cái ơ tương
tự như chữ o,ô . Tiếp theo cô cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng thành chữ cái.
Bạn nào có thể tạo dáng chữ O trên cơ thể nào? Cô cho nhiều trẻ được tạo
như cong hai ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai cách tay, ...
Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ O. Trẻ nói mắt, đầu, ...
Hai bạn có thể tạo thành chữ O không? (Trẻ cầm tay nhau giang rộng)
Ai có thể tạo thành chữ ô?
Cô muốn cả lớp mình cùng tạo một chữ ô thật lớn nào? Trẻ cầm tay nhau
đứng thành vòng tròn rộng và cho 6 trẻ làm dấu ô.
Với chữ cái ơ cô cũng cho thực hiện như thế.
Hoặc với trò chơi “Tìm đồ dùng học tập” trên các đồ dùng học tập có chứa
các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn một chữ cái khi có
hiệu lệnh các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có
chữ ô thì phải lấy ô tô, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Vịt con học chữ” sau
đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ
dùng đó.
Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên
hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? Để phát
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
9 of 21
huy tính tích cực và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ o giống quả trứng, quả
cam. Chữ y giống cái nạng.
Song song với việc làm quen với mặt chữ tôi còn phải hướng trẻ cách cầm
bút đúng, cách mở sách, cách tô sao cho đúng, tô trùng khít chữ như khi tô
các con phải ngồi ngay ngắn lưng thẳng, đầu hơi cúi, cầm bút bằng tay
phải bằng ba ngón tay, mở sách từ từ nhẹ nhàng không làm rách, quăn
mép sách. Ví dụ tô chữ o các con đặt bút chì từ đỉnh giữa chữ o tô ừ trái
qua phải theo vệt chấm mờ thành một vòng tròn khép kín .(hình ảnh 3)
5. Giải pháp thứ 5: Dạy trẻ làm quen với chữ cái bằng các trò chơi.
 Muốn trẻ hiểu bài nhanh nhớ lâu, thì trẻ phải được trực tiếp tham gia
vào các hoạt động. Tôi đã sưu tầm và sáng tác được một số trò chơi khi
cho trẻ làm quen với chữ cái để trẻ tăng hứng thú, củng cố kĩ năng cụ thể
như sau

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc.pdf