Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ

docx 17 trang Phương Thanh 21/11/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngôn ngữ là gì ? Ngôn ngữ là công cụ mà con người dùng để biểu đạt ý nghĩa và tình cảm của mình đối với người khác. Qua đó giúp con người hiểu nhau hơn . Ngôn ngữ có thể cấu tạo bởi các hình thức như biểu ý (tiếng nói ), nét mặt hoặc cử chỉ điệu bộ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non ở lứa tuổi 3-4 tuổi là rất cần thiết và quan trọng. Đòi hỏi người lớn phải hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ đôí với trẻ. Đặc biệt là làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách mạch lạc và cách chính xác nhất là điều mà tôi còn băn khoăn.
Dân gian có câu: “Trẻ lên ba cả nhà tập nói” hay “ Thỏ thẻ như trẻ lên ba”. Như vậy từ rất xưa chúng ta đã biết ở độ tuổi này ngôn ngữ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển vô cùng mạnh mẽ. Chính vì vậy giáo dục mầm non là điểm khởi đầu và đồng thời là nền móng của quá trình giáo dục.Tuy nhiên ở độ tuổi này khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ đích của trẻ đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện, ngôn ngữ diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Vì vậy thông qua các câu truyện bằng hình ảnh trực quan, rối dẹt, rối tay, đóng kịch, tranh động ..giúp trẻ hứng thú và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ hiệu quả nhất. Chính vì vậy khi được phân công đứng lớp 3 tuổi tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ mach lạc thông qua bộ môn làm quen với tác phẩm văn học.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Thực trạng:	
Khảo sát thực tế:
Năm nay tôi được phân công dạy 3 tuổi, tổng số là 30 cháu. Đã học qua nhà trẻ là 15 cháu, và chưa học nhà trẻ là 15 cháu. Vào đầu năm học, khi dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học tôi thấy khoảng 60% bé chưa tự tin trả lời được câu hỏi của cô một cách đầy đủ và chính xác. 
Thuận lợi:
- Ban giám hiệu luôn quan tâm, hướng dẫn sát sao về chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức.
- Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất như mua sắm trang thiết bị đồ dùng học tập cho trẻ, tạo điều kiện cho lớp được sử dụng đồ dùng hiện đại như ti vi, máy tính, máy chiếu 
- Phụ huynh luôn ủng hộ nhiệt tình về nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học cho trẻ.
Khó khăn:
- Lớp có khoảng 50% trẻ chưa từng học qua lớp nhà trẻ nên trẻ rất nhút nhát, hay khóc nhè .
- Trẻ nói ngọng nhiều, phát âm sai và chưa đủ câu, nhận thức không đều, sự hứng thú học tập chưa cao.
- Công nghệ thông tin phát triển phụ huynh để con xem điện thoại, tivi nhiều không để ý đến sự phát triển ngôn ngữ của con dẫn đến nhiều trẻ chậm phát triển ngôn ngữ .
- Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của ngành học mầm non nên chưa thực sự quan tâm đến trẻ.
- Do phần lớn trẻ sống trong môi trường gia đình nhiều thế hệ vì vậy mà việc giáo dục con không nhất quán giữa cha mẹ - ông bà.
2. Biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Rèn luyện nghệ thuật đọc kể diễn cảm cho bản thân và nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu có liên quan.
Một tác phẩm hay, có nội dung giáo dục tốt nhưng điều đó có đi vào trí nhớ vào tâm hồn trẻ hay không điều đó còn phụ thuộc vào nghệ thuật đọc kể của cô giáo.Có thể nói trẻ cảm thụ như thế nào về nội dung tác phẩm, cảm nhận các nhân vật, các đức tính tốt xấu, tất cả các sự việc diễn ra trong tác phẩm đều nhờ vào giọng đọc kể của cô. Và cũng chính từ giọng đọc kể của cô mà gợi lên cho trẻ những tình cảm và cảm xúc nhất định. Do vậy việc sử dụng đúng giọng điệu, ngữ điệu và ngắt giọng đúng nhịp điệu, cường độ của âm thanh, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ là vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó giọng của cô luôn đi đôi với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ minh hoạ, điều đó gây ấn tượng sâu sắc đối với trẻ và cũng chính từ đó tôi thấy trẻ cảm thụ và thể hiện lại tác phẩm văn học tốt hơn.
 Do vậy trước khi cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học tôi thường xuyên rèn luyện nghệ thuật đọc kể nhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm một cách nhanh nhất, sâu sắc nhất. Từ đó trẻ hứng thú tham gia các hoạt động làm quen văn học.
Bên cạnh đó,để giúp trẻ diễn đạt và phát âm chính xác, tôi đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi các tư liệu, tài liệu có liên quan trên các phương tiện, bởi có như vậy mới khai thác và học hỏi được những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tích lũy được những kho tàng kiến thức khổng lồ phong phú và đa dạng. Việc tìm tòi tích lũy, nghiên cứu các tư liệu, tài liệu có liên quan trên các phương tiện sẽ rất có ích để giáo viên vận dụng vào thực tế của lớp học mình.
Trên thực tế hiện nay còn có rất nhiều cuốn sách nữa như: “ Dạy trẻ nói như thế nào” Tác giả: Đỗ Thanh, “ Những đặc điểm tâm lí của hoạt động ngôn ngữ trong hoạt động kể chuyện của trẻ mẫu giáo” Tác giả: Hồ Nam Hồng, “Phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ mẫu giáo” Tác giả : Nguyễn Xuân Khoa. Ngoài ra còn có  nhiều cuốn sách ở các thể loại khác nhau như truyện kể, thơ ca, câu đố dành cho trẻ Mầm non  mà tôi có thể tự lựa chọn làm các đề tài để đưa vào các hoạt động học phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình. Hiện nay, được áp dụng theo chương trình mới “Lấy trẻ làm trung tâm”, chúng tôi được phép không tìm các câu truyện, thơ ca, theo chủ đề như trước, cho nên tôi được thỏa sức lựa chọn những câu truyện, bài thơ mới, hay phù hợp với trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi với rất nhiều bài thơ câu truyện có nội dung hay và hấp dẫn, có tính giáo dục cao: Truyện “Ngôi nhà ngọt ngào”,  “Bài học đầu tiên của Gấu”, “Con chuột phát phì”, các bài thơ “Bé đánh răng”, “Đi học đúng giờ”, “Kẹo ngọt”, Các bài đồng dao, bài vè,
Biện pháp 2: Thiết kế đồ dùng sáng tạo và giáo án diện tử có thẩm mĩ cao nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
     Đối với trẻ Mầm Non tư duy trực quan là chủ yếu, trẻ rất thích được quan sát những đồ dùng đẹp, những hình ảnh sống động. Do vậy với mỗi chủ đề ngoài những đồ dùng như tranh ảnh nhà trường phát. Tôi còn tận dụng các nguyên phế liệu đã sưu tầm được như vải vụn, bông, len, cốc dùng 1 lần, hộp sữa chua để tạo ra những mẫu đồ dùng, các nhân vật biết cử động có tâm hồn và màu sắc tươi sáng, ngộ nghĩnh giúp trẻ hứng thú hoạt động hơn trong hoạt động làm quen với văn học nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu một loại hình kể chuyện mới giúp trẻ hứng thú hơn vào câu chuyện đó là kể truyện rối bóng. Hình thức kể chuyện này có một điểm thu hút hơn so với kể truyện rối bình thường đó là các nhân vật có thể di chuyển và cảnh vật có thể thay đổi làm trẻ thích thú hơn.
Bên cạnh đó tôi luôn tìm tòi và tham khảo những cuốn sách hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên phế liệu trong thiên nhiên để thu hút trẻ vào hoạt động. Tôi đã nghiên cứu sau đó hướng dẫn trẻ cùng làm với cô. Mục đích là để tôi giáo dục cho trẻ ý thức biết tận dụng các loại nguyên phế liệu của thiên nhiên để tạo ra đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy và học của cô và trẻ, nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Ngoài những mẫu rối mà tôi tự thiết kế từ nguyên phế liệu để đưa vào sử dụng trong các hoạt động ra, để trẻ cảm thụ các tác phẩm văn học cách sâu sắc hơn nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tôi còn lên mạng internet để truy cập các hình ảnh, các nhân vật hoặc tự  vẽ và chụp ảnh bằng máy điện thoại sau đó đưa vào vi tính làm hiệu ứng cử động cho từng bộ phận của từng nhân vật, rồi thiết kế thành các Slide để trình chiếu trên powpoint theo kết cấu nội dung của từng tác phẩm.
Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học.
Trong quá trình xây dựng môi trường tôi luôn tự đặt câu hỏi: Môi trường tạo ra có khuyến khích trẻ phát triển không? Vì sao? Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ trong lớp đạt hiệu quả như thế nào? Tôi luôn xác định ý tưởng mới trong hoạt động của mình với trẻ là gì? Từ đó tôi mới tạo được môi trường phục vụ cho ý tưởng của trẻ tận dụng các sản phẩm trẻ làm ra để tạo môi trường và hơn thế như ta đã biết, đối với trẻ em ở tuổi Mầm non thì tranh ảnh và các đồ chơi xung quanh lớp là một bộ sách giáo khoa hấp dẫn, dễ dàng đi vào trí nhớ của trẻ. Hiểu rõ điều đó, ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý xây dựng, tạo môi trường lớp học luôn sống động , hấp dẫn và luôn tạo theo hướng “Góc mở” nhằm phát huy và nâng cao khả năng vốn có của trẻ.
     Góc văn học là nơi mà trẻ có thể được học tập và rèn luyện nhiều kỹ năng về hoạt động cũng như về làm quen văn học. Bởi vây tôi đã suy nghĩ làm sao để có một góc văn học thật sự hấp dẫn và thu hút trí tò mò khám phá của trẻ.
 Biện pháp 4: Sửa nói ngọng và nói lắp cho trẻ.
"Dạy con từ thủa còn thơ”, uốn nắn lời ăn, tiếng nói... cho trẻ là trách nhiệm của các ông bố, bà mẹ và Cô giáo. Để trẻ không bị nói ngọng, những người trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh chị em, Cô giáo...cần phát âm chính xác giúp bé có một chuẩn mực để học theo. Trong chương trình giáo dục Mầm non, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một khâu quan trọng hàng đầu trong việc hình thành nhân cách cho trẻ, do vậy ngoài việc dạy trẻ học nói đủ câu, đủ ý và nói mạch lạc ra thì việc sửa nói ngọng, nói lắp cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Đây là một biện pháp mà người giáo viên cần phải chú ý thực hiện thường xuyên để giúp trẻ phát âm chính xác tiếng mẹ đẻ.
Để sửa cho trẻ nói đúng, nói mạch lạc không ngọng về dấu thanh và không nói lắp bắp tôi cũng kiên trì rèn luyện cho các cháu bằng cách trẻ luyện tập và nói nhiều lần trong ngày vào các thời điểm: Học hoạt động chung, hoạt động nhận thức, hoạt động góc, hoạt động chiều. Tích cực gọi các trẻ nói ngọng nói nhiều hơn để rèn cho trẻ và giúp trẻ tự tin hơn.
 Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động tự kể chuyện sáng tạo và trò chơi đóng kịch:
     Như chúng ta đã biết việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo và trò chơi đóng kịch có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua các hoạt động này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mà còn thúc đẩy sự phát triển về xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ ở trẻ. Để giúp trẻ kể lại và nhớ nội dung truyện một cách tốt nhất ngoài việc đọc, kể cho trẻ nghe tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy mang lại kết quả tốt nhất.
     * Thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo
     Qua sự tưởng tượng phong phú và những câu trả lời thông minh hồn nhiên, nhí nhảnh ngây thơ của trẻ. Thông qua tình cảm, tình yêu đối với con người, với thiên nhiên đã giúp trẻ sáng tạo ra những câu chuyện hay, hấp dẫn, mang đầy kịch tính thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo.
     Vào thời gian đầu năm học tôi cho trẻ làm quen với việc kể chuyện sáng tạo thông qua tranh ảnh, bằng cách tôi kể phần đầu sau đó yêu cầu trẻ tự kể phần tiếp theo của câu chuyện theo khả năng của trẻ. Trong khi trẻ tự kể tôi vẫn có thể dùng các câu gợi mở để giúp trẻ kể chuyện một cách logic và tự tin hơn.
     * Thông qua trò chơi đóng kịch
     Trò chơi đóng kịch với trẻ mầm non không chỉ là một trò chơi mà còn là một hoạt động mang tính nghệ thuật. Tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ ở trường mầm non sẽ góp phần rèn luyện và phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo, khả năng ngôn ngữ mạch lạc.
     Trẻ em luôn khao khát tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình. Trong tiến trình đó có sự tham gia tích cực của ngôn ngữ, một công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, trong giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ lời nói kết hợp với những động tác, cử chỉ, nét mặt để trinh bày ý nghĩa biểu cảm của mình với mọi người xung quanh. Đây là giai đoạn mà ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo phát triển nhạy. Cho nên việc tạo cho trẻ được phát triển ngôn ngữ bằng cách nghe kể chuyện và diễn đạt lời nói hành động của mình thông qua trò chơi đóng kịch.
    Với trẻ 3 - 4 tuổi, việc tổ chức cho trẻ chơi tập đóng kịch là một biện pháp tốt nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc và ngôn ngữ đối thoại cho trẻ và giúp giáo dục tinh thần tập thể. Tất cả các nội dung của kịch bản đã được tôi chuyển thể từ các tác phẩm văn học mà trẻ đã được làm quen trong chương trình giáo dục Mầm non mà tôi đã chọn lọc. Khi trẻ tập đóng kịch sẽ được thể hiện đúng giọng điệu và tính cách của từng nhân vật đã giúp cho ngôn ngữ của trẻ khi diễn đạt mang sắc thái biểu cảm rõ rệt. Truyện đồng thoại là thể loại được sử dụng nhiều trong các tiết học.
Khi lựa chọn các vai để đóng kịch tôi cũng phải chú ý đến tính cách của từng nhân vật sao cho phù hợp với nhân vật định đóng.
Để trẻ đóng kịch thành công trong khi dạy trẻ tập đóng kịch, tôi còn lưu ý đặc biệt đến 1 vấn đề tương đối quan trọng đó là: Những trẻ học tốt và khá hơn tôi gợi ý cho đóng vai các nhân vật chính còn trẻ chậm hơn tôi gợi ý cho trẻ đóng vai phụ, nhưng tối thiểu cháu nào trong lớp cũng phải được tham gia tập đóng kịch. Với những trẻ tiếp thu chậm giai đoạn đầu tôi hướng cho trẻ nhận đóng các vai phụ đơn giản hơn, nhưng đến khi trẻ được tập đóng kịch nhiều rồi đã mạnh dạn và nhanh nhạy hơn, tôi bắt đầu cho trẻ tập đóng các vai khó hơn. Có như vậy những trẻ đó mới tự tin hơn trong việc giao tiếp và hòa nhập cùng các bạn trong lớp.
 Trò chơi đóng kịch là một hoạt động có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với trẻ ở trường mầm non, nó góp phần vào việc phát huy tính tích cực sáng tạo. hoạt động này đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư tốt về thời gian cũng như tinh thần say mê tập luyện, đặc biệt là nhiệt huyết và sự linh hoạt của người giáo viên thì trò chơi mới thu được kết quả tốt nhất.Với biện pháp để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hình thức kể chuyện sáng tạo và tập đóng kịch các cháu của lớp tôi đã mạnh dạn và tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người, đồng thời ngôn ngữ của trẻ  cũng ngày càng phát triển và phong phú hơn, trẻ đã phát âm được chính xác, nói mạch lạc, đủ câu khi giao tiếp và trò chuyện với mọi người xung quanh.
Biện pháp 6 : Dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Với hoạt động ở mọi lúc mọi nơi tôi đã vận dụng phù hợp từng đề tài để dạy trẻ dạy vào các thời điểm thích hợp.
*Qua giờ đón trả trẻ:
  Trong giờ đón trẻ tôi có thể cho yêu cầu trẻ đọc các bài thơ, bài ca dao, đồng dao. Tôi có thể hướng dẫn trẻ tự xếp tranh, xem tranh và kể chuyện theo tranh mà mình vừa xếp được. Qua việc trò chuyên với trẻ tôi đặt những câu hỏi liên quan đến câu chuyện phù hợp cho trẻ tư duy và trả lời.
*Thông qua các hoạt động chơi.
   Thông qua hoạt động vui chơi tôi có thể cho trẻ chơi đóng kịch phản ánh lại tác phẩm theo hướng dẫn gợi ý của cô; Chơi góc gia đình trẻ ru em bé; trẻ làm cô giáo dạy học sinh đọc thơ,
*Thông qua hoạt động chiều.
  Tôi có thể đọc kể tác phẩm mới được quy định trong chương trình cho trẻ nghe hoặc những tác phẩm cô tự chọn phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Việc ôn luyện tập các tác phẩm đã học trong chương trình giáo viên đọc hoặc kể lại tác phẩm cho trẻ nghe sau đó yêu cầu trẻ đọc hoặc kể lại theo gợi ý của trong các thời điểm ngoài giờ học, cô theo dõi sửa sai cho trẻ để trẻ thực hiện đúng yêu cầu mong đợi của cô. Muốn cho việc ôn luyện hứng thú tham gia tôi tổ chức dưới hình thức trò chơi: hái hoa, đoán tên, đóng kịch, hay thi biểu diễn giữa cá nhân, các tổ theo các đề tài.
*Thông qua các ngày hội ngày lễ :
Thông qua các ngày hội ngày lễ trong trường là hình thức để lồng ghép hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học hiệu quả.
* Thông qua giờ ngủ trưa. 
- Trong lúc đầu giờ trẻ chuẩn bị đi ngủ cô có thế đọc thơ hoặc cho trẻ đọc, cô kể truyện cho trẻ nghe giúp trẻ hiểu và nhớ câu truyện hơn và trẻ lại đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh cùng tham gia chăm sóc giáo dục trẻ. 
     Chúng ta đã biết chính gia đình là lớp học đầu tiên của con trẻ thì bố, mẹ là những người thầy giáo đầu tiên của chúng. Gia đình và nhà trường luôn phải song hành cùng nhau trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Chính vì thế, trao đổi với cha mẹ trẻ là một trong những điều bắt buộc mà giáo viên phải tiến hành. Bởi vậy, nếu như có sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình cùng chăm sóc giáo dục trẻ thì chắc chắn công tác này sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Hiểu rõ điều đó qua buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã trao đổi để họ thấy rõ tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với văn học, việc đọc sách, dạy trẻ đọc thơ hay kể chuyện cho trẻ nghe là một trong những cách tốt nhất để khuyến khích trẻ yêu thích rồi khám phá môn học. Từ đó ngôn ngữ, trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ được kích thích phát triển. Khi phụ huynh đã hiểu được điều đó tôi luôn động viên, khuyến khích họ sưu tầm, mua sắm các loại thơ truyện có nội dung giáo dục phù hợp để đọc cho trẻ nghe ở nhà vào những buổi tối trước khi trẻ đi ngủ.
3.Thực nghiệm sư phạm.
a. Mô tả cách thực hiện:
Biện pháp 1: Rèn luyện nghệ thuật đọc kể diễn cảm cho bản.
VD: “Trong truyện Bác gấu đen và hai chú thỏ”. Khi kể chuyện cho trẻ nghe tôi xác định giọng nhân vật như sau:
- Giọng của Gấu đen: Nhẹ nhàng, dụt dè.
- Giọng của Thỏ nâu : Cáu gắt.
- Giọng của Thỏ trắng: Hồn nhiên, tình cảm.         
VD: Khi kể cho trẻ nghe câu truyện “ Chú dê đen” Tôi đã rèn giọng đọc, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt của mình như sau:
+ Nhân vật Chú dê đen: Giọng, cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát , điệu bộ dũng cảm, hiên ngang, nét mặt nghiêm nghị
+ Nhân vật dê trắng: Giọng điệu, cử chỉ nhút nhát, rụt rè, điệu bộ sợ hãi
 VD: Truyện "Cáo, Thỏ và gà trống"
- Thỏ: thể hiện nét mặt buồn rầu, yếu đuối giọng vừa nói vừa khóc.
- Cáo: Phần đầu giọng quát nạt, to, ồm ồm, nét mặt hưng rữ thể hiện giọng thách thức, nhưng ở cuối truyện giọng hạ dần, nét mặt trở thành hoảng sợ.
- Chó: Giọng nhanh nhảu. Thái độ ân cần an ủi.
- Gấu: Thể hiện nét mặt hiền từ, giọng nói chậm rãi.
- Gà trống: Thể hiện tính tình dũng cảm, giọng nói to, dõng dạc, dứt khoát.
VD: Khi cho trẻ nghe bài thơ “ Ông mặt trời” đọc bằng giọng vui tươi nhấn mạnh vào các từ: Óng ánh, bóng con và bóng mẹ, nhíu mắt cười, hai ông cháu, mẹ. Tôi luôn lưu ý thay đổi ngữ điệu khi đọc 2 câu “ Ông ở trên trời nhé! Cháu ở dưới này thôi”.
VD: Qua cuốn sách “ Phương pháp phát triển lời nói trẻ em” Tác giả: Đinh Hồng Thái đã giúp tôi biết được các phương pháp phát triển vốn từ, phá

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_pha.docx