Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi D4 biết tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe ở trường Mầm non Đại Lai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi D4 biết tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe ở trường Mầm non Đại Lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi D4 biết tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe ở trường Mầm non Đại Lai
MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Thực trạng việc tổ chức một số biện pháp giúp trẻ biết tự phục vụ 4 a. Ưu điểm: 4 b. Hạn chế và nguyên nhân: 4 2. Các biện pháp nâng cao chất lượng giúp trẻ tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe ở trong trường mầm non Đại Lai 5 a, Biện pháp 1: 5 - 7 b, Biện pháp 2: 7 - 10 c, Biện pháp 3: 11 - 14 d, Biện pháp 4: 15 - 16 e, Biện pháp 5: 16 - 18 3. Kết quả 18 - 19 4. Kết luận 19 5. Kiến nghị, đề xuất 19 - 20 PHẦN III: MINH CHỨNG HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 20 PHẦN IV: CAM KẾT 20 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em mầm non là tương lai của đất nước. Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Vì vậy, việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Đây là giai đoạn quan trọng để gíúp trẻ có những kỹ năng sống cơ bản, hình thành những yếu tố ban đầu để phát triển nhân cách. Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ tính tự lập, có những thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân để có sức khỏe tốt. Đối với trẻ nhà trẻ nói chung và trẻ 24-36 tháng tuổi nói riêng là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều được bắt đầu với trẻ như: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình... Tất cả những hành động đó đều làm nên những thói quen, có cả thói quen tốt và thói quen không tốt. Xét về đặc điểm tâm sinh lý, đối với trẻ 24-36 tháng tuổi trẻ bắt đầu ý thức được bản thân mình. Trẻ biết thực hiện hoạt động với đồ vật, có thói quen tự phục vụ trong những trường hợp đơn giản. Lúc này, mong muốn đượckhen trở thành nhu cầu và trẻ cố gắng để đạt được.Do vậy, người lớn cần kiên trì, nhắc nhở nhiều lần để trẻ làm xong phần việc được giao. Trẻ được giáo dục tốt luôn muốn trở thành bé ngoan làm cho hành vi của trẻ trở nên tốt đẹp. Người lớn cần tôn trọng tính độc lập của trẻ và biết cách hướng dẫn trẻ tự làm một số việc đơn giản thì trẻ vẫn biết vâng lời mà tính độc lập vẫn phát triển. Hoạt động của trẻ hướng tới thế giới bên ngoài và hướng tới bản thân mình,bắt đầu tự nhận thức như trẻ muốn thực hiện các hành động với đồ vật và chú ý sự thay đổi mà trẻ tạo ra, nhờ giao tiếp bằng ngôn ngữ quan hệ của trẻ càng được mở rộng giúp trẻ nhận ra mình là một chủ thể.Trẻ tự tìm hiểu cơ thể mình mang lại cho trẻ những tri thức và kinh nghiệm để hình thành sự tự ý thức. Mong muốn được khen trở thành nhu cầu và cố gắng để đạt được nhờ đó trẻ có thể bỏ tính xấu học tính tốt, khả năng này còn hạn chế, người lớn cần kiên trì, nhắc nhở nhiều lần để trẻ làm xong phần việc được giao.Trẻ được giáo dục tốt luôn muốn trở thành bé ngoan dẫn đến sự phát triển lòng tự trọng làm cho hành vi của trẻ trở nên tốt đẹp. Khi trẻ "tách" mình khỏi người lớn và có ý thức về khả năng chính mình. Người lớn cần tôn trọng tính độc lập của trẻ và biết cách hướng dẫn trẻ tự làm một số việc đơn giản thì trẻ vẫn biết vâng lời mà tính độc lập vẫn phát triển. Nhà trường luôn xác định chăm sóc, giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Một trong những mục tiêu giáo dục cơ bản của nhà trường hàng năm là giáo dục cho trẻ làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe nhằm giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt. Nếu trẻ được làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng tích cực, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: thể chất, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần. Từ đó, xây dựng cho trẻ những kỹ năng sớm hòa nhập với môi trường xung quanh. Năm học 2021-2022, tôi được phân công phụ trách nhóm24- 36 tháng tuổi D4. Qua quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tôi nhận thấy đa số trẻ có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, đầu năm học trẻ đến lớp chưa có nề nếp, ra vào lớp tự do, không biết cất đồ dùng ba lô, giày dép, không biết cất, xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi, không biết tự đi vệ sinh, rụt rè và thụ động trong các hoạt động khác. Chỉ có một vài trẻ tự tin trong hành động và giao tiếp với cô và các bạn.Đó là kết quả của việc cha mẹ luôn nghĩ con còn quá nhỏ nên đã tự làm giúp con mọi việc mà không biết mình đã vô tình tước đi cơ hội để con được tự lập. Những đứa trẻ được bao bọc quá kỹ sẽ luôn dựa dẫm, nhút nhát và không biết cách xử lí những vấn đề chẳng may xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.Điều này có thể hình thành ở trẻ tính tự ti hay ích kỉ, coi mình là “trung tâm”, từ đó làm hạn chế tính tự lập của trẻ. Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi luôn trăn trở và tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi D4 biết tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe ở trường mầm non Đại Lai” để giúp trẻ bước đầu có được kỹ năng tự lập, tự phục vụ không chỉ ở trường mà còn cả ở gia đình và ngoài xã hội. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi D4 tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe ở trường mầm non Đại Lai: a.Ưu điểm: Trường Mầm Non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Bình quản lý. Trường được thành lập năm 1992. Trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo. Đảng, chính quyền từ tỉnh đến địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên đã trang bị được nhiều phòng học khang trang, rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, phương tiện và trang thiết bị kịp thời như các đồ dùng, máy tính, ti vi ... Để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò trên lớp. Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực và năng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để giúp giáo viên phát huy hết năng lực của mình. Mặt khác, phòng giáo dục cũng như nhà trường thường xuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng đổi mới hình thức dạy và học tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được thường xuyên học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn, đội ngũ giáo viên của trường có chuyên môn, sáng tạo trong các hoạt động. Chúng ta có thể thấy việc “Rèn kĩ năng tự phục vụ và giữ gìn sức khỏe cho trẻ” ngay từ nhỏ là vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non. Nếu các con không có kĩ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Hướng dẫn, tập cho trẻ có những kỹ năng sống, kĩ năng tự phục vụ bản thân, từng bước hình thành con người, nhân cách, cho trẻ là một trong những nhiệm vụ thiết yếu mà đội ngũ giáo viên mầm non nói chung và giáo viên mầm non Đại Lai nói riêng cần phải thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Bản thân là giáo viên lớp 24- 36 tháng tuổi D4, tôi rất yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác. Đặc biệt giáo dục kỹ năng tự phục vụ và giữu gìn sức khỏe cho trẻ 24 – 36 tháng cũng là lĩnh vực mà tôi yêu thích. Đồng thời trẻ đi học đều giúp quá trình học tập và rèn luyện được thường xuyên. Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích tự làm những công việc vừa sức của mình để phục vụ cho bản thân. Đối với trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng đã biết thích tự làm những công việc trẻ đang làm để chứng tỏ với các bạn và cô giáo trong lớp. Vậy nên ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch đưa nội dung rèn kỹ năng tự phục vụ vào các nội dung dạy học, khuyến khích trẻ rèn luyện tính tự lập ngay từ những ngày đầu đến lớp. Các con rất hào hứng khi được giúp cô giáo những việc đơn giản như: rửa tay sạch sẽ trước giờ ăn, kỹ năng cầm thìa tự xúc cơm ăn, kỹ năng cởi và cất giày dép, kỹ năng lấy nước uống, hay tự mình đeo yếm trước giờ ăn, và sau khi ăn xong các bé biết tự mang bát đến khu vực quy định, cất yếm, cất ghế, lau mặt... Sau những tháng vừa làm quen cô giáo, lớp học, các bé lớp Nhà trẻ D4- trường Mầm Non Đại Lai giờ đây không chỉ vui vẻ, hào hứng đến lớp mà còn rất tự tin, có kỹ năng cơ bản trong tự phục vụ bản thân. Phụ huynh lớp luôn phấn khởi khi thấy các con khôn lớn, thể hiện được bản thân trước tập thể. Cô và các bé ngày càng hăng say cùng nhau tham gia tích cực các hoạt động trong mỗi ngày đến lớp. b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế: - Khả năng nhận thức của trẻ là không đồng đều, có một số trẻ còn chưa biết nói, hoặc nói chưa thạo nên sẽ gây khó khăn cho trẻ trong việc thể hiện ý muốn của mình cho cô giáo. Nhiều trẻ khả năng tự phục vụ còn yếu, còn rụt rè nhút nhát nên buộc cô giáo phải hết sức gần gũi và nhẹ nhàng mới có thể tiếp cận và hiểu được trẻ. Bên cạnh đó có những trẻ nghe những không hiểu được các yêu cầu của cô, thích tự làm theo ý mình nên sẽ gây khó khăn cho tôi trong việc rèn các trẻ đó. - Đây là nội dung giáo dục còn khá mới mẻ trong chương trình giáo dục mầm non mới vì vậy có rất ít tài liệu để tham khảo và tìm hiểu. - Nhiều phụ huynh còn chưa hiểu, chưa quan tâm đến việc rèn kỹ năng cho trẻ. - Lớp có 20 trẻ trong khi đó có 10 trẻ mới bắt đầu đi học nên chưa có nề nếp. - Trẻ còn bị ảnh hưởng do cuộc sống hiện đại như: intrenet, tivi, các trò chơi điện tử.....nên trẻ không có hứng thú với các kỹ năng tự phục vụ. - Đa số trẻ được bố mẹ nuông chiều, sống trong bao bọc nên có tính ỷ lại, ích kỷ. Bảng tự khảo sát về khả năng tự phục vụ ở trẻ trước khi thực hiện đề tài: TT Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Tự cất đồ dùng cá nhân vào tủ 10 50 10 50 2 Tự cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định 12 60 8 40 3 Tự lấy gối để ngủ 12 60 8 40 4 Tự lấy cốc và uống nước 12 60 8 40 5 Tự xúc cơm ăn 10 50 10 50 2. Biện pháp nâng cao chất lượng giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi D4biết tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe ở trường mầm non Đại Lai: Để giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi biết tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe ở trường mầm non tôi đã nghiên cứu tìm tòi qua các tài liệu, sách, báo, internet và tự trau dồi kinh nghiệm cho mình. Tôi xin đưa ra một sốbiện pháp đã áp dụng thành công tại lớp mình trong năm học vừa qua như sau: a. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi D4 làm quen với việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe: Ngay từ đầu năm học, căn cứ chương trình Giáo dục mầm non, điều kiện thực tế của trường, lớp và nhận thức của trẻ trong lớp, tôi đã xác định những nội dung cho trẻ làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe và phân bổ vào từng chủ đề từ dễ tới đến khó. Cụ thể như sau: * Tập cho trẻ có tính tự phục vụ: - Tập cho trẻ tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Trẻ chào hỏi cô giáo, ông bà bố mẹ khi đến lớp và khi ra về. - Trẻ biết tự đi đến bàn ăn, tự xúc cơm, tự uống nước, ăn xong xếp bát, thìa vào chỗ quy định theo sự hướng dẫn của cô. - Dạy trẻ biết mời người xung quanh ăn cơm, biết yêu cầu (lấy nước, cho thêm canh) một cách lễ phép. - Dạy trẻ nhận biết cốc, tủ đựng đồ cá nhân theo đúng kí hiệu riêng. Hình ảnh trẻ tự lấy cốc uống nước * Tập cho trẻ một số thói quen tốt về vệ sinh cá nhân và một số công việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe. - Cho trẻ làm quen một số việc tự phục vụ khi đi ngủ như: tự đi vệ sinh trước khi đi ngủ, tự lấy gối và lên giường đi ngủ. - Biết gọi cô khi quần áo bị bẩn, ướt, yêu cầu cha mẹ, cô giáo mặc quần áo ấm, quàng khăn khi trời lạnh, hoặc cởi bớt quần áo khi trời nóng. * Tập cho trẻ làm quen với cách chăm sóc, bảo vệ cơ thể. - Bước đầu cho trẻ làm quen với cách rửa tay, lau mặt vào các thời điểm trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi ngủ dậy . dưới sự hướng dẫn của cô. - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học: giữ gìn đồ chơi sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, bỏ rác vào nơi quy định; không khạc nhổ bừa bãi ra lớp. Từ việc xác định được nội dung cho trẻ làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe tôi đã lập kế hoạch giáo dục chi tiết, đưa các nội dung cụ thể vào mỗi chủ đề như sau: Chủ đề Kĩ năng Trường mầm non - Trẻ nhận ký hiệu và cất đồ dùng cá nhân vào tủ. -Cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. - Chào hỏi cô giáo, bố mẹ ông bà khi đến lớp và khi ra về. Bản thân - Tự đi đến bàn ăn, tự xúc cơm, tự uống nước, tự xếp bát, thìa vào chỗ quy định. - Mời mọi người xung quanh ăn cơm, lễ phép yêu cầu (lấy nước cho thêm canh). -Giữ gìn đồ chơi, sắp xếp gọn gàng, bỏ rác vào nơi quy định; không khạc nhổ bừa bãi. Gia đình - Nhận biết khăn, ca cốc, tủ đựng đồ cá nhân theo đúng kí hiệu riêng của trẻ. - Làm quen một số việc tự phục vụ khi đi ngủ như: tự đi vệ sinh trước khi đi ngủ, tự lấy gối và lên giường đi ngủ. - Gọi cô khi quần áo bị bẩn, ướt, yêu cầu cha mẹ, cô giáo mặc quần áo ấm, quàng khăn khi trời lạnh, hoặc cởi bớt quần áo khi trời nóng. Những chủ đề sau, giáo viên tiếp tục giúp trẻ tập luyện các kỹ năng đã học và hàng ngày thực hành thường xuyên. b. Biện pháp 2. Tạo môi trường giáo dục hấp dẫn, thuận tiện cho trẻ dễ dàng tự thực hiện: Môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học sạch đẹp, ngăn nắp là yếu tố trực tiếp tác động đến khả năng tự phục vụ hàng ngày của trẻ. Chính vì vậy tôi luôn quan tâm tới việc xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, đẹp mắt và phù hợp với trẻ. Căn cứ Chương trình Giáo dục mầm non, điều kiện thực tế của trường, lớp và nhận thức của trẻ, tôi đã xác định những nội dung,xây dựng kế hoạch trang trí môi trường trong và ngoài lớp học. Bố trí các góc đảm bảo hợp lý, an toàn và thuận tiện cho trẻ khi sử dụng. Vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt động trang trí lớp cũng như làm đồ dùng đồ chơi tại các góc chơi. Từ những nguyên vật liệu đó tôi đã trang trí các góc trong và ngoài lớp sáng tạo, đẹp mắt thu hút sự chú ý của trẻ. Cụ thể: + Tại khu vực cầu thang: Chúng tôi đã dán các ký hiệu bàn chân và bông hoa giúp trẻhào hứng bước lênxuống cầu thangmà không bắt bố mẹ bế. Hình ảnh: Trẻ tự đi lên, xuống cầu thang + Tủ đựng đồ dùng cá nhân của trẻ: Chúng tôi dán tên và ký hiệu giúp trẻnhận biết được ngăn tủ đựng đồ dùng cá nhân của mình.Bên cạnh đó chúng tôi còn làm quytrình lấy, cất đồ dùng cá nhân để giúp trẻ tạo thói quen,tự tin thực hàng ngày. Hình ảnh: Khu vực tủ đựng đồ cá nhân của trẻ + Các góc trong lớp: Được thiết kế đẹp mắt, chiều cao vừa tầm mắt trẻ. Các bộ đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ: Ở góc thao tác vai: Bên trên tôi bày các bộ đồ chơi phục vụ cho hoạt động thao tác vai, búp bê, giường, tủ bày bên dưới giúp trẻ lấy, cất đồ chơi thuận tiện hơn. Hình ảnh:Giá để đồ chơi được bày trí đẹp mắt + Khu vực đặt tủ chăn, gối: Gối được giáo viên sắp xếp ở ngăn tủdưới đảm bảo cho trẻ dễ lấy, cất trước và sau giờ đi ngủ. Hình ảnh trẻ tự cất gối sau khi ngủ trưa tại trường + Khu vực nhà vệ sinh: Chúng tôi trang trí hình ảnh các bước rửa tay theo quy trình. Ở lứa tuổi 24-36 tháng cô giáo thực hiện việc rửa tay rửa mặt cho trẻ, trongquá trình thực hiện cho trẻ cô giới thiệu các ký hiệu và các bước thực hiện để trẻ bước đầu hình thành thói quen và ghi nhớ.Khăn mặt được ký hiệu bằng những hình ảnh ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ để thu hút sự chú ý, giúp trẻ nhận biết khăn của mình một cách dễ dàng. Hình ảnh trang trí nhà vệ sinh, khăn có kí hiệu riêng của trẻ Bên cạnh việc xây dựng môi trường vật chất thì tôi cũng luôn tạo cho trẻ bầu không khí vui tươi, lành mạnh, thoải mái giúp trẻ được vui chơi, khám phá đạt hiệu quả cao nhất. Tạo môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên và trẻ, trẻ với trẻ, giáo viên với giáo viênđể mang lại xúc cảm, tình cảm và sự tự tin, cảm giác an toàn, thôi thúc trẻ tự hoạt động. Ví dụ 1: Tronggiờ đóntrẻ buổi sáng,tôi luôn ân cần, niềm nở đón trẻ và chú ý tới tâm lý, sức khỏe cũng như những thay đổi của trẻ, khen ngợi trẻ: Hôm nay con mặc bộ quần áo này xinh quá, hôm nay bé Na khoác ba lô thật đẹp, con hãy tự cất vào tủ của mình nàoTừ đó giúp cho trẻ có một ngày mới vui vẻ, hào hứng hơn và tự giác cất đồ dùng cá nhân vào tủ. Cho trẻ tự chọn hoạt động, tự chọn đồ chơi để chơi. Cô làm cùng trẻ, chơi cùng trẻ, tạo cho trẻ cảm giác giáo viên thực sự là một “người bạn nhỏ” củamình. Cùng trẻ lưu lại những kết quả trong các hoạt động thông qua sản phẩm, những hình ảnh đáng yêu của giáo viên và trẻ trong các hoạt động. Cuối ngày giáo viên cùng trẻ xem lại, trẻ tự xem, tự nói lên cảm xúc, nhận xét của mình về bức ảnh, về các sản phẩm của mình. Cô khen ngợi để tạo động cơ, thúc đẩy nhu cầu hoạt động của trẻ. c. Biện pháp 3: Lồng ghép một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe vào mọi hoạt động trong ngày. Việc cho trẻ làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe lồng ghép vào mọi hoạt động trong ngày là vô cùng cần thiết. * Thông qua hoạt động đón - trả trẻ. Trẻ nhỏ thường rất thích bắt chước, làm theo người lớn. Vì vậy mỗi khi đón trẻ vào lớp tôi thường chào bố mẹ và trẻ trước, bố mẹ thấy vậy cũng chào cô giáo và nhắc con chào. Lâu dần thành nếp, trẻ cũng tiến bộ hơn nhiều. Cứ tới lớp là chào cô chào bố mẹ ngay. Bởi vậy người lớn đóng vai trò rất quan trọng, làm mẫu, làm gương cho trẻ noi theo và duy trì nề nếp tốt giúp cho những nền nếp đó trở thành những kỹ năng cơ bản không thể thiếu. Để giúp trẻ tự tin, vui vẻ khi vào lớp tôi còn làm bảng “Cảm xúc của bé” và dán vào cửa ra vào với hình ảnh “Trẻ chạm tay với cô”, “Trẻ ôm cô giáo” để mỗi sáng trước khi vào lớp cô cho trẻ chọn hình ảnh và được cô chào đón vào lớp bằng cách ôm trẻ hay chạm tay với trẻ. Qua việc thực hiện hàng ngày giúp trẻ và cô gắn kết nhau hơn, trẻ mạnh dạn thể hiện tình cảm với cô, thích đến lớp và tạo tâm thế hứng khởi trong cả một ngày hoạt động với cô tại trường. Hình ảnh trẻ chọn biểu tượng cảm xúc trước khi vào lớp Qua khảo sát tôi đã nhận thấy có 10/20 trẻ luôn muốn làm mọi việc trước khi được giao mà không cần quan tâm tới kết quả như thế nào. Tôi đã đặt ra mục tiêu đầu tiên cần làm là không nóng vội, quát mắng trẻ, mà sẽ kiên trì giúp trẻ, giáo dục trẻ kĩ năng tự phục vụ một cách từ từ nhưng hiệu quả. Ví dụ: Lớp tôi đầu năm có một số bạn rất tự giác, tới lớp là cất đồ dùng (ba lô, giày dép, khăn mũ) vào tủ ngay cửa lớp mà không cần nhìn xem ngăn nào của mình mặc dù cô đã hướng dẫn một vài lần. Với quan điểm làm gì cũng phải cần thời gian, tôi vui vẻ, kiên trì sửa sai cho trẻ mà không quên chỉ dẫn tận tình: “Con ơi, ngăn này có kí hiệu bông hoa vàng là của con nhé, từ mai con nhớ để đồ của mình vào”. Sau một thời gian kiên trì như vậy bây giờ trẻ lớp tôi bạn nào cũng biết nơi cất đồ dùng cho riêng mình và
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.docx