Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 trong trường mầm non

docx 16 trang Phương Thanh 21/11/2024 280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 trong trường mầm non
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ
nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “Trẻ
em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng
trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều
các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ
hay thu mình và rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều này làm ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện
của trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ không có vốn lễ giáo. 
Muốn dạy trẻ các kỹ năng, những kiến thức xung quanh vấn đề lễ giáo để trở thành người con ngoan trong gia đình, người có ích cho xã hội thì trước tiên cần dạy cho trẻ các lễ nghĩa, dạy trẻ biết tôn trọng người lớn, biết yêu thương nhường nhịn em nhỏ, vui vẻ hòa đồng với bạn bè, biết được những quy tắc trong cuộc sống. Lễ phép là đức tính không thể thiếu để tạo nên nhân cách đẹp ở con người. Người biết lễ phép, khiêm nhường luôn được mọi người yêu quý và dành nhiều thiện cảm. Nó là hành trang không thể thiếu nếu chúng ta muốn trở thành người tử tế. 
 Ông cha ta từ lâu đã luôn đề cao đức tính này, vậy nên mới có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”: ý nói con người ta phải học cách rèn luyện tính lễ phép, phải học cách làm người trước khi học văn hóa. Đức tính này cần được rèn luyện từ khi chúng ta còn nhỏ để nó trở thành hành trang gắn bó suốt cuộc đời chúng ta. Trẻ biết lễ phép kính trọng ngoan ngoãn thì được thầy cô bạn bè yêu quý, bố mẹ vui lòng. Thế nhưng trong xã hội ngày nay, do tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau, do lối sống công nghiệp vội vã mà nhiều người đã quên đi những chuẩn mực đạo đức Việt Nam ấy, đâu đó chúng ta vẫn thường thấy nhiều câu chuyện thương tâm về suy đồi đạo đức, về luân thường đạo lý đó là hậu quả của việc giáo dục lễ giáo không đến nơi đến chốn.
 Giáo dục lễ giáo có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo, với bạn bè trong lớp và mọi người xung quanh. Đây là kỹ năng đầu tiên trẻ nên được giáo dục ở gia đình và ở nhà trường. Giáo dục lễ giáo là giáo dục cả về phẩm chất đạo đức và tính cách, lối sống của trẻ, hình thành cho trẻ nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
 Vì vậy, việc giáo dục lễ giáo phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non, mà đặc biệt là ở lứa tuổi mẫu giáo bởi lứa tuổi này trẻ đã bắt đầu có những nhận thức ghi nhớ và bắt chước. Việc giáo dục phải được thực hiện liên tục ở các cấp học tiếp theo thì mới có kết quả tốt đẹp. Nếu mỗi cá nhân đều tốt đẹp thì xã hội này sẽ tươi đẹp biết bao. Từ tầm quan trọng và ý nghĩa sâu sắc của giáo dục lễ giáo nên tôi đã quyết định chọn “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 trong trường mầm non”, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển, nuôi dưỡng những giá trị sống, làm nền tảng và hình thành những lễ giáo tích cực cho trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên 4 lĩnh vực nền tảng.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1.Thực trạng việc nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non
Để biết được thói quen, ý thức ban đầu của trẻ, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát tại lớp, kết quả cụ thể như sau:
Nội dung khảo sát
Số trẻ
Đạt
%
K/ Đạt
%
Thói quen chào hỏi lễ phép
23
10
43,5
13
56,5
Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi
23
11
47,8
12
52,2
Biết chơi hòa đồng cùng bạn, ứng xử nhã nhẹn lịch thiệp với mọi người
23
12
52,2
11
47,8
Có 1 số hành vi văn minh (ho, ngáp lấy tay che miệng; vứt rác đúng nơi quy định, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
23
10
43,5
13
56,5
Mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động
23
12
52,2
11
47,8

a. Ưu điểm 
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị để tôi có thể thực hiện chế độ sinh hoạt 1 ngày cho trẻ một cách tốt nhất. 
- Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát, không khí trong lành.
- Bản thân được tham gia học tập tại các buổi tập huấn về chuyên đề giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non.
- Có sự phối hợp của phụ huynh trong các hoạt động cũng như luôn quan tâm đến vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.
- Tôi được phân công cùng một đồng chí giáo viên làm tổ trưởng chuyên môn có thâm niên công tác, có kinh nghiệm trong việc rèn nề nếp học sinh.
b.Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân
- Về phía giáo viên: Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ. Không mạnh dạn tự tin, chưa nhiệt tình và chưa phối kết hợp chặt chẽ với với phụ huynh trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ.
- Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ, thờ ơ và bỏ qua những hành động sai của trẻ nên vô tình hình thành thói quen ở trẻ, khiến cho giáo viên rất khó khăn trong việc rèn nề nếp cho trẻ.
- Một số phụ huynh còn xem nhẹ việc học của trẻ, thường hay chiều theo ý trẻ và mỗi khi trẻ sai lại hay đổ lỗi do trẻ còn nhỏ nên trẻ không biết mà không hề uốn nắn trẻ khi trẻ sai.
 - Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, mỗi trẻ có một tính cách, một tâm lý khác nhau, đòi hỏi giáo viên phải áp dụng mỗi trẻ một hướng giáo dục khác nhau tuỳ theo tâm lý của từng đứa trẻ.
- Một số trẻ còn vụng về, lại có cá tính bướng bỉnh, chưa có thói quen nề nếp tốt; rụt rè, thiếu mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến; khi phát biểu nói không rỏ ràng, trả lời cộc lốc, không trọn câu; khi làm sai hoặc có lỗi với người khác ít nói lời xin lỗi, ai cho gì ít cảm ơn, ít thể hiện các kỹ năng của mình; vì thiếu kinh nghiệm nên khi làm việc gì trẻ có ý nghĩ sợ làm sai, sợ mình không làm được, vì thế trẻ không muốn làm cũng như tự tin thể hiện kỹ năng của mình đã có được.
- Do sự thay đổi về tâm sinh lý ở lứa tuổi nên phần đông trẻ còn làm theo ý muốn của mình, chưa biết vâng lời. 
- Một số trẻ xưng hô chưa đúng với bạn, hay tranh giành đồ chơi đánh bạn, nghịch phá, có trẻ còn nói tục chửi thề 
- Nhiều trẻ thường thích làm theo ý nên nhiều cháu khá bướng bỉnh, đôi khi không chịu hợp tác với cô và bạn bè trong các hoạt động.
- Trẻ chưa có ý thức, thói quen, nề nếp trong sinh hoạt như: chưa tập trung nghe cô giảng bài, gây mất trật tự trong lớp, chưa biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Lớp tôi có một trẻ chậm phát triển về mọi mặt.
- Để giải quyết những hạn chế nêu trên không những cần có sự nỗ lực của giáo viên mà còn cần sự giúp đỡ, phối kết hợp của gia đình và nhà trường. Và trước thực trạng đó, cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện nay tôi đã suy nghĩ làm thế nào để trẻ 3-4 tuổi có nề nếp thói quen tốt nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay, nên tôi đã tập trung vào một số biện pháp sau:
2. Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Biện pháp 1:Xây dựng môi trường gần gũi, thân thiện với trẻ
Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục trẻ. Có môi trường trong lớp và môi trường ngoài lớp học. Môi trường trong lớp như các góc hoạt động, đồ dùng học tập có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và một số kỹ năng. Môi trường ngoài lớp như góc thiên nhiên, vườn cây giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội. 
Đối với trẻ mầm non thì trường học là nhà, cô giáo như mẹ hiền vì vậy cần phải xây dựng một môi trường gần gũi, thân thiện để tạo cho trẻ có cảm giác an toàn và trẻ cảm thấy đến lớp như đang ở nhà qua đó cũng nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ để việc giáo dục trẻ được dễ dàng hơn.
Hơn nữa, để tạo sự thân thiện với trẻ cô vừa đóng vai người mẹ chăm sóc dạy dỗ trẻ vừa đóng vai người bạn chơi cùng với trẻ. Vào đầu năm học, để tạo sự gần gũi với trẻ vào những giờ đón trẻ tôi thường trò chuyện với trẻ cho trẻ chơi tự do ở các góc Qua đó nắm bắt tâm lý, đặc điểm tính cách của từng trẻ và tiếp tục ở những tuần học sau, chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại chỗ ngồi hay góc chơi mà trẻ chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp. Việc giáo dục lễ giáo cho trẻ có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, bất cứ hoạt động nào cũng có thể lồng ghép được.
Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho con trẻ. Tại lớp, tôi đã trang trí, sắp xếp góc thư viện và văn học, để nơi dễ hoạt động với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề: “Thư viện trường mầm non”; “Tủ sách gia đình”; “Dinh dưỡng trẻ thơ”; “Những con vật đáng yêu”; “Hoa trái bốn mùa”; thiết kế phân chia nhiều ngăn để sách, truyện nhiều kích cỡ, vừa tầm với của trẻ. Vận động cha mẹ thừơng xuyên tặng sách cho góc thư viện của trẻ tại trường, tại lớp và ngay ở gia đình. Ngoài ra lớp học là nơi mà trẻ được tiếp xúc hàng ngày để có tác động tích cực lễ giáo của trẻ, nên tôi sắp xếp trang trí lớp học sao cho phù hợp, đẹp mắt, hấp dẫn trẻ, làm những đồ dùng, đồ chơi gần gũi quen thuộc với trẻ sắp xếp gọn gàng trên giá vừa tầm tay với của trẻ. Thông qua việc sắp xếp tạo môi trường trong lớp góp phần rèn cho trẻ kỹ năng gọn gàng ngăn nắp.
Tham mưu với ban giám hiệu trang trí sân trường bằng các khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên, người lớn phải gương mẫu như: “Yêu thương, tôn trọng trẻ, giữ lời hứa với trẻ”; “Mỗi cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo” bằng chính hình ảnh giáo viên và học sinh của trường, đặc biệt chú ý đưa hình ảnh đẹp của các trẻ hiếu động, cá biệt để từ đó giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi, giúp trẻ thể hiện bản thân và luôn biết giữ gìn, là điều kiện để khen ngợi sự cố gắng của trẻ.
Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo qua các hoạt động học và các hoạt động vui chơi khác
 Việc giáo dục lễ giáo cho trẻ được thực hiện theo kế hoạch cụ thể, theo từng chủ đề để đưa ra những kỹ năng thích hợp giáo dục trẻ khiến cho trẻ không bị nhàm chán, tạo cho trẻ có cảm giác mới mẻ và hứng thú tìm hiểu. Giáo dục lễ giáo cho trẻ có thể tích hợp trong các mặt giáo dục, trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Tùy vào những chủ đề theo tuần, tháng mà tôi chọn những lễ giáo phù hợp để hình thành cho trẻ. Cụ thể :
* Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động học
Lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào hoạt động học có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá.
Ví dụ:Qua giờ khám phá khoa học "Cây xanh và môi trường sống".
Cô giáo có thể đàm thoại: Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào?
Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
Qua đó trẻ biết lợi ích của cây xanh, cô giáo dục cháu không ngắt ngọn bỏ cành, mà phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh vì cây cho ta nhiều lợi ích.
+ Đối với hoạt động thể chất 
Cô giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh, trong lúc tập các con không chen lấn, không xô đẩy nhau.
+ Đối với hoạt động tạo hình: "Tô màu tranh gia đình".
 Cô có thể đàm thoại.
 - Gia đình cháu gồm có những ai, thuộc gia đình nhỏ hay gia đình lớn?
 - Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau?
=>Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé.
 + Giờ làm quen văn học: Qua chuyện "Thỏ con không vâng lời".
Tôi đàm thoại với trẻ:
- Bạn Thỏ con có nghe lời mẹ dặn không?
- Khi đi chơi Thỏ con bị làm sao?
- Thỏ con đã nói gì với mẹ?
Qua câu chuyện tôi giáo dục trẻ phải biết ngoan ngoãn ,vâng lời ông bà ,bố mẹ. Khi làm sai phải biết nhận lỗi và xin lỗi. Biết nói cảm ơn với người đã giúp mình.
+ Giờ học âm nhạc: Bài "Bông hoa Mừng Cô".
Cô Đàm thoại:
- Đối với cô giáo các con phải như thế nào?
-Khi tặng hoa cho cô, các con tặng bằng mấy tay?
-Thông qua đó giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao vật gì với người lớn nên trao hoặc nhận phải bằng hai tay, khi nhận các con nói lời cảm ơn.
+ Giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi
Ví dụ: Qua trò chơi phân vai - y tá - bác sĩ.
Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô, cô, chú, bác, cháu đau chỗ nào? Đau ra sao?
Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ.
+ Trẻ chơi bán hàng
Người bán hàng: Cô, chú mua gì ạ?
Người mua: Bao nhiêu tiền một cân rau vậy cô?
Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình.
Từ đây trẻ lớp tôi đã hết nói trống không. Trẻ biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mục lên đến 65%.
+ Giáo dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với phụ huynh, tôi tập cho trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào tạm biệt ông, bà, bố, mẹ (người thân ) và tự đi vào lớp học. Khi trẻ chào hỏi tôi quan sát hành vi ánh mắt của trẻ để xem hành vi đó thực sự lễ phép chưa hay trẻ chỉ chào hỏi cho có lệ.
Ví dụ khi vào lớp trẻ vừa chăm chăm nhìn vào đồ chơi và cô giáo nhắc thì trẻ nói: Con chào cô mà không nhìn cô giáo, hoặc đưa tay tạm biệt bố mẹ mà không để ý đến bố mẹ chỉ nhìn lấy đồ vật đồ chơi trước mắt mình. Hay trẻ chào hỏi mà không có chủ ngữ vị ngữ chỉ nói câu: “cô về, cô con đến”thì tôi sẽ tập cho trẻ cách chào hỏi bằng cách cô sẽ làm mẫu cho trẻ làm theo. Nói cho trẻ biết khi muốn chào hỏi ai thì con phải khoanh tay, chân đứng nghiêm túc và cúi nhẹ người để chào, không được vừa đi vừa chạy mà chào hỏi như vậy là chưa ngoan..
Hay trong giờ điểm danh khi gọi tên trẻ khi trẻ thường trả lời: có hoặc không thì tôi cũng thường nhắc nhở trẻ: con khải trả lời: thưa có có hoặc dạ có ạ.Các con không được nói trống không.
-Trong giờ vệ sinh- ăn trưa: Giáo dục trẻ phải biết xin phép cô khi đi vệ sinh, khi đi vệ sinh phải thể hiện sự văn minh thực hiện vệ sinh đúng nơi quy định.
-Trong giờ ăn cơm, giáo viên luôn nhắc nhở trẻ biết khoanh tay mời cô và các bạn trước khi ăn, cô chia cơm thì nhận bằng 2 tay và nói lời cảm ơn.
-Trong giờ ngủ trưa: lịch sự không ồn ào, luôn nói lời: chúc cô và các bạn ngủ ngon trước khi ngủ.Giáo viên giáo dục cho trẻ biết nghịch ngợm ồn ào trong giờ ngủ thì là không ngoan.
* Biện pháp 3: Cô là tấm gương để trẻ noi theo
Người ta thường ví trẻ em như một chồi non mới nhú hay như tờ giấy trắng mà người lớn là những người đặt bút vẽ trên đó nên trẻ em có ngoan ngoan lễ phép hay không đều do cách giáo dục của những người lớn đặc biệt là gia đình và nhà trường. Mỗi trẻ có một tính cách khác nhau, có trẻ sinh ra vốn rất điềm đạm biết lắng nghe sự chỉ dạy của người lớn, có trẻ thì bướng bỉnh và thường thích làm theo ý mình. 
Để đạt được hiệu quả trong giáo dục lễ giáo cho trẻ thì việc cô giáo gương mẫu là việc làm vô cùng cần thiết. Bởi hàng ngày thời gian của trẻ ở trường, ở bên cô là chủ yếu, trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần gũi. Mọi hành vi của cô được trẻ để ý và thích bắt chước làm theo. Vì vậy cô luôn luôn thể hiện chuẩn mực trong cách giao tiếp với người lớn và mọi người xung quanh. Với trẻ không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và cháu, giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, cháu hỏi gì tôi trả lời rõ ràng, đủ câu, không trả lời qua loa chiếu lệ.
Ví dụ khi giao tiếp với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ tôi thường vui vẻ, tươi cười đón cháu và chào “ Em chào chị/ anh/ chú/ bác. Cô chào con, con chào bố mẹ/ ông bà đi nào”
Khi mời trẻ phát biểu tôi thường nói “ Cô mời bạn .. trả lời nào hay cô mời con, con trả lười đủ câu nhé.
 Ngoài ra đối với đồng nghiệp tôi phải luôn khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp, sử dụng các từ cảm ơn hay xin lỗi đúng lúc. Tác phong quần áo lịch sự, phù hợp với môi trường sư phạm vì trẻ cũng rất chú ý đến cách ăn mặc của cô giáo. Những cử chỉ, hành vi trong sinh hoạt như: ăn, uống, ho, hắt hơi phải văn minh, lịch sự. 
Khi có khách đến lớp, cô phải là người chào trước, trẻ sẽ chào theo cô, từ đó tập cho trẻ thói quen chào hỏi khi có khách đứng ở cửa lớp hay vào lớp. Kết hợp giáo dục trẻ chào mời khách khi đến nhà chơi
“Cô giáo như mẹ hiền, là người mẹ thứ 2 của trẻ”, là tấm gương sáng để trẻ noi theo.
Biện pháp 4: Giáo viên thường xuyên nêu gương khích lệ trẻ 
- Trẻ giai đoạn 3-4 tuổi với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển mạnh, trẻ hay tò mò và thích bắt chước, giáo viên phải luôn tôn trọng trẻ và hết sức công bằng, sử dụng khen, chê đúng mực. Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi thói quen nề nếp của trẻ, nhưng không nên khen quá đáng mà chê trách chung chung khiến trẻ mất lòng không vui và tự ái.
- Tâm lý của con người thích được khen hơn là chê. Nhất là đối với trẻ lúc nào cũng muốn được khen và khen nhiều. Vì vậy là một giáo viên mầm non cần biết động viên khen ngợi trẻ khi cần thiết và phải kịp thời uốn nắn những sai phạm cho trẻ.
- Ví dụ: Vào giờ chơi, trẻ giành đồ chơi của bạn hay xưng hô và nói chuyện với bạn một cách thô lỗ  giáo viên cần nhắc nhở và uốn nắn kịp thời cho trẻ. Qua những lúc cùng trò chuyện với trẻ, cô giáo cần động viên trẻ giao tiếp, biết sử dụng câu “xin lỗi” “cảm ơn” đúng lúc, nhắc nhở trẻ ngay nếu trẻ nói gì đó chưa đúng.  Tất cả những hành vi từ nhỏ đến lớn giáo viên đều phải theo dõi điều chỉnh, giúp đỡ trẻ đần dần trẻ sẽ có cử chỉ hành vi lễ giáo tốt. Khi trẻ sai tuyệt đối giáo viên không la mắng trách phạt trẻ trước các trẻ khác mà gọi riêng trẻ ân cần nhỏ nhẹ nói cho trẻ biết việc làm sai của trẻ và dạy trẻ cách làm đúng để trẻ noi theo.
	- Ngoài ra để động viên khích lệ trẻ thì vào buổi chiều mỗi ngày tôi cho trẻ tự nhận xét bản thân qua hoạt động nêu gương và cùng nhau cắm cờ. Tôi đưa ra tiêu chí bao nhiêu cờ thì cuối tuần sẽ được phát phiếu bé ngoan. Tôi khích lệ mời trẻ nhận xét về bản thân và các bạn khác. Điều này giúp trẻ chủ động mạnh dạn hơn và biết được những hành vi sai thì hạn chế, hành vi đúng thì phát huy.
 Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ
Sự phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ, tạo được nền tảng vững chắc, kịp thời sửa chữa những lệch lạc của trẻ để trẻ sau này trở thành người con ngoan trò giỏi, là người công dân có ích cho xã hội.
Trong buổi họp mặt đầu năm tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho.docx