Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp D3 trong trường Mầm non Đông Cứu

docx 42 trang Phương Thanh 14/01/2025 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp D3 trong trường Mầm non Đông Cứu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp D3 trong trường Mầm non Đông Cứu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp D3 trong trường Mầm non Đông Cứu
UBND HUYỆN GIA BÌNH
TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG CỨU
SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ 
CẤP TRƯỜNG
TÊN SÁNG KIẾN:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI TẠI LỚP D3 TRONG TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG CỨU”
Tác giả Sáng kiến:	Nguyễn Thị Thủy
Chức vụ: 	Giáo viên
Đơn vị công tác: 	Trường mầm non Đông Cứu
	Lĩnh vực: 	Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội
Tháng 1 năm 2024
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 	
Kính gửi: 	Hội đồng sáng kiến cấp huyện
 	 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại lớp D3 trong trường mầm non Đông Cứu”
 	2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ tên: Nguyễn Thị Thủy
- Cơ quan, đơn vị: Trường Mầm non Đông Cứu
- Địa chỉ: Bảo Tháp - Đông Cứu - Gia Bình - Bắc Ninh
- Điện thoại: 0969201991
- Email: meyeutitmit123@gmail.com.
4. Đồng tác giả sáng kiến: Không.
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
- Tên chủ đầu tư: Trường Mầm non Đông Cứu
- Cơ quan, đơn vị: Trường Mầm non Đông Cứu
- Địa chỉ: Yên Việt - Đông Cứu - Gia Bình - Bắc Ninh 
6. Các tài liệu kèm theo: (Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến).
 
Đông cứu, ngày 15 tháng 1 năm 2024
Tác giả Sáng kiến
(Chữ ký và họ tên)
Nguyễn Thị Thủy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
 KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
 “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại lớp D3 trong trường mầm non Đông Cứu” 
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Sáng kiến được áp dụng lần đầu thực tiễn tại Trường MN Đông Cứu từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 1 năm 2024.
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không.
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
Có thể có những người nghĩ rằng các biện pháp đề ra trong sáng kiến phải là những gì cao siêu và khó làm nhưng thực ra chỉ là sự đồng lòng quyết tìm thực hiện một số biện pháp để tạo hứng thú cho trẻ khi khám phá khoa học.
Từ cán bộ quản lý nhà trường tới giáo viên như thiết kế môi trường hoạt động trong và ngoài lớp, việc mua sắm và làm đồ dùng giáo dục kỹ năng tự phục vụ từ nguyên vật liệu sẵn có để bổ sung vào những đồ dùng còn thiếu trong nhà trường, nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục khám phá khoa học của trẻ ngày càng tốt hơn, hứng thú hơn ... hay việc phối hợp với phụ huynh trong quá trình thực hiện chuyên đề..... Tất cả những việc làm của giáo viên chúng tôi trước hết là nhằm mục đích giúp cho trẻ mạnh dạn tự tin hơn nhiều khi tham gia vào hoạt động, trẻ yêu thích các trò chơi trong tiết học hay các giờ học giáo dục kỹ năng tự phục được tổ chức trong lớp cũng như ngoài lớp. Qua đó cũng là góp phần thực hiện tốt các chuyên đề mà giáo dục Bắc Ninh đề ra cho bậc học giáo dục mầm non của tỉnh nhà.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển vè thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, trí tuệ, hình thành yếu tố đầu tiên nhân cách, giúp trẻ “ học làm người”.
 Đa số trẻ mới đến trường, lớp còn lạ lẫm với môi trường xung quanh cũng như đồ chơi ở lớp, một số trẻ sinh thiếu tháng nói chưa rõ câu, chưa hiểu lời người lớn nói, nên rất khó tiếp nhận kiến thức để đạt mục tiêu.
 Là một giáo viên, tôi luôn có ý thức tiếp thu và bồi dưỡng nội dung chương trình giáo dục mầm non, nội dung lập kế hoạch giáo dục một cách đầy đủ và đã thể hiện đồng bộ về chương trình mới. 
	 - Bản thân tôi luôn cố gắng trau dồi kiến thức, xây dựng các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
 - Tôi luôn tìm hiểu những nhu cầu tâm sinh lý của trẻ, những kỹ năng mà trẻ đạt được thì cần phát huy, còn kỹ năng mà trẻ chưa đạt được thì tôi trau dồi hàng ngày để trẻ được phát triển theo độ tuổi của trẻ. 
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến:
Có thể nói giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Trong những năm tháng đầu đời, trẻ em rất cần được quan tâm kỹ lưỡng vì đây là giai đoạn hình thành nên nhân cách cũng như là năng lực của các con. Dễ hiểu hơn, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, là khả năng ứng xử phù hợp với người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể từ "Kỹ năng sống" còn mới mẻ với những năm về trước nên chưa được quan tâm và chú ý rộng rãi, nhất là đối với trẻ nhỏ, nhưng ở tuổi nào theo tôi thì đều rất quan trọng đều cần được rèn luyện.
7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
 a, Biện pháp 1: Tìm hiểu đối tượng trẻ và lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp với trẻ.
 - Tìm hiểu về trẻ:
    Tìm hiểu đối tượng trẻ là phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý chung của lứa tuổi.  Nắm bắt được rõ đặc điểm của lứa tuổi, người giáo viên sẽ dễ dàng hiểu trẻ, có cách giao tiếp phù hợp với trẻ, hay lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục phù hợp nhằm mang lại kết quả tốt nhất trong giảng dạy.
  Bên cạnh việc nắm bắt tâm sinh lý chung của lứa tuổi, giáo viên phải hiểu rõ từng trẻ của mình: Hoàn cảnh gia đình, thói quen của trẻ, tính cách trẻ, sở thích. Đây là việc hết sức quan trọng để giáo viên lập được kế hoạch giáo dục chung cho cả lớp, bên cạnh đó đảm bảo yếu tố cá nhân từng trẻ. Giáo viên  chủ động trò chuyện với trẻ mọi lúc khi có cơ hội, tạo cho trẻ niềm tin nơi cô, để trẻ mạnh dạn chia sẻ những suy nghĩ của mình, hoặc không ngần ngại khi cần sự giúp đỡ hay tò mò về một vấn đề cần giải đáp. Làm được điều này không dễ, nên  giáo viên cần kiên trì, thực lòng yêu thương trẻ chắc chắn cô sẽ là “Người bạn .
 b, Biện pháp 2: Dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày.
     Với trẻ mầm non, giáo dục kỹ năng sống không thể tách riêng thành một môn học riêng biệt, nó phải được tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục khác trong ngày, ở mọi lúc mọi nơi. Người giáo viên cần tìm tòi đổi mới các hình thức tổ chức để mọi kiến thức giáo dục mình muốn truyền tải đến trẻ đều nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.
- Hoạt động đón, trả trẻ: 
+ Rèn kỹ năng lao động tự phục vụ:    
    + Rèn kỹ năng giao tiếp:
    Đầu năm đón trẻ tôi chào trẻ trước với lời nói dịu dàng, vòng tay trước ngực sau đó yêu cầu trẻ chào lại cô. Nhắc trẻ chào cô lễ phép, sau đó vòng tay chào người đưa mình tới lớp.
 c, Biện pháp 3: Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
   Môi trường giáo dục cho trẻ ở trường là môi trường giữa con người với con người, môi trường học tập xung quanh trẻ.
- Môi trường tinh thần:
   Mỗi người xung quanh trẻ luôn là tấm gương cho trẻ học tập. Vì vậy, trong các mối quan hệ người lớn cần hết sức lưu ý, để trẻ có thể học tập qua các mối quan hệ ấy thì người lớn cần để ý đến lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ. Mối quan hệ Cô - Cô, đây là hình ảnh trẻ thường xuyên tiếp xúc, để có thể giáo dục trẻ hiệu quả thì các cô cần cư xử thật khéo léo.
- Môi trường vật chất:
    Việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp khoa học đẹp mắt không chỉ đảm bảo về nguyên tắc an toàn, vệ sinh mà nó là môi trường cho trẻ học tập tính gọn gàng ngăn nắp, tính khoa học. Môi trường sạch sẽ giúp trẻ có thói quen thường xuyên dọn dẹp, cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Đồ chơi đẹp an toàn còn cho trẻ có gu thẩm mỹ, cảm nhận cái đẹp từ đó thích được tạo ra cái đẹp.
 d, Biện pháp 4: Tuyên truyền phối hợp phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Tuyên truyền tới phụ huynh:
     Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không thực hiện đơn lẻ ở trường hay ở nhà, đó phải là sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường mọi lúc, mọi nơi. Là sự thường xuyên cho trẻ trải nghiệm trong các môi trường khác nhau, để trẻ tự giải quyết các vấn đề mình gặp phải. Để làm tốt được những điều này thì cả gia đình và nhà trường cùng thực hiện.
- Phối hợp với phụ huynh trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:
     Hiện nay điều kiện kinh tế phát triển, gia đình sinh ít con nên phụ huynh đa số quan tâm rất nhiều đến con em mình. Nhưng mặt trái của nó là sự bao bọc trẻ thái quá, nuông chiều vô lối dẫn đến trẻ ỷ lại và ích kỷ. Việc làm cho các bậc phụ huynh hiểu và phối hợp cùng cô là một nhiệm vụ quan trọng góp phần vào thành công của nhiệm vụ đề ra.
* Kết quả của sáng kiến:
Giáo viên phải nắm vững phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Tổ chức hoạt động phải thoải mái không gò bó áp đặt trẻ. Luôn luôn động viên khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ tham gia mọi hoạt động.
Kết hợp giữa gia đình và nhà trường thống nhất nội dung, biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ đạt kết quả cao nhất.
 Để giúp trẻ có những kiến thức về kỹ năng tự phục vụ thì giáo viên cần không ngừng học tập, bồi dưỡng nghiên cứu, để nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết của mình về việc tổ chức chăm sóc cũng như giáo dục trẻ.
 Trẻ biết tự làm một số công việc tự phục vụ mà không cần đến sự giúp đỡ của cô như: Tự lấy ghế ngồi vào tổ khi đến lớp, lấy ghế ngồi vào bàn khi ăn, tự cầm thìa xúc cơm ăn, rửa tay lau mặt, cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ, xếp ghế khi ăn xong, lấy gối đi ngủ 
 Bên cạnh đó trong quá trình chơi với bạn hợp tác, nhường nhịn nhau hơn, biết chơi cùng bạn và biết giúp đỡ bạn. Hợp tác thành thật chia sẻ với mọi người xung quanh và bạn bè.
 - 100% trẻ đều hứng thú tham gia các hoạt động. Sự mạnh dạn, tự tin được tăng lên. 
- 100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm nhiều hiểu biết về các kỹ năng mà trẻ đã được học. 
- Qua việc thường xuyên tham gia vào các hoạt động, nhận thức và thể lực của trẻ được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng động hơn trong giao tiếp. 
- Hầu hết trẻ đều có ý thức, biết yêu thương, giúp đỡ nhau.
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các nhóm lớp 24 - 36 tháng tuổi trong toàn huyện.
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến: 
- Giáo viên trong lớp cũng như giáo viên trong tổ chuyên môn khối nhà trẻ có sự giao lưu, học tập lẫn nhau. Nắm chắc hơn về phương pháp tiến hành giờ ăn cho trẻ.
- Có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức rèn nề nếp, thói quen tốt cho trẻ trong ăn uống. Cô có thêm nhiều cơ hội để gần gũi và quan tâm đến trẻ được nhiều hơn.
- Để có được kết quả cao trong việc rèn nề nếp và tạo thói quen vệ sinh cho trẻ ngoài nắm vững các phương pháp, người giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong lớp từ đó có những biện pháp tác động phù hợp.
- Luôn trao đổi, học hỏi với bạn bè đồng nghiệp về kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ.
- Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi đặc biệt quan tâm tới những trẻ chậm, trẻ mới ra lớp.
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trên lớp để tìm ra nguyên nhân và cách dạy trẻ tốt nhất.
- Tạo cơ hội cho trẻ được làm những việc phù hợp với khả năng của trẻ.
 * Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Xác nhận của cơ quan
(Chữ ký, dấu)
Tác giả sáng kiến
(Chữ ký và họ tên)
Nguyễn Thị Thủy
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 – 2
1. Mục đích của sáng kiến
1 
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.
1 - 2
3. Đóng góp của sáng kiến 
2
PHẦN II: NỘI DUNG
2 - 4
Chương 1: Khái quát thực trạng vấn đề mà sáng kiến tập trung giải quyết
2 - 4 
Chương 2: Những biện pháp đã được áp dụng thử tại lớp
4 – 14
1. Mô tả cách thực hiện 
4 – 14
 a, Biện pháp 1: Tìm hiểu đối tượng trẻ và lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp với trẻ.
4 - 8
b, Biện pháp 2: Dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày.
8 – 12
c, Biện pháp 3: Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
12 - 13
d, Biện pháp 4: Tuyên truyền phối hợp phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
13 - 14 
Chương 3: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến
14 - 15
PHẦN III: KẾT LUẬN
15 – 16
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến.
15 - 
2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến. 
15 - 16
3. Kiến nghị với cấp quản lý
16
PHẦN 4: PHỤ LỤC
17

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến
“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” 
Đúng vậy, trẻ em là nguồn hạnh phúc to lớn của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là nguồn kế tục xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, bảo vệ trong gia đình và cộng đồng. Vì vậy, việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi gia đình, của toàn xã hội và đó cũng là trách nhiệm của bậc học mầm non. 
Nói đến trường mầm non là chúng ta nói đến việc: “Nuôi cháu khỏe, dạy cháu ngoan, đảm bảo cho cháu an toàn”. Trong những nhiệm vụ ấy, nhiệm vụ nào cũng hết sức quan trọng, song đặc biệt quan trọng là đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ, điều đó không chỉ có giá trị trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài. 
Trẻ ở lứa tuổi này trẻ phát triển nhanh, mạnh về thể lực, trí lực cũng như nhân cách. Đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm, hình thành kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh. Chính sự hiếu động, thích khám phá khi trẻ còn non nớt chưa có kinh nghiệm trong việc phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc có thể gặp bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó nếu người lớn thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thiếu sự quan tâm cần thiết hoặc các điều kiện chăm sóc - giáo dục trẻ không đảm bảo vệ sinh và an toàn thì tai nạn cũng rất dễ xảy ra đối với trẻ. 
 Hiện nay, có rất nhiều trẻ tử vong do tai nạn thương tích, trong đó số vụ tai nạn của trẻ do su bất cẩn của người lớn cũng đã xảy ra. Một số trẻ bị tai nạn thương tích tuy không tử vong nhưng cũng bị tàn tật suốt đời. Môi trường gia đình, trường học mất an toàn cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ như: Ngã cầu thang, bỏng nước sôi, điện giật, bị vật sắc nhọn cắt, đâm, bị ngạt thở do nuốt đồ chơi, dị vật... Tai nạn thương tích không những gây tổn thất về người mà còn để lại gánh nặng cho cả gia đình và xã hội, đó là những hậu quả lâu dài như: Thương tật vĩnh viễn, sang chấn tâm lý, mất khả năng đi lại, học tập... 
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, đặc biệt với trẻ mầm non thì đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ với cô giáo mầm non mà của toàn xã hội. Nhưng vai trò của giáo viên mầm non là chủ đạo vì các cô là người chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, là người làm hạn chế và giảm thiểu đến mức thấp nhất tai nạn thương tích, giúp cho trẻ phát triển và trở thành chủ nhân tương lai của đất nước hoàn toàn khỏe mạnh, mang lại hạnh phúc cho mọi người. 
Từ nhận thức trên, là một giáo viên mầm non năm học này tôi được phân công dạy lớp 24 - 36 tháng tuổi D3, với nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong năm học 2023 - 2024 là “Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong trường mầm non” vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Cứu”. 
- Mục đích của đề tài là để giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi nói riêng và trẻ trong trường mầm non Đông cứu nói chung, tìm ra nhiều biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
2. Tính mới và ưu điểm của sáng kiến
- Với các biện pháp của sáng kiến này có nhiều điểm khác và mới so với các biện pháp trước đây đã áp dụng. Như trước đây khi trẻ gặp tai nạn thương tích, nhiều người lại cho đó là rủi ro, hoặc một lý do nào đó, để trẻ được đảm bảo an toàn thỉ phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn, cô giáo... Nhưng khi áp dụng các biện pháp mới này thì trẻ cũng đã có được một số các kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi cần thiết, nhận biết được những nơi có nguy cơ gây tai nạn cho mình mà trước đây trẻ chưa làm được. 
- Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Cứu” được áp dụng thực hiện tại lớp 24 – 36 tháng tuổi D3 trường mầm non Đông cứu năm học 2023 – 2024.
Ưu điểm của đề tài là đã đưa ra được một số biện pháp để đảm bảo an toàn cho trẻ nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ bản thân khi cần thiết, hình thành nhân cách ban đầu kỹ năng sống cho trẻ, ngay từ trong trường mầm non.
3. Đóng góp của sáng kiến
Giáo viên đã có những kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và biết cách xử lý kịp thời các tai nạn không may sảy ra với trẻ. Trẻ được trang bị những hiểu biết về tai nạn thương tích, cách phòng tránh, đã thỏa mãn được nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ mà vẫn đảm bảo an toàn mọi lúc mọi nơi, góp phần vào việc xây dựng “trường học an toàn thân thiện”, cụ thể đã giảm thiểu được các tai nạn thương tích cho trẻ, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ trong trường mầm non. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm mà nghành giáo dục đã đề ra.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Trường mầm non Đông cứu nơi tôi công tác có 1 khu trường trung tâm nơi tôi dạy có hai dãy nhà 2 cao tầng, với một số phòng học. Có các phòng hiệu bộ, nhà bếp riêng.
Tôi được phân công dạy 24 – 36 tháng tuổi, khi bắt tay vào thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trường mầm non Đông Cứu” tôi gặp một số khó khăn và thuận lợi sau:
1. Thuận lợi
Khuôn viên trường sạch sẽ có tường rào bao quanh ngăn cách với bên ngoài. Khung cảnh sân trường rộng, phẳng có trồng cây xanh bóng mát, có các thiết bị đồ chơi ngoài trời phục vụ cho các hoạt động vui chơi của trẻ, cổng trường chắc chắn, đóng mở theo quy định. Phòng học rộng rãi, sạch, thoáng mát.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học 100 % các lớp có ti vi...
Sân trường phẳng, có nhiều đồ chơi ngoài trời với nhiều chủng loại và kiểu dáng khác nhau.
Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng cách phòng và xử lý tai nạn thương tích cho trẻ.
Giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn, tâm huyết với nghề, tận tụy công việc, yêu nghề mến trẻ và luôn quan tâm tới sự an 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_song_cho.docx