Sáng kiến kinh nghiệm Giúp trẻ 5-6 tuổi yêu dân ca hơn qua hoạt động giáo dục âm nhạc
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp trẻ 5-6 tuổi yêu dân ca hơn qua hoạt động giáo dục âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp trẻ 5-6 tuổi yêu dân ca hơn qua hoạt động giáo dục âm nhạc
MỤC LỤC Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. Thực trạng của việc "Giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với dân ca qua hoạt động âm nhạc”................. 2 a/ Thuận lợi 2 b/ Khó khăn 3 2. Những giải pháp (biện pháp) đã được ............ 3 Giải pháp thứ nhất: Tự học, tự nghiên cứu.......... 3 Giải pháp thứ 2: Giúp trẻ hiểu nội dung............... 4 Giải pháp thứ 3: Cho trẻ tiếp cận với dân ca ........ 5 Giải pháp thứ 4: Tổ chức chương trình kết hợp với múa 5 Giải pháp thứ 5: Lựa chọn trang phục, đạo cụ phù hợp để trẻ . 7 3. Thực nghiệm sư phạm ( áp dụng thực tiễn) 7 A.Mô tả cách thực hiện 7 B.Kết quả đạt được 12 C.Điều chỉnh bổ xung sau thực nghiệm 13 4. Kết luận : 13 5. Đề xuất/ kiến nghị 14 Phần 3: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 15 Phần 4: CAM KẾT 15 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Như tất cả chúng ta đều thấy âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển nghệ thuật của nhân loại, nó được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác cùng những thăng trầm của lịch sử với những lời ru, câu hát mộc mạc, đơn sơ nhưng chứa đựng biết bao tình yêu thương,đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa con người với con người trong xã hội. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, hay khi chào đời mỗi con người chúng ta đã có thể cảm nhận được những lời ru, tiếng hát ngọt ngào của bà, của mẹ. Vì thế hát dân ca là thể loại nhạc rất phong phú và quan trọng đối với môn âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc mẫu giáo. Hơn nữa, âm nhạc là nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình thức đặc biệt của nó. Cơ sở của âm nhạc là những lời ca, tiếng hát có liên quan với quá trình lao động, sự quan sát thiên nhiên và những ấn tượng cảm nhận được từ thế giới xung quanh, những lời ca đó được cách điệu hoá nghệ thuật. Dạy âm nhạc cho trẻ mầm non sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm, làm giàu đẹp đời sống tinh thần như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng trẻ thơ. Khi trẻ chập chững bước vào đời, vào trường học đầu tiên ở trường mẫu giáo, dạy trẻ hát múa sẽ giúp trẻ hướng tới cái đẹp, hình thành nhân cách và khả năng linh hoạt của trẻ. Trong Âm nhạc nói chung thì âm nhạc dân tộc nói riêng còn quan trọng hơn gấp bội đối với trẻ. Những cái hay, cái đẹp, nét đặc sắc của dân tộc từ đời này sang đời khác làm cho làn điệu dân ca phong phú, hun đúc cho trẻ tâm hồn của người Việt. Mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc đều có nét đặc thù và nền văn hoá riêng được lưu giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dân ca Việt Nam có nhiều luyến, láy, từ những làn điệu dân ca mộc mạc dễ thương đi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi trẻ được tiếp cận với các bài dân ca ở trẻ dần dần có biểu tượng và hình thành tình cảm yêu quê hương đất nước Việt Nam. Đặc biệt, đối với trẻ mẫu giáo, âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng, âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Ngoài ra, âm nhạc còn là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc từ khi trong nôi, những lời ru của bà của mẹ, những câu hát mộc mạc đơn sơ nhưng gần gũi đã dần nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ. Cũng chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài " Giúp trẻ 5-6 tuổi yêu dân ca hơn qua hoạt động giáo dục âm nhạc" để nghiên cứu, tìm ra cách tốt nhất giúp trẻ học tốt môn âm nhạc. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của việc "Giúp trẻ 5-6 tuổi yêu dân ca hơn qua hoạt động giáo dục âm nhạc". Kết quả khảo sát ban đầu: TT Nội dung khảo sát Tỉ lệ (%) 1 Ngôn ngữ 23 2 Khả năng nghe, cảm thụ âm nhạc(tiết tấu ,giai điệu.) 18 3 Óc thẩm mĩ 15 4 Trí nhớ 15 5 Trí tưởng tượng 20 6 Tình cảm yêu quê hương, đất nước, con người 23 Từ khảo sát ban đầu tôi thấy khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không đồng đều, trẻ có khả năng nghe, cảm nhận âm nhạc rất ít, số trẻ có trí nhớ, trí tưởng tượng còn rất hạn chế. 1. Thuận lợi: Năm học 2020- 2021 tôi được phân công phụ trách lớp 5-6 tuổi tại khu trung tâm, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học được nhà trường trang bị đầy đủ, lớp học rộng rãi. Tổng số học sinh 30 bạn trong đó 18 bạn gái và 12 bạn trai đa số các bạn đều ngoan ngoãn, đi học đều. Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên khi gặp khó khăn, vướng mắc về tiết dạy. Luôn bố trí dự giờ chéo nhau, xây dựng những tiết mẫu, Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, cùng nhau trao đổi, bàn bạc, khám phá rút kinh nghiệm tìm ra những biện pháp thực hiện tiết học hay nhất, hiệu quả nhất. Bản thân giáo viên yêu nghề, mến trẻ, năng động ham học hỏi tiếp thu những cái mới, làm thêm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin và yêu thích dân ca. 2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Ngoài những thuận lợi trên thì cũng có rất nhiều những khó khăn. Phụ huynh học sinh chủ yếu là công nhân, họ còn mải làm ăn nên trẻ chưa được quan tâm đúng mức, một số trẻ còn nhút nhát và sự giao tiếp chưa mạnh dạn. - Một số trẻ chưa hứng thú học bài. - Khả năng ngôn ngữ của một số trẻ còn hạn chế, trẻ nói ngọng nhiều - Chất lượng môn học âm nhạc còn thấp. - Điều kiện phục vụ cho việc dạy và học còn hạn chế, đồ dùng đồ chơi chưa phong phú. - Trên tiết dạy hoạt động âm nhạc giáo viên chỉ dạy một cách thụ động, dập khuôn, máy móc. Vì thế chưa gây cho trẻ sự say mê, hứng thú trong giờ âm nhạc. - Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức không đồng đều, một số trẻ nhận thức nhanh, cũng có một số trẻ nhận thức rất chậm. - Một phần nhỏ bậc phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về ngành học, chưa quan tâm nhiều đến trẻ. - Đối với bộ môn âm nhạc, đặc biệt là những bài dân ca chủ yếu là bài cô hát cho trẻ nghe, còn một số rất ít bài để dạy hát cho trẻ. Bản thân tôi nhận thấy những thuận lợi là cơ bản, khó khăn tuy còn nhiều nhưng đều có thể giải quyết. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra đề tài " Giúp trẻ 5-6 tuổi yêu dân ca hơn qua hoạt động giáo dục âm nhạc" giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của những lời ru, những làn điệu dân ca mượt mà, đằm thắm, giàu chất trữ tình, đậm đà bản sắc dân tộc. Quan trọng hơn, giúp trẻ ý thức được tình yêu quê hương, đất nước, thôi thúc trẻ có tinh thần, trách nhiệm bảo vệ đất nước ngay từ nhỏ để sau này lớn lên trở thành những công dân có ích cho đất nước, góp phần nhỏ bé của mình cho nước Việt Nam. 2. Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc. Giải pháp thứ 1: Tự học, tự nghiên cứu các bài hát dân ca đối với trẻ trong giờ âm nhạc. Sưu tầm những bài dân ca dễ nhớ, dễ học, và phù hợp với từng chủ điểm, phù hợp với lứa tuổi của trẻ ở trường mầm non. Do đặc điểm của từng vùng miền, mỗi làn điệu dân ca có nét đặc sắc riêng, âm điệu khác nhau. Qua tìm hiểu và nghiên cứu cho thấy: với đặc điểm lứa tuổi của trẻ chất giọng Nam Bộ trẻ sẽ dễ thuộc, dễ hát. Vì vậy tôi đã tìm kiếm và chọn những bài dân ca Nam Bộ như: Lý cây bông, Lý cây khếTiếp đó tôi tìm kiếm các bài đồng dao phổ nhạc của Đồng Bằng Bắc Bộ, bởi vì nói tới đồng dao là nói tới những gì quen thuộc nhất xung quanh trẻ. Những bài đồng dao mang tinh chất truyền khẩu, trẻ dễ thuộc những bài đồng dao qua những trò chơi dân gian. Giải pháp thứ 2: Giúp trẻ hiểu nội dung, ngôn ngữ của từng bài dân ca từ đó làm giàu thêm vốn từ cho trẻ. Trẻ có thể biết được các bài cô dạy nhưng điều quan trọng là giáo viên phải giúp trẻ hiểu được nội dung của những bài hát đó, hiểu được những từ trong các bài của các vùng miền khác, đặc biệt là trong dân ca Việt Nam thường hay có những tiếng đệm ở giữa hoặc cuối câu để mở rộng khuôn khổ câu như: ối a, chi rứa, í a, ơ, i, u.. Giải pháp thứ 3: Cho trẻ tiếp cận với dân ca qua các hoạt động khác. Dạy trẻ hát dân ca, yêu dân ca không chỉ riêng ở hoạt động âm nhạc mà giáo viên phải biết linh hoạt áp dụng vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Hoặc có thể lồng ghép vào các môn học khác như: Làm quen với văn học, làm quen với toán, làm quen với môi trường xung quanh, tạo hình Giải pháp thứ 4: Tổ chức chương trình kết hợp với múa, hát dân ca trong dịp lễ, hội. Các dịp lễ, hội của nhà trường tổ chức đây sẽ là cơ hội để trẻ biểu diễn cho các bạn của mình xem và tất cả mọi người cùng thưởng thức. Thay vì chọn những bài hát, bài múa hiện đại cho trẻ biểu diễn thì tôi sẽ lựa chọn các bài dân ca để trẻ múa. Giáo viên cùng phụ huynh chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho trẻ phù hợp với từng bản nhạc, từng giai điệu. Đây cũng là dịp để nhà trường và gia đình thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho trẻ tuổi thơ hồn nhiên, đầy ắp tiếng cười.Ví dụ: - Ngày Nhà giáo Việt Nam( 20/11). Cô cho trẻ múa hát các bài như: "Cô giáo em" theo điệu "Cây trúc xinh" (Dân ca quan họ Bắc Ninh); Cô giáo em là hoa ê ban ( Dân ca Thái)...vừa có ý nghĩa biết ơn cô giáo vừa biết được nhiều bài dân ca của các vùng miền khác nhau. - Ngày hội truyền thống của địa phương. Cô cho trẻ múa hát các bài như: "Những cô gái trên quê hương quan họ", "Cây trúc xinh", "Trảy hội xuân", "Trống cơm", "Cây đa quán dốc"... Với những câu hát ngọt ngào cùng những điệu múa mềm mại, uyển chuyển kết hợp với những trang phục, đạo cụ phù hợp sẽ giúp cho thể loại nhạc dân ca không bao giờ bị phai mờ hay lạc hậu ngược lại nó sẽ càng phong phú và hấp dẫn hơn theo sự phát triển của xã hội hiện đại, giúp cho những người thưởng thức sẽ càng thêm yêu dân ca hơn, yêu những nét văn hoá đặc sắc khắp các vùng miền, yêu quê hương, đất nước. Giải pháp thứ 5:Lựa chọn trang phục, đạo cụ phù hợp để trẻ múa, biểu diễn các bài dân ca. Chỉ dạy cho trẻ hát được các bài dân ca thôi thì chưa đủ, mà điều quan trọng nữa là cần phải cho trẻ trải nghiệm bằng cách hoá thân vào những nhân vật trong các bài dân ca. Điều đó sẽ khắc sâu trong trẻ những hình tượng về con người của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam. Khi cho trẻ hát, múa các bài dân ca Bắc Bộ tôi chuẩn bị trang phục: áo tứ thân, áo yếm,váy đụp, đầu vấn khăn và một số đạo cụ đi kèm tuỳ thuộc vào bài hát. Trang phục và đạo cụ, nhạc cụ là một phần không thể thiếu khi “Giúp trẻ yêu âm nhạc hơn qua những làn điệu dân ca” những giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu mang âm thanh đến cho trẻ thì trang phục sẽ mang đến cho trẻ những hình ảnh đẹp để qua đó trẻ thêm yêu dân ca, thích múa hát, biểu diễn văn nghệ mọi lúc, mọi nơi. 3. Thực nghiệm sư phạm. Giải pháp thứ nhất: Tự học, tự nghiên cứu các bài hát dân ca đối với trẻ trong giờ âm nhạc. Ví dụ: Tập tầm vông, bà còng đi chợ trời mưa, rềnh rềnh ràng ràng Và cuối cùng tôi chọn những bài hát dân ca của các vùng miền để hát cho trẻ nghe như: Cây trúc xinh, Hoa thơm bướm lượn, Inh lả ơiQua những bài dân ca đó trẻ càng thêm yêu quê hương đất nước, yêu con người Việt Nam hơn. Và điều quan trọng hơn nữa đó là tôi phải lựa chọn những bài dân ca phù hợp nhất với các chủ điểm trong chương trình. Ví dụ: Chủ điểm Thế giới thực vật: Tôi chọn bài : Lý cây bông, bầu và bí,từ đó giới thiệu về một số loại rau, loại hoa quen thuộc. Qua đó giáo dục trẻ cách chăm sóc, bảo vệ cây đặc biệt trẻ biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Còn chủ điểm: Thế giới động vật Tôi chọn bài “Trống cơm” ,.. cho trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật, nguồn gốc của trống cơm và hình ảnh của các con vật xuất hiện trong bài hát. Qua đó hiểu được tình cảm thân thiết, gắn bó, yêu thương giữa con người với nhau trong xã hội từ xưa đến nay. Giải pháp thứ 2: Giúp trẻ hiểu nội dung, ngôn ngữ của từng bài dân ca từ đó làm giàu thêm vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Ở chủ điểm Gia đình: Qua bài “Cái bống” tôi sẽ nói cho trẻ biết đây là bài dân ca Bắc Bộ, bài hát này tiêu biểu cho việc làm đẹp của con người. Bài hát miêu tả Cái Bống giúp mẹ gánh gồng để chạy một cơn mưa. Ngoài ra còn phải giải thích những từ có trong bài hát “Bống” là tên riêng của một cô bé người miền Bắc, “Kéo sẩy, kéo sàng” là một động tác sàng lúa, Bống dùng một cái sàng xoay tròn để những hạt lép rơi ra ngoài. Bài hát ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của Cái Bống, tuy còn rất nhỏ nhưng Bống đã biết làm những việc đơn giản để giúp mẹ. Từ đó giáo dục trẻ tình cảm gia đình, người trong một nhà phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, biết kính trọng ông bà cha mẹ. Bài “Bà còng đi chợ trời mưa” là bài hát được phổ từ bài ca dao cổ nói về một bà già lưng đã còng khi đi chợ do không cẩn thận nên đã làm rơi mất tiền. Cái tôm, cái tép nhặt được tiền rơi của bà còng đã trả lại cho bà. Qua bài hát giáo viên giáo dục trẻ biết kính trọng, giúp đỡ người trên, nhặt được của rơi trả người đánh mất. Chủ điểm: Quê hương đất nước Tôi chọn bài “Inh lả ơi” hoặc “Cò lả” Bài “Cò lả” nói về cảnh đẹp khác của đất nước Việt Nam, là vùng Đông Bắc Bộ trù phú với những cánh đồng cò bay thẳng cánh, ở nơi đó có những con người chịu thương chị khó mà ai đó đã gặp sẽ không bao giờ quên được. Bài “Inh lả ơi” là lời mời, gọi các bạn dân tộc Thái, bài hát ca ngợi núi rừng Tây Bắc xinh đẹp, ca ngợi mùa xuân đất nước muôn hoa tươi đẹp. Qua bài hát trẻ biết thêm vùng đất Tây Bắc của đất nước Việt Nam. Đó là nơi muôn hoa, lá khoe sắc màu, các bạn ở đó rất thân thiện và vui vẻ. Khi trẻ được tiếp xúc với các bài hát dân ca từ đó vốn từ của trẻ đựoc tăng lên rõ rệt, trẻ biết thêm được các từ của các vùng miền khác nhau. Từ đó sẽ giúp trẻ dễ dàng làm quen với văn học và chữ viết. Khi đọc thơ, truyện hay khi nói trẻ sẽ không bị ngọng và phát âm chính xác hơn. Giải pháp thứ 3: Cho trẻ tiếp cận với dân ca qua các hoạt động khác. Cụ thể: - Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. Khi tiến hành hoạt động góc, hoạt động ngoài trời tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian, đọc các bài đồng dao như: Tập tầm vông, Nu na nu nống, Rồng rắn lên mây, Chi chi chành chành, Lộn cầu vồng, Kéo cưa lừa xẻ... - Trong giờ làm quen với toán. Tôi cho trẻ hát bài “Rềnh rềnh ràng ràng ”, qua bài hát trẻ sẽ đếm được số lượng. Hoặc cho trẻ đọc bài đồng dao "Rồng rắn lên mây" qua bài này trẻ có thể củng cố các chữ số đã học. - Trong giờ tập thể dục. Tôi mở đĩa bài hát “Gà gáy le te”- Dân ca Cống Khao cho trẻ tập các động tác minh hoạ theo lời bài hát, hoặc bài hát "Trống cơm" - Dân ca quan họ Bắc Ninh kết hợp với trống cho trẻ tập bài tập phát triển chung, tôi thấy trẻ rất hứng thú và say mê học, đem lại kết quả cao cho tiết học. - Trong giờ tạo hình. Đề tài: " Tô màu tranh về quê hương đất nước" tôi sẽ cho trẻ hát, múa bài 'Làng quan họ quê tôi"để trẻ hiểu được nét đẹp, phong cảnh của quê hương mình từ đó giúp trẻ hứng thú với tiết học và phát triển trí tưởng tượng phong phú của mình. - Trong giờ khám phá khoa học. Đề tài: "Trò chuyện về nét đẹp quê hương em" tôi sẽ cho trẻ xem tranh ảnh kết hợp múa, hát các bài về quê hương như: Làng quan họ quê tôi, , Khách đến chơi nhà, Trảy hội xuân...để trẻ biết được nét đẹp văn hoá của quê mình, biết dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể. Từ đó thúc đẩy tình yêu quê hương, đất nước trong lòng trẻ thơ. Giải pháp thứ 4: Tổ chức chương trình kết hợp với múa, hát dân ca trong dịp lễ, hội. Ví dụ: - Ngày Nhà giáo Việt Nam( 20/11). Cô cho trẻ múa hát các bài như: "Cô giáo em" theo điệu "Cây trúc xinh" (Dân ca quan họ Bắc Ninh); Cô giáo em là hoa ê ban ( Dân ca Thái)...vừa có ý nghĩa biết ơn cô giáo vừa biết được nhiều bài dân ca của các vùng miền khác nhau. - Ngày hội truyền thống của địa phương. Cô cho trẻ múa hát các bài như: "Những cô gái trên quê hương quan họ", "Cây trúc xinh", "Trảy hội xuân", "Trống cơm", "Cây đa quán dốc"... Với những câu hát ngọt ngào cùng những điệu múa mềm mại, uyển chuyển kết hợp với những trang phục, đạo cụ phù hợp sẽ giúp cho thể loại nhạc dân ca không bao giờ bị phai mờ hay lạc hậu ngược lại nó sẽ càng phong phú và hấp dẫn hơn theo sự phát triển của xã hội hiện đại, giúp cho những người thưởng thức sẽ càng thêm yêu dân ca hơn, yêu những nét văn hoá đặc sắc khắp các vùng miền, yêu quê hương, đất nước. Giải pháp thứ 5:Lựa chọn trang phục, đạo cụ phù hợp để trẻ múa, biểu diễn các bài dân ca. Ví dụ: Bài “Cái Bống” tôi chuẩn bị những cái mẹt, cái sàng. Bài “Bà còng đi chợ trời mưa” tôi chuẩn bị mũ tép, mũ tôm, gậy..... Khi cho trẻ múa hát về dân ca Nam Bộ thì cô cần chuẩn bị áo bà ba , khăn rằn.... Bài con cào cào tôi chuẩn bị mũ cào cào, mũ ong, mũ bướm trang phục áo xanh cho cào cào, áo vàng cho ong, áo hồng, tím cho bướm b/ Kết quả đạt được: Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và sau khi sử dụng các biện pháp trên để “mang dân ca gần gũi hơn với trẻ mẫu giáo”. Tôi nhận thấy rằng trẻ đặc biệt thích thú và say mê với các bài hát dân ca, biết lắng nghe và cảm thụ âm nhạc. Mặt khác tôi còn nhận thấy trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong các bộ môn khác.Trẻ nhận thức và học hỏi cho mình được rất nhiều điều mới lạ . Và qua khảo sát cuối năm tôi đã thu được kết quả như sau: Kết quả chuyển biến sau khi áp dụng những biện pháp trên: TT Nội dung khảo sát Tỉ lệ (%) 1 Ngôn ngữ 26/30 2 Khả năng nghe, cảm thụ âm nhạc(tiết tấu ,giai điệu....) 25/30 3 Trí nhớ 24/30 4 Óc thẩm mĩ 25/30 5 Trí tưởng tượng 26/30 6 Tình cảm yêu quê hương, đất nước, con người 30/30 c/ Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm. Để việc giúp trẻ yêu dân ca hơn đạt kết quả tốt cần có sự quan tâm của gia đình, nhà trường, sự đầu tư các trang thiết bị về âm nhạc. Trong công tác giảng dạy đòi hỏi người giáo viên mầm non ngoài lòng yêu nghề mến trẻ còn cần phải có năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, sự cần cù chịu khó, tìm tòi, sáng tạo và am hiểu tâm sinh lý của trẻ. Phương pháp dạy phải có sáng tạo, không dập khuôn, máy móc, trong tiết dạy phải nhẹ nhàng, không gò bó, không ép trẻ. Khi trẻ chán, để tạo hứng thú cho trẻ cô cần phải có nghệ thuật để thu hút sự chú ý của trẻ. Qua những biện pháp này chất lượng của trẻ được nâng lên rõ rệt. Trẻ hiểu được tầm quan trọng của dân ca, biết được dân ca là một loại nhạc rất quan trọng trong thế giới âm nhạc và đặc biệt hơn là dân ca còn mang đậm bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, tôi cảm thấy yêu âm nhạc hơn, say mê và hứng thú hơn với nhạc dân ca. 4. Kết luận: Trong quá trình thực hiện đề tài này bản thân tôi đã rút ra được kết luận sau: Âm nhạc cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là dân ca rất phong phú và đa dạng, ngoài chức năng phục vụ đời sống tinh thần của con người nó còn góp phần hoàn thiện nhân cách của trẻ. Để tìm hiểu và học hỏi thì rất mất nhiều thời gian. Trong phạm vi hạn
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_tre_5_6_tuoi_yeu_dan_ca_hon_qua_h.doc