Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ tích cực trải nghiệm chơi ngoài trời tại lớp 4TC Trường mầm non Trung Chính

pdf 18 trang Phương Thanh 02/04/2025 210
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ tích cực trải nghiệm chơi ngoài trời tại lớp 4TC Trường mầm non Trung Chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ tích cực trải nghiệm chơi ngoài trời tại lớp 4TC Trường mầm non Trung Chính

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ tích cực trải nghiệm chơi ngoài trời tại lớp 4TC Trường mầm non Trung Chính
Trường Mầm non Trung Chính
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4
tuổi C
Biện pháp giúp trẻ tích cực trải nghiệm chơi ngoài trời tại lớp 4TC Trường
mầm non Trung Chính
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
1. Thực trạng việc tích cực trải nghiệm chơi ngoài trời của
trẻ lớp 4TC
2
2. Biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi C trường mầm non Trung
Chính tích cực trải nghiệm chơi ngoài trời
4
a. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường trải nghiệm ngoài
trời theo hướng mở giúp trẻ tích cực hoạt động
4
b. Biện pháp 2: Sáng tạo, linh hoạt đổi mới hình thức tổ
chức các nội dung chơi ngoài trời theo hướng trải nghiệm
6
c. Biện	pháp	3: Phối hợp với phụ huynh khuyến khích
trẻ tích cực trải nghiệm
12
3. Kết quả (áp dụng thực tiễn) 12
a. Kết quả đạt được 12
b. Điều chỉnh, bổ sung sau khi áp dụng thực tiễn 13
4. Kết luận 14
5. Kiến nghị, đề xuất 14
3 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN
PHÁP
15
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi C
1 of 18
4 PHẦN IV: CAM KẾT 29
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vui chơi ngoài trời là hoạt động không thể thiếu trong chế
độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non. Tham gia
hoạt động trẻ được tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng
xung quanh vừa gần gũi vừa phong phú, trẻ còn được hít thở
bầu không khí trong lành, tạo điều kiện cho trẻ được tìm tòi,
khám phá thỏa mãn trí tò mò đồng thời giúp trẻ tăng cường sức
khỏe và thể lực. Được vui chơi ngoài trời là khoảng thời gian
vô cùng quý giá đối với sự phát triển của trẻ mà ít thời điểm
sinh hoạt nào khác có thể so sánh được. Không gian chơi ngoài
trời có rất nhiều lợi thế cho việc tổ chức các hoạt động đa dạng
mà điều kiện trong phòng không thể đáp ứng được.
Qua hoạt động chơi ngoài trời trẻ nhận thức được thế giới
xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan
tâm đến những gì xẩy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Trẻ
thoả mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá của mình. Hoạt động vui
chơi ngoài trời còn tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn, tự tin, mạnh dạn
trong cuộc sống, góp phần tích cực trong sự phát triển toàn diện
của trẻ.
Tuy nhiên, đôi khi giáo viên thường chỉ chú trọng đến việc
tổ chức các hoạt động như: hoạt động học, hoạt động góc, hoạt
động chiều mà chưa thực sự quan tâm, đầu tư nhiều 
vào hoạt động chơi ngoài trời. Nội dung các buổi chơi ngoài
trời còn đơn giản, chưa thu hút trẻ. Hình thức tổ chức còn gò
bó, lặp đi lặp lại, chưa có sự linh hoạt, sáng tạo. Do đó, không
kích thích được tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ, trẻ thường thụ
động và môi trường giao tiếp bị hạn chế. Chính vì vậy, tôi thấy
việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ
là một vấn đề cấp thiết và cần phải thực hiện ngay tại lớp của
mình.
Từ những lí do trên khiến tôi suy nghĩ và tìm ra “Biện
pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi C tích cực trải nghiệm chơi ngoài
trời tại trường mầm non Trung Chính” để tạo cho trẻ hứng
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi C
2 of 18
thú, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm
hiểu thế giới xung quanh.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng việc tích cực trải nghiệm ngoài trời của
trẻ lớp 4TC
Năm học 2022-2023, được sự phân công của nhà trường
tôi chủ nhiệm nhóm lớp 4 - 5 tuổi C với tổng số là 29 trẻ, trong
đó có 16 trai và 13 gái. Trong quá trình tổ chức cho trẻ trải
nghiệm chơi ngoài trời thì tôi nhận thấy có những ưu điểm và
hạn chế như sau:
a. Ưu điểm:
* Nhà trường:
- Ban Giám hiệu nhà trường luôn sát sao chỉ đạo và bồi
dưỡng giáo viên phương pháp dạy học tích cực lấy trẻ làm
trung tâm.
- Nhà trường đã xây dựng môi trường sạch đẹp, tạo cảnh
quang, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ
cho học tập và cho việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ.
- Khuôn viên có mái vòm thuận lợi cho việc tổ chức các
hoạt động chơi ngoài trời.
* Giáo viên:
- Bản thân là một giáo viên trẻ có niềm say mê, luôn tích
cực, nhiệt tình và ham học hỏi tìm tòi phương pháp dạy học
mới.
- Cả 2 giáo viên trong lớp có trình độ chuyên môn trên
chuẩn, có nhiều đổi mới trong hình thức tổ chức hoạt động cho
trẻ.
- Giáo viên tích cực, sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ
chơi hấp dẫn giúp trẻ tích cực, chủ động hơn khi trải nghiệm
chơi ngoài trời.
* Về phía trẻ:
- Tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi C
3 of 18
động, đặc biệt là hoạt động chơi ngoài trời.
* Về phía phụ huynh:
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập và vui chơi
của con em mình.
- Nhiều phụ huynh nhiệt tình tham gia ủng hộ nguyên vật
liệu làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy học và vui chơi
của trẻ.
b. Hạn chế và nguyên nhân
* Về giáo viên:
- Giáo viên vẫn đang lấy giáo viên làm trung tâm, ít tạo
cơ hội cho trẻ trải nghiệm nên chưa phát huy được tính tích cực
của trẻ, những kiến thức không đọng lại lâu trong trẻ.
* Về trẻ:
- Kiến thức và kỹ năng trải nghiệm của trẻ chưa cao đặc
biệt là các hoạt động quan sát trải nghiệm.
- Trẻ bị động, chưa phát huy được tính tích cực chủ động,
sáng tạo.
* Về phụ huynh:
- Chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động trải
nghiệm ngoài trời của con em mình. Tâm lí sợ trẻ mệt, sợ trẻ
đau, sợ bị bẩn
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã khảo sát trẻ để lựa chọn
những biện pháp phù hợp đưa vào thực hiện nhằm đạt kết quả
cao hơn. Khảo sát chất lượng đầu năm (thời điểm giữa tháng
9/2022), đạt kết quả như sau:
Khảo sát 29 trẻ tại lớp 4 - 5 tuổi C:
BIỂU 1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM
Năm học 2022 - 2023
Nội dung khảo sát Khảo Sát đầu vào (tháng 9/2022)
Kết quả
Đạt Tỷ lệ Chưa
đạt
Tỷ lệ
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi C
4 of 18
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt
động trải nghiệm chơi ngoài trời
16/29 55% 13/29 45%
Trẻ có hiểu biết về các hoạt động trải
nghiệm chơi ngoài trời
15/29 52% 14/29 48%
Trẻ có kỹ năng cơ bản trong hoạt động
trải nghiệm chơi ngoài trời
13/29 45% 16/29 55%
2. Biện pháp giúp trẻ tích cực trải nghiệm chơi ngoài trời
tại lớp 4- 5 tuổi C trường mầm non Trung Chính
Từ kết quả khảo sát trên, để giúp trẻ tích cực trải nghiệm
chơi ngoài trời, tôi đã nghiên cứu, áp dụng một số biện pháp
sau:
 a. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường trải nghiệm
ngoài trời theo hướng mở giúp trẻ tích cực hoạt động.
Đây là một biện pháp không thể thiếu nhằm tạo môi
trường cho trẻ trải nghiệm tích cực theo quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm. Việc xây dựng môi trường lớp học theo
hướng mở, cung cấp đồ dùng dùng đồ chơi theo chủ đề phong
phú và có đầy đủ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hoạt động tích
cực là cách để mỗi giáo viên tạo cho trẻ không gian vui chơi
một cách thoải mái, hồn nhiên và chủ động qua đó sẽ phát huy
tính tích cực của trẻ.
Khi tạo môi trường trải nghiệm ngoài trời, bản thân tôi đã
cùng đồng nghiệp trong trường tham khảo từng vị trí, tận dụng
hết mọi khoảng không gian để xây dựng một cách khoa học,
phong phú và hấp dẫn cho trẻ trải nghiệm. Cụ thể tôi cùng đồng
nghiệp đã tạo ra một số công trình như sau:
Ví dụ: Xây dựng khu trải nghiệm vận động: Chúng tôi tận
dụng các nguyên vật liệu địa phương sẵn có, lốp xe cũ, sơn màu
và thiết kế các đồ chơi hình dạng con vật ngộ nghĩnh như: Bò
chui qua ống dài, bước chân khéo léo, chơi ném bóng... được
trải nghiệm tập luyện hàng ngày giúp trẻ nhanh nhẹn, dẻo dai,
rèn luyện khả năng khéo léo, linh hoạt, mạnh dạn, tự tin...(Hình
1),(Hình 2).
Ví dụ: Xây dựng khu trải nghiệm thiên nhiên: Trong đó
tôi xây dựng được vườn rau của bé, vườn hoa của bé để trẻ
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi C
5 of 18
được trải nghiệm hàng ngày như chăm sóc, tưới nước cho cây;
thực hành xới đất, gieo hạt (trồng cây), quan sát sự nảy mầm, sự
lớn lên từng ngày của cây (Hình 3), (Hình 4).
Ví dụ: Xây dựng Thư viện trường em trong đó có: Góc
sách của bé, giá sách truyện, tủ tài liệu chuyên môn của giáo
viên đã giúp cho CBGV nghiên cứu thêm về chuyên môn, góc
sách dành cho phụ huynh giúp phụ huynh hiểu sâu hơn về việc
giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm. (Hình 5).
Ngoài ra, tôi còn xây dựng môi trường hoạt động trải
nghiệm khi có các sự kiện ngày hội, ngày lễ, tết với mong muốn
bồi đắp vốn hiểu biết văn hóa Việt cho trẻ, giúp trẻ phát triển
toàn diện, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới xung
quanh, hình thành cho trẻ kỹ năng trong giao tiếp, kỹ năng
sống.
Ví dụ: Xây dựng môi trường trải nghiệm chợ quê: tôi đã
bày bán đầy đủ các mặt hàng sản phẩm của làng quê, Những
con cua con ốc, mớ rau, hoa quả vườn nhà kết hợp ẩm thực
quê với chiếc bánh chưng, bánh dày, bánh gai cùng góp phần
tạo nên sự phong phú ở chợ quê giản dị, mộc mạc nhưng mang
đậm truyền thống dân tộc quê hương. Thông qua tổ chức hội
chợ quê, các bé được vui chơi thi đua trong các trò chơi dân
gian, cùng các bạn vào vai người bán hàng vui vẻ, hiếu khách
và học cách chào hỏi, giao tiếp, phép lịch sự khi mua hàng, bán
hàng. Trẻ lớp tôi rất hứng thu với việc trải nghiệm tại đây.
(Hình 6).
Tôi đã sử dụng hầu hết các nguyên vật liệu tự nhiên,
nguyên liệu phế thải và các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương
cho trẻ chơi an toàn mà thân thiện.
Ví dụ: Tôi đã tổ chức buổi triển lãm “đồ dùng, đồ chơi”
mà tôi đã làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên, vật liệu phế thải
và nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. (Hình 7).
Qua các bước trên tôi nhận thấy đây chính là nội dung mà
mỗi giáo viên phải phát huy tối đa khả năng và sở trường của
mình xây dựng cho trẻ một môi trường trải nghiệm phong phú,
đa dạng để trẻ tích cực tham gia không nhàm chán và vẫn có
hiệu quả để hình thành những kỹ năng chơi cho trẻ.
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi C
6 of 18
b. Biện pháp 2: Sáng tạo, linh hoạt đổi mới hình thức
tổ chức các nội dung chơi ngoài trời theo hướng trải nghiệm
- Hoạt động ngoài trời bao gồm các nội dung:
+ Hoạt động quan sát.
+ Trò chơi vận động.
+ Chơi tự do.
Tuy nhiên, tôi đã sáng tạo, đổi mới hình thức ở các nội
dung trong việc tổ chức chơi ngoài trời cho trẻ theo hướng trải
nghiệm. Cụ thể là:
Tổ chức cho trẻ quan sát, tham quan, trải nghiệm, thí
nghiệm và lao động thực tế một cách hấp dẫn, hiệu quả
Hoạt động quan sát:
Ngay từ đầu năm học , tôi đã thực hiện việc thay đổi một
số nội dung ở hoạt động quan sát. Thay vì cho trẻ quan sát các
vật có sẵn quá quen thuộc gây nhàm chán thì tôi cho trẻ được
quan sát trực tiếp các hoạt động, các hiện tượng hàng ngày diễn
ra xung quanh trẻ.
Ví dụ:
- Chủ đề Trường mầm non: Quan sát công việc nấu ăn của
các cô nuôi dưỡng; công việc của bác bảo vệ, công việc quét
rác của cô lao công
- Chủ đề Giao thông: Quan sát phương tiện giao thông đi
lại trên đường, xe máy, xe đạp
- Chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên: Quan sát trời
mưa; quan sát những đám mây
- Chủ đề Thực vật : Quan sát sự phát triển của các cây
xanh, cây hoa...
- Chủ để Động vật : Quan sát con cá bơi, hoạt động của
con gà, con mèo.
Điều này làm kích thích tính tò mò của trẻ, trẻ hứng thú,
tích cực tham gia khám phá, quan sát.
Trong khi tổ chức cho trẻ quan sát, tôi luôn lấy trẻ làm
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi C
7 of 18
trung tâm của hoạt động, đưa ra những câu hỏi gợi mở, cho trẻ
tự trải nghiệm để trẻ có thể sử dụng nhiều giác quan khác nhau
trong việc quan sát, khám phá như cầm, nắm, sờ, ngửi.. Trẻ
tự đưa ra nhận xét, đánh giá, mạnh dạn tự nói lên ý kiến của
riêng mình. Bên cạnh đó, tôi luôn chú ý phát huy tính tích cực
của trẻ trong khi hoạt động bằng cách trao đổi, trò chuyện với
trẻ về các kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ đã lĩnh hội được từ
thực tế.
Ví dụ: Quan sát xe đạp, tôi đưa ra các câu hỏi gợi mở như:
+ Những bộ phận nào giúp xe đạp đi được?
+ Khi đi xe đạp con ngồi ở đâu?
Sau đó, tôi cho trẻ chỉ, nói tên từng bộ phận, sờ, đạp xe,
kéo phanh, 
Ngoài ra, tôi còn tạo các tình huống để cho trẻ suy nghĩ,
tìm cách giải quyết tình huống đó đồng thời sáng tạo, mở rộng
nội dung trong quá trình hoạt động.
Ví dụ: “Quan sát sự phát triển của cây”, tôi đưa ra tình
huống: Nếu không tưới nước cho cây thì điều gì sẽ xảy ra?
Hoặc là: Để cây trong bóng tối thì cây sẽ phát triển như thế
nào?
Ví dụ: Quan sát xe đạp, tôi đưa ra tình huống: Muốn xe
dừng lại con phải làm gì?
Ví dụ: “Quan sát thời tiết”, hỏi trẻ: Bầu trời có những đám
mây đen xuất hiện thì báo hiệu điều gì sắp xảy ra?
Hoạt động dạo thăm, tham quan, trải nghiệm, khám
phá:
Trước đây, trong các giờ chơi ngoài trời tôi thường ít khi
tổ chức cho trẻ dạo thăm, tham quan, trải nghiệm. Bản thân
thường ngại khi tổ chức các hoạt động này bởi vì các hoạt động
này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị, đầu tư. Tuy nhiên, năm học
này, tôi đã có kế hoạch cho trẻ đi dạo thăm tham quan trải
nghiệm những địa điểm gần trường.
Ví dụ:
- Chủ đề: Trường mầm non, tôi cho trẻ sang thăm các
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi C
8 of 18
nhóm lớp trong trường. Trẻ được ngắm các góc trang trí của lớp
bạn. Trẻ còn được giao lưu, trò chuyện, chơi trò chơi với các
bạn. Qua đó trẻ mở rộng vốn hiểu biết, thêm yêu trường yêu
lớp, bồi đắp thêm tình cảm bạn bè. (Hình 8).
- Chủ đề: Nghề nghiệp, tôi lên kế hoạch cho trẻ đi tham
quan “Cửa hàng tạp hóa Vải Thắng”. Trẻ được quan sát rất
nhiều mặt hàng như bánh kẹo, rau củ quả, các đồ gia dụng
Trẻ còn được trải nghiệm làm người bán hàng, mua hàng, sắp
xếp đồ hàng gọn gàng ngăn nắp và sạch sẽ.
- Chủ đề: Thế giới thực vật, tôi cho trẻ trải nghiệm trồng
cây, tưới cây, nhổ cỏ ở vườn rau của trường. Với hoạt động này,
trẻ được hóa thân thành những “người nông dân nhí”, được tự
tay xới đất, gieo hạt, tưới nước, ươm mầm chăm sóc và thu
hoạch. Trong quá trình đó, giáo viên cũng có thể dạy trẻ các
kiến thức về nguồn gốc thực phẩm mà trẻ đang ăn hàng ngày.
Đây là một hoạt động có ý nghĩa để các bé trải nghiệm thực tế
đầy lý thú, nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi
trường và tiết kiệm nguồn thực phẩm tự nhiên. (Hình 9).
- Chủ đề: Quê hương đất nước - Bác Hồ, tôi cho trẻ tham
quan khu Nhà thờ Lai Tê. Trẻ được chiêm ngắm ngôi nhà thờ
cổ kính với lối kiến trúc độc đáo. Quang cảnh xung quanh nhà
thờ với nhiều cây xanh, cây cổ thụ rợp bóng. Qua đó, trẻ được
nuôi dưỡng tình yêu quê hương. (Hình 10).
Sau khi được tham gia vào các hoạt động thăm quan, trải
nghiệm do cô tổ chức tôi thấy các con trở lên hào hứng, tích
cực và chủ động hơn trong các hoạt động. Tôi cũng nhận được
rất nhiều những phản hồi tích cực của phụ huynh nói rằng:
“Cháu về nhà rất hào hứng kể đi kể lại cho bố mẹ nghe về
những chuyến thăm quan”. Phụ huynh rất đồng tình và ủng hộ
hoạt động này của cô và còn đề nghị cô giáo tổ chức thêm nhiều
nội dung tương tự cho con em họ. Nhận được những thông tin
phản hồi tích cực như thế tôi rất vui vì đã tạo được niềm tin đối
với phụ huynh trong công tác giảng dạy của mình.
Hoạt động thí nghiệm:
Tôi cũng tổ chức cho trẻ làm những thí nghiệm đơn giản.
Đây là phương pháp giúp trẻ được trải nghiệm qua các tình
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi C
9 of 18
huống thực tiễn giúp trẻ có cơ sở nhận thức khám phá thế giới
xung quanh, phát huy tính tích cực hoạt động, óc tò mò, trí
tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
Ví dụ:
Chủ đề: Trường mầm non. Thí nghiệm: “ Giấy không
bị ướt khi tô sáp màu” (Hình 11).
- Chuẩn bị: Giấy, sáp màu, nước, cốc đựng nước
- Mục đích: Trau dồi kĩ năng quan sát, định hướng, phân
tích tình huống cho trẻ. Phát triển tư duy liên hệ thực tế: Như
khi đi dưới trời mưa không có áo mưa, mũ, trẻ liên hệ đến cách
này tuy đơn giản nhưng nó kích thích trí não của trẻ hoạt động
và phát triển hơn.
- Cách tiến hành:
+ Cho trẻ thực hiện tô màu kín lên giấy trắng.
+ Sau đó nhúng giấy đã tô màu vào cốc nước, nhấc giấy
ra khỏi cốc nước cho trẻ quan sát. Trẻ nhận xét.
- Giải thích: Vì sáp màu có dầu nên khi cho vào
nước giấy tô sáp màu không bị ướt.
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên. Thí nghiệm:
Bắt không khí (Hình 12).
- Chuẩn bị: Túi nilong.
- Mục đích: Trẻ biết không khí có ở khắp mọi nơi,
khoongmaug, không mùi, không vị.
- Cách tiến hành: Cho trẻ cầm túi nilon, mở rộng miệng
túi hứng không khí vào. Sau đó túm lại và buộc chặt miệng túi.
- Giải thích: Hiện tượng túi nilon căng phồng là do có
không khí chứa đầy trong đó.
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên. Thí nghiệm:
Hiện tượng vòi rồng trong lọ. (Hình 13).
- Chuẩn bị: Nước, lọ thủy tinh trong suốt có nắp đậy,
nước rửa bát, hạt kim sa.
- Mục đích: Phát triển tính tò mò ham hiểu biết, óc quan
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi C
10 of 18
sát và khả năng tư duy, dự đoán.
- Cách tiến hành: Cô cho trẻ đổ đầy nước vào 3/4 bình
thủy tinh và thêm vài giọt nước rửa bát, 1 ít hạt kim sa đóng
chặt nắp lọ và lắc theo chuyển động xoắn ốc. Cho trẻ quan sát.
- Giải thích: Khi lắc mạnh bình nước theo chiều xoáy ốc
thì nước sẽ chuyển động nhanh tạo thành xoáy nước.
Chủ đề: Gia đình. Thí nghiệm: Chất tan và chất không
tan (Hình 14).
- Chuẩn bị: Một cốc nước, đường, muối, cát.
- Mục đích: Giúp trẻ có thể hiểu như thế nào là hòa tan,
như thế nào là không tan.
- Cách tiến hành:
+ Đổ nước vào cốc rồi cho các loại vật liệu đã chuẩn bị
vào cốc nước rồi khuấy lên.
+ Cho trẻ quan sát và nhận xét xem cốc nào tan, cốc nào
không tan.
Giải thích: Khi sản phẩm hòa tan thì chất đó sẽ biến mất, nếu
không tan thì nó vẫn tồn tại và chúng ta vẫn nhìn thấy nó trong
cốc.
Hoạt động lao động, chăm sóc:
Ở hoạt động này tôi tăng cường cho trẻ thực hành lao
động giúp trẻ nắm được các kĩ năng lao động đơn giản, kĩ năng 
tự phục vụ và biết giúp đỡ mọi người xung quanh.
Ví dụ: Trẻ giúp cô lao công quét rác, giúp bác bảo vệ nhặt
lá cây cho vào thùng rác hay trẻ được trực tiếp thao tác trồng
cây, chăm sóc cây, tưới cây, bắt sâu cho rau... ( Hình 15)
 Đa dạng hoá các trò chơi vận động, đưa trò chơi dân gian
vào hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ.
Trường tôi có diện tích sân rộng rất thoải mái cho trẻ tham
gia các trò chơi. Tôi luôn chủ động tìm tòi, học hỏi và sáng tạo
những trò chơi hay, mới lạ, hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia
chơi. Tăng cường sử dụng các trò chơi vận động và trò chơi dân
gian phù hợp với chủ đề và các sự kiện diễn ra.
Ví dụ: Chủ đề: Trường mầm non.
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi C
11 of 18
 Trò chơi vận động “ Tay nắm

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_tre_tich_cuc_trai_nghie.pdf