Kế hoạch Mầm non Lớp Lá - Tuần III: Tết và mùa xuân - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch Mầm non Lớp Lá - Tuần III: Tết và mùa xuân - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch Mầm non Lớp Lá - Tuần III: Tết và mùa xuân - Năm học 2023-2024

KẾ HOẠCH TUẦN III: TẾT VÀ MÙA XUÂN(Thực hiện từ ngày 29/01/2024 -02/02/2024) TÊN HĐ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 ĐÓN TRẺ - Cô nhẹ nhàng ân cần đón trẻ vào lớp - Trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ - Nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng đúng nơi qui định. THỂ DỤC SÁNG - Khởi động: Trẻ đi các kiểu đi trên nền nhạc bài : Đi xe lửa - Trọng động: Trẻ tập các động tác trên nền nhạc bài : Bé khỏe bé ngoan. - Hồi tĩnh: Trẻ vẫy tay nhẹ nhàng về lớp HOẠT ĐỘNG HỌC PTTM Âm nhạc:VĐ theo nhịp “Sắp đến tết rồi” PTTM Tạo hình: “Vẽ hoa mùa xuân” PTNN LQVH: Thơ “Tết đang vào nhà” PTNT LQVT: “Nhận biết số lượng trong phạm vi 5” PTTC TDVĐ: “Ném xa bằng 2 tay” CHƠI CHUYỂN TIẾP Vắt nước cam Oẳn tù tì Năm chú khỉ con Lộn cầu vồng Đi taxi CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC - GPV: Chơi gia đình, cô giáo - GXD: Xây vườn hoa - GVĐ:Chơi với bô-ling - GPV: Chơi gia đình, nấu ăn - GVĐ: Chơi bóng,vòng - GXD: Xây công viên cây xanh - GPV: Chơi cô giáo, bác sỹ - GÂN: Hát các bài hát trong chủ đề - GXD: Xếp vườn cây ăn quả. - GPV: Chơi gia đình, bán hàng - GTN: Chăm sóc cây xanh - GHT: vẽ đồ chơi bé thích. - GPV: Chơi gia đình, bán hàng - GXD: Xếp vườn hoa bé thích. - GVĐ: Chơi vòng,bóng. CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát: Cây hoa cúc - TCVĐ: Cáo và Thỏ - Chơi tự do - Quan sát: Cây hoa đồng tiền - TCVĐ: Cướp cờ - Chơi tự do - Quan sát: Cây hoa hồng - TCVĐ: Rồng rắn lên mây - Chơi tự do - Quan sát: Cây trong sân trường - TCVĐ:Chuyền bóng - Chơi tự do - Quan sát: Cây hoa bỏng - TCVĐ:Nhảy bao bố - Chơi tự do CHƠI HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Làm vở chủ đề -NG+VS+TT -Vệ sinh: Rửa tay -NG+VS+TT -Bé vui thể thao “Kéo co” -NG+VS+TT -Trò chuyện về món ăn ngày Tết Nguyên Đán - NG+VS+TT - Vui văn nghệ cuối tuần KẾ HOẠCH NGÀY Thời gian Hoạt động Yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức thực hiện Ghi chú Thứ hai 29/01/2024 HOẠT ĐỘNG I 1.ĐÓN TRẺ 2.THỂ DỤC SÁNG 3.TRÒ CHUYỆN 4.ĐIỂM DANH - Tâm thế vui vẻ và hào hứng khi tập luyện , giúp trẻ có thói quen tập luyện hằng ngày. -Trẻ biết làm theo yêu cầu của cô - -Mở cửa thông thoáng phòng nhóm, xắp xếp đồ chơi cho trẻ chơi. --Chuẩn bị nước uống. - ảnh thẻ của trẻ Địa điểm tập, loa đài - Đón trẻ bằng thẻ từ tay phụ huynh . -Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ - Nhắc trẻ chào hỏi, rèn cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định. - Cho trẻ chơi tự do hoặc trò chuyện với trẻ về các bạn của trẻ trong lớp. I. Phương pháp hướng dẫn a. Khởi động - Cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu đi trên nền nhạc bài: ‘Đi xe lửa’’ b. Trọng động: Tập theo bài: Bé khỏe bé ngoan. -Trẻ tập cùng cô một số động tác theo lời bài hát: Bé khỏe bé ngoan. - Cho trẻ hát bài : Cái Mũi c. Hồi tĩnh - Trẻ đi lại nhẹ nhàng và đi theo hàng về lớp. II. Điểm danh, trò chuyện đầu tuần 1.Trò chuyện - Cô trò truyện với trẻ về ngày nghỉ của bé. + Các con ở nhà có vui không? + Nghỉ ở nhà con làm việc gì? + Con giúp bố mẹ việc gì ? + Con thích làm gì khi ở lớp ? - Trẻ nêu tiêu chuẩn cắm cờ, tiêu chuẩn bé ngoan. - Giáo dục trẻ ngoan đi học đều. 2. Điểm danh - Cô điểm danh trẻ theo sổ kiểm diện. HOẠT ĐỘNG II HOẠT ĐỘNG HỌC -LV:PTTM -HĐ: Âm nhạc -Đề tài: Vận động theo nhịp‘‘Sắp đến tết rồi’’ - Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên bài hát “Sắp đến tết rồi”, nhạc và lời “Hoàng Vân”, cảm nhận được giai điệu của bài hát, biết vận động theo nhịp bài hát. - Trẻ thuộc bài hát, hát rõ nội dung giai điệu bài hát. - Rèn kỹ năng vận động theo nhịp bài hát cho trẻ. - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc. - Nhạc bài: Sắp đến tết rồi; Ngày Tết quê em. - Mũ âm nhạc, vòng thể dục. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng. 1.Ổn định: - Các con ơi mùa xuân đã đến rồi báo hiệu cho chúng ta ngày tết sắp đến các con có vui không? - Vậy trong gia đình các con đã làm gì để chuẩn bị đón tết? - Các con có biết loài hoa nào đặc trưng của ngày tết không? - Cô cho trẻ QS tranh hoa đào, hoa mai. - Bức tranh nói về hoa gì? - Hoa đào có màu gì? Hoa mai có màu gì? - Hoa đào có ở miền nào? Hoa mai có ở miền nào? - Thế hoa đào, hoa mai thường có vào ngày gì? - À, đúng rồi, hoa đào, hoa mai là loại hoa đặc trưng của ngày tết đấy! Hoa đào có ở miền bắc, hoa mai có ở miền nam. Còn ít ngày nữa thôi là chúng mình đón tết nguyên đán rồi phải không nào? - Khi đi đón tết các con phải như thế nào? - Cô khái quát lại và giáo dục trẻ biết nghe lời người lớn, không ăn quá nhiều bánh kẹo... - Các con có biết bài hát nào nói về ngày tết không? 2. Nội dung: a. Dạy VĐ: Sắp đến tết rồi. - Các con hãy lắng nghe xem đây là nhạc bài hát gì? - Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Sắp đến tết rồi”. - Các con vừa được nghe bài hát gì? - Do ai sáng tác? - Bài hát nói về điều gì? - Cô giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát có giai điệu vui tươi, nói về niềm vui của mọi người nhất là các em nhỏ khi ngày tết đến vì được mặc quần áo đẹp, được bố mẹ dẫn đi chơi, chúc tết ông bà, được mừng tuổi,... - Cho trẻ hát lại 2-3 lần. - Để bài hát được hay hơn nữa thì hôm nay cô sẽ dạy các con vận động bài hát “Sắp đến tết rồi nhé!” * Cô làm mẫu: - Lần 1: Hát và thể hiện động tác minh họa không phân tích. - Lần 2: Cô hát và phân tích động tác: - Cô dạy trẻ vận động từng câu 1 (1-2 lần). - Cho cả lớp hát và VĐ cùng cô 2-3 lần. - Cho các tổ thi đua nhau hát và VĐ. - Cho 2, 3 nhóm bạn trai, nhóm bạn gái lên hát và VĐ. - Cho 2, 3 cá nhân trẻ lên hát và VĐ. - Trong khi trẻ hát và VĐ cô chú ý QS, cô bao quát, sửa sai cho trẻ, động viên khen trẻ. - Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả và kết hợp giáo dục trẻ. b. Nghe hát: Ngày Tết quê em. - Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Cô hát thể hiện cử chỉ, điệu bộ. + Giới thiệu tên bài hát, tác giả: bài hát “Ngày tết quê em” tác giả “Từ Huy”. - Hát lần 2: Cô hát + nhạc. + Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? + Bài hát nói về điều gì? + Giai điệu bài hát ntn? + Vào ngày tết các con thường làm gì? + Cô giới thiệu nội dung bài hát : Bài hát với giai điệu vui tươi, rộn ràng, nói về không khí chung của tất cả mọi người trên mọi miền đất nước đang vui vẻ đón tết. Trong ngày tết có nhiều hoạt động, các bạn nhỏ khoe áo mớí. Tết là dịp mọi người sum họp, quây quần bên nhau, chúc cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. - Hát lần 3: Trẻ hưởng ứng cùng cô. c. Trò chơi âm nhạc: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng. - Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi: - Cho trẻ chơi 3- 4 lần. - Cô động viên, khuyến khích trẻ. Nhận xét sau khi chơi. 3. Kết thúc: - Trẻ hát và VĐ “Sắp đến tết rồi” và chuyển hoạt động. HOẠT ĐỘNGIII CHUYỂN TIẾP: Vắt nước cam HOẠT ĐỘNGIV CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC - GPV: Chơi gia đình, cô giáo - GXD: Xây vườn hoa - GVĐ: Chơi với bô-ling HOẠT ĐỘNG V CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát: Cây hoa cúc - TCVĐ : “Cáo và Thỏ’’ - Chơi tự do - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, chất liệu, tác dụng của cây hoa cúc - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động - Cây hoa cúc - Sân chơi, đồ chơi ngoài trời. 1.Thỏa thuận trước khi chơi - Cô cho trẻ xếp hàng xuống địa điểm qua sát. - Nhắc trẻ đi theo hàng, không chen lấn, xô đẩy nhau. - Điểm danh trẻ. 2. Nội dung a. Quan sát cây Hoa cúc. - Cô cho trẻ quan sát cây Hoa cúc. - Trò chuyện, đàm thoại với trẻ về đặc điểm thân, lá, cành, hoa của cây Hoa cúc, nơi sống tác dụng của cây. - Cô khái quát lại đặc điểm của cây. * Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây. b. TCVĐ:Cáo và Thỏ. - Cô giới thiêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi 2-3 lần - Cô quan sát trẻ chơi - Nhận xét tuyên dương trẻ c. Chơi tự do - Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ. 3. Kết thúc - Cô tập trung trẻ, kiểm tra sĩ số - Nhận xét buổi chơi HOẠT ĐỘNGVI CHƠI HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Làm vở chủ đề 2. Nêu gương,vệ sinh 3. Trả trẻ - Trẻ biết thực hiện đúng yêu cầu của bài tập - Rèn kỹ năng cầm bút, tô màu cho trẻ - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động - Vở chủ đề, màu sáp - Cô yêu cầu trẻ mở vở - Gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện, cô bao quát, giúp đỡ trẻ yếu. - Nhận xét trẻ Đánh giá cuối ngày:...................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thời gian Hoạt động Yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức thực hiện Ghi Chú Thứ ba 30/01/2024 HOẠT ĐỘNG I: ĐÓN TRẺ- TDS- ĐD HOẠT ĐỘNG II HOẠT ĐỘNG HỌC -LV:PTTM -HĐ:Tạo hình -Đề tài: Vẽ hoa mùa xuân - Trẻ biết vẽ các loài hoa đặc trưng của mùa xuân: hoa đào, hoa mai, hoa cúc... với hình dáng và màu sắc khác nhau. -Trẻ biết tô màu cho bức tranh của mình thêm sinh động. - Trẻ biết sử dụng các nét vẽ khác nhau: nét cong, nét tròn, nét xiên, nét thẳng ... để vẽ hoa mùa xuân. -Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vẽ. Trẻ biết yêu quý cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phảm của mình, của bạn làm ra. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ các loài hoa. - Tranh vẽ mẫu về các loài hoa mùa xuân: Tranh hoa đào, hoa mai, hoa cúc. - Góc trưng bày sản phẩm, máy tính, loa - Nhạc bài: Hoa lá mùa xuân, Mùa xuân ơi, Mùa xuân đến rồi. - Giấy A4, nón, mẹt. - Bàn ghế, giá vẽ, màu nước, cọ vẽ, sáp màu, khăn lau tay... - Không gian rộng rãi, thoáng mát . 1. Ổn định - Chào mừng các bé đến với lễ hội mùa xuân. - Mở đầu lễ hội xin mời các bé cùng tham gia vũ điệu mùa xuân. Cô cùng trẻ vận động theo bài hát " Hoa lá mùa xuân" - Đến với lễ hội mùa xuân BTC mời chúng ta cùng tham quan phòng tranh hoa mùa xuân xin mời các bé. - Các bạn ơi chúng ta đang đứng giữa một rừng hoa đúng không nào? 2.Bài mới: a.Quan sát tranh mẫu: - Bạn nào có nhận xét về bức tranh hoa đào? - Con có nhận xét gì về cánh hoa đào? Làm thế nào để vẽ thành cánh hoa? - Ngoài hoa ra trên cành đào còn có gì? - Tác giả đã tô màu như thế nào để làm nổi bật nét đặc trưng của hoa đào? (Hoa đào màu hồng, hoa nhỏ, cánh hoa tròn. - Ai có ý kiến gì về bố cục bức tranh vẽ hoa đào? - Ở Miền Bắc có đào hồng tươi vậy Miền Nam có hoa gì đặc trưng? + Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh vẽ hoa mai? + Có gì khác với hoa đào? + Khi vẽ hoa mai chú ý điều gì? - Ngoài bức tranh hoa đào hoa mai ra chúng mình còn bức tranh vẽ hoa gì nữa? + Khi vẽ hoa cúc có điều gì đặc biệt khác với cách vẽ các loại hoa khác? + Các cánh của hoa cúc thì sao? + Lá hoa như thế nào? - Để bức tranh hoa cúc đẹp con phải làm gì? => Tất cả những bức tranh trên tuy bố cục có khác nhau, nhưng tất cả đều thể hiện ý tưởng về hoa mùa xuân rất là đẹp. - Đến với Lễ hội mùa xuân hôm nay Ban tổ chức có tổ chức hội thi “Bé khéo tay” . Chúng mình hãy dùng những đôi bàn tay xinh đẹp và khéo léo của mình vẽ lên những bông hoa mùa xuân thật rực rỡ. - Cô trao đổi về ý định của trẻ: + Con sẽ vẽ những loài hoa gì của mùa xuân? + Con vẽ như thế nào? + Để bức tranh sinh động và đẹp sau khi vẽ con làm gì? tô màu gì? b. Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện (Cô mở nhạc các bài hát về một số loại hoa cho trẻ nghe) - Trong lúc trẻ vẽ, cô bao quát nhắc trẻ tập trung, vẽ nhiều loài hoa khác nhau. - Cô giúp đỡ những trẻ còn lúng túng trong khi vẽ - Cô gợi ý cho những trẻ khá vẽ thêm những chi tiết khác để bức tranh đẹp hơn. c. Trưng bày, nhận xét sản phẩm - Cho cả lớp trưng bày sản phẩm chung. - Cô khen chung cả lớp - Cho trẻ quan sát tranh vẽ của cả lớp, chọn ra bài vẽ đẹp của bạn. - Cô mời trẻ nhận xét bài vẽ của bạn: + Con thích bức tranh nào? Vì sao con thích? + Con vẽ được những hoa gì đây? + Làm thế nào để con vẽ được những bông hoa này? ( Hỏi 4-5 trẻ ) - Cô nhận xét sản phẩm chung. => Giáo dục trẻ muốn có những bông hoa đẹp chúng mình phải chăm sóc, bảo vệ không bẻ cành, bẻ hoa Hoa còn có tác dụng trang trí và làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa đấy các con ạ. 3.Kết thúc: Hát VĐ“Mùa xuân ơi” để chào đón mùa xuân - Cho trẻ cất dọn đồ dùng HOẠT ĐỘNG III CHUYỂN TIẾP Oẳn tù tì HOẠT ĐỘNG IV CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC - GPV: Chơi gia đình, nấu ăn -GVĐ: Chơi bóng,vòng - GXD: Xây công viên cây xanh HOẠT ĐỘNG V CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát: Cây hoa đồng tiền - TCVĐ: cướp cờ - Chơi tự do HOẠT ĐỘNG VI CHƠI HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Vệ sinh: Rửa tay 2.Vệ sinh, nêu gương 3. Trả trẻ - Trẻ biết rửa tay đúng theo các bước, biết giữ gìn đôi tay - Rèn thói quen rửa tay cho trẻ - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động -Xà bông, khăn lau tay, vòi nước - Cô và trẻ chơi trò chơi “ Đánh răng” - Cô giới thiệu hoạt động, hướng dẫn trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện , cô quan sát, sửa sai cho trẻ - Nhận xét chung. Đánh giá cuối ngày:...................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thời gian Hoạt động Yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức thực hiện Ghi chú Thứ tư 31/01/2024 HOẠT ĐỘNG I: ĐÓN TRẺ- TDS- ĐD HOẠT ĐỘNG II HOẠT ĐỘNG HỌC -LV:PTNN -HĐ:LQVH -Đề tài: Thơ “ Tết đang vào nhà” - Trẻ thuộc thơ, nhớ tên tác giả, hiểu được nội dung bà thơ “Tết đang vào nhà” của nhà thơ Nguyễn Hồng Kiên. - Trẻ đọc thơ diễn cảm, phát trển ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, yêu thích tết, tết đến mọi người sẽ thêm một tuổi và thêm nhiều niềm vui. -Máy tính -Nhạc bài hát “ Sắp đến tết rồi” - Hình ảnh minh họa bài thơ “Tết đang vào nhà” 1.Ổn định: - Cô và trẻ hát"Sắp đến tết rồi" + Cô và các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nối về điều gì? -Có một bài thơ rất hay nói về ngày tết đó là bài thơ“Tết đang vào nhà” của tác giả Nguyễn Hồng Kiên cả lớp lắng nghe cô đọc nhé! 2. Bài mới: *HĐ1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe - Cô đọc bài thơ cho trẻ nghe 2-3 lần . + Lần 1 đọc diễn cảm bài thơ. + Lần 2 đọc kết hợp với hình ảnh minh họa bài thơ. Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ: *HĐ2: Đàm thoại, trích dẫn,giảng giải + Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì? của nhà thơ nào? + Bài thơ nói về ngày gì ? + Hoa gì nở để báo hiệu Tết đến ? - Khi tết đến các loại hoa đua nhau khoe sắc, nở rộ để đón chào mùa xuân đấy. - Từ “Rung rinh” có nghĩa là gió nhẹ làm cánh hoa rung rinh trong gió đấy. - Cô cho trẻ đọc cùng cô từ “Rung rinh” + Để chuẩn bị cho ngày Tết mẹ đã làm gì ? + Ông làm gì ? + Em bé làm gì ? - Khi tết đến mọi người cùng làm việc và trang trí nhà cửa cho nhà được sạch sẽ và đẹp hơn để đón tết. + Năm nay con mấy tuổi ? + Năm mới đến con sẽ được thêm mấy tuổi ? + Trong bài thơ khi tết đến thì đất trời như thế nào ? - Mọi người lại được thêm một tuổi khi tết về, cùng vui mừng đón tết và đón chào những chùm pháo hoa nở giữa bầu trời. + Thêm tuổi mới các con phải thế nào ? + Khi tết đến các con thấy trong lòng của mình như thế nào ? => Thêm tuổi mới các con phải ngoan, biết vâng lời bố mẹ, ông bà. Ngày Tết đi chơi cùng bố, mẹ phải biết chúc Tết, chào hỏi mọi người. * HĐ3: Dạy trẻ đọc thơ - Cô cho cả lớp đọc thơ 2-3 lần. - Tổ, nhóm , cá nhân trẻ đọc thơ (cô bao quát sửa sai cho trẻ) - Cho trẻ đọc theo hiệu lệnh tay của cô. 3. Kết thúc : - Cô và trẻ hát bài " Cùng múa hát mừng xuân" đi ra ngoài HOẠT ĐỘNG III CHUYỂN TIẾP: Năm chú khỉ con HOẠT ĐỘNG IV CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC - PV: Chơi cô giáo, bác sỹ - ÂN: Hát các bài hát trong chủ đề - XD: Xếp vườn cây ăn quả. HOẠT ĐỘNG V CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát: Cây hoa hồng - TCVĐ: Rồng rắn lên mây - Chơi tự do - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của cây hoa hồng. - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động - Cây hoa hồng - Sân chơi, đồ chơi ngoài trời, bóng, vòng, phấn 1.Thỏa thuận trước khi chơi - Cô cho trẻ xếp hàng xuống địa điểm qua sát. - Nhắc trẻ đi theo hàng, không chen lấn, xô đẩy nhau. - Điểm danh trẻ 2. Nội dung a. Quan sát cây :Hoa hồng. - Cô cho trẻ quan sát cây hoa hồng. - Trò chuyện, đàm thoại với trẻ về đặc điểm thân, lá, cành, hoa của cây hoa hồng, nơi sống tác dụng của cây. - Cô khái quát lại đặc điểm của cây. * Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây b. TCVĐ: Rồng rắn lên mây - Cô giới thiêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi 2-3 lần - Cô quan sát trẻ chơi - Nhận xét tuyên dương trẻ c. Chơi tự do - Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ. 3. Kết thúc - Cô tập trung trẻ, kiểm tra sĩ số - Nhận xét buổi chơi HOẠT ĐỘNG VI CHƠI HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Bé vui thể thao “Kéo co” 2. Vệ sinh, nêu gương 3. Trả trẻ - Trẻ biết tên vận động. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động -Dây thừng - Cô giới thiệu tên vận động. -Cô hướng dẫn cách chơi,luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ thực hiện, cô bao quát trẻ. - Nhận xét trẻ Đánh giá cuối ngày:...................................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
ke_hoach_mam_non_lop_la_tuan_iii_tet_va_mua_xuan_nam_hoc_202.docx