Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Những con vật nuôi trong gia đình bé - Đề tài: Nhận biết tập nói “Con Vịt” - Năm học 2022-2023 - Thân Thị Thu Hà

docx 6 trang Phương Thanh 16/11/2024 750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Những con vật nuôi trong gia đình bé - Đề tài: Nhận biết tập nói “Con Vịt” - Năm học 2022-2023 - Thân Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Những con vật nuôi trong gia đình bé - Đề tài: Nhận biết tập nói “Con Vịt” - Năm học 2022-2023 - Thân Thị Thu Hà

Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Những con vật nuôi trong gia đình bé - Đề tài: Nhận biết tập nói “Con Vịt” - Năm học 2022-2023 - Thân Thị Thu Hà
 GIÁO ÁN 
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2021 - 2022
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Chủ đề: Những con vật nuôi trong gia đình bé
Hoạt động: Nhận biết tập nói
Đề tài: Nhận biết tập nói “Con Vịt”
Đối tượng: Trẻ 24-36 tháng
Số lượng: 15 trẻ
Thời gian: 20 phút
Người soạn: Thân Thị Thu Hà
Người dạy: Thân Thị Thu Hà
Ngày soạn: 06/01/2022
Ngày thực hiện: 11/01/2022
Đơn vị: Trường Mầm non Chi Lăng
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được “Con vịt” theo khả năng với sự giúp đỡ của cô giáo.
- Trẻ nhận biết được tên gọi và một số đặc điểm của con vịt: Đầu vịt, mỏ vịt, cánh vịt, chân vịt, lông vịt (màu vàng).
- Trẻ nhận biết tiếng kêu của con vịt con: Vít vít vít
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nói đúng, rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu.
- Rèn khả năng chú ý, quan sát ghi nhớ của trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ thích thú khi tham gia hoạt động nhận biết tập nói: “Con vịt”
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật.
4. Nội dung tích hợp
- Âm nhạc
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử, máy tính, tivi.
- 2 con vịt con, ao nhỏ thả vịt, mô hình nhà, sân cỏ, đống rơm, cây, mô hình trang trại vịt 
- Nhạc bài hát: “Nhảy múa nào bạn ơi”, “Đàn vịt con”, “Một con vịt” nhạc không lời.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
3. Địa điểm
- Trong lớp học
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1. Mở đầu (2-3 phút):
- Giới thiệu các cô về dự
+ Các con ơi! Hôm nay lớp chúng mình rất vinh dự được đón các cô về thăm lớp mình đấy, chúng mình cùng nổ một chàng pháo tay thật lớn để chào đón các cô nào!
- Cô và trẻ cùng hát, vận động theo nhạc bài hát “Nhảy múa nào bạn ơi”.
2. Hướng dẫn: (15-16 phút):
Hoạt động 1: Nhận biết tập nói “Con Vịt”
- Cô cho trẻ nghe tiếng kêu của con vịt “Vít, vít, vít”
+ Cô hỏi trẻ tiếng kêu con gì?
+ Tiếng kêu phát ra ở đâu? Cô và trẻ cùng đi tìm xem có phải con vịt không?
- Cô mở lồng vịt, cho 2 con vịt con ra chơi với trẻ và hỏi trẻ:
+ Đây là con gì? (Cô chỉ vào con vịt con)
- Cô cho cả lớp nói, cá nhân trẻ nói: “Con vịt”. Cô sửa phát âm cho trẻ.
- Con vịt con kêu như thế nào?
- Cô cho trẻ bắt chước tiếng kêu: “Vít, vít, vít”
- Gọi 3-4 trẻ bắt chước tiếng vịt kêu.
Hoạt động 2: Trẻ trải nghiệm
- Các con nhìn xem, con vịt có gì đây? (Đầu vịt)
+ Đúng rồi! Đây là đầu vịt ? (Cô chỉ vào đầu vịt)
 - Cô cho cả lớp đọc, cá nhân trẻ đọc: “Đầu vịt”. Cô sửa sai cho trẻ.
- Cô chỉ vào mỏ vịt “Đây là gì?” (Mỏ vịt)
- Cô cho cả lớp, cá nhân trẻ nói: “Mỏ vịt”. Cô sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ quan sát lông vịt và hỏi trẻ:
+ Lông vịt có màu gì? (Cô chỉ vào bộ lông vịt).
- Cô cho cả lớp, cá nhân trẻ nói: “Lông vịt”, “Màu vàng”. Cô sửa sai cho trẻ.
-> Đây chính là bộ lông của vịt con đấy, lông vịt con có màu vàng, rất mềm mịn.
- Cô xòe cánh vịt ra cho trẻ nhìn và hỏi trẻ:
+ Đố các con biết đây là gì nào? (Cô chỉ vào cánh vịt).
+ Cánh vịt đâu nhỉ? 
- Cô cho cả lớp, cá nhân trẻ nói: “Cánh vịt”. Cô sửa sai cho trẻ
- Cô cho trẻ bắt chước động tác: Vịt vẫy cánh.
- Cho trẻ quan sát chân vịt và hỏi trẻ:
+ Vịt con đi bằng gì?
+ Chân vịt đâu nhỉ?  (Cô đưa vịt con lên cho trẻ nhìn rõ chân)
- Cô cho cả lớp, cá nhân trẻ nói: “Chân vịt”. Cô sửa sai cho trẻ.
- Các con thấy vịt đi như thế nào? Dáng đi của chú vịt 
“Lạch bạch, lạch bạch”
- Cô cho cả lớp, cá nhân trẻ nói: “Lạch bạch”. Cô sửa sai cho trẻ.
- Các con có muốn làm chú vịt đi lạch bạch không? Cô cho trẻ vừa đi vừa vận động bài “Đàn vịt con”
- Các con ơi! Các chú vịt cũng muốn đi chơi với chúng mình đấy, chúng mình cùng đến rủ các chú vịt cùng đi chơi nào?
- Cô cho trẻ lùa vịt ra ao, quan sát vịt bơi và hỏi trẻ:
+ Vịt con đang làm gì đây các con?
 - Cô cho cả lớp, cá nhân trẻ nói: “Vịt bơi”. Cô sửa sai cho trẻ.
- Bây giờ chúng mình có muốn làm chú vịt bơi không nào? 
Các chú vịt con bơi theo vịt mẹ nhé!
- Các con ơi các con vừa xem các chú vịt con bơi có đáng yêu không?
- Cô thấy các con làm những chú vịt bơi cũng rất là đáng yêu đấy. Bây giờ cô có điều bất ngờ giành cho các con.
- Cho trẻ xem video đàn vịt con đang ăn ( Đây là những chú vịt con ăn no tắm mát sau đó sẽ trở thành những chú vịt to lớn hơn đấy).
+ Nhiều chú vịt sẽ được gọi là đàn vịt.
+ Nhà chúng mình có nuôi vịt không? Ngoài con vịt ra thì nhà con còn nuôi con gì nữa?
+ Các con sẽ làm gì để chăm sóc cho vịt nhanh lớn?
+ Vịt lớn sẽ cung cấp thịt vịt, trứng vịt rất nhiều chất dinh dưỡng cho con người đấy.
+ Bây giờ chúng mình nhìn lên đây xem cô có gì nào?
- Cho trẻ xem tranh vẽ con vịt con
- Cô có tranh vẽ về con gì đây?
- Mời 2-3 trẻ lên chỉ và nói tên các bộ phận của con vịt
=> Cô khái quát: Các con ạ! Đây là vịt con. Vịt có: Đầu vịt, mỏ vịt, cánh vịt và chân vịt. Vịt có bộ lông màu vàng vịt bơi được ở dưới nước nhờ đôi chân có màng đấy!
* Giáo dục:
- Con Vịt là con vật được nuôi trong gia đình nên chúng mình phải chăm sóc, yêu quý con vịt và những con vật xung quanh chúng mình nhé.
- Cô cho trẻ nói: “Bé yêu vịt”.
Hoạt động 3: Ôn luyện, củng cố:
- Trò chơi 1: “Ai nhanh nhất”
+ Cách chơi: Cô giáo có một bức tranh vẽ chú vịt con, khi que chỉ xuất hiện vào bộ phận nào của con vịt thì chúng mình phải nói thật to tên bộ phận đấy nhé.
+ Cô cho trẻ chơi 1-2 lần và sửa sai cho trẻ.
- Trò chơi 2: “Vui cùng Vịt con”
+ Cách chơi : Chúng mình có thích làm những chú vịt con không?
- Bây giờ các con vừa đi vừa nghe nhạc khi cô giáo yêu cầu chúng mình bắt chước động tác nào của chú vịt chúng mình cùng làm theo nhé!
(Cô cho trẻ bắt chước vận động và tiếng kêu của vịt con: đi lạch bạch, vịt vẫy cánh, vịt kêu vít vít).
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần.
=> Nhận xét, khen ngợi trẻ.
3. Kết thúc (1-2 phút):
- Cô nhận xét giờ học, kết hợp giáo dục vệ sinh cho trẻ 
- Cho trẻ đi ra ngoài rửa tay.
 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vỗ tay 
- Trẻ vận động theo nhạc cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời và đi tìm
- Trẻ trẻ lời
- Trẻ phát âm
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ trả lời
- Trẻ phát âm
- Trẻ trả lời.
- Trẻ phát âm
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời.
- Trẻ phát âm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ phát âm
- Trẻ thực hiện
 - Trẻ trả lời
- Trẻ trẻ lời
- Trẻ phát âm
- Trẻ  quan sát và trả lời
- Trẻ phát âm
- Trẻ thực hiện
 - Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trẻ lời
- Trẻ phát âm
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem hình ảnh
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trẻ lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát tranh
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đi rửa tay

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_nhung_con_vat_nuoi_trong.docx