Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ điểm: Thế giới động vật - Đề tài: Chú chim Bồ Câu đáng yêu - Trường Mầm non An Thịnh số 1
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ điểm: Thế giới động vật - Đề tài: Chú chim Bồ Câu đáng yêu - Trường Mầm non An Thịnh số 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ điểm: Thế giới động vật - Đề tài: Chú chim Bồ Câu đáng yêu - Trường Mầm non An Thịnh số 1

GIÁO ÁN Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Hoạt động: Khám phá khoa học Chủ điểm: Thế giới Động vật Đề tài: Chú chim Bồ Câu đáng yêu Đối tượng: Trẻ Mẫu giáo bé. Thời gian: 20 phút Số trẻ: 18 trẻ. Ngày soạn:.....................Ngày dạy: .................... Người thực hiện: Đơn vị: Trường Mầm Non An Thịnh số 1. I. Mục đích - Yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm chính về hình dáng bề ngoài, cách vận động mội trường sống, sự sinh sản và thức ăn của chim bồ câu. 2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng quan sát, chú ý, phân biệt dấu hiệu đặc trưng của con chim bồ câu. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng khi trả lời câu hỏi. - Rèn kỹ năng chơi trò chơi. 3. Thái độ: - Hứng thú tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh. - Yêu quý và chăm sóc vật nuôi cho chúng ăn ... II. Chuẩn bị: 1. Của cô: - 2 con chim bồ câu thật cho trẻ quan sát. - Máy vi tính, giáo án điện tử, que chỉ, tranh ảnh, video những chú chim bồ câu, video chim ăn, video chim mẹ ấp ủ nở chim con. 2. Của trẻ: Tranh con chim bồ câu cắt làm các miếng ghép trẻ chơi trò ghép tranh. 3. Nội dung tích hợp: - Toán: Đếm số chân. - Âm nhạc: Con chim vành khuyên, con chim non. - Giáo dục vệ sinh: Rửa tay sạch sau khi cho chim ăn. - Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Yêu quý vật nuôi, chăm sóc cho chúng ăn. III. Phương pháp thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ 1.Ổn định: (2 phút). “Xúm xít, xúm xít” - Các con ơi! Hôm nay cô thầy chúng mình chăm ngoan cô thưởng cho chúng mình một trò chơi đó là “Bắt chước tạo dáng”. Cô nói tên con vật, chúng mình bắt chước tiếng kêu, dáng đi của chúng nhé! Vịt kêu, vịt kêu ! Vịt đi, vịt đi ! Gà trống gáy! Mèo con, mèo con ! Cún con, cún con ! Chim kêu, chim kêu ! - Cô con mình vừa bắt chước tiếng kêu của những con gì? Chúng được nuôi ở đâu? Đúng rồi! Chúng mình vừa bắt chước tạo dáng với con gà, vịt, chim bồ câu ... chúng là những con vật nuôi trong gia đình đấy! Cô thấy chúng mình rất giỏi cô có món quà tặng các con. Giờ các con hãy về nhóm của mình xem đó là món quà gì nhé! 2. Bài mới: (17 phút). * Quan sát đầu giờ (1 phút) - Các con ơi! Xem cô có con gì đây? Con chim gì nhỉ? Và đây là cái gì của con chim bồ câu? (Cô chỉ vào các bộ trên cơ thể con chim bồ câu để trẻ nói) (Cô đến từng nhóm trẻ) - Các con được tặng quà gì vậy? Đúng rồi! Chú chim này đói bụng rồi, chúng phải về chuồng ăn thôi (Cô cất chim đi). a. Tìm hiểu đặc điểm hình dáng bên ngoài, cách vận động của chim bồ câu. - Cô còn có 1 bức tranh về con chim bồ câu đấy! Chúng mình cùng nhìn lên màn hình xem chú chim bồ câu này như thế nào ? (Cô bật màn hình) Các con nhìn xem! + Con chim này có gì đây? + Trên đầu chim có gì? Mỏ chim như thế nào? Mỏ dùng để làm gì? + Còn đây là cái gì? Mắt để làm gì? Mắt có màu gì? + Đây là cái gì? Chim bồ câu có mấy chân? Trẻ đếm số chân cùng cô. + Chân để làm gì? Cô nói: Chim bồ câu có 2 chân để đi, chạy, chuyền cành ... Trên bàn chân có ngón chân. + Đây là gì? Đúng rồi! Đuôi chim giúp chim lái chuyển hướng bay dễ dàng và giữ thăng bằng khi cơ thể bay. + Còn đây là cái gì? Cái cánh để làm gì? (Cô chỉ hình ảnh chim bay) + Xung quanh mình chim còn có gì nữa? Lông chim có những màu gì? Chim bồ câu có nhiều màu khác nhau: Đen, trắng ... b. Tìm hiểu thức ăn của chim bồ câu. - Các con có biết chim bồ câu ăn gì không? Muốn biết chim bồ câu ăn gì thì chúng mình cùng làm những chú chim bồ câu xem chúng ăn gì nhé! (Cô trẻ đọc thơ) - Vậy là chim bồ câu ăn gì nào? - Chim mổ thóc như thế nào? Trẻ bắt chước làm chim mổ thóc. c. Tìm hiểu sự sinh sản của chim bồ câu. - Chim đẻ trứng hay đẻ con? - Đúng rồi! Từ những quả trứng nhờ sự ấp ủ của chim mẹ qua thời gian những quả trứng nở thành chú chim non và nhờ sự chăm sóc của mẹ mà chim non lớn khôn đấy. (Xem video chim mẹ ấp) hoặc hình ảnh. d. Tìm hiểu nơi sống của chim bồ câu. - Các con thấy chú chim bồ câu như thế nào? - Các con cùng làm những chú chim đáng yêu nào! (Cô trẻ hát: Có con chim bồ câu nhỏ. Dáng trông thật xinh quá! Mỏ nhọn, cánh xinh. Chim bay về! Chim bay về rồi! + Chim bay về đâu? + Chim bồ câu sống ở đâu? + Nuôi chim bồ câu để làm gì? Các con ạ! Chim bồ câu cũng là một loài chim, cũng biết bay trên bầu trời, cũng biết làm tổ trên cây nhưng mọi người nuôi chúng để lấy thịt, lấy trứng, làm thức ăn cho con người đấy! + Có nhà bạn nào nuôi chim bồ câu không? + Nuôi chim bồ câu các con phải làm gì? * Giáo dục: Cho chim ăn xong phải rửa tay sạch sẽ. Ngoài chim bồ câu ra còn có rất nhiều loài chim khác đáng yêu nữa đấy! Các con cùng đến với những chú chim xinh đẹp này nhé! (Xem video chim). * Trò chơi: - Trò chơi 1: Tìm đúng chồng (Cô có một chuồng chim và 1 chuồng lợn, yêu cầu trẻ cho chú chim về đúng chuồng của mình). - Trò chơi 2: Nhặt thức ăn cho chim (2 tổ) Thời gian chơi là một bản nhạc. 3. Kết thúc: (1 phút) Làm chú chim ra kiếm mồi (Đọc thơ và ra ngoài) HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Cạc! Cạc! Cạc Lạch bạch, lạch bạch Ò, ó, o ... Meo, meo, meo Gâu, gâu, gâu Cúc cu ! cúc cu Trẻ trả lời: gà, vịt ... Nuôi trong gia đình ạ! Trẻ về chỗ ngồi. - Trẻ về nhóm thảo luận. - Con chim, con chim bồ câu. Trẻ trả lời theo ý hiểu (đầu, chân, đuôi ...) - Chim bồ câu. - Vâng ạ! - Có đầu, mình, đuôi ... - Có mỏ, mỏ nhọn dùng để ăn, kêu, hót ... - Cái mắt, để nhìn, mắt có màu đen. - Cái chân, có 2 chân. - Trẻ đếm - Chân đi, chạy,... - Đuôi chim. - Cái cánh, để bay. - Có lông nữa! - Đen, trắng Không ạ! - Trẻ đọc thơ cùng cô: Con chim bồ câu. Đang thi đua nhau. Mổ hạt thóc vàng! Ăn hết tấm cám. Tốc! tốc! tốc! - Thóc, gạo, ngô, tấm ... - Tốc! tốc! tốc! - Trẻ làm. - Đẻ trứng - Đáng yêu, xinh đẹp ạ! - Trẻ hát. - Về chuồng ạ! - Sống trong gia đình. - Nuôi lấy trứng, thịt. - Có ạ! - Cho chim ăn. - Trò chơi (2 - 3 trẻ chơi). - 2 đội ghép tranh. - Trẻ đọc thơ: “Con chim bồ câu. Đang thi đua nhau. Mổ hạt thóc vàng! Ăn hết tấm cám. Tốc! tốc! tốc!” ra ngoài.
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_mam_chu_diem_the_gioi_dong_vat_de_tai_ch.doc