Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Quan sát có chủ đích: Quan sát củ Su hào, rau Mồng tơi - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Phương
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Quan sát có chủ đích: Quan sát củ Su hào, rau Mồng tơi - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Quan sát có chủ đích: Quan sát củ Su hào, rau Mồng tơi - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Phương
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2022 - 2023 Chủ đề: Thế giới thực vật Hoạt động ngoài trời. + Quan sát có chủ đích: Quan sát củ Su hào, rau Mồng tơi + Trò chơi vận động: Chuột về hang. + Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, đồ chơi mang theo Đối tượng: 3- 4 tuổi. Số lượng: 24 trẻ. Thời gian: 30 phút. Ngày soạn: 28/11/2022 Ngày dạy: 30/11/2022 Người soạn: Lê Thị Phương. Người thực hiện: Lê Thị Phương.. Đơn vị: Trường mầm non Nhân Thắng. I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật của rau Mồng tơi, Su hào. - Biết trả lời 1 số câu hỏi của cô. - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, hứng thú chơi các trò chơi. - Trẻ biết kể tên một số loại rau trong vườn trường. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Phát triển vận động cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. - Giáo dục trẻ biết ăn uống đầy đủ đảm bảo sức khỏe. II. Chuẩn bị : 1. Đồ dùng của cô. - Giáo án. - Máy tính có nội dung bài học. (Nếu trời mưa xin phép quan sát qua video) - Củ Su hào, rau Mồng tơi. - Một số loại rau trong vườn rau trường. - Một số đồ chơi mang theo: Vòng, giỏ, sỏi, lá cây - Trang phục phù hợp với hoạt động. - Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ. 2. Đồ dùng của trẻ. - Tâm thế thoải mái vui vẻ. - Trang phục phù hợp với hoạt động. 3. Địa điểm vị trí. - Ngoài sân trường sạch sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: ( 2 phút) Giáo viên 1: Giới thiệu giáo viên tới dự. Giáo viên 2: Cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian. Giáo viên 1: Đàm thoại cùng trẻ về các trò chơi. - Cô kiểm tra sức khoẻ cho trẻ trước lúc ra ngoài. 2. Tiến hành: ( 27 phút) * Hoạt động 1: Quan sát củ Su hào, rau Mồng tơi - Cho trẻ tham quan vườn rau trường và đọc bài vè “ Các loại rau”: Ve vẻ vè ve Là củ Su hào Tôi đọc bài vè Muốn da hồng hào Về rau bạn nhé Vừa xinh vừa khoẻ Ăn vào mát mẻ Bé nhớ ăn nhiều Là rau Mồng tơi Loại rau củ quả Dáng dài thanh thanh Cao lớn chắc khoẻ Là quả đỗ xanh Cả nhà đều vui Vừa ngon vừa ngọt Ve vẻ vè ve - Đã đến vườn rau rồi. - Các con xem trong vườn trường có những loại rau gì? - Mời 1-2 trẻ + Khen trẻ. Ngoài ra còn có những loại rau gì? À còn có rất nhiều loại rau như giàn bầu, rau cải và nhiều cây ăn quả đấy. => Giáo dục: Nên ăn nhiều rau rất tốt cho sức khoẻ.. - Giới thiệu các cô cấp dưỡng tặng lớp chúng mình làn rau, cô con mình cùng vào khu vực sân để xem các các cô cấp dưỡng tặng những loại rau gì. * Quan sát Củ Su hào Đàm thoại: + Hỏi trẻ đây là rau gì? + Hỏi trẻ: Củ Su hào có đặc điểm gì? (Hỏi 2-3 trẻ) + Củ Su hào có dạng hình gì? + Vỏ và lá củ Su hào có màu gì? + Cô chỉ vào lá hỏi trẻ: Đây là cái gì? Lá màu gì ? Dài hay ngắn ? + Củ Su hào là rau ăn gì? - Con đã được ăn các món ăn gì từ Su hào? => Củ Su hào có dạng hình tròn, vỏ và lá dài có màu xanh, lá mọc xung quanh thuộc loại rau ăn củ. - Muốn chế biến phải gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. * Quan sát rau Mồng tơi: Ăn vào mát mẻ bé biết rau gì? Đàm thoại: - Rau Mồng tơi có đặc điểm gì? - Rau mùng tơi có màu gì? - Lá rau mùng tơi có màu gì? => Mùng tơi là loại rau ăn lá, thân dây leo có màu xanh, lá có hình tim hoặc hình trứng, lá to tròn mọng nước. - Trước khi chế biến phải nhặt ngọn non, lá non, sau mang rửa sạch,.. => So sánh Củ Su hào, rau Mồng tơi. (2- 3 trẻ so sánh) - Giống nhau: Đều là các loại rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất - Khác nhau: Su hào thuộc rau ăn củ còn rau Mồng tơi thuộc loại rau ăn lá. * Mở rộng: - Cho trẻ kể tên một số loại rau mà trẻ biết trong vườn trường. => Ngoài 2 loại rau trên vườn trường còn có rất nhiều loại rau như giàn bầu, rau cải và rất nhiều loại cây ăn quả nữa đó. => Giáo dục trẻ: Nên ăn nhiều rau tốt cho sức khoẻ. - Giáo viên 2 * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Chuột về hang. - Cô nêu luật chơi, cách chơi. - Tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần . - Giáo viên 1 * Hoạt động 3: Chơi tự do. - Cô giới hạn địa điểm chơi. - Trẻ chơi với một số trò chơi cô đã chuẩn bị như Gắp cua bỏ giỏ, dán lá cây. => Giáo dục: Trẻ khi chơi phải chơi đoàn kết, biết chia sẻ nhường nhịn đồ chơi với nhau, không tranh dành đồ chơi của nhau. - Cô bao quát trẻ trong quá trình trẻ chơi. 3. Kết thúc: ( 1 phút) - Tập trung trẻ lại khen động viên trẻ . - Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng, xếp hàng, vệ sinh rửa tay và cô kiểm tra sĩ số khi vào lớp. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chơi cùng cô và các bạn. - Trẻ trả lời - Trẻ vừa đi vừa đọc bài vè cùng cô - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ cùng cô về sân trường. - Con thưa cô củ Su hào - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chơi cùng cô và các bạn. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chơi cùng bạn. - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ cất dọn cùng cô
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_the_gioi_thuc_vat_de_tai_quan.docx