Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: “Tạo hình các con vật từ nguyên vật liệu mở” - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Phượng

doc 5 trang Phương Thanh 20/12/2024 480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: “Tạo hình các con vật từ nguyên vật liệu mở” - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: “Tạo hình các con vật từ nguyên vật liệu mở” - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Phượng

Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: “Tạo hình các con vật từ nguyên vật liệu mở” - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Phượng
GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Lĩnh vực : Phát triển thẩm mỹ
Chủ đề: Thế giới động vật
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: “Tạo hình các con vật từ nguyên vật liệu mở”
Đối tượng: Trẻ 3-4 tuổi.
Số lượng: 16 trẻ
Thời gian: 20 phút.
Ngày soạn: 30 / 10 /2020
Ngày dạy: 05 / 11 / 2020
Người soạn: Nguyễn Thị Phượng
Người dạy: Nguyễn Thị Phượng
Đơn vị: Trường Mầm non Thị Trấn Phố Mới
I. MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU
 1. Kiến thức
 - Trẻ biết tên 1 số con vật quen thuộc gần gũi.
 - Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu phế thải để tạo ra các con vật.
 - Trẻ biết lắng nghe và trả lời câu hỏi.
Kỹ năng
 - Rèn cho trẻ khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Rèn kỹ năng dán, ghép hình để tạo thành các con vật. 
- Rèn kỹ năng phối hợp hài hòa các nguyên vật liệu để tạo nên hình các con vật.
- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc cho trẻ.
 3. Thái độ 
 - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học.
 - Trẻ biết tạo ra sản phẩm và giữ gìn sản phẩm làm ra. 
 II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị đồ dùng của cô
- Giáo án đầy đủ
- Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử
- Câu hỏi đàm thoại.
- Trang phục gọn gàng.
- Mô hình trang trại chăn nuôi, 3 sản phẩm tạo hình của cô
+ Con Thỏ làm từ 2 vỏ hộp sữa chua.
+ Con Lợn làm từ vỏ hộp sữa.
+ Con Gà làm từ vỏ trứng đồ chơi.
- Trang phục áo dài truyền thống
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Ghế, bàn cho trẻ ngồi.
- Nguyên vật liệu khác nhau đủ cho trẻ.
- Một số bộ phận: mắt, tai, mũi, râu .....và 1 số họa tiết khác cắt rời bằng xốp mầu, giấy mầu, lá khô...
- Trẻ ngồi theo nhóm, trang phục , đầu tóc gọn gàng.
- Khay đựng nguyên vật liệu cho trẻ thực hiện.
3.Địa điểm: Phòng học sạch sẽ, thông thoáng.
III.CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1.Mở đầu(2 phút)
- Cô cho trẻ xem video múa bóng các con vật bằng đôi bàn tay.
- Hướng trẻ quan sát gọi tên các con vật
 + Chúng được tạo ra từ đâu?
=> Giáo dục: Qua hình thức múa bóng các con vật bằng đôi bàn tay khéo léo của con người đã tạo ra những con vật đáng yêu và ngộ nghĩnh. 
 2. Hướng dẫn(17 phút)
 * Hoạt động 1: Quan sát đàm thoại 1 số con vật tự tạo từ những nguyên vật liệu khác nhau
- Tặng trẻ chuyến tham quan dã ngoại và trải nghiệm nông trại vui vẻ
* Quan sát mô hình 1: Mô hình con lợn
- Cô hướng trẻ đến quan sát mô hình con lợn
- Đàm thoại: 
+ Đây là con gì?
+ Con lợn kêu như thế nào?
+ Các con có nhận xét gì về đặc điểm của con lợn?
+ Con lợn được tạo hình từ nguyên vật liệu gì?
+ Con lợn có những bộ phận gì?
+ Các bộ phận của con lợn được làm từ nguyên vật liệu gì?
=> Cô khái quát cách tạo hình: Con lợn được làm từ vỏ chai nhựa và các nguyên vật liệu khác như xốp màu để làm phần đầu, tai, đuôi con lợn.
* Quan sát mô hình 2: Mô hình con gà
- Cô hướng trẻ quan sát mô hình con gà. Cho trẻ nhận xét về tên gọi, tiếng kêu, nguyên liệu và cách làm con gà.
- Để gắn các bộ phận vào thân con gà thì phải dùng vật liệu gì?
=> Cô khái quát: Để tạo hình được con gà, cô sử dụng vỏ trứng đồ chơi và một số vật liệu khác như xốp. Cô dùng băng dính hai mặt để gắn các bộ phận vào thân con gà.
* Quan sát mô hình 3: Mô hình con thỏ
- Cô con mình cùng thư giãn ít phút cho trẻ chơi trò chơi “Con Thỏ”.
- Cô hỏi trẻ vừa chơi trò chơi về con gì?
- Cô giới thiệu mô hình con thỏ.
- Cô gợi mở trẻ nhận xét về đặc điểm của con thỏ.
- Các bộ phận của con thỏ được làm từ nguyên vật liệu gì?
=>Cô khái quát: Con thỏ được làm từ hai vỏ hộp trà sữa úp vào nhau, cô sử dụng nguyên vật liệu khác nhau như xốp để làm phần tai, mũi và chân cho bạn thỏ.
- Bằng chính đôi bàn tay khéo léo của mình,bây giờ các con hãy tạo nên những con vật đáng yêu cho mình nhé.
* Phác vấn ý đồ:
- Hỏi ý tưởng các con muốn tạo hình con vật nào (2-3 trẻ)
- Cô đã chuẩn bị rất nhiều những nguyên vật liệu khác nhau các con sẽ tự lựa chọn những nguyên vật liệu để làm những con vật đáng yêu mà các con thích.( Trẻ tự lựa chọn nguyên liệu)
*Giáo dục: Các con không tranh giành đồ dùng của nhau, giữ gìn vệ sinh lớp học. Lấy và cất đồ dùng gọn gàng. 
- Cô cho trẻ nhẹ nhàng về nhóm thực hiện.
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện( Trên nền nhạc về các con vật)
- Cô tới các nhóm khuyến khích trẻ biết kết hợp nhiều nguyên vật liệu khác nhau để tạo hình thành các con vật.
 - Trẻ thực hiện cô nhẹ nhàng bao quát động viên lớp, khuyến khích trẻ thực hiện.
* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm.
- Cô nhẹ nhàng đến từng nhóm hỏi ý tưởng của trẻ, nhận xét sản phẩm của trẻ.
- Cô đàm thoại cùng trẻ, gợi mở trẻ trả lời quá trình trẻ tạo ra sản phẩm.
- Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ đã làm được những con vật đẹp, sáng tạo.
- Cô cho trẻ mang con vật về nông trại và nhẹ nhàng cất đồ dùng.
 3. Kết thúc (1 phút)
- Cho trẻ cùng cô đi thu dọn đồ dùng
- Trẻ đi ra ngoài chuyển hoạt động

- Trẻ xem.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ quan sát
-Trẻ đi tham quan
- Trẻ quan sát 
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát và nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ chơi trò chơi 
-Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ nhận xét
-Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời và lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ thực hiện
-Trẻ cất đồ dùng

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_the_gioi_dong_vat_de_tai_tao.doc