Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Tháng 12 - Đề tài: Hát, vận động minh họa “Quả thị” - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hoa
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Tháng 12 - Đề tài: Hát, vận động minh họa “Quả thị” - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Tháng 12 - Đề tài: Hát, vận động minh họa “Quả thị” - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hoa

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN Năm học: 2022 - 2023 ––––––––––––– Lĩnh vực : Phát triển thẩm mĩ Chủ đề : Tháng 12 Đề tài : Hát, vận động minh họa “Quả thị”. Đối tượng : 3 - 4 tuổi Thời gian : 20 phút Số cháu : 20 cháu Ngày soạn : 06/12/2022 Ngày dạy : 08/12/2022 Người dạy : Nguyễn Thị Hoa Đơn vị : Trường Mầm non thị trấn Chờ số 1. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát “Quả thị”, của nhạc sĩ Lê Minh Châu sáng tác. - Hát hiểu nội dung bài hát. - Trẻ hát thuộc rõ lời bài hát và biết vận động minh họa lời bài hát. 2. Kỹ năng: - Trẻ hát đúnglời, giai điệu bài hát. - Trẻ vận động đều, đẹp mắt. - Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi, rộn ràng của bài hát. - Phát triển kỹ năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, khả năng ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô. - Trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô và biết trả lời các câu hỏi của cô giáo. - Yêu quý ông bà, bố mẹ những người thân trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Giáo án, giáo án điện tử. Máy vi tính. - Đàn, nhạc bài hát “Quả thị”; Bài nghe “Cái bống”. - Quả thị, trang phục cô tấm. - Mô hình sân khấu. 2. Đồ dùng của trẻ: - Trang phục gọn gàng. - Mũ âm nhạc. 3. Nội dung tích hợp: - Giáo dục lễ giáo - Phát triển ngôn ngữ III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. HĐ 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú (2 phút). - Cô Hoa: Xin chào mừng đội “Hoa thơm”; đội “Quả chín” và đội “Lá xanh” của lớp 3 tuổi a1, trường Mầm non thị trấn Chờ số 1, đến với chương trình “Về miền cổ tích”. - Các bạn nhỏ dễ thương của cô Hoa ơi, hôm nay rất vinh dự cho lớp chúng mình được đón các cô giáo trong Hội đồng chấm thi, GVDG cấp huyện, của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Yên Phong. - Các con hãy khoanh tay chào đón các cô nào? - Đồng hành với các đội là cô giáo Phương Hoa, và hôm nay còn có 1 vị khách bí mật nữa đấy! Chúng mình cùng chờ đón xem đó là ai nhé! - Cô Nghiêm Huệ: (Từ trong quả thị đi ra) + Xin chào tất cả các con, cô đố các con biết cô là nhân vật trong câu chuyện gì? Cô được đi ra từ đâu? - Cô Hoa: Các con ơi, đây chính là cô Tấm đi ra từ quả thị trong truyện cổ tích Tấm Cám đấy. - Cô Huệ: Và hôm nay cô Tấm đến để tham dự chương trình cùng các con. Các con có thích không nào? - Các con ơi, có một nhạc sỹ đã sáng tác một bài hát rất hay nói về quả thị của cô Tấm đấy! Và bây giờ cô Hoa mời cô Tấm cùng các con lắng nghe giai điệu bài hát đó nhé! 2. HĐ2: Nội dung (17 phút). 2.1. Ôn hát (3 phút). * Lần 1: Nghe giai điệu. - Các con vừa được nghe đàn giai điệu bài hát gì? Của tác giả nào? - Đó chính bài hát Quả thị, sáng tác của bác Lê Minh Châu đấy. =>Giảng giải: Bài hát có giai điệu vui tươi, nói về quả thị khi chín có màu vàng mùi rất thơm. Quả thị gắn liền với nhân vật cô Tấm xinh đẹp, chăm làm, nết na trong truyện cổ tích “Tấm Cám” đấy. * Lần 2: Và bây giờ chúng mình cùng ngồi ngoan lắng nghe cô Hoa hát bài hát này nhé. * Lần 3: Cô thấy lớp mình có rất nhiều bạn đã thuộc bài hát này rồi, cô mời cô Tấm các con cùng hát với cô nhé. * Lần 4: Và bài hát này còn hay hơn khi được hát với hình thức “Giọng hát to, giọng hát nhỏ” đấy. Các con chú ý khi cô đánh nhịp thấp thì các con sẽ hát nhỏ, khi cô đưa tay đánh nhịp cao thi các con hát to, các đội đã sẵn sàng chưa nào. - Cô Hoa thấy các con cùng cô Tấm hát rất hay bài hát này đấy, cô khen các bạn nào. 2.2. Vận động minh họa (10 phút). * Lần 1: Để bài hát hay và sáng tạo hơn cô xin mời các con cùng đứng lên và vận động minh họa theo lời bài hát này nhé! * Lần 2: (Cô Huệ) Cô Hoa ơi, hôm nay đến với chương trình cô Tấm cũng có một ý tưởng vận động minh họa cho bài hát này đấy, xin mời cô Hoa cùng các con chú ý và đón xem cô Tấm biểu diễn nhé. - Các con thấy cô Tấm thể hiện như thế nào? Vậy các con có muốn hát và vận động minh họa theo hình thức của cô Tấm không? * Lần 3: Vậy còn chần chừ gì nữa xin mời các con cùng đứng lên biểu diễn vận động minh họa theo cô Tấm nào. * Lần 4: Và bây giờ xin mời sự đoàn kết giao lưu giữa các bạn trai và các bạn gái nào. (Các bạn trai đứng vòng tròn trong, các bạn gái đứng vòng ngoài). * Lần 4: Tiếp theo chương trình xin mời các đội thi đua lên thể hiện nào. - Đầu tiên xin mời đội “Hoa thơm” lên sâu khấu thể hiện. (đội hình vòng cung). - Thưởng cho đội bạn 1 tràng vỗ tay nào. - Tiếp theo xin mời đội “Quả chín” lên biểu diễn (đội hình 1 hàng ngang). - Và cuối cùng mời đội “Lá xanh” lên thể hiện (đội hình chữ V). - Xin chúc mừng cả 3 đội. * Lần 5: Sau đây xin mời đại diện của các đội lên biểu diễn. * Lần 6: Xin mời nhóm nhạc Họa mi * Lần 7: Và trải qua các phần cô thấy có bạn hát rất hay và vận động minh họa theo lời bài hát rất giỏi, không để các con chờ lâu xin mời bạn .. lên biểu diễn. Mời cá nhân (khen trẻ). - Con có muốn mời ai cùng biểu diễn không? - Mở rộng: Đến mới chương trình ngày hôm nay cô Tấm đã tặng mỗi bạn 1 dụng cụ âm nhạc. Các con hãy đứng lên đi lấy dụng cụ gõ đệm theo nhịp bài hát nhé. - Củng cố: Hôm nay cô và các con hát và vận động bài hát gì? Do ai sáng tác? - Giáo dục: Hôm nay bạn nào hát cũng hay, vận động minh họa rất đều và đẹp, về nhà các con hãy hát thật hay, vận động minh họa thể hiện tài năng của mình, biểu diễn cho ông bà, bố mẹ xem nhé! 2.3. Nghe nhạc, nghe hát (4 phút). - Cô Tấm: Xúm xít, xúm xít! Các con ơi, chúng mình có biết bạn của cô Tấm trong câu chuyện Tấm Cám là ai không? À đúng rồi, là bạn cá Bống đấy các con ạ! - Bây giờ cô và các con cùng gọi Bống lên chơi cùng nhé! “Bống bống bang bang Lên ăn cơm vàng Cơm bạc nhà ta Chơ ăn cơm hẩm Cháo hoa nhà người” - Bống ơi, bống ơi!!!!! (Bống bống bang bang) - Cô Hoa: Bống xin chào tất cả các bạn. * Lần 1: Cô hát theo nhạc cho trẻ nghe - Ai, giỏi trả lời cho Bống biết đó là giai điệu bài hát gì? - À, đó là giai điệu bài hát “Cái bống” của tác giả Phan Trần Bảng. - Giảng nội dung: Bài hát nói về cái bống được ví như một bạn nhỏ rất ngoan, biết giúp đỡ mẹ, thương mẹ và lo lắng cho mẹ đấy. * Lần 2: Và bải hát sẽ còn hay hơn khi Bống vừa hát vừa múa theo lời bài hát đấy. Xin mời cô Tấm và các đội cùng lắng nghe. * Lần 3: Sau đây cô xin mời cô Tấm và 3 đội đứng lên thể hiện bài hát này cùng với Bống nhé? 3. HĐ 3: Kết thúc (1 phút). - Qua bài hát “Cái bống” chúng mình luôn nhớ luôn yêu thương, giúp đỡ ông bà, bố mẹ những công việc vừa sức nhé. - Và bài hát “Cái bống” đã khép lại chương trình “Về miền cổ tích” ngày hôm nay. Cô xin chúc các con luôn chăm ngoan, học giỏi. Kính chúc các cô giáo về dự giờ, sức khỏe và thành đạt. Xin chào và hẹn gặp lại. Chúng mình khoanh tay chào tạm biệt các cô giáo để ra chơi nào. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chào - Trẻ lắng nghe - Cô Tấm ạ! - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ thể hiện - Trẻ thể hiện - Trẻ vỗ tay - Trẻ thể hiện - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ hát vận động minh họa - Trẻ thể hiện - Tổ thể hiện - Trẻ vỗ tay - Đại diện tổ thể hiện - Nhóm biểu diễn - Trẻ thể hiện - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ cùng đọc gọi Bống - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ biểu diễn cùng cô - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chào các cô ra chơi.
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_thang_12_de_tai_hat_van_dong.doc