Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ” - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nguyệt

docx 5 trang Phương Thanh 15/12/2024 280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ” - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ” - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nguyệt

Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ” - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nguyệt
GIÁO ÁN 
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2020 – 2021
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Văn học
Đề tài: Đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ”
Chủ đề: Nghề nghiệp
Độ tuổi: 3 – 4 tuổi
Thời gian: 20 phút
Ngày soạn: 
Ngày dậy:
Người soạn và thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt
Đơn vị: Trường mầm non Thị Trấn Phố Mới
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên và thuộc bài đồng dao.
- Trẻ hiểu nội dung cơ bản bài đồng dao.
- Trẻ biết đọc ngắt nghỉ đúng nhịp 2/2, biết đọc kết hợp với một số hình thức vận động.
- Biết hưởng ứng bài đồng dao khi được phổ nhạc.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng chú ý lắng nghe, khả năng tư duy, ghi nhớ, sáng tạo. 
- Rèn kỹ năng  đọc đồng dao theo nhịp 2/2 và thể hiện tinh thần vui tươi, dí dỏm của bài đồng dao.
- Rèn khả năng vận động, sử dụng một số nhạc cụ kết hợp.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động .
- Giáo dục trẻ biết yêu quý nghề thợ mộc, học tập tính chăm chỉ làm việc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án PowerPoint, tivi, máy tính, loa.
- Sân khấu dân gian
- Tranh bài đồng dao
- Trang phục anh Cuội, Mô hình bài đồng dao (Các nhân vật trong bài đồng dao, 1 chiếc cưa to)
- Nhạc bài hát: “Kéo cưa lừa xẻ”.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục: Trẻ mặc trang phục dân gian.
- 18 rổ hoa, 18 ghế ngồi làm bằng đồ chơi
- Đạo cụ: Phách, mõ, song loan, sắc xô 
- Nhạc đọc đồng dao.
3. Hệ thống câu hỏi đàm thoại:
- Bài đồng dao anh đọc cho các em nghe có tên là gì? 	
- Bài đồng dao nói về ai? 
- Các ông thợ làm công việc gì?
- Các ông thợ cần có dụng cụ gì? 
- Ông thợ nào trong bài đồng dao được ăn cơm vua?
4. Địa điểm học: Trong lớp
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Mở đầu: Gây hứng thú (2 phút).
- Chị Hằng giới thiệu Ban giám khảo
- Cuội mời các bạn về mới miền cổ tích.
- Các bạn chơi trò chơi theo nhạc
- Anh Cuội giới thiệu chiếc cưa, đàm thoại: 
+ Anh Cuội có gì đây?
+ Cái cưa dùng để làm gì nhỉ?
+ Cái cưa là đồ dùng của nghề gì?
+ Có bài đồng dao nào nói về cái cưa?
- Cô giới thiệu bài đồng dao: “Kéo cưa lừa xẻ”
2. Hướng dẫn (17 phút)
2.1: Cô đọc đồng dao: Kéo cưa lừa xẻ
Khảo sát trên trẻ: Cho trẻ đọc 1 lần theo khả năng kết hợp chỉ hình ảnh mô hình.
* Cô đọc lần 1: Đọc theo nhịp.
- Anh đọc cho các em nghe bài đồng dao gì?
- Trong bài đồng dao nói đến ai?
* Cô đọc lần 2: Giới thiệu và đọc theo tranh minh họa, đàm thoại. 
- Cho trẻ quan sát tranh, đàm thoại về nội dung tranh:
+ Tranh vẽ ai?
+ Đang làm gì?
- Dẫn dắt và đọc cho trẻ nghe kết hợp tranh minh họa
* Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
+ Bài đồng dao anh đọc cho các em nghe có tên là gì? 
+ Bài đồng dao nói về ai? 
+ Các ông thợ làm công việc gì?
- Cho trẻ làm động tác kéo cưa.
+ Các ông thợ cần có dụng cụ gì? 
+ Ông thợ nào trong bài đồng dao được ăn cơm vua?
* Giải thích từ khó: “Cơm vua” có nghĩa là cơm có nhiều thức ăn ngon và bổ dưỡng, một bữa ăn no đủ.
+ Những câu đồng dao nào nói đến các ông thợ lười biếng, không chịu làm việc? 
=> Giảng nội dung: Bài đồng dao nói về công việc của các chú thợ mộc cưa gỗ rất vất vả đấy, bài đồng dao ca ngợi sự chăm chỉ, siêng năng làm việc của bác thợ, đồng thời cũng phê phán những bác thợ còn lười nhác, chưa chăm chỉ làm việc.
- Để trở thành em bé ngoan các em sẽ làm gì?
- Giáo dục trẻ: Qua bài đồng dao này Cuội muốn nhắc chúng ta phải chăm chỉ làm việc mới có cuộc sống ấm no, đủ đầy và hạnh phúc. Các em còn nhỏ chúng mình hãy giúp đỡ ông bà, bố mẹ những việc vừa sức tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Ở lớp chúng mình phải giúp đỡ cô giáo, các bạn, chơi xong các em phải làm gì?
2.2. Trẻ đọc đồng dao
- Trẻ đọc lần 1: Cả lớp đọc (1-2 lần)
- Trẻ đọc lần 2: Kết hợp động tác minh họa
- Nhóm bạn đọc đối đáp
- Tổ đọc (mỗi tổ đọc 1 lần)
- Cá nhân trẻ đọc đồng dao (1-2 trẻ)
- Trẻ đọc kết hợp với những nhạc cụ trẻ thích (1 lần).
(Khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai, khích lệ động viên trẻ kịp thời)
* Biểu diễn.
Bài đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ” còn được các nhạc sỹ chuyển thể thành bài hát rất hay đấy.
- Anh mời các em hãy cùng lên sân khấu biểu diễn nào.
* Củng cố: Diễn hoạt cảnh kéo cưa lừa xẻ.
3.Kết thúc: (1 phút)
- Cho trẻ đứng xung quanh cô, nhận xét, khen ngợi động viên trẻ.
- Cho trẻ ra sân chơi các trò chơi dân gian
 
- Trẻ chơi theo ý thích
- Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi.
- Trẻ đọc theo khả năng
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát 
- Trẻ trả lời
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe và hiểu nội dung bài.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và tiếp thu lời cô dạy.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp đọc 
- Trẻ đọc kết hợp
- Nhóm đọc
- 3 tổ đọc
- Cá nhân đọc (1-2 trẻ đọc)
- Trẻ chọn nhạc cụ theo ý thích
- Trẻ biểu diễn
- Trẻ đọc kết hợp diễn
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đi ra sân chơi

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nghe_nghiep_de_tai_dong_dao_k.docx