Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Dạy trẻ xúc chuyển hạt bằng thìa - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Thảo

doc 5 trang Phương Thanh 28/11/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Dạy trẻ xúc chuyển hạt bằng thìa - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Dạy trẻ xúc chuyển hạt bằng thìa - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Thảo

Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Dạy trẻ xúc chuyển hạt bằng thìa - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Thảo
GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG II
NĂM HỌC: 2018-2019
 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM & KNXH
 Hoạt động: Rèn kỹ năng sống cho trẻ
 	 Chủ đề : Nghề nghiệp
 	 Đề tài : Dạy trẻ xúc chuyển hạt bằng thìa
 	 Đối tượng : Trẻ 3 tuổi.
 	 	 Thời gian : 20 phút 
 	 Ngày soạn : 8 /11/2018
 	 Ngày dạy: 12/11/2018
 	 Người soạn: Lê Thị Thảo
 	 	 Người dạy: Lê Thị Thảo
 	 Đơn vị : Trường mầm non Phù Lương
 I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
1. Kiên thức:
- Trẻ biết cầm thìa bằng tay phải, cầm bằng 3 đầu ngón tay để xúc chuyển hạt không rơi vãi. 
- Trẻ biết tên 1 số loại hạt.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay.
- Rèn cho trẻ khả năng tự phục vụ bản thân.
- Rèn cho trẻ khả năng quan sát, chú ý lắng nghe.
- 85 – 90 % trẻ nắm được yêu cầu hoạt động.
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Biết ơn các cô bác nông dân và yêu quý 1 số nghề trong xã hội.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng của cô.
- Giáo án, giáo án điện tử.
- Trang phục áo dài.
- Loa, máy tính. 
– Mô hình cửa hàng lương thực. Có các loại hạt : Hạt đỗ xanh, hạt lạc, gạo, đỗ đen....
- 1 khay, 2 bát, 1 thìa.
2. Đồ dùng của trẻ
- Phòng học gọn gàng, sạch sẽ.
- Mỗi trẻ 1 khay, 2 bát, 1 thìa.
 - Mỗi trẻ 1 gói: hạt lạc, hạt đỗ xanh trộn hạt lạc.
- 2 Lọ nhựa có nơ đỏ, nơ vàng.
 - 2 hộp đựng hạt. 
- 1 số thìa.
- Hạt đỗ xanh, hạt lạc , hạt điền thanh...
- Đồ chơi xúc hạt.
- Trang phục gọn gàng sạch sẽ
III. Tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1.Gây hứng thú:( 1 - 2 phút)
- Cô giới thiệu các Ban giám kháo về dự.
- Cho trẻ chơi trò chơi: “ Gieo hạt.”
- Đàm thoại cùng trẻ về tên trò chơi.
- Trong trò chơi gieo hạt các con được làm việc gì?
- Hỏi trẻ hàng ngày ai đã là người hàng ngày trồng và chăm sóc các loại cây?
- Giáo dục trẻ: Yêu quý biết ơn các cô bác nông dân .
2. Hướng dẫn: ( 16 - 17 phút)
2.1. Hoạt động 1: Quan sát các loại hạt.
- Cô dẫn dắt và cho trẻ đi đến của hàng lương thực.
- Cô hướng trẻ vào quan sát đàm thoại cùng trẻ về tên gọi, màu sắc các loại hạt có trong cửa hàng.
- Cô hỏi trẻ các loại hạt này là sản phẩm của nghề gì?
- Mỗi trẻ được tặng 1 gói hạt, cô yêu cầu trẻ chọn đúng hạt lạc.
- Cô tặng mỗi trẻ 1 khay có: 2 bát 1 thìa.
2.2.Hoạt động 2: Dạy trẻ xúc, chuyển hạt bằng thìa.
- Cô hỏi trẻ hàng ngày khi ăn các con cầm thìa bằng tay nào?
- Khảo sát khả năng của trẻ: Cô mời 1 trẻ lên thực hiện xúc hạt lạc chuyển từ bát bên phải qua bát trái.
- Cô nhận xét và khen ngợi trẻ.
- Cô thực hiện và phân tích : Trước khi xúc cô cầm thìa bằng tay phải, cầm bằng 3 đầu ngón tay. Cô dùng thìa để xúc hạt từ bát bên phải qua bát bên trái và không để rơi hạt ra ngoài. Khi còn ít hạt cô lấy tay trái đỡ bát nghiêng lên để xúc nốt số hạt còn lại trong bát. 
- Lần 1: Cô cho trẻ thực hiện xúc chuyển hạt lạc.
- Khi trẻ thực hiện cô bao quát, động viên, và giúp đỡ những trẻ kém.
- Cho trẻ đổ hạt lạc vào lọ.
- Bác nông dân nhờ chúng mình phân loại hạt giúp bác. Cô mời trẻ lấy gói hạt đỗ xanh đã trộn lẫn với hạt lạc về chỗ.
- Cô hỏi trẻ đó là 2 loại hạt gì?
- Lần 2: Cô cho trẻ thực hiện xúc chuyển và phân loại hạt.
- Cô yêu cầu trẻ xúc chuyển và lựa chọn hạt lạc từ bát màu trắng sang bát màu xanh.
- Khi trẻ thực hiện cô bao quát, động viên, và giúp đỡ những trẻ kém.
- Cô nhận xét, tuyên dương cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Cho trẻ vận động kết hợp với 1 đoạn nhạc bài: “ Dân vũ rửa tay.”
2.3.Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
* Trò chơi 1: “Ai khéo hơn” 
- Hỏi trẻ hôm nay chúng mình đã được làm gì trong giờ học?
- Cô dẫn dắt giới thiệu và phổ biến tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: 2 đội sẽ dùng thìa xúc chuyển hạt từ vị trí ban đầu đi đến chiếc lọ của đội mình. Khi đi phải khéo léo giữ thăng bằng thìa để không làm rơi hạt đỗ trên đường đi. Khi đi đến lọ chúng mình nhẹ nhàng đổ hạt vào trong lọ của đội mình và đi về vị trí cuối hàng để bạn tiếp theo thực hiện . Thời gian chơi sẽ được tính là 1 bản nhạc, khi bản nhạc kết thúc đội nào thực hiện nhanh và đem được nhiều đỗ về lọ của đội mình hơn . Đội đó sẽ giành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. 
 * Trò chơi 2: “ Chơi với hạt?”
- Cô dẫn dắt và giới thiệu trò chơi, khu vực chơi .
- Cô phổ biến cách chơi: Cô cho 2 đội về 2 nhóm chơi trò chơi xúc chuyển hạt.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi với các loại đồ chơi xúc, vận chuyển hạt.
- Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát và động viên, nhận xét khen ngợi trẻ.
 3. Kết thúc: (1- 2 phút) 
- Cho trẻ cùng cô cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Cho trẻ ra ngoài dạo chơi.

-Trẻ hưởng ứng!
-Trẻ chơi trò chơi!
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời!
-Trẻ trả lời!
-Trẻ lắng nghe!
- Trẻ lắng nghe!
-Trẻ quan sát.
-Trẻ trả lời!
-Trẻ lên lấy đồ dùng.
-Trẻ trả lời!
-Trẻ thực hiện.
-Trẻ quan sát và lắng nghe.
-Trẻ thực hiện.
-Trẻ thực hiện.
-Trẻ thực hiện.
-Trẻ trả lời!
-Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
-Trẻ thực hiện!
-Trẻ lắng nghe!
- Trẻ cất đồ dùng.
-Trẻ vận động theo nhạc!
-Trẻ tham gia chơi trò chơi.
-Trẻ chú ý lắng nghe.
-Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ tham gia chơi trò chơi.
-Trẻ cất đồ dùng ra ngoài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nghe_nghiep_de_tai_day_tre_xu.doc