Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình–Ngày Nhà giáo Việt Nam Đề tài: Nhận biết hình vuông, hình tròn - Trịnh Thị Thuyên
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình–Ngày Nhà giáo Việt Nam Đề tài: Nhận biết hình vuông, hình tròn - Trịnh Thị Thuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình–Ngày Nhà giáo Việt Nam Đề tài: Nhận biết hình vuông, hình tròn - Trịnh Thị Thuyên

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP CƠ SỞ - VÒNG THỰC HÀNH Năm học: 2018-2019 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Hoạt động: Làm quen với toán Chủ đề: Gia đình - Ngày Nhà giáo Việt Nam Đề Tài: Nhận biết hình vuông, hình tròn Đối tượng: Trẻ 3-4 tuổi Thời gian: 22 phút Địa điểm dạy: Lớp 3- 4 tuổi B - Trường mầm non Quảng Phú Số lượng: 24 học sinh Người dạy: Trịnh Thị Thuyên - Giáo viên trường Mầm non Quảng Phú. Ngày soạn: 02/11/2018 Ngày dạy: 09/11/2018 I. Mục đích - Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết các hình: hình vuông, hình tròn, biết được một số đặc điểm cơ bản của hình vuông, hình tròn. - Trẻ phân biệt được một số đặc điểm khác nhau của hình vuông và hình tròn. 2. Kỹ năng: - Giúp trẻ phát triển tư duy, khả năng quan sát; sự linh hoạt nhanh nhẹn. - Trẻ tìm được các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn xung quanh lớp. 3. Thái độ - Trẻ hướng thú tích cực tham gia vào hoạt động, đoàn kết với bạn. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Máy vi tính có nội dung của hoạt động dạy. - Nhạc bài hát “chickenhen” “Đi dạo”; “Nhà của tôi”. - Hình vuông, hình tròn có kích thước lớn. - Một số hình ảnh, đồ dùng xung quanh lớp có dạng hình vuông, hình tròn. 2. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ một hình vuông, một hình tròn - Các miếng ghép để tạo thành hình vuông, hình tròn đủ cho trẻ dùng. 3. Nội dung tích hợp : - Âm nhạc “chickenhen”; “ Đi dạo”; “ Nhà của tôi”. - LQVT: nhận biết màu sắc - Giáo dục kỹ năng bảo vệ đồ dùng đồ chơi III. Tổ chức hoạt động (22 phút) Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) - “Xúm xít, xúm xít” - Giờ học trước các con đã ngoan và học giỏi rồi, cô thưởng cho các con một trò chơi các con đã sẵn sàng chưa? 2. Bài mới: (20 phút) a. Ôn nhận biết hình. - Cô con mình cùng chơi bóng tròn to nhé. - Vừa rồi các con đã chơi trò chơi tạo thành quả bóng dạng hình gì ? - Các con nhìn dưới chân mình thảm màu đỏ hình gì nhỉ? - Vậy cô con mình cùng tạo hình vuông nhé. - Các con nhìn xem hình đã vuông chưa? Nhận biết hình vuông, hình tròn * Nhận biết hình tròn Hôm nay cô còn có một điều đặc biệt nữa dành cho các con đấy. Các con có muốn biết điều đặc biệt đó là gì không? Vậy các con hãy nhẹ nhàng ngồi xuống nào. Cô lăn hình tròn ra và hỏi: + Các con nhìn xem cô có gì đây? + Hình tròn này màu gì? Chúng mình cùng lăn hình tròn với cô nhé. + Các con ơi các con vừa làm gì? + Tại sao hình tròn lăn được ? - Các con cùng vẽ đường bao cong tròn với cô nhé. - Cô chốt lại: hình tròn là hình phẳng, có đường bao cong tròn nên hình tròn lăn được . - Chúng mình cùng chơi với hình tròn nhé * Nhận biết hình vuông Hôm nay cô còn có một món quà nữa muốn dành tặng các con đấy chúng mình cùng nhắm mắt lại xem món quà đó là gì nhé! Cô dùng hình vuông và quạt cho trẻ Các em thấy thế nào, có mát không? - Vì sao thấy mát? Đúng rồi, vậy cô đã dùng gì để quạt cho các con? (Cho trẻ nói hình vuông nhiều lần) + Bạn nào có nhận xét gì về hình vuông? - Cho trẻ đếm số cạnh, số góc hình vuông. - Các con ạ vừa rồi hình tròn lăn được không biết hình vuông có lăn được không cô con mình cùng lăn hình vuông nhé! + Các con có lăn được hình vuông không? + Tại sao không lăn được hình vuông? Cô chốt lại : Hình vuông là hình phẳng hình vuông có 4 cạnh, 4 góc, hình vuông không lăn được. b. So sánh hình tròn hình vuông Các con vừa được chơi với hình vuông hình tròn rồi vậy bạn nào có thể cho cô biết hình vuông và hình tròn có gì giống nhau? - Vậy hình vuông và hình tròn có điểm gì khác nhau? c. Mở rộng: Vừa rồi cô thấy các con rất giỏi đã nhận biết được hình vuông và hình tròn, bây giờ bạn nào giỏi hãy tìm ở các góc cô đã trang trí xem có hình ảnh đồ dùng, đồ chơi gì có dạng hình vuông và hình tròn? c. Trò chơi củng cố + Trò chơi 1: Ghép hình Cách chơi: Cô đã chuẩn bị cho các con mỗi bạn một bảng có dán các hình thiếu các góc vậy nhiệm vụ của con là phải nhanh tay chọn cho mình các miếng ghép phù hợp ghép vào hình để tạo ra hình vuông, hoặc hình tròn. Các con đã nắm được cách chơi chưa? Vậy bây giờ chúng mình cùng nhẹ nhàng về các nhóm lấy đồ dùng nhé . - Cô kiểm tra kết quả trẻ ghép. + Trò chơi 2: Tìm đúng nhà Cách chơi: Mỗi trẻ chọn một hình mình vừa đi vừa hát bài “Nhà của tôi”, khi có hiệu lệnh “tìm nhà tìm nhà” thì trẻ phải nhanh chân chạy về đúng ngôi nhà có kí hiệu mình cầm trên tay. Luật chơi: Nếu bạn nào về sai ngôi nhà có ký hiệu không giống ký hiệu mình cầm trên tay phải nhảy lò cò về đúng ngôi nhà có ký hiệu giống của mình. Cho trẻ chơi 2 lần 3. Kết thúc: (1 phút) - Các con chơi rất giỏi rồi, bây giờ cô thưởng cho các con một chuyến đi dạo nhé! - Cô và trẻ hát bài “Đi dạo” và nhẹ nhàng chuyển hoạt động. - Trẻ lại gần cô - Sẵn sàng - Trẻ chơi trò chơi bóng tròn to cùng cô. - Hình tròn ạ. - Hình vuông ạ. - Trẻ đứng vào thảm đỏ tạo hình vuông. - Trẻ trả lời - Hình tròn. Gọi nhóm, các nhân trẻ nói hình tròn nhiều lần. - Màu đỏ - Cho trẻ đứng thành vòng tròn và lăn hình tròn. - Lăn hình tròn ạ. - Vì hình tròn có đường bao cong tròn - Trẻ làm động vẽ đường cong tròn. - Cho trẻ ngồi xuống và lăn hình tròn với cô. - Trẻ nhắm mắt lại - có ạ - Vì được cô quạt - Hình vuông (nhóm tổ, các nhân trẻ nói nhiều lần) - Hình vuông màu xanh có 4 cạnh dài bằng nhau , có 4 góc) - Trẻ đếm cùng cô - Trẻ lăn cùng cô - Không ạ - Tại vì hình vuông có cạnh, có góc ạ. - Đều là hình phẳng - Hình tròn lăn được hình vuông không lăn được, hình tròn có đường bao cong tròn, hình vuông có cạnh có góc. - Trẻ tìm hình vuông hình tròn xung quanh lớp. - Rồi ạ - Trẻ đi lấy đồ dùng và chơi ghép hình. - Trẻ chơi cùng cô 2 lần - Trẻ hát bài “ đi dạo” cùng cô và nhẹ nhàng chuyển hoạt động.
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_gia_dinhngay_nha_giao_viet_na.doc