Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình–Ngày Nhà giáo Việt nam - Đề tài: Chuyện “Bông hoa cúc trắng” - Trịnh Thị Thuyên
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình–Ngày Nhà giáo Việt nam - Đề tài: Chuyện “Bông hoa cúc trắng” - Trịnh Thị Thuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình–Ngày Nhà giáo Việt nam - Đề tài: Chuyện “Bông hoa cúc trắng” - Trịnh Thị Thuyên

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP CƠ SỞ - VÒNG THỰC HÀNH Năm học: 2018-2019 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt động: Làm quen với văn học Chủ đề: Gia đình - Ngày Nhà giáo Việt nam Đề Tài: Chuyện “Bông hoa cúc trắng” Đối tượng: Trẻ 3-4 tuổi Thời gian: 22 phút Địa điểm dạy: Lớp 3- 4 tuổi B - Trường mầm non Quảng Phú Số lượng: 24 học sinh Người dạy: Trịnh Thị Thuyên - Giáo viên trường Mầm non Quảng Phú. Ngày soạn: 04/11/2018 Ngày dạy: 09/11/2018 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên câu chuyện, biết tên các nhân vật trong câu chuyện bông hoa cúc trắng có mẹ cô bé, cô bé, cụ già tóc bạc. - Hiểu nội dung câu chuyện. Câu chuyện kể về mẹ cô bé bị ốm, cô bé đi mời thầy thuốc về chữa bệnh cho mẹ, thầy thuốc nói cô bé phải đi tìm bông hoa trắng để chữa bệnh cho mẹ, mỗi cánh bông hoa cúc trắng tượng trưng cho một ngày mẹ cô bé được sống, nhưng bông hoa trắng chỉ có 20 cánh nên cô bé đã xé từng cánh hoa thành nhiều cánh hoa từ đó người ta gọi đó là bông hoa cúc trắng. 2. Kỹ năng: - 92% trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng. - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và sự chú ý ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ: - Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động. - Trẻ yêu quý, hiếu thảo, kính trọng bố mẹ và yêu thương những người thân yêu của mình. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Giáo án; bài giảng điện tử câu chuyện “Bông hoa cúc trắng”. - Sa bàn, rối tay các nhân vật trong câu chuyện “Bông hoa cúc trắng”. - GDÂN: “Niềm vui gia đình”, “Ba ngọn nến lung linh”. 2. Đồ dùng của trẻ: - Tranh minh họa nội dung câu chuyện cho trẻ ghép trình tự nội dung câu chuyện “Bông hoa cúc trắng”. III. Tổ chức hoạt động: (22 phút) Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: (2 phút) Cô và trẻ cùng đóng một đoạn kịch - Mẹ cô bé gọi cô bé! Con gái! con gái của mẹ ơi! ra đây mẹ bảo. - Mẹ bị ốm con đi mời thầy thuốc về khám bệnh cho mẹ nhé! đường đi rất xa con phải đi cẩn thận con nhé! + Vừa rồi các con được xem một trích đoạn trong câu chuyện nào? 2. Bài mới: (19 phút) * Lần 1: Cho trẻ ghép tranh theo trình tự câu chuyện và nghe cô kể diễn cảm câu chuyện. Các con ạ hàng ngày ở lớp cũng như ở nhà các con đã được bà, mẹ , cô giáo đã kể cho các con nghe câu chuyện bông hoa cúc trắng rồi. Vậy cô sẽ phát cho mỗi nhóm một bộ tranh có nội dung câu chuyện “ Bông hoa cúc trắng” các con hãy lấy tranh và về nhóm của mình và sắp xếp các bức tranh để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh nhé. - Các con đã ghép xong chưa? - Các con đã ghép được bức tranh câu chuyện gì? - Đúng rồi đây là các bức tranh trong câu chuyện bông hoa cúc trắng đấy các con ạ! - Để xem các tổ sắp xếp các bức tranh đã đúng theo trình tự câu chuyện Bông hoa cúc trắng chưa, cô mời các con cùng nghe cô kể câu chuyện - Cô kể diễn cảm câu chuyện + Trong câu chuyện có những ai? * Giảng nội dung, trích dẫn làm rõ ý (sử dụng tranh trẻ ghép đồng thời kiểm tra kết quả ghép tranh của các tổ) Chuyện bông hoa cúc trắng kể lại rằng: Có 2 mẹ con nhà nọ sống trong túp lều nhỏ. Một hôm, người mẹ bị ốm. Cô bé đi tìm thầy thuốc về chữa bệnh cho mẹ. Trên đường đi cô gặp một cụ già. Cụ bảo cô bé đi đến gốc đa đầu rừng, mang về cho cụ một bông hoa trắng. Khi cô bé ngắt bông hoa thì nghe bên tai tiếng cụ già nói rằng mỗi cánh hoa là một ngày mẹ cô bé được sống thêm. Cô bé đếm thì chỉ thấy có 20 cánh hoa, cô liền nhẹ tay xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ. Bông hoa 20 cánh biến thành một bông hoa có vô vàn cánh hoa. Từ đó người ta gọi đó là bông hoa cúc trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo. Để biết mẹ của cô bé trong câu chuyện bông hoa cúc trắng bị làm sao, cô mời các con đến thăm nhà cô bé nhé! Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Niềm vui gia đình” và đến nhà cô bé. * Cô kể lần 2: Sử dụng mô hình sa bàn rối dẹt. - Vì sao cô bé phải đi tìm thầy thuốc? - Cô bé đã gặp ai? - Cụ già đã nói như thế nào với cô bé? Các con hãy xem cô bé có tìm được bông hoa trắng hay không cô mời các con cùng đến với chương trình kể chuyện bé yêu thì các con sẽ rõ. * Lần 3: Cô kể chuyện bằng rối tay - Cô bé có tìm được bông hoa trắng không? - Khi cô bé đã hái được bông hoa trắng thì cụ già đã nói gì với cô bé? - Muốn mẹ sống thêm nhiều ngày cô bé đã làm gì? - Vậy qua câu chuyện này các con học ở cô bé điều gì? * Giáo dục trẻ: Các con ạ, ông bà bố mẹ là người luôn yêu thương chăm sóc dạy bảo các con điều hay lẽ phải vậy chúng mình phải biết làm gì! 3. Kết thúc: (1 phút) - Để tỏ lòng yêu quý, biết ơn ông bà , bố mẹ, cô con mình cùng hát vang bài hát “Cả nhà thương nhau” để tặng cho ông bà, bố mẹ nhé! - Một trẻ đóng làm em bé và nói - Dạ con đây! mẹ bảo gì con ạ! - Vâng ạ! - Trẻ đoán tên câu chuyện - Trẻ về 3 nhóm ghép tranh chuyện bông hoa cúc trắng. - Trẻ ghép xong mang tranh lên cho cô giáo. - Chuyện Bông hoa cúc trắng ạ! - Trẻ nghe cô kể chuyện bông hoa cúc trắng. - Mẹ cô bé, cô bé, cụ già. - Trẻ hát và đi cùng cô đến nhà cô bé. - Vì mẹ cô bé bị ốm ạ. - Cô bé gặp cụ già ạ. - Cụ bảo cô bé đi hái bông hoa trắng . - Cô bé đã tìm và hái được bông hoa trắng. - Mỗi cánh hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm. - Cô bé đã xé bông hoa ra làm nhiều cánh hoa. - Phải yêu quý bố mẹ... - Chăm ngoan học giỏi, nghe lời cô giáo, ông bà, bố mẹ, lấy tăm, làm những công việc vừa sức giúp đỡ ông bà, bố mẹ - Trẻ cùng cô hát bài hát “Cả nhà thương nhau” và nhẹ nhàng chuyển hoạt động.
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_gia_dinhngay_nha_giao_viet_na.doc