Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Nhận biết tay phải-tay trái - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thuận

doc 4 trang Phương Thanh 21/11/2024 480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Nhận biết tay phải-tay trái - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Nhận biết tay phải-tay trái - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thuận

Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Nhận biết tay phải-tay trái - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thuận
GIÁO ÁN 
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG II
NĂM HỌC 2016-2017
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Chủ đề: Gia đình
Hoạt động: Làm quen với toán
Đề tài: Nhận biết tay phải - tay trái
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Thời gian: 20 phút
Ngày soạn: 01/11/2018
Ngày dạy: 07/11/2018
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thuận
Đơn vị: Trường mầm non Mộ Đạo
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
kiến thức
- Trẻ nhận biết tay phải, tay trái của bản thân.
- Sử dụng lời nói và hành động để chỉ tay phải, tay trái của bản thân.
- Biết chơi một số trò chơi.
2. Kỹ năng 
- Sử dụng tay phải, tay trái vào các công việc trong thực tế thường ngày của trẻ: Tay phải cầm bàn chải đánh răng, cầm bút để vẽ, viết, cầm thìa để xúc cơm; Tay trái cầm cốc, để đánh răng, giữ bảng, vở khi vẽ, viết, cầm bát ăn cơm.
- Trẻ có kỹ năng ghi nhớ có chủ đích.
- Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham vào hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn về sinh sạch sẽ, cất dọn đồ dùng đồ chơi.
II/ CHUẨN BỊ 
1. Đồ dung của cô
- Giáo án điện tử, máy tinh, ti vi.
- Nhạc bài hát “ Thật đáng yêu”, “ Giấu tay”, ”Bàn tay xinh” 
- Bàn chải đánh răng, cốc, bút, bảng con, Trống, dùi trống 
2. Đồ dùng của trẻ 
- Thảm cho trẻ ngồi học.
- Mỗi trẻ một bàn chải đánh răng, cốc, bút, bảng con, Trống, dùi trống .
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Mở đầu : Gây hứng thú (1-2 phút)
- Cô giáo giới thiệu các cô tới dự giờ
- Cô cho trẻ khoanh tay chào các cô
- Các con vừa dùng tay để làm gì ? 
- Hàng ngày các con dùng đôi bàn tay để làm gì ? 
- Để đôi bàn tay sạch thì chúng ta phải làm gì ? 
- Giáo dục vệ sinh cho trẻ 
2. Hướng dẫn : (16-17 phút) 
2.1. Ôn luyện đếm.
- Các con có muốn biết trên cơ thể của chúng ta có mấy tay không? Cô cùng các con đếm nhé. (1 tay, 2 tay. Tất cả là 2 tay)
Cho trẻ đếm 2 lần
- Cô thấy trên cơ thể của các con ai cũng có 2 tay. Các con có muốn biết tay nào là tay phải, bàn tay nào là tay trái không?
2.2. Xác định tay phải, tay trái của bản thân:
* Hoạt động trải nghiệm:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Giấu tay ’’
- Cô yêu cầu trẻ dơ tay phải, nói tay phải.
- Cô yêu cầu trẻ dơ tay trái, nói tay trái .
* Hướng dẫn trẻ nhận biết tay phải, tay trái của bản thân
- Cô cho trẻ chơi “trời tối trời sáng’’
- Khi trời sáng chúng mình phải làm gì?
- Cô cho trẻ đi lấy bàn chải, cốc về chỗ đứng 
- Cô cho trẻ làm động tác đánh răng kết hợp với nhạc.
- Các con vừa làm động tác gì ? 
- Các con dơ tay cầm bàn chải lên nào.
- Tay cầm bàn chải là tay nào? (cả lớp, tổ, cá nhân trả lời)
- Cô kết luận: Tay cầm bàn chải là tay phải.
- Các con dơ tay cầm cốc lên nào. 
- Hỏi trẻ: Tay cầm cốc là tay nào? (cả lớp, tổ, cá nhân trả lời)
- Cô kết luận: Tay cầm cốc là tay trái.
- Cô khái quát lại: Khi đánh răng tay các con cầm bàn chải là tay phải, tay các con cầm cốc là tay trái.
- Cô khen trẻ , cho trẻ đi cất bàn chải, cốc, kết hợp đọc bài thơ “Đánh răng” và lấy bút, bảng về chỗ ngồi để vẽ.
- Bây giờ đã đến giờ tạo hình rồi đấy các con cầm bút và bảng để vẽ hình ông mặt trời nào.
+ Các con hãy dơ tay cầm bút lên nào. 
+ Hỏi trẻ: Tay cầm bút là tay nào? (cả lớp, tổ, cá nhân trả lời)
+ Cô kết luận tay cầm bút là tay phải.
+ Các con hãy dơ tay cầm bảng lên nào. 
+ Hỏi trẻ: Tay cầm bảng là tay nào? (cả lớp, tổ, cá nhân trả lời)
+ Cô kết luận tay cầm bảng là tay trái.
* Cô khái quát lại; Tay các con cầm bàn chải để đánh răng, cầm bút để vẽ, cầm thìa để ăn cơm là tay phải. Còn tay các con cầm cốc để đánh răng, cầm bảng để viết, vẽ, cầm bát để ăn cơm là tay trái. 
* Luyện tập củng cố 
Trò chơi : “ Thi xem ai giỏi’’
Trẻ về chỗ ngồi, cô yêu cầu trẻ dùng tay phải cầm rùi trống và đánh trống, còn tay trái cầm trống.
- Lần 1: Cô yêu cầu trẻ giơ tay trái, tay phải lên và nói tay phải, tay trái.
- Lần 2: Cô yêu cầu trẻ cầm dùi trống bằng tay phải, cầm trống bằng tay trái. Trẻ chơi đánh trống theo yêu cầu của cô, sau mỗi lần chơi cô động viên, khen trẻ
*Trò chơi: “Bé chọn tay nào” cho trẻ chơi 2 lần
Cách chơi: Các con đứng dậy, 2 tay để vào vai bạn rồi đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài hát, khi nào nghe thấy cô nói tay phải, các con dơ tay phải lên và nói tay phải. Khi nào nghe thấy cô nói tay trái, các con dơ tay trái lên và nói tay trái.
3. Kết thúc: Cho trẻ dơ tay phải vẫy chào tạm biệt các cô và ra ngoài chơi
Trẻ khoanh tay chào các cô
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ đếm 
-Trẻ lắng nghe 
Trẻ chơi 
Trẻ chơi 
Trẻ trả lời
Trẻ lên lấy đồ dùng 
Trẻ làm động tác đánh răng 
Trẻ thực hiện 
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện 
Trẻ trả lời 
Trẻ lắng nghe 
Trẻ cất đồ dùng
Trẻ lấy bút, lấy bảng về chỗ ngồi
Trẻ thực hiện 
Trẻ trả lời 
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời 
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe 
Trẻ chơi trò chơi 
Trẻ lắng nghe 
Trẻ chơi 
Trẻ dơ tay vẫy chào các cô và ra chơi

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_gia_dinh_de_tai_nhan_biet_tay.doc