Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ” - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Diệp
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ” - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Diệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ” - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Diệp
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018- 2019 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Chủ đề: Động vật Hoạt động: Làm quen với văn học Đề tài: Truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ” Đối tượng: 3- 4 tuổi Số lượng trẻ: 20 trẻ Thời gian: 20 phút Ngày soạn: 10/11/2018 Ngày dạy: 13/11/2018 Người soạn: Lê Thị Diệp Người dạy: Lê Thị Diệp Đơn vị: Trường mầm non Đức Long I Mục đích, yêu cầu 1.Kiến thức - Trẻ nhớ được tên truyện, tên nhân vật - Hiểu được nội dung câu chuyện - Biết được trong truyện có những nhân vật: bác Gấu đen , Thỏ nâu, Thỏ trắng - 90 %- 95% trẻ nắm được kiến thức của bài học. 2.Kỹ năng - Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, nắm được các tình tiết chính xảy ra trong truyện. - Luyện kỹ năng phát triển ngôn ngữ như: trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, mở rộng vốn từ. - Luyện kỹ năng phát âm cho trẻ 3.Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động học - Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ những người xung quanh và biết nghe lời cô giáo. II.Chuẩn bị 1.Đồ dùng của cô - Giáo án, que chỉ - Trang phục truyền thống - Tranh truyện bằng mẹt - Sân khấu rối - Hệ thống câu hỏi đàm thoại 2.Đồ dùng của trẻ - Trẻ ngồi theo đội hình chữ U - Trẻ ngồi trong lớp thoáng mát, đủ ánh sáng - Trang phục gọn gàng sạch sẽ 3.Nội dung tích hợp - Âm nhạc - Phát triển ngôn ngữ - An toàn giao thông III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Phần I: Mở đầu ( 01 phút ) Cô giới thiệu các cô về dự: - Xin giới thiệu với lớp chúng mình, hôm nay có rất nhiều các cô giáo từ phòng GD&ĐT về dự giờ với lớp chúng mình , chúng mình hãy nổ một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô. - Cô giáo phụ đóng vai Bác gấu: +Bác Gấu: Cốc, cốc, cốc Cô :Có tiếng gõ cửa của ai nhỉ? Chúng mình hỏi xem nào? Ai đấy? + Bác Gấu: Bác Gấu đen đây. Mưa to quá cho bác trú nhờ với Cô: Chúng mình có cho bác Gấu đen trú nhờ không? + Bác Gấu: Bác Gấu đen xin chào các cháu ( Chúng cháu chào Bác Gấu đen ạ ) Cô: Ôi sao bác Gấu đen lại ướt hết thế này? + Bác gấu: Bác đi chơi rừng về, gặp trời mưa nên bác bị ướt. May quá các cháu cho bác trú nhờ. Cô: Vậy chúng mình cùng mời bác gấu vào trong sưởi ấm nhé, chúng mình có đồng ý không? ( Có ạ ) Cô có một câu chuyện rất hay cũng nói về bác Gấu đen đi chơi rừng gặp mưa giông nên phải tìm chỗ trú mưa đấy. Các con có muốn biết đó là câu chuyện gì không? Mời các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện Bác Gấu đên và hai chú Thỏ 2.Phần II : Nội dung ( 18 phút ) * Cô kể lần 1: diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ + Cô vừa kể cho chúng mình câu chuyện gì nhỉ? ( Bác Gấu đen và hai chú Thỏ) - Cô cho trẻ phát âm nhiều lần + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? ( Bác Gấu đen, Thỏ nâu và Thỏ trắng) + Cô giảng nội dung chuyện: Bác Gấu đen đi chơi rừng bị mưa ướt Bác đến nhà Thỏ Nâu và Thỏ Trắng để xin trú nhờ, Thỏ nâu không cho bác trú nhờ, còn Thỏ trắng thì cho bác trú nhờ đấy. Đến đêm bão to nhà Thỏ nâu bị đổ tìm đến nhà Thỏ trắng trú nhờ. Được bác Gấu và Thỏ trắng giúp đỡ Thỏ nâu cảm thấy ân hận vì không cho bác Gấu trú nhờ và muốn xin lỗi Bác Gấu. - Để câu chuyện hay hơn và sinh động hơn cô mời chúng mình cùng đến với khu vườn cổ tích để lắng nghe cô kể câu chuyện nhé. + À! Không biết bác Gấu đã sưởi khô người chưa nhỉ ?.Chúng mình cùng mời bác Gấu đến vườn cổ tích với chúng mình nhé. Các con có đồng ý không? + Bác Gấu ơi ! Hãy đi cùng với chúng tôi nào. Vậy chúng mình sẽ đi bằng xe buýt đến vườn cổ tích nhé các con nhớ khi đi trên xe không được xô đẩy nhau, thò đầu đưa tay ra ngoài nhé. - Chúng mình đã đến vườn cổ tích rồi. Cô mời chúng mình mỗi bạn hãy tìm cho mình một chỗ ngồi thật đẹp để lắng nghe câu chuyện “ Bác Gấu đen và hai chú Thỏ “nhé. * Cô kể lần 2: kết hợp với tranh mẹt. - Giải thích từ khó: “ướt lướt thướt” là bị ướt hết người khiến nước mưa chảy trên tóc, trên quần áo chảy xuống thành dòng. - Cô đàm thoại cùng trẻ: + Cô vừa kể câu chuyện gì? ( Bác Gấu đen và hai chú Thỏ ) + Vì sao bác Gấu đen phải tìm chỗ trú nhờ? ( Vì trời bị mưa to người bị ướt hết) +Bác Gấu đen đã đến nhà Thỏ nâu trú nhờ , bạn ấy có cho Bác trú nhờ không nhỉ? ( Không ạ ) + Vì sao Thỏ Nâu không cho bác Gấu trú nhờ? ( Vì sợ người bác to , bác sẽ làm đổ nhà ) + Thỏ nâu là người như thế nào? ( Ích kỷ, không giúp đỡ người khác ) Cô trích dẫn: Bác Gấu đen van nài mãi không được .......đó là nhà của Thỏ trắng. + Bác Gấu đen đã gõ cửa nhà ai nữa nhỉ? ( Thỏ trắng ) + Thỏ trắng có cho bác Gấu trú nhờ không? ( Có ạ ) + Được Thỏ trắng giúp đỡ , bác Gấu như thế nào nhỉ? ( Cảm ơn Thỏ trắng ) + Khi được ai giúp đỡ chúng ta phải làm gì nhỉ? ( Phải biết cảm ơn ) Cô trích dẫn: “Nửa đêm bão nổi lên.......có tiếng gõ cửa thình thình.”. + Nửa đêm nhà của Thỏ nâu đã gặp phải chuyện gì? ( Nhà Thỏ nâu bị đổ ) + Thỏ nâu đã sang nhà ai hỏi trú nhờ? + Thỏ nâu đã kể với bác Gấu và Thỏ trắng như thế nào? ( Hu, hu, hu, nhà cháu bị đổ mất rồi. Làm thế nào bây giờ) + Bác Gấu đen và thỏ trắng đã an ủi Thỏ nâu như thế nào? ( Dựng lại nhà giúp Thỏ nâu) + Thỏ nâu ân hận và định làm gì? ( Xin lỗi bác Gấu ) + Khi làm điều gì có lỗi chúng mình phải biết xin lỗi và sửa sai nhé. + Trong câu chuyện con thích nhân vật nào? Vì sao? ( Thích Thỏ trắng vì Thỏ trắng ngoan ngoãn, tốt bụng luôn giúp đỡ người khác ) - Cô luôn khen trẻ động viên trẻ Cô giáo dục trẻ: Khi thấy người khác gặp khó khăn không được ích kỉ nghĩ cho riêng mình mà chúng mình phải biết giúp đỡ mọi người , khi người khác giúp mình thì phải biết cảm ơn và đặc biệt khi làm điều gì có lỗi chúng mình phải biết nhận lỗi và sửa lỗi nhé. - Chúng mình đã rất là ngoan cô sẽ thưởng cho chúng mình trò chơi” trời nắng, trời mưa” + Cô nêu cách chơi: Trẻ làm những chú thỏ vừa đi kiếm ăn vừa hát khi có hiệu lệnh “mưa to rồi mau mau mau về thôi” thì các con phải chạy thật nhanh về đúng ghế của mình. + Luật chơi: Chú Thỏ nào không về đúng ghế của mình thì chú Thỏ sẽ bị ướt . - Cô cho trẻ chơi, cô quan sát và động viên trẻ. - Cô có một điều bí mật giành tặng lớp mình đấy , đó là trò chơi “trời tối - trời sáng” * Cô kể lần 3 : kết hợp rối dẹt 3.Phần III: Kết thúc ( 01 phút ) - Chào các bạn tớ là Thỏ nâu trong câu chuyện bác gấu đen và hai chú Thỏ đây. Các bạn ạ khi chúng ta làm việc gì có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa sai. Giống như tớ các bạn nhé. Và các bạn hãy học tập bạn Thỏ trắng ngoan ngoãn, hiền lành và tốt bụng nhé. Bây giờ tớ phải đi dựng lại nhà đây , các bạn có giúp tớ đi dựng lại nhà không? Đó chính là điều bí mật cô giành cho chúng mình đấy vậy chúng mình có muốn đi dựng lại nhà giúp Thỏ nâu không? -Trẻ nhẹ nhàng đi ra ngoài trên nền nhạc bài “ Đố bạn “ - Kết thúc tiết học nhẹ nhàng. -Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe - Trẻ phát âm - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi ngoan - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ nhẹ nhàng ra ngoài
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_dong_vat_de_tai_truyen_bac_ga.doc