Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Vận động theo nhạc: Chú ếch con; Nghe hát: Dắt trâu ra đồng; Trò chơi âm nhạc: Tiết tấu vui nhộn - Trường Mầm non Vạn Ninh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Vận động theo nhạc: Chú ếch con; Nghe hát: Dắt trâu ra đồng; Trò chơi âm nhạc: Tiết tấu vui nhộn - Trường Mầm non Vạn Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Vận động theo nhạc: Chú ếch con; Nghe hát: Dắt trâu ra đồng; Trò chơi âm nhạc: Tiết tấu vui nhộn - Trường Mầm non Vạn Ninh

GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Hoạt động: Giáo dục âm nhạc -Đề tài: +NDTT: VĐTN: Chú ếch con (Nhạc sĩ Phan Nhân) +NDKH: Nghe hát: Dắt trâu ra đồng (Sáng tác: Minh Châu) TCÂN: Tiết tấu vui nhộn -Độ tuổi: MGL: 5-6 tuổi Số lượng: ..... trẻ Thời gian: 30-35 phút Người thực hiện: I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát “chú ếch con”, “ dắt trâu ra đồng”, và biết tên tác giả của 2 bài hát. - Trẻ thuộc lời và biết cách vận động múa minh họa theo lời bài hát “ chú ếch con”, biết sáng tạo động tác theo khả năng của bản thân. - Trẻ hiểu nội dung bài hát “chú ếch con” nói về chú ếch nhỏ học bài bên hố bom cạnh vườn xoan, dưới ao có các bạn cá rô ron, cá trê cũng vui đùa tung tăng nhịp nhàng cùng bài học của ếch; “dắt trâu ra đồng” nói về bạn nhỏ miền quê dắt trâu ra đồng phụ cha mẹ mỗi khi tan học - Trẻ biết chơi trò chơi đúng cách. 2. Kĩ năng: - Trẻ thực hiện được các động tác múa một cách linh hoạt. - Rèn kĩ năng chú ý quan sát, kĩ năng nghe và cảm thụ âm nhạc. - Trẻ chơi được trò chơi “ Tiết tấu vui nhộn”. 3. Thái độ: - Trẻ hào hứng tham gia vào tiết học. - Giáo dục trẻ chăm ngoan, siêng năng học bài; giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loài động vật. II.CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng: *Đồ dùng của cô - Giáo án điện tử, nhạc không lời bài: Chú ếch con, Dắt trâu ra đồng, nhạc chơi trò chơi. - Đồ dùng ảo thuật: sách thần kì và túi càn khôn, bút chì, bút lông *Đồ dùng của trẻ: - Mũ ếch xanh, ếch vàng, ếch đỏ. - Cốc giấy, đĩa hoa để chơi trò chơi. 2. Địa điểm: - Trong lớp học. 3. Xác định nhạc điệu: - Bài chú ếch con: nhanh, nhí nhảnh, sôi động. - Bài dắt trâu ra đồng: nhẹ nhàng, mượt mà, sâu lắng. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ổn định tổ chức: Cô giới thiệu khách Xin chào mừng các bé đến với chương trình: “Giai điệu thân quen” ngày hôm nay. Đến với chương trình hôm nay là sự có mặt của 3 đội chơi: Đội ếch xanh, đội chim non và đội cá con. ( Cô cho trẻ tự giới thiệu về đội của mình). Trong chương trình ngày hôm nay, cô con mình sẽ cùng nhau trải qua 3 phần chơi: +Phần 1: Tài năng tỏa sáng +Phần 2: Hòa cùng âm nhạc +Phần 3: Tiết tấu vui nhộn Và bây giờ chúng ta cùng đến với phần chơi đầu tiên “tài năng tỏa sáng”. Chúng mình cùng chờ đón xem cô mang điều bất ngờ gì đến cho chúng mình nhé. Cô biểu diễn ảo thuật cho trẻ xem, tặng trẻ 1 bản nhạc và cho trẻ đoán đó là giai điệu của bài hát nào? - Cô cho trẻ hát lại bài hát + Bài hát “chú ếch con” do ai sáng tác? => Cô giảng giải nội dung bài hát: bài hát “chú ếch con” nói về chú ếch nhỏ học bài bên hố bom cạnh vườn xoan, dưới ao có các bạn cá rô ron, cá trê cũng vui đùa tung tăng nhịp nhàng cùng bài học của ếch đấy. => Giáo dục trẻ học tập bạn ếch, chăm ngoan học bài. - Cho trẻ tự sáng tác động tác vận động theo lời bài hát. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: 2.1:NDTT: VĐTN: Chú ếch con (Nhạc sĩ Phan Nhân) - Cô giới thiệu bài học hôm nay, cô sẽ dạy các bạn múa minh họa theo lời bài hát “chú ếch con”: +Lần 1: Cô múa minh họa cùng nhạc bài hát. +Lần 2: Cô múa minh họa kết hợp phân tích động tác. Câu 1: “Kìa chú là chú ếch con có 2 là 2 mắt tròn”- tay trái chống hông, tay phải đưa chỉ ra phía trước kết hợp kí chân trái; 2 mắt tròn các bạn đưa 2 tay vòng lên mắt. Câu 2: “Chú ngồi học bàivườn xoan”- tay trái gập ngang trước ngực và làm tương tự với tay phải, làm như tư thế ngồi học kết hợp khụy gối đánh mình sang 2 bên. Câu 3: “Bao cô cá rô ron..trê non”- bước chân trái kí lên phía trước 3 nhịp đồng thời tay trái đưa chỉ ra phía trước; làm tương tự với bên còn lại Câu 4: “Tung tăng chiếc vây vang giòn”- tay để xuôi 2 bên hông kết hợp nhảy 1 vòng tròn. Câu 5: “Kìa chú là chúngoan nhất nhà”- tay trái chống hông, tay phải đưa chỉ ra phía trước kết hợp kí chân; “ bé ngoan nhất nhà” 2 tay đặt chéo lên vai khoanh trước ngực. Câu 6: “Chú học thuộc bàihọa mi”- tay trái gập ngang trước ngực và làm tương tự với tay phải làm như tư thế ngồi học kết hợp khụy gối đánh mình sang 2 bên. Câu 7: “ Bao nhiêu chú chim rirô phi”- bước chân trái kí lên phía trước đồng thời tay trái đưa chỉ ra phía trước; làm tương tự với bên còn lại Câu 8: “Nghe tiếng hát mê licười khì”- 2 tay đưa lên cao vẫy tỏa sang 2 bên đồng thời dậm chân tại chỗ. Cô cho cả lớp múa cùng cô: + Lần 1: đứng múa tại chỗ. + Lần 2: múa đôi 2 bạn quay mặt vào nhau + Lần 3: múa kết hợp di chuyển đội hình vòng tròn, bạn ra-bạn vào. Cho tổ, nhóm, cá nhân lên sân khấu biểu diễn. Cô chú ý bao quát, sửa sai, động viên khuyến khích trẻ. 2.2: NDKH: Phần chơi thứ 2: Hòa cùng âm nhạc *Nghe hát: Dắt trâu ra đồng – sáng tác Minh Châu. - Cô hát lần 1: Nhạc+ động tác minh họa + Cô vừa hát cho các chúng mình nghe bài hát gì? + Do ai sáng tác? => Các con ạ: bài hát “dắt trâu ra đồng” sáng tác của nhạc sĩ Minh Châu, nói về bạn nhỏ miền quê dắt trâu ra đồng phụ cha mẹ mỗi khi tan học đấy - Cô hát lần 2: Cô hát kết hợp mời trẻ biểu diễn, hưởng ứng cùng cô. Phần 3: Tiết tấu vui nhộn *TCÂN: Tiết tấu vui nhộn - Cô mở nhạc, cho trẻ về các nhóm chơi, sử dụng ngôn ngữ, bộ gõ cơ thể để tạo lên tiết tấu hài hòa cùng bản nhạc. 3. Kết thúc: - Cô nhận xét, tuyên dương, giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ các loài động vật. Trẻ chào Trẻ vỗ tay Trẻ đi và hát vòng quanh lớp Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ quan sát cô Trẻ lắng nghe, chú ý quan sát Trẻ thực hiện bài vận động Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ hưởng ứng bài hát cùng cô. Trẻ chơi trò chơi. Trẻ lắng nghe
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_la_de_tai_van_dong_theo_nhac_chu_ech_con.docx