Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Dạy trẻ đọc đồng dao“Thằng Bờm” - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Hiền
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Dạy trẻ đọc đồng dao“Thằng Bờm” - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Dạy trẻ đọc đồng dao“Thằng Bờm” - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Hiền
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020 – 2021 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt động: Làm quen với văn học Đề Tài: Dạy trẻ đọc đồng dao“Thằng Bờm” Chủ đề: Thế giới động vật Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi. Số lượng: 22 trẻ Thời gian: 30 phút. Ngày soạn: 08/11/2020 Ngày dạy: 11/11/2020 Người thực hiện: Trần Thị Hiền Đơn vị: Trường mầm non Châu Phong I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên và nội dung bài đồng dao. - Trẻ biết đồng dao là những câu có vần điệu được hình thành trong quá trình chơi của trẻ em ngày xưa. Đồng dao thường gắn liền với các trò chơi dân gian. - Trẻ biết đọc ngắt nghỉ đúng, biết đọc kết hợp với một số hình thức vận động. 2. Kỹ năng. - Rén kỹ năng diến đạt rõ ràng mạch lạc. - Rèn khả năng vận động, sử dụng một số nhạc cụ kết hợp động tác với lời ca. - Rèn khả năng ghi nhớ ở trẻ. - 90- 95% trẻ nắm được bài học 3. Giáo dục. - Giáo dục trẻ không tham lam trước những đồ quý giá - Giáo dục trẻ tinh thần tập thể khi học, khi chơi. 4. Nội dung tích hợp - Âm nhạc: “ Chuyện thằng bờm” - Chơi trò chơi dân gian “ cưa lừa kéo xẻ”, trò chơi “lộn cầu vồng” II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của cô - Giáo án, giáo án điện tử - Trang phục gọn gàng - Sân khấu rối, các nhân vật rối, đồ dùng minh hoạ. - Bài hát Thằng Bờm. 2. Chuẩn bị của trẻ - Chỗ ngồi hợp lý. - Trang phục quần áo cho trẻ - Một số đồ chơi như quạt mo cau, mũ III.CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. MỞ ĐẦU: ( 1- 2 phút) - Cô giới thiệu giờ học “Bé yêu đồng dao” - Cô cho trẻ khám phá những gương gương mặt dân gian bí ẩn. - Cô và trẻ cùng nhau khám phá và chơi các trò chơi dân gian + Trò chơi: cưa lừa kéo xẻ” +Trò chơi: “Lộn cầu vòng” - Khám phá gương mặt hề có hình ảnh nhân vật trong dân gian ,(Phú Ông ,Thằng Bờm). - Các con có biết hai nhân vật này xuất hiện trong bài đồng dao nào không? -Vậy bạn nào đã thuộc bài đồng dao “Thằng Bờm” rồi nhỉ? -Trẻ đọc theo sự gợi ý của cô. - Để biết được được vừa rồi các con đoán, và đọc có chính xác hay không? Cô mời các con cùng hướng lên sân khấu để xem biểu diễn nhé! 2. HƯỚNG DẪN: ( 26 – 27 phút) * Hoạt động 1: Cô đọc đồng dao cho trẻ nghe - Lần 1 cô cho trẻ nghe bài đồng dao (trên sân khấu rối) + Hỏi trẻ tên bài đồng dao. + Trong bài đồng dao xuất hiện những nhân vật nào? À! Đúng rồi trong bài đồng dao có thằng Bờm và Phú Ông đấy. Các con thấy khi đọc bài đồng dao, cô đã thể hiện tình cảm như thế nào? + Khi đọc phải thể hiện sự vui tươi hồn nhiên, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của bài đồng dao, đọc diễn cảm theo từng câu cho đến hết bài. - Cô đọc lần 2( kết hợp đọc theo nền nhạc) * Giảng nội dung và đàm thoại - Bờm có cái gì? (Giải thích: Quạt mo là chiếc quạt làm bằng mo cau) - Ai đã muốn đổi quạt mo của Bờm? - Các con có biết tại sao lại gọi là Phú Ông không? ( Những người giàu có ngày xưa được gọi là Phú Ông đấy) - Phú ông đổi những gì để lấy quạt mo? (Ba bò,chín trâu, ao sâu cá mè, bè gỗ lim, con chim đồi mồi ) - Nhưng Bờm có đồng ý đổi những thứ quý giá đó không? - Vậy Bờm đã đổi quạt để lấy gì? - Các con có biết vì sao Bờm lại đổi quạt mo để lấy nắm xôi? - Các con ạ! Bờm có một chiếc quạt mo và Phú Ông đã đổi nhiều của cải quý giá như: ba bò chín trâu, ao sâu cá mè, một bè gỗ lim và cả con chim đồi mồi xinh xắn nữa nhưng tất cả những thứ quý giá đó Bờm đều từ chối mà chỉ đổi nắm xôi thôi - Con thấy Bờm là người như thế nào? => Qua bài đồng dao chúng ta thấy thằng Bờm tuy nghèo khổ thiếu thốn nhiều thứ nhưng Bờm không tham lam, không đổi cái quạt mo nhỏ bé để lấy những món đồ quí giá hơn, bởi vì Bờm hiểu cái quạt mo chỉ đáng giá với cái nắm xôi mà thôi. => Giáo dục trẻ: Các con ạ! Trong cuộc sống tuy gặp hoàn cảnh khó khăn chúng ta phải luôn thật thà, không nên tham lam trước những vật quý giá của người khác, các con có đồng ý không? * Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc đồng dao: - Cô cho trẻ đọc lần 2 ( kết hợp đọc theo nền nhạc) ( Hướng dẫn trẻ ngắt nghỉ đúng nhịp điệu, thể hiện giọng điệu vui tuơi, hồn nhiên) Đây là một bài đồng dao quen thuộc với các con rồi đúng không. Bài đồng dao này còn được gõ theo nhịp 2/2, cứ 2 từ các con lại gõ vào một nhịp Vậy bây giờ các con hãy cùng đọc bài đồng dao này kết hợp nhịp vỗ tay. - Cô cho trẻ đọc lần 3 ( kết hợp vỗ tay) - Cô chú ý sửa sai cho trẻ ( nếu có) - Cô cho trẻ chọn dụng cụ gõ đệm,thảo luận gõ đệm cho bài đồng dao.( theo tổ) + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 - Cô cho trẻ đọc theo nhóm - Cô mời cá nhân lên thực hiện. * Hoạt động 3: Luyện tập - Cho trẻ chơi trò chơi “Thằng Bờm’. Đọc đồng dao kết hợp vỗ tay vào nhau.(Cho trẻ tự tìm bạn theo đôi) - Các con ơi! Bài đồng dao “Thằng Bờm” đã được nhạc sĩ Phan Văn Minh phổ nhạc thành bài hát rất hay và cô giáo đã dàn dựng thành một hoạt cảnh rất đặc sắc đấy. Bây giờ cô mời các con cùng cô tái hiện lại nội dung của bài hát “ Thằng Bờm” nhé! - Cô và trẻ cùng múa hát, vận động 3. KẾT THÚC: ( 1 phút ) - Cô cho trẻ hát bài đồng dao “Chuyện Thằng Bờm” và đi ra ngoài chơi - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Trẻ thực hiện. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ quan sát. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ thực hiện. -Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện -Trẻ lắng nghe. . - Trẻ cả lớp thực hiện. - Trẻ thực hiện. - Trẻ đọc theo tổ. - Trẻ đọc theo tổ. - Trẻ đọc theo tổ. - Trẻ đọc theo nhóm. - Cá nhân trẻ đọc - Trẻ thực hiện. - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ đi ra ngoài
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_the_gioi_dong_vat_de_tai_day_t.doc