Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Tháng 11 - Đề tài: Bật qua vật cản - Năm học 2020-2021 - Chu Thị Yến
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Tháng 11 - Đề tài: Bật qua vật cản - Năm học 2020-2021 - Chu Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Tháng 11 - Đề tài: Bật qua vật cản - Năm học 2020-2021 - Chu Thị Yến

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2020- 2021. Lĩnh vực: Giáo dục phát triển thể chất. Hoạt động: Thể dục. Đề tài: Bật qua vật cản. Chủ đề: Tháng 11. Đối tượng: Trẻ 5- 6 tuổi. Thời gian: 30 phút. Ngày soạn: Ngày dạy: Người dạy: Chu Thị Yến. Đơn vị: Trường mầm non Yên Phụ. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài tập “Bật qua vật cản”. - Trẻ bật không chạm vật cản. - Trẻ biết bật qua vật cản: Bật, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 mũi bàn chân và giữ được thăng bằng khi tiếp đất. - Biết cách chơi các trò chơi dân gian. 2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. - Rèn cho trẻ thao tác đúng, thuần thục kỹ năng bật qua vật cản, bật không chạm vào vật cản. - Khả năng phối hợp các bộ phận, phối hợp với bạn khi chơi. - Phát triển khả năng tư duy cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quí các thành viên trong gia đình. - Tích cực tham gia hoạt động, thích chơi các trò chơi dân gian. II. Chuẩn bị: 1.Đồ dùng của cô: - Lớp học sạch sẽ, bố trí hợp lí. - Giáo án điện tử, giáo án Word. - Máy tính. - Xắc xô, còi. - Nhạc các bài hát, bài đồng dao: “Rồng rắn lên mây”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Ngựa phi”, “Dệt vải” - Vật cản. - Boing, rổ đựng đồ chơi 2. Đồ dùng của trẻ: - Trang phục gọn gàng. - Vật cản cao. - Boing, rổ đựng đồ chơi - Cây thuốc.. 3. Nội dung tích hợp: - Toán: đếm, nhận biết phía trước, phía sau - Âm nhạc: Nhạc các trò chơi dân gian - Văn học: Đồng dao “Rồng rắn lên mây”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Thằng Bờm” - Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây, kéo cưa lừa xẻ III. Tiến hành HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. 1.Gây hứng thú: 2 phút - Cô cùng trẻ đọc đồng dao thằng Bờm. - Trò chuyện về nội dung bài đồng dao: + Bờm đã đồng ý đổi quạt của mình lấy gì của Phú Ông? + Còn các con nếu được đổi thì con sẽ lấy gì? “DẪN DẮT NHƯ DẠY CHỨ KHÔNG HỎI CỘC LỐC NHƯ SOẠN TRONG VỞ SOẠN EM NHÉ” 2. Nội dung: 27 phút - Vậy chúng mình cùng thống nhất lấy các trò chơi dân gian để cùng nhau chơi nhé. a) Khởi động: - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây” kết hợp các kiểu đi: “Rồng rắn lên mây.” Nhà thầy thuốc Ở trên núi cao. Xuống hết dốc này Sắp đến nhà thầy Cúi đầu cúi đầu Qua hầm sẽ thấy Còn một đoạn nữa Hãy chạy cho nhanh Còn một đoạn nữa Hãy chạy cho nhanh Sắp đến nhà thầy Đi chậm lại thôi. b) Trọng động: Cô 2: Mẹ con Rồng rắn đi đâu? - Thầy có rất nhiều loại thuốc để mẹ con Rồng rắn lấy cho con, nhưng trước khi lấy thì mẹ con Rồng rắn hãy thể hiện tài năng của mình cho thầy xem nào? (CHỊ ĐỔI NHƯ VẬY XEM CÓ HỢP LÝ HƠN KO) *BTPTC: + Động tác tay: Chơi trò chơi “Dệt vải” + Động tác chân: Chơi trò chơi “Đạp guồng sợi” + Động tác bụng: Chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” + Động tác bật: Chơi trò chơi “Phi ngựa” Cô 2: Các con vừa thể hiện tài năng của mình rất giỏi. Nên Thầy thuốc sẽ tổ chức trò chơi với mẹ con Rồng rắn, thầy vui thầy sẽ tặng nhiều thuốc cho mẹ con Rồng rắn có thích không? (Chị đổi như vậy cho liên hoàn) - Trẻ lắp đồ chơi. *Vận động cơ bản: Bật qua vật cản. Với những vật cản mà các con vừa lắp được, mẹ con mình sẽ chơi trò chơi gì nào? - Cho tất cả trẻ trải nghiệm. - Các con vừa chơi với gì? Cô 2: Thầy thấy các con chơi giỏi quá, nhưng để trò chơi được vui và chuẩn hơn thì hôm nay Thầy thuốc sẽ hướng dẫn các con tập bài tập: “Bật qua vật cản”! Cô 2 trẻ thực hiện, cô 1 phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị: Thầy đứng mũi bàn chân sát mép vạch, 2 tay thả xuôi. Khi có hiệu lệnh bật, thầy đưa tay ra phía trước, đưa tay từ trên xuống dưới ra sau đồng thời nhún chân lấy đà bật cao qua vật cản để không chạm vào vật cản. Thầy chạm đất nhẹ nhàng bằng hai mũi bàn chân, rồi cả bàn chân, tay đưa ra phía trước để giữ thăng bằng. - Cô cho cả lớp thực hiện 4 lần. (EM ĐỔI ĐỒ DÙNG 4 LẦN NÀY NHÉ, MÀ 4 LẦN CÓ NHIỀU BỚI TRẺ KHÔNG) - Lần lượt 4 trẻ lên thực hiện, cô và trẻ quan sát, nhận xét. Thầy thấy mẹ con rồng rắn rất giỏi bây giờ thầy sẽ tặng thuốc cho các con, tuy nhiên để vào lấy được cây thuốc trong vườn nhà thầy thì mẹ con Rồng rắn phải bật qua mấy vật cản khác nhau thì mới vào được vườn thuốc lấy cây thuốc Mẹ con rồng rắn có sẵn sàng chưa? (Bạn nào bật bật không chạm vào vật cản được thưởng 1 cây thuốc). Củng cố: Vừa rồi, mẹ con rồng rắn thực hiện rất là tốt bài tập gì nào? Các bạn lên khẳng định lại bài tập này nào? + Mời 2 trẻ lên thực hiện. * TCVĐ: “Chơi Boing”. Vừa rồi các con đã hái được nhiều thuốc để về chữa bệnh chưa? Thầy thấy các con rất giỏi đã giúp mẹ hái thuốc, nên thầy đã tặng cho các con thêm mộ món quà nữa đấy! - Các con xem thầy thuốc đã tặng các con quà gì? - Từ những quả bóng này, các con muốn chơi bạn chơi gì? - Chúng mình thống nhất chơi trò chơi: “Boing” nhé! - Các con đã biết cách chơi trò chơi này chưa? - Các con cùng chơi nhé. (Cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi). =>Nhận xét buổi chơi:(CẦN GHI RÕ NHẬN XÉT HAY TUYÊN DƯƠNG VÀ GIÁO DỤC TRẺ Ở PHẦN NÀY CHỨ KHÔNG THỂ GHI RA KIỂU SOẠN BÀI NHƯ VẬY ĐƯƠC) c) Hồi tĩnh: Trẻ đi lại nhẹ nhàng kết hợp nhạc dân gian. (NhẠC gì nói rõ) 3.Kết thúc: 1 phút. Hát đồng dao “ Gánh gánh gồng gồng” - Trẻ đọc cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ đọc lời bài “Rồng rắn lên mây” (Kết hợp đi thường). - Trẻ đọc lời bài “Rồng rắn lên mây” (Trẻ đi bằng mũi bàn chân). Trẻ đọc lời bài “Rồng rắn lên mây” (Trẻ đi bằng gót bàn chân). Trẻ đọc lời bài “Rồng rắn lên mây” (Trẻ đi khom lưng). Trẻ đọc lời bài “Rồng rắn lên mây” (Trẻ đi nhanh). Trẻ đọc lời bài “Rồng rắn lên mây” (Trẻ đi nhanh). Trẻ đọc lời bài “Rồng rắn lên mây” (Trẻ đi chậm). - Trẻ trả lời. Trẻ đọc lời ca kết hợp chơi trò chơi: “Dệt vải cho bà Vải hoa vải trắng Đến mai trời nắng Mang vải ra phơi Đến mốt đẹp trời Mang ra may áo” Trẻ đọc lời ca kết hợp chơi trò chơi: “Một người hai chân Hai người bốn chân Ba người sáu chân Bốn người tám chân Năm người mười chân” Trẻ đọc lời ca kết hợp chơi trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ” Trẻ đọc lời ca kết hợp chơi trò chơi: “Nhong nhong nhong Ngựa ông mới về Cắt cỏ bồ đề Cho ngựa ông ăn” Trẻ lấy vật cản - Trẻ thực hiện. - Trẻ trả lời. - Trẻ trải nghiệm chơi Trẻ trả lời Trẻ chú ý quan sát Cả lớp thực hiện 4 lần. Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - 2 trẻ thực hiện. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện. Giáo viên Chu Thị Yến Tạm thời chị sửa giáo án cho em những chỗ cần nói để liên hoàn còn những chỗ bôi đỏ chị đã ghi vào rồi em cần nghiên cứu và dạy thử xem trẻ như thế nào?phần trò chơi em phải nói rõ nhận xét, sau đó liên hoàn đến hồi tĩnh và kết thúc. Đây là tiết thi chứ không phải là dạy bình thường nên phải thể hiện rõ. Ở phần thi đua em cho trẻ bật qua 3 vật cản và đổi đồ dùng, cuẩn bị ở phần này em nên cho là 1 vườn thuốc. và các vật cản để đến được vườn thuốc hái về.
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_thang_11_de_tai_bat_qua_vat_ca.doc