Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Làm quen với chữ cái u, ư - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thương

docx 7 trang Phương Thanh 04/01/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Làm quen với chữ cái u, ư - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Làm quen với chữ cái u, ư - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thương

Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Làm quen với chữ cái u, ư - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thương
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2022 - 2023
 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Làm quen chữ cái
Đề tài: Làm quen với chữ cái u, ư
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi
Thời gian dạy: 30 phút
Số trẻ: 28 trẻ
Ngày soạn: 29/11/2022
Ngày dạy: 1/12/2022
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
Đơn vị: Trường mầm non Đại Lai
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái: u, ư.
- Trẻ tìm được chữ cái u, ư trong tên gọi của bạn
 - Trẻ nhận biết được cấu tạo của chữ cái u, ư.
 2. Kĩ năng
 - Trẻ nhận đúng mặt chữ cái u, ư thông qua một số trò chơi
 - Trẻ phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa 2 chữ u, ư
 - Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
 - Rèn tinh thần tập thể, chơi và biết phối hợp với bạn.
 3. Thái độ 
 - Trẻ có ý thức tham gia vào các hoạt động chung của lớp
 - Giáo dục trẻ tính cẩn thận, kỷ luật trong giờ học.
 II. CHUẨN BỊ
 1. Đồ dùng
 a. Đồ dùng của cô
 - Máy tính, giáo án điện tử, que chỉ
 - Đồ ảo thuật
 b. Đồ dùng của trẻ
 - Mỗi trẻ 1 quyển sách, thẻ chữ cái u, ư và các nét chữ cái rời.
 - Các ô để trẻ chơi trò chơi ong tìm chữ
 - 3 tấm biển có tên của trẻ
 - Những trái tim và các nguyên vật liệu như bông, sợi dây và ống hút
 2. Điạ điểm đội hình
 - Phòng học sạch sẽ thoáng mát có đủ ánh sáng.
 - Trẻ ngồi trên thảm hình chữ u . 
 3. Tâm sinh lý trẻ
 - Trẻ thoải mái, hào hứng tham gia sôi nổi vào hoạt động cùng cô.
 4. Nội dung tích hợp
 - Âm nhạc: Nhạc ảo thuật, em muốn làm, Ba em làm công nhân lái xe.
 - Làm quen với toán: Đếm chữ cái 
 III. CÁCH TIẾN HÀNH
HOAT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức (2 phút)
- Giới thiệu: Nhiệt liệt chào đón các Cô giáo ở PGD&ĐT Gia Bình.
- Nhà ảo thuật xuất hiện mang điều bất ngờ đến cho trẻ: từ không có hoa thành có, sách không có hình thành có hình và cuối cùng xuất hiện quyển sách và tặng cho trẻ.
2. Bài mới (27 phút)
* Ôn tập chữ cái đã học
- Cô cho cả lớp đi lấy sách và về chỗ của mình
- Hỏi trẻ các con đã lấy được quyển sách chưa?
- Bên trong quyển sách có gì?
- Cô hỏi trẻ trong quyển sách của con có chữ gì? 
- Những bạn có quyển sách giống bạn đi lên đây với cô nào.“Trẻ phát âm to 3 lần chữ cái e”
- Tương tự cô cũng hỏi trẻ trong quyển sách con có chữ gì? 
- Vậy những bạn có quyển sách mang chữ cái ê đâu rồi. “Trẻ phát âm to 3 lần chữ cái ê”
- Cô gọi những trẻ có những quyển sách mà chúng mình chưa được phát âm lên.
- Trên đây là những chữ cái u, ư để hiểu rõ hơn về 2 chữ cái này thì cô mời các con nhẹ nhàng về chỗ nào.
a. Làm quen chữ cái u
* Cho trẻ quan sát tranh chú bộ đội
- Cho trẻ đếm có bao nhiêu chữ cái trong cụm từ “Chú bộ đội” gắn số tương ứng.
- Hỏi trẻ chữ cái cô đã dạy?
- Có rất nhiều chữ cái chúng mình chưa được học. Hôm nay cô giới thiệu chữ cái mới “Cô phóng to chữ u lên”
- Cô cho cả lớp mở quyển sách khám phá xem bên trong quyển sách có gì bất ngờ? “ Gọi 2-3 trẻ”
- Cho cả lớp lấy thẻ chữ giống trên màn hình và xếp ra vở.
- Bạn nào biết gì về chữ cái này?( gọi 2-3 bạn)
+ Đúng rồi! Đây là chữ “u” đấy! 
- Khi phát âm chữ “u” miệng cô hơi chúm lại, sau đó cô lấy hơi từ trong cổ đẩy ra và phát âm “u”. 
- Cô cho trẻ phát âm chữ “u” dưới nhiều hình thức: Lớp, tổ, cá nhân. (Cô quan sát sửa sai cho trẻ)
- Trong quyển sách của các con còn có các nét chữ bây giờ cô mời các con hãy lấy nét chữ và tạo thành chữ nào.( Cô đi bao quát trẻ tạo chữ u )
- Ai có nhận xét gì về chữ “u” này? ( Hỏi 2-3 trẻ)
* Cô chốt lại: Các con ạ! chữ “u”có cấu tạo gồm 1 nét móc ngược và 1 nét sổ thẳng ở phía bên phải của nét móc ngược đấy. Chúng mình cùng phát âm lại chữ “u” nào.
* Mở rộng chữ u
- Các con ạ! Chữ “u” có nhiều cách viết khác nhau, cô giới thiệu các chữ: u in hoa, u in thường và chữ u viết thường. 3 chữ “u” này tuy có cách viết khác nhau nhưng đều chung 1 cách phát âm là “u” đấy.
- Bạn nào có thể nói cho cô biết chữ “u” trên thẻ của các con là kiểu chữ “u” gì? 
- Vậy mặt sau chữ “u” in thường là chữ “u” gì?
- Hỏi trẻ có muốn thử cảm giác viết chữ “u” trên lưng của bạn không? “Cô cho cả lớp đứng lên vân động và viết trên lưng bạn”
* Trò chơi: Ong tìm chữ
* Cách chơi như sau: Cô chuẩn bị các ô, trong mỗi ô là một câu hỏi. Nhiệm vụ của các con là lên chọn 1 ô mà con yêu thích và trả lời câu hỏi có trong ô đó. Trả lời đúng các con sẽ được một tràng pháo tay của cô và các ban. Nếu sai các con sẽ phải hát tặng cô và các bạn một bài hát. “ Gọi 2-3 bạn lên chơi”
b. Làm quen với chữ ư
- Cô đố trẻ chữ “u” mà thêm dấu móc ở bên trên nét xổ thẳng thì tạo thành chữ gì?
- Cô cho trẻ xếp dấu móc lên chữ “u” đã tạo
(Cô làm hiệu ứng cho dấu móc xuất hiện bên trên nét xổ thẳng của chữ u)
- Ai phát âm được chữ cái này?
- Đúng rồi! Đây là chữ “ư” đấy! Khi phát âm chữ “ư” miệng cô mở sau đó cô lấy hơi từ trong cổ đẩy ra và phát âm “ư”
- Cô mời các con cùng phát âm với cô nào!
(Cô cho trẻ phát âm chữ ư dưới nhiều hình thức: Lớp, tổ, nhóm, cá nhân) 
- Chữ “ư” có cấu tạo như thế nào?( gọi 2-3 trẻ)
* Cô chốt lại cấu tạo chữ ư: Chữ “ư” gồm 1 nét móc ngược, 1 nét xổ thẳng và 1 nét móc ở bên trên nét xổ thẳng.
* Mở rộng chữ ư:
- Các con ạ! Cũng giống như những chữ cái khác, chữ “ư” còn có các kiểu chữ như: Chữ ư in thường, chữ ư in hoa và chữ ư viết thường. 3 chữ “ư” này tuy có cách viết khác nhau nhưng đều chung 1 cách phát âm là “ư” 
- Cho trẻ phát âm lại 3 chữ cái “ư”.
- Hỏi trẻ trong thẻ chữ của các con là chữ “ư” gì?
- Mặt sau chữ ư in thường là chữ “ư” gì?
c. So sánh chữ u, ư
- Cho trẻ quan sát trên màn hình và hỏi trẻ điểm giống và khác nhau giữa chữ “u”, “ư”
( Cô mời 1 - 2 trẻ so sánh chữ cái u,ư)
- Cô chốt lại:
+ Giống nhau: Chữ “u” và chữ “ư” giống nhau là đều có 1 nét móc ngược và 1 nét xổ thẳng.
+ Khác nhau: Chữ “u” không có dấu móc còn chữ “ư” có dấu móc.
d. Liên hệ chữ cái u, ư
- Đến dự lớp học còn có các người mẫu đấy. Cô xin mời các người mẫu lên biểu diễn cho các bạn xem (khi đi tay cầm 3 tấm biển có tên: Quỳnh Hương, Hương Giang và Minh Châu)
- Mời 3 bạn lên tìm chữ “u”, “ư” trên biển chữ của người mẫu.
e. Trò chơi củng cố
* Trò chơi: Trái tim yêu thương
- Cách chơi như sau: Cô đã chuẩn bị rất nhiều những trái tim. Nhiệm vụ các con là sẽ tìm chọn 1 người bạn để cùng nhau gắn chữ “u”, “ư” lên những trái tim bằng các nguyên liệu như quả bông, ống hút và những sợi dây.
- Thời gian chơi là một bản nhạc. Khi bản nhạc kết thúc chúng mình sẽ cùng nhau giơ trái tim yêu thương này lên cho các bạn cùng ngắm nhé! 
- Cô cho trẻ về 3 nhóm ngồi thực hiện.
- Cô kiểm tra kết quả và khen ngợi trẻ.
3. Kết thúc: ( 1 phút )
- Các con đã tạo ra những trái tim yêu thương rồi, bây giờ chúng mình cùng nhau mang trái tim yêu thương này tặng các cô đang tham dự giờ học của chúng ta nào.

- Trẻ vỗ tay
- Trẻ hứng thú
- Trẻ đi lấy sách
- Trẻ trả lời
- Có chữ cái ạ!
- Trẻ trả lời chữ e ạ!
- Trẻ phát âm
- Trẻ trả lời chữ ê ạ!
- Trẻ lên phát âm 
- Trẻ cầm quyển sách mang chữ cái u, ư lên
- Trẻ về chỗ
- Trẻ quan sát
- Trẻ đếm
- Trẻ giơ tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời (có thẻ chữ và các nét chữ ạ)
- Trẻ thực hiện
- Trẻ giơ tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm chữ u dưới nhiều hình thức
- Trẻ thực hiện
- Trẻ giơ tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe 
- Chữ u in thường ạ!
- Chữ u viết thường ạ!
- Trẻ vận động cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Chữ ư ạ!
- Trẻ thực hiện
- Trẻ giơ tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm dưới nhiều hình thức.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Chữ ư in thường
- Chữ ư viết thường
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lên tìm chữ u. ư
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia trò chơi và kiểm tra kết quả cùng cô.
- Trẻ lắng nghe và thực hiện

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nghe_nghiep_de_tai_lam_quen_vo.docx