Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: “Bé làm gì khi gặp hỏa hoạn” - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Thu

docx 9 trang Phương Thanh 14/02/2025 640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: “Bé làm gì khi gặp hỏa hoạn” - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: “Bé làm gì khi gặp hỏa hoạn” - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Thu

Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: “Bé làm gì khi gặp hỏa hoạn” - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Thu
GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP CƠ SỞ VÒNG THI THỰC HÀNH
NĂM HỌC 2018-2019
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
Hoạt động: Giáo dục kỹ năng sống
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài: “Bè làm gì khi gặp hỏa hoạn”
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
Thời gian 30 phút
Số lượng trẻ: 28 trẻ
Ngày soạn: 05/11/2019
Ngày dạy: 08/11/2018
Người thực hiện: Trần Thị Thu
Đơn vị: Trường mầm non An Thịnh - Lương Tài - Bắc Ninh
I.MỤC ĐÍCH ÊU CẦU
1. Kiến thức.
- Trẻ biết một số nguyên nhân gây ra cháy, hỏa hoạn
- Trẻ biết dấu hiệu khi xảy ra cháy, hỏa hoạn
- Trẻ biết một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, hỏa hoạn. Trẻ biết cách ứng xử khi gặp nguy hiểm.
2. Kỹ năng.
- Trẻ có một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn sự tự tin, nhanh nhẹn cho trẻ.
- Rèn khả năng tập trung chú ý, quan sát, tư duy có chủ đích cho trẻ.
- 90-95% trẻ đạt yêu cầu
3. Thái độ.
- Trẻ có ý thức trong việc phòng cháy, chữa cháy, không nghịch bật lửa và điện
- Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm.
II. CHUẨN BỊ
1.Đồ dùng của cô.
- Giáo án điện tử, máy vi tính, loa
- Một số hình ảnh về các kỹ năng thoát hiểm.
- Video phóng sự về các vụ cháy, phim hoạt hình thoát hiểm khi có hỏa hoạn.
- Khẩu trang, khăn mặt ẩm
- Một số bài hát về chủ đề, còi báo cháy
- Một bộ quần áo của lính cứu hỏa.
- Hai chiếc bảng để tổ chức trò chơi
2. Đồ dùng của trẻ
- Trang phục của trẻ gọn gàng, sạch sẽ
3. Điah điểm, đội hình
- Phòng học thoáng mát, thoải mái, có đủ ánh sáng
- Trẻ ngồi thảm hình chữ u
4. Tâm sinh lí trẻ
- Trẻ hào hứng, tích cực khi tham gia hoạt động.
5. Nội dung tích hợp
- Âm nhạc: “Lính cứu hỏa”, Một số nhạc không lời khác
- Thể dục vận động: Chạy, bò thấp, đi khom
- Làm quen với toán: Đếm các hình ảnh về kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn.
III. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ốn định (1 phút)
- Giới thiệu các cô về dự
- Các con ơi hôm nay đến trường các con cảm thấy như thế nào?
- Hôm nay đến trường cô cũng thấy rất vui đấy. Bây giời cô con mình cùng hát bài hát “Lính cứu hỏa” cho vui nhé!
- Vừa rồi chúng mình hát bài hát rất hay, trong bài hát có nhắc đến ai nhỉ?
- Anh lính cứu hỏa làm nhiệm vụ gì nhỉ? 
- Đúng rồi đấy, bất kỳ ở đâu có xả ra cháy các anh lính cứu hỏa sẽ đến dập lửa ngay.
- Hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu một số kỹ năng thoát hiểm ra khỏi nơi có hỏa hoạn nhé! - Cô mời các con hãy nhẹ nhàng về chỗ ngồi nào!
2. Bài mới (27 phút)
a. Nhận biết nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn
- Các con biết không, trong thời gian gần đây đã xảy ra rất nhiều vụ hỏa hoạn gây thiệt hại rất nhiều, chúng mình hãy xem một đoạn video nhé.
- Các con vừa xem video nói về điều gì?
-Trong video vừa rồi các con thấy gì?
-Vừa rồi chúng mình đã được xem video về một số vụ hỏa hoạn đấy. Không biết là vì sao lại xảy ra hỏa hoạn nhỉ? Để biết tại sao lại xảy ra hỏa hoạn, chúng mình hãy về nhóm thảo luận xem vì sao lại xảy ra hỏa hoạn nhé! 
+ Trong khi trẻ thảo luận cô đến từng nhóm và cùng trò chuyện với trẻ.
-Thời gian thảo luận đã hết, cô mời các con sẽ về chỗ ngồi của mình và đưa ra ý kiến của mình nào! 
- Vì sao lại xảy ra hỏa hoạn nhỉ?
(Cô mời đại diện của từng nhóm) 4-5 trẻ trả lời
=>Các con ạ! Vừa rồi các nhóm đã trả lời rất đúng đấy. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hỏa hoạn, hầu hết hỏa hoạn xảy ra là do sơ xuất của con người như là nghịch bật lửa, nghịch diêm, nấu ăn xong quên không tắt bếp ga, chập điện, hoặc một số người hút thuốc vô tình làm rơi tàn thuốc lá cũng có thể gây ra hỏa hoạn đấy! 
* Giáo dục: Các con nhớ nhé, chúng mình còn nhỏ, tuyệt đối không nghịch bật lửa, nghịch diêm hay nghịch một số vật rễ cháy nổ khác để tránh xảy ra hỏa hoạn các con nhớ chưa nào?
b. Nhận biết dấu hiệu xảy ra hỏa hoạn.
- Thế vì sao chúng mình lại biết có cháy xảy ra?
(Gọi 4-5 trẻ trả lời)
=>Đúng rồi đấy! Khi hỏa hoạn xảy ra thì chúng mình thường ngửi thấy có mùi khét, có khói, có lửa và đặc biệt là ở những chung cư, nhà cao tầng, cơ quan, bệnh viện, trường học khi có hỏa hoạn xảy ra thì có còi báo cháy đấy!
c. Biết cách ứng xử khi gặp hỏa hoạn
- Các con ạ! Nhà bạn Bo vừa rồi cũng xảy ra chá đấy. Bạn Bo rất giỏi nhé bạn ấy biết thoát ra khỏi nơi có đám cháy đấy.
- Chúng mình có muốn biết bạn Bo thoát khỏi đám cháy như thế nào không?
- Vậy chúng mình cùng quan sát lên màn hình nhé!
- Chúng mình vừa được xem video rồi, các con nhìn thấy gì trong video?
- Chúng mình thấy bạn Bo và các bạn làm gì khi có hỏa hoạn?
- Các con rất tinh mắt đấy, bạn Bo và các bạn rất nhanh nhẹn, khi có cháy xảy ra đã biết chạy nhanh ra khỏi nhà, gọi cứu hỏa bằng số 114 và báo cho người lớn biết đấy.
* Xử lí tình huống
- Các con ơi nếu không may nhà bị cháy thì các con phải àm gì?
- Chúng mình gọi cứu hỏa như thế nào nhỉ?
(3-4 trẻ gọi 114)
=>Đúng rồi đấy, để thoát hiểm ra khỏi nơi có hỏa hoạn một cách tôt nhất, thì chúng mình phải thật sự bình tĩnh và thực hiện theo các bước để thoát ra khỏi nơi có hỏa hoạn. Chạy thật nhanh ra khỏi nơi có hỏa hoạn, kêu cứu để người lớn biết và gọi điện thoại cho cứu hỏa bằng số 114 nhé! 
=> Chúng mình nhớ nhé khi coa đám cháy chúng mình phải gọi to để mọi người đến cứu chúng mình, nhớ chưa nào?
* Thực hiện kỹ năng thoát hiểm
- Các con ơi lớp mình hôm nay rất vui khi được đón 1 vị khách đặc biệt đấy.
- Để dành bất ngờ cho chúng mình bây giờ các con cùng cô chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng” nhé! 
- Trời tối rồi!
(Trong khi trẻ nhắm mắt cô ra ngoài mặc trang phục lính cứu hỏa và bước vào lớp)
- Trời sáng rồi!
- Chúng mình cùng đón chào vị khách đặc biệt nào! Anh xin chào các em!
- Các em có biết anh là ai không?
- Ôi, các em thật là giỏi
- Các em ạ! Hôm nay anh đến với chúng mình sẽ cùng trò chuyện, thực hành để lớp mình có kỹ năng thoát khỏi đám cháy đấy.
- Để thoát khỏi đám cháy lớn, trong phòng có rất nhiều khói, mà chúng mình không nhìn rõ. Để tự bảo vệ bản thân mình, chúng mình sẽ phải tìm cách thoát ra ngoài một cách nhanh và an toàn nhất. 
- Cô vừa thực hiện vừa hướng dẫn trẻ.
=> Đầu tiên, chúng mình sẽ lấy những đồ vật làm bằng vải như: khẩu trang, khăn, vải mềm đã được sấp nước che kín miệng và mũi để không hít phải khói độc. Sau đó đi khom lưng hoặc bò men theo tường, theo chỗ có ánh sáng và thoát hiểm thật nhanh ra ngoài.
- Vừa rồi anh đã hướng dẫn chúng mình kỹ năng thoát ra khỏi đám cháy đấy, chúng mình cùng hiện với anh nhé!
- Bạn nào sẽ lên thực hiện trước nào! (cô gọi 1 trẻ lên thực hiện trước)
( Sau đó, cô cho trẻ thực hiện kỹ năng theo nhóm, tổ, cả lớp)
- Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát và nhắc nhở trẻ thực hiện, chỉnh lại kỹ năng thực hiện của trẻ
- Vừa rồi anh thấy các em thực hiện kỹ năng thoát ra khỏi nơi có đám cháy rất là giỏi đấy. Nếu có cháy xảy ra mà chẳng may chúng mình bị lửa bén vào người thì chúng mình phải làm thế nào? 
- Anh thấy bạn thực hiện rất giỏi đấy.
=> Các em ạ! Nếu chẳng may bị lửa bén vào người thì chúng mình dập lửa tốt nhất bằng cách nằm xuồng lăn đi, lăn lại như bạn vừa đã thực hiện nhé!
- Giả định: Ô, cháy rồi, lửa bén vào người rồi, phải làm thế nào đây?
- Anh thấy các em rất thông minh , rất giỏi khi thực hiện kỹ năng thoát khỏi đám cháy đấy, anh khen tất cả chúng mình.
d. Trò chơi củng cố
- Các em ạ, ở cơ quan anh có in rất nhiều các hình ảnh về các kỹ năng thoát hiểm mà chưa sắp xếp được thành từng loại, bây giờ anh muốn nhờ lớp mình sẽ chia ra thành 2 đội để cùng chọn giúp anh những hình ảnh về kỹ năng thoát hiển ra khỏi nơi có hỏa hoạn và gắn lên bảng.
- Trong thời gian là một bản nhạc nếu đội nào chọn được nhiều hình ảnh về kỹ năng thoát hiểm hơn sẽ là đội giành chiến thắng nhé!
- Trong khi trẻ chơi cô chú ý quan sát và nhắc nhở trẻ. Kết thúc trò chơi cô nhận xét chung và tuyên dương
=> Các em ơi, anh mong rằng qua buổi học hôm nay các em sẽ biết ứng dụng những kỹ năng đã được luyện tập trong buổi học để tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm có thể xảy ra trong bất cứ trường hợp nào nhé.
- Và bây giờ chúng mình sẽ gửi tới các cô và tất cả mọi người một thông điệp phòng tránh hỏa hoạn gì nhỉ?
- Nói không với?
3. Kết thúc: (1 phút)
- Các em ơi, đã đến giờ anh phải về cơ quan để tiếp tục đi làm công việc của mình rồi. Trước khi anh về các em hát tặng anh bài hát “Lính cứu hỏa” có được không?
- Cô cùng trẻ hát bài hát “Lính cứu hỏa”
-Rất vui ạ!
-Trẻ hát
- Anh lính cứu hỏa ạ!
- Chữ cháy
- Vâng ạ
- Trẻ về chỗ ngồi.
- Có ạ
- Trẻ xem video và bình luận
- Cháy ạ!
- Hỏa hoạn ạ! 
- Lửa, khói, mọi người đang chữ cháy ạ
-Trẻ về nhóm thảo luận
- Nghịch bật lửa
- Nghịch diêm
- Quên không tắt bếp ga
- Do chập điện ạ
-Vâng ạ
-Ngửi thấy mùi khét
- Có khói
- Có lửa
- Nghe thấy tiếng còi báo động 
- Có ạ!
-Trẻ xem video và bàn luận
- Nhà bạn bo bị cháy ạ!
- Dập lửa
- Chạy nhanh ra khỏi nhà ạ!
- Gọi 114 ạ!
- Báo cho người lớn biết ạ
-Chạy thật nhanh ra khỏi nhà.
- Gọi người lớn đến cứu
- Gọi cứu hỏa 114
- 114 cháy rồi, cháy rồi
- Vâng ạ!
- Đi ngủ thôi (trẻ lấy tay che mắt lại)
- Ò, ó o(trẻ mở mắt)
-Trẻ xem video
- Chúng em chào anh ạ!
- Anh lính cứu hỏa ạ
- Trẻ chú ý nhìn cô thực hiện
- 1 trẻ lên thực hiện 
-Trẻ thực hiện theo nhóm, tổ, cả lớp
- 1 trẻ lên thực hiện
- Vâng ạ!
- Cô và cả lớp nằm xuống và nói: Lăn qua, lăn lại, lăn trái, lăn phải. A! hết lửa rồi, hết lửa rồi! (thực hiện 2 lần)
-Vâng ạ!
-Trẻ tham gia chơi trò chơi
- Vâng ạ!
-Không nghịch lửa, không tàng chữa chất gây cháy nổ, không để xảy ra cháy nổ là hạnh phúc của mọi nười!
-Vâng ạ!
- Trẻ hát.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nghe_nghiep_de_tai_be_lam_gi_k.docx