Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông - Đề tài: Nhận biết các ngày trong tuần - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hương Giang

doc 5 trang Phương Thanh 21/11/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông - Đề tài: Nhận biết các ngày trong tuần - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông - Đề tài: Nhận biết các ngày trong tuần - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hương Giang

Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông - Đề tài: Nhận biết các ngày trong tuần - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hương Giang
GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH VÒNG II
NĂM HỌC 2018-2019
 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
 Hoạt động: Làm quen với toán
 Đề tài: Nhận biết các ngày trong tuần
 Chủ đề: Giao thông
 Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
 Thời gian: 30 phút
 Ngày soạn: 07/03/2019
 Ngày dạy: 12/03/2019
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Giang
 Đơn vị: Trường mầm non Mộ Đạo - Quế Võ - Bắc Ninh
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ gọi đúng tên các thứ trong tuần, biết một tuần có 7 ngày. 
- Biết sắp xếp theo đúng thứ tự các ngày trong tuần
- Trong tuần có 5 ngày trẻ đi học (từ thứ 2 - thứ 6) và được nghỉ 2 ngày cuối tuần (thứ bẩy, chủ nhật).
- Trẻ nhận biết được hôm qua, hôm nay, ngày mai. 
2. Kỹ năng	
- Kỹ năng chú ý, ghi nhớ, quat sát, hoạt động theo nhóm.
- Rèn kỹ năng tham gia các chơi trò chơi theo đúng yêu cầu của cô.
3. Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
- Khơi gợi ở trẻ lòng ham muốn đến trường học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Máy tính, ti vi, giáo án điện tử.
- Tờ lịch các ngày trong tuần.
- Nhạc bài hát “ Sáng thứ hai”, “ Cả tuần đều ngoan” 
- Trang phục áo dài truyền thống
2. Đồ dùng của trẻ:
- Tờ lịch các ngày trong tuần, bảng gắn các tờ lịch đủ cho mỗi trẻ một bộ.
- Tờ lịch các ngày trong tuần to để chơi trò chơi (3 bộ cho 3 đội)
- Vở “Bé làm quen với toán”, bút màu đủ cho trẻ.
- Bàn, ghế đủ cho trẻ ngồi
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú ( 2 phút )
- Cô giới thiệu các cô đến dự
- Cho trẻ đọc bài thơ “Ngày hôm qua đâu rồi”
- Hỏi trẻ vừa đọc bài thơ gì?. Bài thơ nói về khoảng thời gian nào? (Ngày hôm qua)
2. Nội dung (27 phút)
2.1. Ôn ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai 
- Con đã làm gì trong ngày hôm qua?
- Hôm nay các con đang làm gì? 
- Ngày mai các con sẽ làm gì?
- Cô khái quát: Hôm qua là khoảng thời gian đã qua đi một ngày, các con kể được những công việc đã làm trong ngày hôm qua là do các con nhớ lại; Hôm nay là khoảng thời gian hiện tại, diễn ra những sự việc mà chúng ta đang thực hiện; Còn ngày mai sẽ đến khi qua hết ngày hôm nay, chúng mình sẽ dự định những việc cần làm vào ngày mai nhé.
2.2. Hình thành biểu tượng các ngày trong tuần. 
- Không những dự định công việc cho ngày mai mà bạn nhỏ còn dự định công việc cho cả tuần, bạn nhỏ đó được nhạc sỹ Phạm tuyên viết trong bài hát. “Cả tuần đều ngoan”. Chúng mình hãy hát cùng cô bài hát “Cả tuần đều ngoan” nhé
- Cho trẻ hát bài “Cả tuần đều ngoan” của nhạc sĩ Phạm Tuyên
- Trò chuyện với trẻ theo nội dung bài hát.
- Các con có biết trong bài hát có nhắc đến những ngày nào trong tuần không, đó là thứ mấy nhỉ? (thứ hai,...chủ nhật)
- Đúng rồi, trong bài hát có nhắc đến thứ hai là ngày đầu tuần bé hứa cố gắng chăm ngoan,...chủ nhật cả nhà đều vui vì bé ngoan suốt tuần. 
- Bài hát nhắc đến tất cả các ngày trong tuần đấy. để hiểu rõ hơn về các ngày trong tuần Cô đã làm được các tờ lịch về các ngày trong tuần, bây giờ chúng mình cùng đi lấy các tờ lịch về chỗ ngồi để chúng mình cùng tìm hiểu nhé.
- Cho trẻ đi lấy đồ dùng
- Các con ạ, trên bảng của các con có các tờ lịch về các ngày trong tuần, chúng mình hãy lấy những tờ lịch đó ra và xếp lên phía trên bảng nào.
- Các con có biết ngày đầu tuần là thứ mấy không? (thứ hai)
- Đúng rồi, ngày đầu tuần là thứ hai đấy 
- Cô có tờ lịch thứ hai ngày mùng 4, chúng mình lấy tờ lịch thứ hai ngày mùng 4 giống cô và cài vào bảng nào
- Cô giới thiệu một số nội dung cơ bản trên tờ lịch: Phía trên tờ lịch là từ chỉ tháng trong năm. Ở giữa là số chỉ ngày trong tháng. Phía dưới là từ chỉ thứ trong tuần. Và đây là tờ lịch chỉ ngày thứ hai trong tuần, các con đọc từ “thứ hai” trên tờ lịch nào.
- Cô hỏi trẻ: Sau thứ hai là thứ mấy? (thứ ba)
- Cô có tờ lịch thứ ba ngày mùng 5, chúng mình lấy tờ lịch thứ hai ngày mùng 5 giống cô và xếp bên cạnh tờ lịch ngày thứ hai nào.
- Cô nhắc lại nội dung trên tờ lịch. Cho trẻ đọc từ “thứ ba”
- Cho trẻ quan sát hai tờ lịch ngày thứ hai và thứ ba và hỏi trẻ “ Con có nhận xét gì về số chỉ ngày của thứ hai và thứ ba (số chỉ ngày của thứ ba lớn hơn số chỉ ngày của thứ hai là 1)
- Cô nói: các con ạ, hai ngày liên tiếp nhau số chỉ ngày của hôm sau lớn hơn số chỉ ngày của hôm trước là 1 đấy, như 2 tờ lịch này thứ hai ngày mùng 4 thì thứ ba sẽ là ngày mùng 5.
- Cô nói tiếp: sau thứ hai là thứ ba, vậy sau thứ ba là thứ mấy? (thứ tư)
- Các con hãy lấy tờ lịch ngày thứ tư và xếp bên cạnh tờ lịch ngày thứ ba 
- Hỏi trẻ “ Các con đã chọn tờ lịch thứ tư ngày mùng mấy? (mùng 6)
- Hỏi trẻ “tại sao con biết thứ tư ngày mùng 6? (tại vì thứ ba ngày mùng 5 thì thứ tư ngày mùng 6) 
- Cô xếp tờ lịch ngày thứ tư và cho trẻ đọc “thứ tư”
- Hỏi trẻ: sau thứ tư là thứ mấy? (thứ năm)
- Cho trẻ lấy tờ lịch ngày thứ năm và xếp bên cạnh tờ lịch ngày thứ tư
- Hỏi trẻ: các con đã chọn tờ lịch thứ năm ngày mùng mấy? (mùng 7)
- Cô xếp tờ lịch thứ năm và cho trẻ đọc “thứ năm”
- Tương tự cô cho trẻ chọn các tờ lịch từ thứ sáu đến chủ nhật, sau khi trẻ chọn được tờ lịch thì cô hỏi trẻ đã chọn tờ lịch đó ngày mùng mấy và cho trẻ đọc từ chỉ thứ trong tuần
- Hỏi trẻ có nhận xét gì về các ngày trong tuần?
 Cô gợi ý trẻ nhận xét một tuần có mấy ngày (7 ngày), cho trẻ đếm, đó là những ngày nào; đi học mấy ngày (5 ngày), đó là những ngày nào, được nghỉ mấy ngày (2 ngày) đó là những ngày nào, các tờ lịch chỉ ngày đi học có màu gì (màu xanh), các tờ lịch chỉ ngày nghỉ có màu gì (màu đỏ); thứ tự các ngày trong tuần như thế nào (thứ tự các ngày trong tuần tăng dần, số chỉ ngày của hôm sau hơn số chỉ ngày của hôm trước là 1)
- Cô kết luận: Một tuần có 7 ngày, đó là thứ hai, thứ ba,...chủ nhật; chúng mình đi học 5 ngày đó là thứ hai......thứ sáu, và được nghỉ hai ngày là thứ bẩy và chủ nhật. Các tờ lịch chỉ ngày đi học có màu xanh, các tờ lịch ngày nghỉ có màu đỏ; Thứ tự các ngày trong tuần tăng dần; Một tuần được bắt đầu từ thứ hai, rồi đến thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bẩy và cuối cùng là chủ nhật. Hết ngày chủ nhật lại bắt đầu bằng một tuần mới và lại bắt đầu từ ngày thứ hai. 
2.3. Luyện Tập
* Trò chơi 1: Tờ lịch nào biến mất
- Cô cho trẻ nhắm mắt, cô cất tờ lịch đi và cho trẻ mở mắt và đoán tờ lịch nào biến mất (cho trẻ chơi 2-3 lần)
- Cho trẻ vừa đọc tên các ngày trong tuần vừa xếp các tờ lịch của trẻ gọn cài vào bảng 
* Trò chơi 2: Thi ai nhanh
Cô thấy các con ngoan, học giỏi. Cô thưởng cho các con một trò chơi có tên gọi “Thi ai nhanh” 
+ Cách chơi: Cô gắn sẵn tờ lịch ngày thứ hai lên bảng, nhiệm vụ của 3 đội chơi sẽ phải bật xa 35 cm lên chọn và gắn các tờ lịch sao cho đúng thứ tự các ngày trong tuần.
+ Trẻ chơi, động viên khen ngợi trẻ.
+ Kết thúc cô cùng trẻ kiểm tra kết quả: Cho trẻ chỉ và đọc tên các ngày trong tuần, đếm số ngày trong tuần.
* Trò chơi 3: Bé với vở làm quen với toán
- Cho trẻ điền tiếp những số còn thiếu trên tờ lịch và tô màu cho các ngày trong tuần theo yêu cầu của cô.
- Kiểm tra kết quả trẻ đã thực hiện trên vở, đối chiếu trên hình ảnh trên máy, cho trẻ chỉ và đọc thứ tự tên các ngày trong tuần, đếm và nhắc lại các ngày đi học, các ngày được nghỉ học.
3: Kết thúc: ( 1 phút )
- Cho trẻ hát bài “Cả tuần đều ngoan” và đi ra sân chơi
 
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát 
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ lấy đồ dùng
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ tham gia chơi trò chơi
- Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia chơi trò chơi
- Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô 
-Trẻ hát và đi ra sân

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_giao_thong_de_tai_nhan_biet_ca.doc