Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Lương
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Lương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Lương
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC : 2018 – 2019 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Chủ đề: Gia đình Hoạt động: Làm quen với văn học Tên đề tài:: Truyện “ Cô bé quàng khăn đỏ” Đối tượng: 5-6 tuổi Thời gian: 30 phút Số lượng trẻ: 25 trẻ Ngày soạn:10/11/2018 Ngày dạy: 13/11/2018 Người soạn: Trần Thị Lương Người dạy: Trần Thị Lương Đơn vị: Trường Mầm non Đức Long I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết được tên truyện “ Cô bé quàng khăn đỏ” - Biết được trong truyện có những nhân vật: Bad, mẹ, cô bé quàng khan đỏ, bác thợ săn, con chó sói, sóc con. - Trẻ hiểu nội dung câu truyện: Cô bé quàng khăn đỏ vì không nghe lời mẹ dặn nên suýt bị chó sói ăn thịt, may nhờ có bác thợ săn nên đã cứu được hai bà cháu. 2. Kỹ năng: - Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ đích - Phát triển ngôn ngữ mạch lạch cho trẻ, giúp trẻ mở rộng vốn từ và trả lời rõ ràng theo yêu cầu của cô - Thông qua trò chơi luyện khả năng phát âm cho trẻ. - Rèn khả năng đóng kịch cho trẻ 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú nghe cô kế chuyện. - Trẻ tham gia hoạt động nhiệt tình sôi nổi. - Qua câu chuyện giáo dục trẻ biết vâng lời ông bà, bố mẹ. Không đi chơi khi chưa xin phép người lớn. II. CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm tổ chức: Trẻ ngồi trong lớp. - Đội hình dạy trẻ: Trẻ ngồi trên nền lớp xung quanh cô, trẻ đến thăm nhà Thỏ con ngồi hình chữ U, sân khấu đóng kịch 2. Đồ dùng của cô: - Giáo án, Máy tính, máy chiếu, que chỉ. - Sa bàn câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” - Các Slide minh họa theo nội dung câu chuyện: “Cô bé quàng khăn đỏ ” - Câu hỏi đàm thoại: + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Trong chuyện có những nhân vật nào? + Trước khi đi mẹ dặn điều gì? + Cô bé có làm theo lời mẹ dặn không? Cô đi đường nào? + Ai đã nhắc nhở cô bé? + Đến cửa rừng cô bé gặp ai? + Chó sói đến nhà bà ngoại và nó đã làm gì? + Khi vào nhà, Khăn đỏ thấy lạ cô bé đã hỏi gì? + Ai đã cứu cô bé và bà ngoại ? 3. Nội dung tích hợp - Âm nhạc: Bài hát: Cháu yêu bà, Kìa con bướm vàng. Cả nhà thương nhau, Biết vâng lời mẹ. Tạo hình: Nặn bánh III. CÁCH TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1.Mở đầu ( 2 phút) - Cho trẻ xúm xít quanh cô để trò chuyện. - Cho một trẻ đóng vai Cô bé quàng khăn đỏ đi qua, vừa đi vừa hát “ Kìa con bướm vàng”. Cô bé nói: “ Ôi! ở bên kia khu rừng có thật nhiều hoa và bướm, mình phải sang bên đó chơi mới được”. - Cô hỏi trẻ : + Các con ơi, vừa rồi các con đã gặp ai vậy? + Các con có biết nhân vật đó có ở trong câu chuyện nào không ? - Khen trẻ. 2. Hướng dẫn: ( 27 phút) Cô bé quàng khăn đỏ là một câu chuyện cổ tích kể về một cô gái trẻ và một con sói già độc ác. Cô bé mải chơi quên lời mẹ dặn đến nỗi bị chó Sói lừa ăn thịt cả cô và bà ngoại vào trong bụng. Đây là một trong những câu truyện rất hay được các bạn nhỏ yêu thích. Để biết được rõ sự tình như thế nào, liệu cô bé và bà của mình có được cứu thoát khỏi con sói gian ác kia không, chúng ta hãy lắng nghe thật chăm chú nhé. - Cô kể chuyện cho trẻ nghe: - Lần 1: kể diễn cảm bằng lời dùng cử chỉ kết hợp điệu bộ minh họa, nét mặt để thể hiện tính cách nhân vật cho trẻ quan sát. - Hỏi trẻ: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Khen trẻ. - Giảng nội dung: Câu chuyện kể về một cô bé thường hay quàng chiếc khăn màu đỏ được mẹ sai mang bánh sang biếu bà, nhưng vì không nghe lời dặn của mẹ mà đã bị sói lừa ăn thịt hai bà cháu. Cũng may có bác thợ săn cứu giúp nên thoát chết. Từ đó về sau cô bé luôn vâng lời mẹ dặn. - Các con thấy câu chuyện này như thế nào? - Lần 2: Kể truyện theo sa bàn tròn. Câu chuyện sẽ hấp dẫn hơn, sinh động hơn khi chúng ta vừa được nghe kể lại được quan sát trên các hình ảnh nữa đấy. Sau đây cô mời các con hãy nhẹ nhàng về chỗ ngồi để quan sát và lắng nghe nào. - Cô kể và chỉ vào các nhân vật theo nội dung câu chuyện. - Hỏi trẻ: + Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì? + Trong truyện có những nhân vật nào?( Mẹ, Bà, Cô bé, Bác thợ săn, Sóc con, Chó sói) - Cho trẻ kể tên các nhân vật. - Đàm thoại và trích dẫn nội dung: - Trước khi mang bánh cho bà ngoại, mẹ đã dặn cô điều gì? Cô trích dẫn: “ Một hôm mẹ cô bảo cô mang bánh sang biếu bà ngoại. Trước khi đi mẹ cô dặn: Con đi thì đi đường thẳng, đừng đi đường vòng qua rừng mà chó sói ăn thịt con đấy .” - Cô bé có làm theo lời mẹ dặn không? Cô đi đường nào? Khái quát: Đúng rồi đấy, cô bé không nghe lời mẹ dặn, cô đi đường vòng qua rừng vì đường này có nhiều hoa, nhiều bướm thích hơn. - Ai đã nhắc nhở cô bé ? Cô trích dẫn: “ Đi được một quãngVừa đi cô vừa hái hoa bắt bướm.” - Đến cửa rừng cô đã gặp ai ? ( Cô bé gặp chó sói) - Sói đã hỏi cô bé những gì ? Cô trích dẫn: “ Vào đến cửa rừng đẩy cửa là vào được ngay.” - Chó sói đến nhà bà ngoại và nó đã làm gì? Cô trích dẫn: “ Nó đẩy cửagiả làm bà ngoại bị ốm”. - Khi vào nhà, Khăn đỏ thấy lạ cô đã ỏi gì ? Cô trích dẫn: “ Lúc cô bé quàng khăn đỏ đếnnuốt chửng em bé khăn đỏ đáng thương” - Ai đã cứu cô bé và bà ngoại? Cô khái quát: Nhờ có bác Thợ săn đã cứu được cô bé và bà ngoại. Con chó sói thì bị rạch bụng cồi còn nhét đầy bụng đá, lăn đùng ra chết. - Sau câu chuyện hôm đó cô bé đã như thế nào? - Muốn trở thành con ngoan các con phải làm gì? - Lần 3: Cho trẻ đóng kịch Các con ơi! Câu chuyện “ Cô bé quàng khăn đỏ” không chỉ là một tác phẩm văn xuôi hay mà còn được chuyển thể thành một vở kịch rất hay dưới sự diễn xuất của các bạn nhỏ đến từ lớp 5 tuổi số 3 trường mầm non Đức Long nữa đấy. Sau đây xin mời các cô và các con cùng đón xem nhé. - Giới thiệu vai chơi - Cho trẻ lên đóng kịch - Tích hợp với bài hát: Cháu yêu bà * Giáo dục trẻ: Cô bé quàng khăn đỏ của chúng ta đã có một phen hoảng hốt phải không các con? Không biết lúc nằm trong bụng sói cô bé có thấy hối hận vì đã quên lời mẹ dặn không nhỉ? Và cũng thật may mắn khi bác thợ săn đến kịp thời đúng không nào?Tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào may mắn cũng mỉm cười với chúng ta đâu. Các con hãy ghi nhớ đừng vì ham chơi bướng bỉnh mà bao nhiêu nguy hiểm có thể xảy ra, thế nên các con còn nhỏ, phải biết nghe lời bố mẹ, không được ngang bướng ham chơi đâu nhé. Các con hãy cố gắng trở thành những người con ngoan trò giỏi cho ông bà, bố mẹ vui lòng nha. - Trò chơi: Nặn bánh Các con ơi! Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều bột để làm bánh đấy. Các con có muốn cùng cô làm những chiếc bánh thật thơm ngon đem biếu bà và mẹ không nào? - Cho trẻ về bàn nặn bánh. 3. Kết thúc: ( 1 phút) - Cho trẻ mang bánh sang biếu bà. Vừa đi vừa hát bài : “Biết vâng lời mẹ”. - Trẻ xúm xít quanh cô và trò chuyện - Trẻ hát và nói - Trẻ suy nghĩ và trả lời. - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát. - Trẻ trả lời. - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ suy nghĩ và trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe và đi về ghế ngồi. - Trẻ lắng nghe và quan sát tranh. - Trẻ trả lời - Trẻ kể tên các nhân vật - Trẻ phát âm theo cô - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ suy nghĩ và trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ suy nghĩ và trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ suy nghĩ và trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ suy nghĩ và trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe suy nghĩ và trả lời. - Trẻ suy nghĩ và trả lời. - Trẻ lắng nghe . - Trẻ suy nghĩ và trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ lên đóng kịch - Trẻ chú ý xem kịch - Trẻ chú ý lắng nghe và học tập. - Trẻ hứng thú hoạt động cùng cô - Trẻ nhẹ nhàng ra sân cùng cô.
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_gia_dinh_de_tai_truyen_co_be_q.doc