Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5 - Trường Mầm non Vạn Ninh

doc 9 trang Phương Thanh 28/01/2025 570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5 - Trường Mầm non Vạn Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5 - Trường Mầm non Vạn Ninh

Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5 - Trường Mầm non Vạn Ninh
 GIÁO ÁN 
 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức 
 Chủ đề: Gia Đình
 Đề tài: So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5
 Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
 Thời gian: 30 phút
 Người dạy: 
 Ngày dạy: 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Ôn nhận biết nhóm đồ vật có số lượng là 5 nhận biết số 5.
- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 5, thêm bớt tạo nhóm có số lượng 5.
- Trẻ biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau. 
2. Kỹ năng: 
- Luyện kỹ năng so sánh, thêm bớt trong phạm vi 5
3. Giáo dục: 
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận khi sử dụng
II. Chuẩn bị: 
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 5 cái bát, 5 cái thìa. 
- Thẻ số từ 1 - 5
- Đàn ghi âm bài hát: Tập đếm, lại đây với tôi. nhạc các trò chơi
- Câu hỏi trò chơi “Rung chuông vàng”
- Mỗi trẻ 5 cái bát, 5 cái thìa
- Thẻ số từ 1 - 5
- Xắc xô, bảng, xúc xắc
- Bàn tiệc cho 3 gia đình, các món ăn, đồ dùng

 III. Tiến trình hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định: ( 1-2 phút)
- Cô giới thiệu chương trình “Gia đình tài tử” Các thành phần tham gia, các phần
- Cho trẻ hát bài “tập đếm”
2. Nội dung: ( 20-25p)
2.1. Họat động 1: ( 5-7p) Luyện tập nhật biết nhóm đồ vật có số lượng là 5, chữ số 5
* Phần 1: Gia đình vui nhộn
 + Trò chơi: Xúc xắc kỳ diệu
- Cô chuẩn bị 1 quân xúc xắc trên các mặt có dán: số 5, và các đồ dùng gia đình có số lượng là 5. Cho trẻ vừa đi vừa hát, khi bản nhạc kết thúc, cô sẽ tung quân xúc xăc lên và cho trẻ nói tên đồ dùng, số lượng ở mặt trên của quân xúc xắc trong lần chơi đó.
- Cho trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi
2.2. Họat động 2: (10-15p) Cho trẻ so sánh thêm bớt tạo nhóm có số lượng 6 
 * Phần 2 "Gia đình tài năng"
- Xếp tất cả bát ra, xếp từ trái qua phải
- Cho trẻ đếm và đặt số 5 tương ứng
- Lấy ra 4 cái thìa mỗi thìa tương ứng với 1 cái bát. 
- 4 cái thìa tương ứng với số mấy? Cho trẻ đặt số 4
- Số thìa và số bát như thế nào với nhau ?
- Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy?
- Nhóm nào ít hơn? Ít hơn mấy?
- Muốn hai nhóm bằng nhau ta làm thế nào ?
- Có hai cách là thêm vào 1 cái thìa hoặc bớt đi 1 cái bát nhưng cô muốn cái bát nào cũng có thìa thì chúng ta phải làm thế nào?
- 4 cái thìa thêm 1 cái thìa nữa là mấy cái thìa?
- Như vậy 4 thêm 1 là 5
- Bây giờ hai nhóm này như thế nào với nhau?
- Bằng nhau và đều bằng mấy?
- Bằng 5 thì chúng mình sẽ thay số 4 bằng số mấy? Cho trẻ thay số 4 bằng số 5
- Bây giờ các con cất 1 cái thìa? Còn mấy cái thìa? 
- 5 bớt 1 còn mấy? Cho trẻ đặt số 4
- Bây giờ hai nhóm này như thế nào với nhau? 
- Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy?
- Nhóm nào ít hơn? ít hơn mấy?
- Muốn hai nhóm bằng nhau ta làm thế nào ?
- Có hai cách là thêm 1 cái thìa hoặc bớt một cái bát nhưng cô muốn cái bát nào cũng có thìa thì chúng ta phải làm thế nào?
- 4 cái thìa thêm 1 cái thìa nữa là mấy cái thìa?
- Cho trẻ đếm số thìa
- Như vậy 4 thêm 1 là 5.
- Bây giờ hai nhóm này như thế nào với nhau?
- Bằng nhau và đều bằng mấy?
- Bằng 5 thì chúng mình sẽ thay số 4 bằng số mấy? Cho trẻ thay số 4 bằng số 5
* Tương tự:
- Cho trẻ bớt 2, 3 cái thìa, thêm 2, 3 cái thìa và bớt dần cho đến hết.
3. Hoạt động 3: ( 5-7p) Luyện tập, củng cố:
* Phần 3: Gia đình đoàn kết
+ Trò chơi 1: Tài năng gia đình
- Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 bảng có gắn các đồ dùng với số lượng khác nhau trong phạm vi 5. Cho trẻ đứng thành 3 hàng dọc, khi có hiệu lệnh bạn đứng đầu bật qua các vòng lên gắn thêm số lượng sao cho các đồ dùng cùng nhóm với nhau và có số lượng là 5 sau đó về chạm tay bạn tiếp theo để bạn đó lên chơi.
- Luật chơi: Thời gian chơi là 1 bản nhạc, kết thúc bản nhạc, gia đình nào gắn được nhiều nhóm đúng theo yêu cầu thì chiến thắng. Các gia đình cũng cần lưu ý: mỗi lần chơi chỉ được gắn 1 đối tượng và khi bật cần thật khéo léo để không chạm vào thành vòng.
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả và nhận xét
+ Trò chơi 2: Rung chuông vàng
- Cô nêu cách chơi, luật chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 1 xắc xô. Cô đọc các câu hỏi và dành thời gian 30 giây để các gia đình thảo luận, thời gian kết thúc, gia đình nào có tín hiệu xắc xô trước sẽ được quyền trả lời, nếu câu trả lời chưa đúng sẽ nhường quyền trả lời cho gia đình khác. Kết thúc các câu hỏi, gia đình nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ dành chiến thắng.
- Câu hỏi thứ nhất: Gia đình bạn An có 3 cái rổ, mẹ bạn ấy mua thêm 2 cái rổ nữa hỏi gia đình bạn An có mấy cái rổ ?
- Câu hỏi thứ hai: Cô có 5 cái thìa, cô cho bạn Bình 2 cái hỏi cô còn mấy cái ?
- Câu hỏi thứ ba: Nhà bạn Châu có 4 cái ghế, mẹ bạn ấy mua thêm 1 cái nữa, hỏi nhà bạn ấy có mấy cái ghế?
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả và nhận xét
+ Trò chơi 3: Bữa tiệc gia đình
- Cô nêu cách chơi, luật chơi:
Chia trẻ làm 3 gia đình. Cô chuẩn bị 3 bàn tiệc, trên mỗi bàn có các đồ dùng và thức ăn trong mỗi đĩa chưa đủ số lượng 5. Yêu cầu trẻ bổ sung sao cho mỗi loại đều có số lượng 5
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả và nhận xét, tuyên dương.
3. Kết thúc: ( 1-2p)
- Cô nhận xét, tuyên dương và nói lời kết thúc chương trình

- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi
- Trẻ xếp
- Trẻ đếm và đặt số 5
- Trẻ xếp
- Số 4
- Không bằng nhau
- Nhóm bát nhiều hơn, nhiều hơn 1
- Nhóm thìa ít hơn, ít hơn 1
- Thêm vào 1 cái thìa hoặc bớt đi 1 cái bát
- Thêm 1 thìa.
- 5 cái
- 4 thêm 1 là 5
- Bằng nhau 
- Bằng 5
- số 5
- Còn 4 cái thìa.
- 5 bớt 1 còn 4
- Không bằng nhau
- Nhóm bát nhiều hơn 1
- Nhóm thìa ít hơn 1
- Thêm 1 cái thìa hoặc bớt 1 cái bát
- Thêm 1 cái thìa
- 5 cái thìa
- 4 thêm 1 là 5.
- Bằng nhau
- Bằng 5
- Số 5
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ vỗ tay chào tạm biệt.

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định: ( 1-2 phút)
- Nhiệt liệt chào mừng các con đến với chương trình “Gia đình tài tử” ngày hôm nay, về tham dự chương trình chúng ta rất vinh dự được chào đón các cô giáo là ban giám hiệu đến từ trường Mầm non Nam Thanh và thành phần không thể thiếu đó là các thành viên của 3 gia đình, xin được giới thiệu gia đình số 1, gia đình số 2 và gia đình số 3. Chúng ta hãy chào đón các cô giáo và các gia đình bằng một tràng pháo tay thật giòn giã đi nào. 
- về với chương trình hôm nay chúng ta sẽ trải qua 3 phần thứ nhất: Gia đình vui nhộn, phần thứ hai tài năng gia đình và phần thứ 3 gia đình đoàn kết. 
Trước khi bước vào chương trình, xin mời cả ba gd cùng vận động bài hát “tập đếm” cùng với cô nào
- 
2. Nội dung: ( 20-25p)
2.1. Họat động 1: ( 5-7p) Luyện tập nhật biết nhóm đồ vật có số lượng là 5, chữ số 5
chúng mình vừa hát bài hát đêm đến mấy? để xem các con đếm đến 5 sẽ như thế nào, cô mời các con cùng đến với phần thứ nhất được mang tên “Gia đình vui nhộn” với trò chơi “Xúc xắc kỳ diệu”
* Phần 1: Xúc xắc kỳ diệu
- Cô chuẩn bị 1 quân xúc xắc trên các mặt có hình ảnh số 5 và các đồ dùng gia đình. Cô và các con sẽ vừa đi vừa hát bài,khi bản nhạc kết thúc, cô sẽ tung quân xúc xắc lên và các con hãy nói nhanh tên đồ dùng, số lượng tương ứng ở mặt trên của quân xúc xắc đó, các con đã rõ chưa nào
- Cho trẻ chơi 3-4 lần
- Nhận xét sau khi chơi
2.2. Họat động 2: (10-15p) Cho trẻ so sánh thêm bớt tạo nhóm có số lượng 6 
 * Phần 2 "Gia đình tài năng"
- lần chơi vừa rồi cũng đã kết thúc phần thứ nhất của chương trình, và ơ phần này cô thấy cả 3 gia đình đã tham gia rất tích cực nên các thành viên trong các gia đình đều xứng đáng được nhận một món quà của chương trình. Xin mời các thành viên hãy về các góc để lựa chọn những món quà đó và đi về chỗ của mình để bước sang phần thứ hai của chương trình với tên gọi “Gia đình tài năng”, xin mời các thành viên nào.
- Cô thấy bạn nào cũng chọn được những món quà rồi, thế bên món quà có gì vậy các con?
- Bây giờ các con hãy Xếp tất cả những cãi bát ra nào, khi xép các con nhớ xếp từ trái qua phải nhé.
- Để biết chúng mình vừa xếp được bao nhiêu cái bát, cô mời các con cùng đếm với cô nào.
- 5 cái bát thì tương ứng với số mấy?
- Các con gắn số 5 vào cho cô nào
- bây giờ các con lại lấy ra cho cô 4 cái thìa và mỗi thìa tương ứng với 1 cái bát. 
- 4 cái thìa tương ứng với số mấy? Cho trẻ đặt số 4
- Số thìa và số bát như thế nào với nhau ?
- Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy?
- Nhóm nào ít hơn? Ít hơn mấy?
- Muốn hai nhóm bằng nhau ta làm thế nào ?
- Có hai cách là thêm vào 1 cái thìa hoặc bớt đi 1 cái bát nhưng cô muốn cái bát nào cũng có thìa thì chúng ta phải làm thế nào?
- 4 cái thìa thêm 1 cái thìa nữa là mấy cái thìa?
- Như vậy 4 thêm 1 là 5
- Bây giờ hai nhóm này như thế nào với nhau?
- Bằng nhau và đều bằng mấy?
- Bằng 5 thì chúng mình sẽ thay số 4 bằng số mấy? Cho trẻ thay số 4 bằng số 5
- Bây giờ các con cất cho cô 2 cái thìa? Còn mấy cái thìa? 
- 5 bớt 2 còn mấy? Cho trẻ đặt số 3
- Bây giờ hai nhóm này như thế nào với nhau? 
- Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy?
- Nhóm nào ít hơn? ít hơn mấy?
- Muốn hai nhóm bằng nhau ta làm thế nào ?
- Có hai cách là thêm 2 cái thìa hoặc bớt một cái bát nhưng cô muốn cái bát nào cũng có thìa thì chúng ta phải làm thế nào?
- 3 cái thìa thêm 2 cái thìa nữa là mấy cái thìa?
- Như vậy 3 thêm 2 là 5 đấy
- Bây giờ hai nhóm này như thế nào với nhau?
- Bằng nhau và đều bằng mấy?
- Thế chúng mình có để số 3 ở đây nữa k ? vậy thi phải thay bằng số mấy?
- Cho trẻ thay số 3 bằng số 5
* Tương tự:
- Cho trẻ bớt 2 cái thìa, thêm 2 cái thìa và bớt dần cho đến hết.
- Cho trẻ cất số bát vào rổ
Các con thấy phần chơi này có thú vị không nào, cô thấy các thành viên của 3 gia đình thật là thông minh, nhanh nhẹn và bây giờ cô xin mời các thành viên hãy cất các món quà về góc để chúng ta bước vào phần cuối của chương trình hôm nay nào.
3. Hoạt động 3: ( 5-7p) Luyện tập, củng cố:
Xin chào 3 gia đình đã trở lại chương trình ngày hôm nay, và không để các con phải đợi chờ lâu, sau đây xin mời cả 3 gia đình cùng đến với phần cuối cùng với tên gọi Gia đình đoàn kết
* Phần 3: Gia đình đoàn kết 
+ Trò chơi 1: gia đình chung sức
- Mở đầu của phần này sẽ là trò chơi gia đình đoàn kết
Cô đã chuẩn bị cho mỗi gia đình 1 cái bảng, phía trên có gắn các đồ dùng trong gia đình với số lượng khác nhau. Khi có hiệu lệnh, thành viên đứng đầu của các gia đình sẽ bật liên tục qua các vòng chọn một trong các đồ dùng và gắn lên bảng sao cho mỗi nhóm đồ dùng cùng 1 loại có số lượng là 5, khi gắn các con nhớ gắn thẳng hàng. Thời gian chơi là 1 bản nhạc, bản nhạc kết thúc gia đình nào gắn được nhiều nhóm có số lượng theo yêu cầu nhất thì sẽ dành chiến thắng. Các gia đình lưu ý: mỗi lần chơi, một bạn lên chơi chỉ được gắn 1 đối tượng. Khi bật các con phải thật khéo léo để không chạm vào thành vòng. 
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả và nhận xét
+ Trò chơi 2: Rung chuông vàng
Như vậy trò chơi thứ nhất đã kết thúc rồi và chiến thắng đã thuộc về gia đình.... tiếp theo mời các gia đình cùng đến với trò chơi thứ hai với tên gọi “Rung chuông vàng”
- Cô nêu cách chơi, luật chơi: Để chơi được trò chơi này, xin mời cả 3 gia đình hãy tạo cho cô thành 3 nhóm. Và bây giờ cô xin được thông qua cách chơi trò chơi này. Cô sẽ đọc lần lượt các câu hỏi, và dành thời gian 1 phút để cho các gia đình thảo luận, khi thời gian kết thúc, gia đình nào có tín hiệu xắc xô nhanh nhất sẽ được quyền trả lời, nếu câu trả lời chưa đúng sẽ nhường quyền trả lời cho gia đình khác. Kết thúc các câu hỏi, gia đình nào có nhiều câu trả lời nhất sẽ chiến thắng. Bây giờ xin mời 3 gia đình cùng lắng nghe câu hỏi
- Câu hỏi thứ nhất: - Gia đình bạn An có 3 cái rổ, mẹ bạn Bình mua thêm 2 cái rổ nữa hỏi gia đình bạn đó có mấy cái rổ ?
- Câu hỏi thứ hai: - Cô có 5 cái thìa, cô cho bạn Bình 2 cái hỏi cô còn mấy cái ?
- Câu hỏi thứ ba: - Nhà bạn Châu có 4 cái ghế, mẹ bạn ấy mua thêm 1 cái nữa, hỏi nhà bạn ấy có mấy cái ghế?
- Cô cho trẻ chơi.
- Ở trò chơi này cô thấy cả 3 gia đình đều đưa ra được các câu trả lời đúng xin chúc mừng cả 3 gia đình.
+ Trò chơi 3: Bữa tiệc gia đình
Các con ơi, hôm nay có ban giám hiệu nhà trường cùng về đây tham dự chương trình nên cô muốn các con tự tay chuẩn bị một bữa tiệc nhỏ thật chu đáo để các cô cùng chung vui chúng mình có đồng ý không
Vậy bây gio xin mời các con cùng đến với trò chơi cuối của phần này đó là trò chơi “Bữa tiệc gia đình” 
ở đây cô đã chuẩn bị các bàn tiệc với một số đồ dùng nhưng chưa thật đầy đủ. Vì vậy các con hãy giúp cô chuẩn bị thêm các đồ dùng và các các món ăn sao cho mỗi bàn tiệc chỉ có 5 người nên mỗi loại đồ dùng sẽ có số lượng là 5. Kết thúc gia đinh nào chuẩn bị dc đầy đủ đồ dùng theo yêu cầu và trang trí đẹp thì sẽ dành chiến thắng . Và khi chuẩn bị các con nhớ phải cẩn thận để không làm rơi vỡ các đồ dùng các con nhớ chưa nào.
- Cô cho trẻ chơi
Thời gian cho ba gia đình đã hết rồi, bây giờ chúng mình cùng kiêm tra xem các gia đình đã chuẩn bị đầy đủ chưa nào. 
Cô thấy các gia đình rất khéo léo khi chuẩn bị bữa tiệc, và gia đình nào cũng chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, các món ăn thì đa dạng
3. Kết thúc: ( 1-2p)
- Bàn tiệc đã được chuẩn bị xong cả rồi, và trước khi vào bàn để thưởng thức cô muốn mời các con cùng các cô giáo chụp một tấm hình lưu niệm được không nào?
Chương trình gia đình tài tử của lớp mẫu giáo lớn B đến đây là kêt thúc, xin kính chúc các cô giáo và các gia đình sức khỏe , hạnh phúc và có một buổi tiệc thật vui vẻ.

- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đếm và gắn số
- Trẻ chơi
 - Bát và thìa ạ
- Trẻ xếp
- Trẻ đếm và đặt số 5
- Trẻ xếp
- Số 4
- Không bằng nhau
- Nhóm 
- Có 2 cách: Thêm 1 thìa hoặc bớt một cái bát.
- Thêm vào 1 cái thìa hoặc bớt đi 1 cái bát
- Thêm 1 thìa.
- 5 cái
- 4 thêm 1 là 5
- Bằng nhau 
- Bằng 5
- số 5
- Còn 3 cái thìa.
- 5 bớt 2 còn 3
- Không bằng nhau
- Nhóm bát nhiều hơn 2
- Nhóm thìa ít hơn 2
- Thêm 2 cái thìa hoặc bớt 2 cái bát
- Thêm 2 cái thìa
- 5 cái thìa
- 3 thêm 2 là 5.
- Bằng nhau
- Bằng 5
- Số 5
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi 
- Trẻ vỗ tay chào tạm biệt.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_gia_dinh_de_tai_so_sanh_them_b.doc