Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm quen với chữ cái e, ê - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thanh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm quen với chữ cái e, ê - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Làm quen với chữ cái e, ê - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thanh
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG II NĂM HỌC: 2018 – 2019 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Hoạt động: Làm quen với chữ cái. Chủ đề: Gia đình Đề tài: Làm quen với chữ cái e, ê. Đối tượng: Trẻ 5 tuổi Thời gian: 30 phút. Ngày soạn: 8/11/2018 Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Người soạn: 12/11/2018 Người dạy: Nguyễn Thị Thanh Đơn vị: Trường Mầm Non Phù Lương I. M Ụ C ĐÍCH- YÊU C Ầ U 1.Ki ế n th ứ c: - Trẻ nhận biết biết, phân biệt và phát âm chính xác chữ cái e, ê. - Trẻ nhận biết đặc điểm cấu tạo của chữ cái e, ê. Biết so sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa hai chữ cái e, ê qua nét chữ - Trẻ nhận ra chữ cái e, ê trong từ trọn vẹn. - Trẻ biết một số đồ dùng trong gia đình. 2. Kỹ năng: - Trẻ phát âm đúng âm của các chữ cái e, ê. - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc và vốn từ cho trẻ. - Trẻ biết phối hợp tốt với các bạn khi tham gia chơi trò chơi. - Rèn khả năng phản ứng nhanh nhẹn khi nghe yêu cầu, hiệu lệnh của cô. - 95 - 98% trẻ phân biệt và phát âm đúng âm của chữ cái e, ê. 3. Thái độ: - Trẻ tích cực, hứng thú khi tham gia hoạt động tập thể, cá nhân. - Trẻ biết tuân thủ các luật chơi. - Trẻ biết tự giác lấy, cất đồ dùng học khi tham gia hoạt động. - Giáo dục trẻ biết giúp đỡ mẹ và người thân những việc vừa sức, giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi. 4. Nộ i dung tích hợ p: - MTXQ: Một số đồ dùng trong gia đình. + Thể dục: Nhảy qua vật cản. + Âm Nhạc: Bài hát “ Bàn tay mẹ”, bài “ Cả nhà thương nhau, Ba ngọn nến lung linh, Waking in the soon, Chicken dance, Ba by shack II/ Chuẩn bị: 1. Địa điểm: - Phòng học lớp A2 sạch sẽ, thoáng mát. 2. Đồ dùng của giáo viên: - Giáo án điện tử, đàn - Bộ máy tính có phần mềm nội dung bài dạy. - Que chỉ, ti vi, âm thanh loa đài có nhạc các bài hát của hoạt động. - Tranh ảnh một số hình ảnh về mẹ và bé có từ chứa chữ cái e, ê. - Quân xúc sắc có các thẻ chữ cái để chơi trò chơi. - Giáo án, bàn ghế, thẻ chữ e, ê của cô. - Bảng cài thẻ chữ rời: Mẹ bế bé. - Một số bánh kẹo, bỏng cho trẻ hoạt động. 3. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ đựng thẻ số 1,2,3,4 và các nét chữ cái cắt rời ( C, -, /, \) - Trẻ ngồi theo đội hình chữ U. - Quân xúc sắc e,ê; 2 hộp để quân xúc xắc và hai vòng to. - Một số đĩa, lọ hoa, và bánh kẹo, đĩa, cốc, các loại hoa, quả, rau... - Hộp to làm kho báu có in hình “ Kho báu” - 2 Vật cản, 4 chìa khóa gắn thẻ e,ê. - Trang phục đẹp, gọn gàng, tâm lý thoải mái. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Gây hứng thú (1- 2 phút) - Cô giới thiệu chương trình: Chào mừng các bé đến với chương trình “ Bé vui học chữ cái” ngày hôm nay. - Đến với chương trình hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu, khách mời của chúng ta là BGK đến từ PGD & ĐT Huyện Quế Võ. - Và đặc biệt không thể thiếu đó là 2 đội chơi: xin giới thiệu đội chơi “Số 1, số 2”, cùng đồng hành với các bạn trong suốt chương trình, xin giới thiệu người dẫn chương trình, cô giáo Thanh Chương trình gồm 3 phần: Phần thứ nhất: Khởi động Phần thứ hai: Cùng khám phá Phần thứ ba: Trò chơi chữ cái. Chúng mình đã sẵn sàng vào các phần chơi chưa? 2. Hướng Dẫn: ( 26 - 27 phút) 2.1. Phần thứ nhất: Khởi động - Cô cho trẻ nhảy: Chicken dance. - dẫn dắt trẻ và cho trẻ về chỗ ngồi, cùng khám phá. 2.2. Phần chơi thứ hai: “Cùng nhau khám phá”. Ngay sau đây, xin mời chúng ta cùng đến với phần chơi “Cùng nhau khám phá”. * Làm quen chữ “e”: - Cho trẻ xem hình ảnh “ Mẹ bế bé” và nhận xét: - Cô khái quát hình ảnh và hỏi trẻ: Mẹ làm gì cho chúng mình? Giáo dục trẻ. - Dưới hình ảnh “Mẹ bế bé” có từ “Mẹ bế bé” cô phát âm cho cả lớp đọc 2-3 lần. - Cô giới thiệu thẻ chữ rời cô đã ghép và hỏi trẻ có giống từ trong hình ảnh không? - Cho trẻ tìm 2 chữ cái giống nhau Hỏi trẻ: + Đây là chữ gì? - Cô giới thiệu chữ e cho trẻ làm quen. - Cô phát âm mẫu 3 lần. - Cho cả lớp, đội, cá nhân phát âm chữ e. => Cô lắng nghe, động viên và sửa sai cho trẻ ( nếu có) - Các con có nhận xét gì về đặc điểm của chữ e? (Hỏi 2 - 3 trẻ đưa ra ý kiến của mình) - Cô cho trẻ nhìn lên màn hình khái quát lại. - Cô xin giới thiệu đây là chữ e in thường, ngoài ra còn có chữ E in hoa và chữ e viết thường. - Hỏi trẻ : Công dụng của chữ e in thường, viết thường. Hỏi trẻ: + Nhận xét về 3 chữ e ( In thường, viết thường, in hoa) - Cô khái quát lại: Tuy cách viết khác nhau nhưng 3 chữ đều phát âm là “e”. - Cho trẻ phát âm 3 chữ. - Cô dẫn dắt và cho trẻ hát vận động bài hát “Bàn tay mẹ” * Làm quen chữ ê: - Cô cho trẻ xem từ “Mẹ bế bé” được ghép bằng các thẻ chữ rời và yêu cầu trẻ tìm chữ cái đứng ở vị trí thứ tư. Hỏi trẻ: Đây là chữ gì? Cho trẻ biết và phát âm. - Cô giới thiệu chữ ê cho trẻ làm quen. - Cô phát âm mẫu 3 lần. Cho cả lớp, đội, cá nhân phát âm chữ ê. => Cô lắng nghe, động viên và sửa sai cho trẻ ( nếu có). - Các con có nhận xét gì về đặc điểm của chữ ê? (Hỏi 2-3 trẻ đưa ra ý kiến của mình) - Cô xin giới thiệu đây là chữ ê in thường, ngoài ra còn có chữ Ê in hoa và chữ ê viết thường. Hỏi trẻ: + Nhận xét về 3 chữ ê ( In thường, viết thường, in hoa) - Cô khái quát lại: Tuy cách viết khác nhau nhưng 3 chữ đều phát âm là “ê”. - Cho trẻ phát âm 3 chữ. * So sánh 2 chữ cái e - ê: - Cho trẻ so sánh chữ e và ê: trẻ nhận xét điểm giống và khác nhau của hai chữ về đặc điểm cấu tạo chữ. (Hỏi 2-3 trẻ đưa ra ý kiến của mình) + Cô khái quát lại : Chữ e và chữ ê có điểm giống nhau, khác nhau. - Vừa rồi các con đã cùng cô làm quen với hai chữ cái nào? - Cô cho trẻ phát âm lại hai chữ e - ê. - Cô dẫn dắt cho trẻ biểu diễn bài hát “ Cả nhà thương nhau” bằng âm e và ê. 2.3. Phần chơi thứ ba: “Trò chơi chữ cái” - Cô giới thiệu “Trò chơi chữ cái”. Hỏi trẻ: Các bạn đã sẵn sàng tham gia vào các trò chơi chưa ? * Trò chơi 1: “Ô cửa bí mật” - Cô giới thiệu trò chơi “Ô cửa bí mật” - Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi. * Trò chơi 2: “Vui cùng xúc xắc” - Cô giới thiệu khách mời của chương trình là anh xúc xắc đến thăm và chơi cùng các bé. - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi . - Cô quan sát và nhận xét các đội chơi, động viên khuyến khích trẻ, * Trò chơi 3: “Đi tìm kho báu” - Cô giới thiệu trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi, phổ biến luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi. 3. Kết thúc: (1 phút) - Cô nhận xét, động viên, khen ngợi trẻ và thông báo kết quả của chương trình “ Bé vui học chữ cái”. - Cho trẻ mang đồ tìm được ở kho báu lên bàn dự tiệc. - Trẻ tập trung chú ý lắng nghe! - Trẻ chào khách. - Trẻ chú ý lắng nghe! - Trẻ chú ý lắng nghe ! - Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu và hưởng ứng cùng cô. -Trẻ nhảy. - Trẻ nhận xét! - Trẻ trả lời! - Trẻ quan sát và phát âm. - Trẻ chú ý quan sát và nghe cô đọc từ “Mẹ bế bé” và trả lời! - Trẻ tìm chữ cái. - Trẻ trả lời! - Trẻ chú ý lắng nghe! - Trẻ Phát âm. - Trẻ trả lời! - Trẻ quan sát và chú ý lắng nghe! - Trẻ trả lời! - Trẻ trả lời! Trẻ lắng nghe! - Cả lớp phát âm! - Cả lớp vận động! - Trẻ quan sát và tìm chữ cái. - Trẻ trả lời! - Trẻ lắng nghe! - Trẻ phát âm. - Trẻ nhận xét. - Trẻ lắng nghe! - Trẻ nhận xét. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ phát âm. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe! - Trẻ trả lời. - Trẻ phát âm. - Trẻ hát. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ lắng nghe! - Trẻ tham gia chơi trò chơi. -Trẻ vỗ tay chào mừng. - Trẻ tham gia trò chơi. -Trẻ chú ý lắng nghe! - Trẻ tham gia chơi trò chơi. - Trẻ chú ý lắng nghe! - Trẻ tham gia dự tiệc.
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_gia_dinh_de_tai_lam_quen_voi_c.doc